Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 121 đến 124 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 121 đến 124 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 121 đến 124 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền
TUẦN 33
Tiết
Tên văn bản
125
Chương trình địa phương (phần Văn) : Tượng mồ
126,127
Viết bài Tập làm văn số 7
128
Ôn tập phần tiếng Việt học kì II
Ngày soạn:11/4/2015
Ngày dạy :14/4/2015- 17/4/2015
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG:TƯỢNG MỒ
(Phần văn)
I/Mục tiêu cần đạt:
1/kiến thức:
-Giúp HS hiểu được ý nghĩa của những bức tượng nhà mồ trong đời sống tình cảm-tâm linh của người Ba-na,Gia –rai.
-Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả,thể thơ lục bát có sự ngắt dòng linh hoạt, âm điệu trầm lắng du dương của bài thơ thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước nỗi buồn sâu lắng và tình người sâu nặng của đồng bào Tây Nguyên
2/Kĩ năng:
-Đọc bài thơ một cách diễn cảm, cảm thụ được thể thơ.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:Các em đã học các văn bản nhật dụng.Hôm nay các em sẽ tìm hiểu các vấn đề tương ứng ở địa phương.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-HS:đọc phần chú thích trang 49
GV:Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả
-GV:Bài thơ được viết vào năm nào?
-GV:Em hãy hân chia bố cục của văn bản
-GV:Hướng dẫn HS đọc
Chú ý giọng đọc chậm rãi ,sâu lắng,hướng vào chiều sâu nội tâm
-HS:Đọc bài thơ
-HS:Đọc hai câu đầu
-GV:Hình ảnh”Chiều như lửa đốt” và “tượng mồ run rẩy”ở hai câu đầu 
gợi lên điều gì?
(-Hình ảnh hoàng hôn Tây nguyên vào mùa khô :Mặt trời khuất núi,bầu trời phía tây đỏ rực nắng chiều,nối tiếp sắc đỏ của đất ba-dan,tác động mạnh mẽ đến tình cảm cảm giác của con người
-Chiều cũng là thời khắc chuyển giao ngày của con người và đêm của các linh hồn.Những hoạt động ban ngày lắng lại trong chốt lát để tiếp tục mạnh mẽ hơn,cuồng nhiệt hơn vào ban đêm,trong ánh sáng và sức nóng của men rượu ,đuốc và những đống lữa bập bùng.Chiều mùa lễ hội bỏ mả không chỉ gợi cảm giác buồn bã ,ảm đạm mà là sự dồn nén của cả đau buồn,chếnh choáng.)
-GV:Quan niệm về sự sống và cái chết,nỗi buồn của con người khi phải giả biêt người thân và vai trò của những bức tượng mồ trong đời sống tình cảm tâm linh của họ thể hiện như thế nào trong đoạn thơ?
(Người Gia rai tin rằng sau lễ bỏ mả,hồn người về làng ma ,cái xác còn lại tan hòa trong đất .Không còn bất cứ mối ràng buộc nào với thế gian,trong đời một con if thật sự bị xóa sạch.Theoquan niệm của đồng bào về cõi ma là đến với cuộc sống mới vui vẻ..)
-GV:Bốn dòng thơ” Hoang sơ.cần”, gợi lên những điều gì trong văn hóa ,phong tục của người Tây nguyên?
(Với sự quan sát rất tinh tế,tác giả phác lên bức tranh sinh hoạt cuả người Tây Nguyêncái hoang sơ phóng khoáng của đất trời, tiếng chiêng trầm trầm đều đặn, những hàng ché nối nhau tràn trề, rượu cần nghiêng ngả uống mềm môitạo nên lễ hội Tây Nguyên buồn thương.)
-HS:Đọc hai câu cuối 
-GV:Cảm nhận của em về hai câu cuối ?
I/Tìm hiểu chung
1/Tác giả:
-Văn Công Hùng (19-5-1958),quê ở Thừa Thiên Huế
Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu cuả tỉnh nhà
2/Tác phẩm
-Tượng mồ viết vào năm 2000.
