Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 133 đến 136 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 133 đến 136 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 133 đến 136 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền
TUẦN 35
Tiết
Tên bài dạy
37
Ôn tập phần TLV
38
Ôn tập Ngữ Văn
39
Kiểm tra học kì
40
Kiểm tra học kì
Ngày soạn:24/4/2011
Ngày dạy :25/4/2011`-29/4/2011
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I/Mục tiêu cần đạt:
1/kiến thức:
-Hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng phần TLV đã học
-Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh,biết cách kết hợp miêu tả ,biểu cảm trong tự sự ,kết hợp tự sự miêu tả biểu cảm trong văn nghị luận
2/Kĩ năng
-Khái quát hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học 
-So sánh, đối chiếu ,phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự ,thuyết minh ,nghị luận ,hành chính và trong tạo lập văn bản.
II/Tiến trình dạy và học:
1/Ổn định
2/Bài cũ:
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
-GV:Vì sao một văn bản có tính thống nhất ?Tính thống nhất của một văn bản thể hiện ở những mặt nào?
(Tính thống nhất của một văn bản thể hiện ở nhan đề, đề mục ,trong quạn hệ giữa các phần trong văn bản và các từ ngữ then chốt.)
-GV:Hãy viết đoạn văn từ những câu chủ đề sau:
-GV:Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự ?Muốn tóm tắt văn bản tự sự thì phải làm như thế nào?Dựa vào yêu cầu nào?
-GV:Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào?
-GV:Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?
-GV:Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những ích lợi gì?Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày?
(Thuyết minh tính năng ,cấu tạo ,cách sử dụng ,cách bảo quảncủa ti vi,máy bơm,tủ lạnh ,máy cày
Thuyết minh danh lam thắng cảnh,giới thiệu lai lịch sơ đồ)
-GV:Muốn làm văn bản thuyết minh ,trước tiên cần phải làm gì?Vì sao phải làm như vậy?
(Để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không quan trọng)
-GV:Hãy cho biết bố cục khi làm văn thuyết minh?
-GV:Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?
-GV:Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói tính chất của nó?
(Luận điểm phải đúng đắn chân thật , đáp ứng nhu cầu thực tế )
-GV:Văn nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả ,tự sự,biểu cảm như thế nào?-GV:Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó ?
-GV:Thế nào là văn bản tường trình,văn bản thông báo?
-GV:Hãy nêu mục đích và cách viết hai văn bản đó?
1/Tính thống nhất văn bản.
-Văn bản có tính thống nhất khi biểu đạt chủ đề đã xác định ,không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
2/Viết đoạn văn
-Em rất thích đọc sách 
Mùa hè thật hấp dẫn
3/Văn bản tự sự
 -Tóm tắt để giới thiệu để sử dụng
4/Đưa yếu tố miêu tả,biểu cảm vào tự sự làm cho tự sự sinh động ,phong phú gợi cảm.
5/Viết đoạn văn tự sự
-Không tuỳ tiện kết hợp với các phương thức ..
6/Văn bản thuyết minh
-Văn bản thuyết minh trình bày tính chất :Cấu tạo ,cách dùng,lí do phát sinh ,quy luật phát triển biến hoá,của sự vật ,nhằm cung cấp tri thức ,hướng dẫn sử dụng cho con người.
7/Muốn làm văn bản thuyết minh
-Người viết cần quan sát tìm hiểu sự vật,nắm chắc bản chất đặc trưng của sự vật.
8/Bố cục bài thuyết minh
9/Luận điểm:Là những tư tưởng quan điểm chủ trương cơ bản mà người viết người nói nêu ra trong bài văn nghị luận 
10/Hai yếu tố tự sự và miêu tả,biểu cảm giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng,cụ thể sinh động hơn.
11/Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.
4/Củng cố -Dặn dò:Về nhà xem lại phần ôn tập
ÔN TẬP NGỮ VĂN
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
Tiết ôn tập này để HS nắm được hệ thống các văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 8 với những nội dung cơ bản và đăc trưng thể loại của từng văn bản
2/Kĩ năng
-Khái quát ,hệ thống hóa kiến thức ,so sánh đối chiếu và nhận xét về các văn bvanr trên một số phương diện cụ thể
-Liên hệ để thấy được những nét gần gũi giữa một số tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định:
2/Bài cũ: Kiểm tra vở soạn
3/Bài mới:
stt
Tên văn bản
 Tác giả
 Thể loại
 Giá trị nội dung
1
Cô bé bán diêm
An –đéc-xen(Đan mạch)
Tác phẩm tự sự 
Thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với tình cảm đáng thương của một cô bé bất hạnh
2
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc-van-tét(Tây Ban Nha)
Tác phẩm tự sự
Xây dựng thành công một cặp nhân vật tương phản và đánh giá đúng những mặt hay,mặt dở trong tính cách của từng người.
3
Chiếc lá cuối cùng
O Hen -ri
Tác phẩm tự sự
Thể hiện lòng thương yêu những người nghèo khổ của tác giả.
4
Hai cây phong
Ai-ma-tốp (Cư-rơgư-xtan)
Tác phẩm tự sự
Tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt với hai cây phong vì gần với câu chuyện về người thầy đầu tiên, người đã vun trồng ước mơ và hy vọng cho những học trò nhỏ của mình.
5
Ông Guốc-đang mặc lễ phục
Mô-li-e
(Pháp) 
Kịch
Phê phán một cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang,gây nên tiếng cười sản khoái
6
Đi bộ ngao du
Ru-xô
(Pháp)
Tác phẩm nghị luận
Muốn hiểu biết thế giới xung quanh mìnhmột cách sâu sắc phải đi bộ ngao du
7
Ôn dịch thuốc lá
Nguyễn Khắc Viện
(Việt Nam)
Văn bản nhật dụng
Nhận biết tác hại của thuốc lá đối với đời sốngcá nhân và cộng đồng:và quyết tâm phòng chống thuốc lá
8
Bài toán dân số
Thái An
(Việt Nam)
Văn bản nhật dụng
Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình.
9
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Văn bản nhật dụng
Nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lôngđể cải thiện môi trường.
10
Câu 8:-Văn bản Ôn dịch thuốc lá:Phòng chống nạn dịch thuốc lá
Phương thức biếu đạt:Thuyết minh lập luận ,biểu cảm,trong đó thuyết minh là chủ yếu
-Văn bản Bài toán dân số:Hạn chế sự gia tăng dân số
Phương thức biếu đạt:Tự sự và thuyết minh
-Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000:Vấn đề bảo vệ môi trườngPhương thức biếu đạt:Thuyết minh lập luận ,biểu cảm,trong đó thuyết minh là chủ yếu
4/Củng cố -Dặn dò:Về nhà ôn tập để thi học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 35.doc