Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 17 đến 20 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 17 đến 20 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 17 đến 20 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền
TUẦN 5
Tiết
Tên bài dạy
17
Từ ngữ đại phương và biệt ngữ xã hội
18
Tóm tắt văn bản tự sự
19
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
20
Cô bé bán diêm
Ngày soạn:
Ngày dạy :
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I/Mục tiêu cần đạt
-Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội. Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc đúng chỗ.Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ
3/Giới thiệu bài: Trong tiếng Việt, tiếng nói ở mỗi đại phương, mỗi tầng lớp xã hội có những khác biệt về ngữ âm, về từ vựng đã tạo nên một số từ ngữ riêng khác với từ ngữ thông thường. Đó là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc ví dụ
-Gv:Quan sát 2 ví dụ 1,2, chỉ ra các từ in đậm?
-Gv:Bắp, bẹ có nghĩa là gì?
-Gv:Trong 3 từ bắp, bẹ, ngô từ nào chỉ dùng ở một số địa phương? Từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?
-Gv:Ba từ này có quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?
 Những từ đồng nghĩa
=>Ta gọi những từ ngữ chỉ được sử dụng trong một số địa phương nhất định là từ ngữ địa phương.Từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân là từ ngữ toàn dân.
-Gv:Vậy em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân?
-Hs: đọc ghi nhớ
-Hs:Cho ví dụ
-Gv:Tại sao trong đoạn văn, có chỗ tác giả dùng từ “mẹ” có chỗ dùng từ “mợ”?
-Gv:Trước cách mạng tháng 8, tầng lớp nào trong xã hội nước ta gọi mẹ bằng mợ, gọi cha bằng cậu?
-Gv:Như vậy, từ nào là từ toàn dân? Từ nào chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định?
-Hs: Đọc ví dụ 2
-Gv:Các từ “ngỗng” “trúng tủ” có nghĩa là gì? điểm 2, học bài trúng với đề
-Gv:Tầng lớp xã hộ nào thường dùng các từ ngữ này?
-Gv:Ta gọi những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định là biệt ngữ xã hội.Vậy em hãy cho biết thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Gv:Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?
-Gv:Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
-Hs: Đọc đoạn thơ
-Gv:Tại sao trong các đoạn văn, thơ trên, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Gv:Em hãy tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vúng khác nêu từ ngữ toàn dân tương ứng?
-Gv:Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết? Giải thích?
-Gv:Trong những trường hợp giao tiếp sau, trường hợp nào nên dùng?
I/Từ ngữ địa phương
1/Ví dụ:
-Bắp, bẹ -> ngô
2/Nhận xét:
-Bắp, bẹ: Từ ngữ đại phương
-Ngô: Từ ngữ toàn dân
*Ghi nhớ
II/Biệt ngữ xã hội
1/Ví dụ: mẹ, mợ
àHai từ đồng nghĩa
-Trước cách mạng tháng 8, tầng lớp trung lưu, thượng lưu gọi mẹ bằng mợ.
-Mẹ: Từ toàn dân
-Mợ: Ttừ được dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định
2/Ví dụ: ngỗng, trúng tủ
->từ được dùng trong giới học sinh,sinh viên
*Ghi nhớ
III/Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
-Cần chú ý đến tình huống giao tiếp.
-Lạm dụng sẽ gậy khó hiểu
*Ghi nhớ
III/Luyện tập
1/Tìm từ ngữ địa pơhương, từ ngữ toàn dân
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
heo
biểu
lợn
bảo
2/Biệt ngữ xã hội
-Nó đẩy con xe với giá kha khá
3/Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: Câu a
4/Củng cố - dặn dò: Về làm bài tập còn lại, xem trước bài tóm tắt văn bản tự sự.
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I/Mục tiêu cần đạt
-Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Nêu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn?