3/Bố cục: Chia làm 3 phần
-2 câu đầu:gợi mở thời gian,không gian và ấn tượng đầu tiên trước những pho tượng mồ
-12 câu tiếp theo:nỗi buồn và ý nghĩa của những bức tượng mồ trong việc thể hiện tình cảm của người sống với những người đã khuất
-2 câu còn lại:Sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước tình yêu thương lâu bền của con người
II/Đọc - hiểu văn bản
1/ Hai câu đầu tiên 
Chiều như lửa đốt lòng nhau
Tượng mồ run rẫy về đâu kiếp người
->Hai câu thơ gợi ra những liên tưởng đầu tiên về mùa khô Tây Nguyên-mùa của lễ hội bỏ mã .Ở đây không chỉ gợi cảm giác buồn bã,ảm đạm mà là sự dồn nén của cã đau buồn,chếnh choáng,rạo rực,đam mê.
-Câu hỏi tu từ :Về đâu kiếp người phản ánh nỗi băn khoăn của tác giả 
2/Quan niệm về sự sống - cái chết, phong tục người Tây Nguyên
Đã đành hồn sẽ rong chơi
.
Lặn vào thớ gỗ ru người-người ơi
->Theo quan niệm của đồng bào,về cõi ma là đến với cuộc sống vui vẻ.Thế nhưng trong tình cảm ,không ai không buồn khi chia tay với người thân .Điệp ngữ “đã đành” và “mà còn đây” nhấn mạnh điều biết chết là được đến vào một thế giới tốt đẹp hơn nhưng người sống vẫn vấn vương,thương nhớ,chẳng dễ gì quên nhau
Nỗi đaungười ơi
->Pho tượng mồ thay lời người sống ru cho người chết an giấc ngàn thu,lời gọi “người ơi” thiết tha,an ủi, vỗ về .
Hoang sơ
đứng đây tượng hát một ngàn lời yêu
->Không gian lễ hội của người Tây Nguyên buồn thương nhưng người Tây nguyên không quá chìm đắm trong đó mà bên cạnh lễ tiễn đưa là hội mừng người chết được về nơi sung sướng.Bên cạnh nhà mồ,mọi người vẫn rộn ràng,nao nức nhảy múa say sưa
3/Hai câu cuối
Chiều ơi chiều
Cho tôi cùng hát tình yêu một đời
->Thể hiện sự quẩn quanh ,vấn vương không dứt,con người như đắm chìm miên man trong không gian chiều của lễ hội Tây Nguyên
*Ghi nhớ SGK
4/Củng cố-dặn dò: Các em tổng hợp những bài viết tốt thành tập, rèn luyện cách làm bài chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I/Mục tiêu cần đạt:
-Vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự vào bài văn nghị luận 
-Tự đánh giá chính xác hơn trình độ làm văn của bản thân từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số 
	MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề 1: tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận 
Nêu tác dụng của tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận.
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 2, Tỉ lệ 20%
Số câu 1
Số điểm2, Tỉ lệ 20%
Chủ đề 2: Văn nghị luận
Viết bài văn nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 8, Tỉ lệ 80%
Số câu 1
Số điểm 8, Tỉ lệ 80%
Tổng số câu
Tổng số điểm, tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 2, Tỉ lệ 20%
Số câu 1
Số điểm 8 Tỉ lệ 80%
Tổng số câu 2
Tổng số điểm 10, tỉ lệ 100%
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1(2điểm): Trong văn bản nghị luận, yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng gì?
Câu 2 (8điểm): Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người .
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1(2 điểm):
Học sinh nêu được tác dụng
Câu 2(8 điểm):
*Yêu cầu:
	Bài làm cần phải có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả.
a/Mở bài: (0,5 điểm)Giới thiệu vấn đề:Sách là đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
b/Thân bài:Luận điểm sách là đèn sáng bất diệt cảu trí tuệ con người.