3/Giới thiệu bài: Khi đọc một tác phẩm, ta phải nắm được những nét chính về nội dung trước khi phân tích nó.Bài học hôm nay sẽ giúp cá em hiểu thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Gv:Trong cuộc sóng hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
-Gv:Khi đọc một văn bản tự sự, muốn được nhớ lâu, người đọc cần làm gì?
 Tóm tắt văn bản đó.
-Gv:Từ những gợi ý trên, em hãy cho biết thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
-Gv:Em hãy suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau?
-Hs: Đọc văn bản tóm tắt
-Gv:Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào?
-Gv:Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?
 Dựa vào sự việc, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu.
-Gv:Văn bản trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không?
 Đã nêu được nhân vật và sự việc chính của truyện.
-Gv:Văn bản trên có gì khác so với văn bản chưa được tóm tắt?(về độ dài lời văn, nhân vật, sự việc)
-Gv:Số lượng nhân vật và sự việc ít hơn vì sao?
-Gv:Lời văn trong văn bản tóm tắt là lời văn của ai?
 Không phải trích nguyên văn từ văn bản chính.
-Gv:Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt
 Cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt
-Gv:Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì?Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
 +Đọc kỹ văn bản
 +Xác đuiịnh nội dung chính
 +Sắp xếp nội dung
-HS: Đọc ghi nhớ
I/Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự
-Ghi lại nội dung một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản tự sự.
II/Cách tóm tắt văn bản tự sự
1/Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
-Văn bản “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”
-Ngắn gọn
-Nêu nhân vật chính và sự việc quan trọng
-Lời văn của người tóm tắt
2/Các bước tóm tắt văn bản
-Đọc kỹ văn bản
-Xác định nội dung chính: lựa chọn nhân vật và sự việc tiêu biểu
-Sắp xếp nội dung theo trật tự hợp lý
-Viết tóm tắt
*Ghi nhớ:sgk
4/Củng cố - dặn dò: Về tóm tắt trước truyện “Lão Hạc”và “Tức nước vỡ bờ”
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I/Mục tiêu cần đạt
-Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự
II/Tiến trình dạy và học 
1/Ổn định
2/Kiểm tra bài:Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Nêu cách thức?
3/Giới thiệu bài: Từ năm đến giờ các em đã học văn bản tự sự nào?Hôm nay các em sẽ luyện tập tóm tắt các văn bản đó
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc bài tập 1
-Gv:Qua bản liệt kê, em thấy có bao nhiêu sự việc tiêu biểu được chọn kể?
Chín sự việc
-Gv:Nhân vật nào được nhắc đến
Lão Hạc, anh con trai, Binh Tư, Ông giáo, con chó
-Gv: Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa?(nhưng còn lộn xộn thiếu mạch lạc.)
-GV:Em hãy sắp xếp các sự việc trên theo trình tự hợp lý?
-HS:Viết tóm tắt vào vở
-GV:Em hãy nêu những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
-GV:Em hãy viết một văn bản tóm tắt khoảng 10 dòng
-HS:Trao đổi văn bản tóm tắt cho nhau đọc
-HS: Đại diện tổ đọc văn bản tóm tắt 
-GV:Gọi tổ khác nhận xét 
-GV:Nhận xét tổng kết
-GV:Tóm tắt Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình cùm kẹp đánh đập vừa được thả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi.Chị Dậu định cho chồng ăn cháo để lại sức rồi cho anh đi trốn .Anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào .Từ chổ hạ mình van xin nhưng vẫn bị đánh đập bọn chúng đã trói anh Dậu ,chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt , đánh ngã cả hai tên tay sai. 
I/Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc
-Các sự việc nhân vật và một số chi tiết tương đối đầy đủ
-Sắp xếp các sự việc
b-a-d-c-g-e-i-h-k
2/Những sự việc và nhân vật trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
-Nhân vật chính: Chị Dậu
-Sự việc tiêu biểu :Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh cai lệ người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu
4/Củng cố -Dặn dò:Em hãy phân biệt giữa kể và tóm tắt 
-Đọc bài đọc thêm về soạn bài cô bé bán diêm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 5.doc