-Lí lẽ:Sách là ngọn đèn soi sáng, rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chốn tối tăm
-Sách là ngọn đèn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ của con người, đó là những tinh hoa.
-Chọn sách mà đọc
-Cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn ,sống tốt hơn.
c/Kết bài: (0,5 điểm) thích những cuốn sách tốt
3/Thu bài
4/Củng cố -dặn dò :Về nhà xem phần kiến thức tiếng Việt đã học.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Học sinh nắm được các kiểu câu:trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
-Các kiểu hành động nói:trình bày điều khiển, hứa hẹn, cảm xúc
-Lựa chọn trật tự từ trong câu.
2/Kĩ năng:
-Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thể hiện những mục đích giao tiếp khác nhau
-Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Để nắm vững về tổ chức ngữ pháp về sử dụng câu, về cấu tạo câu. Hôm nay các em sẽ ôn tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc các câu trong đonạ văn.
-Gv:Hãy cho biết các câu trên thuộc kiểu câu nào trong các câu:nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định?-Gv:Dựa vào nội dung của câu 2(bài tập 1).Hãy đặt một câu nghi vấn.
-Gv:Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong các từ:vui, buồn, đẹp, hay?
-Hs: Đọc bài tập 4
-Gv:Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn?
-Gv:Câu nào trong những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi?Nó dùng để làm gì?
-Gv:Hãy xác định hành động nói đã cho theo bảng
I/Kiểu câu: nghi vấn ,cầu khiến,cảm thán,trần thuật,phủ định
1/Các câu sau thuộc kiểu câu nào.
Câu 1:Là câu trần thuật ghép,có một vế là dạng phủ định
Câu 2:là câu trần thuật đơn
Câu 3 là câu trần thuật ghép,vế sau có một vị ngữ phủ định
2/Đặt các câu nghi vấn
Cái bản tính.che lấp mất không?
3/Đặt câu cảm thán
Vỡ kịch này hay quá!
4/Đọc đoạn trích
a/Câu trần thuật là các câu 1,3,6
Câu cầu khiến là câu 4
-Câu nghi vấn là câu:2,5,7
b/Câu 7 là câu nghi vấn dùng để hỏi,vì đó là nổi băn khoăn cần giải đáp
c/Các câu nghi vấn 2,5 không dùng để hỏi
-câu 2 dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên
-Câu 5 dùng để giải thích cho đề nghị ở câu 4
II/Hành động nói
STT
Câu đã cho
Hành động nói
1
2
3
4
5
6
7
Tôi bật cười bảo lão:
Sao cụ lo xa quá thế?
Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!
Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
Tội gì bây giờ nhị đói mà để tiền lại?
Không ông giáo a!
Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo?
-Hành động kể trình bày
Bộc lộ cảm xúc
Hành động nhận định
Đề nghị(Kiểu điều khiển)
Giải thích thêm ý của câu
Phủ định bác bỏ
Hành động hỏi
2/Xếp các câu trên(bt1) vào bảng tổng kết theo mẩu
HS: về nhà kẻ vào
3/Hãy viết một vài câu
a/Tôi xin cam kết từ nay không đua xe nữa
Tôi xin cam kết từ nay không tổ chức đánh bạc nữa.
b/Tôi xin hứa từ nay sẽ không vi phạm trong học tập nữa .
III/Lựa chọn trật tự từ trong câu
1/Giải thích lí do sắp xếp:Các trạng thái hoạt động của sứ giả được sắp xếp theo trình tự xuất hiện và thực hiện : đầu tiên là trạng thái kinh ngạc,sau đó là mừng rỡ ,cuối cùng là về tâu vua
2/Tác dụng
a/Nối kết câu
b/Nhấn mạnh đề tài câu nói.
3/Câu a có tính nhạc hơn,vì từ man mác được đưa lểntước cụm từ khúc nhạc đồng quê.
4/Củng cố dặn dò:Về nhà làm các bài tập còn lại, xem bài: Văn bản tường trình
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức
-Học sinh nhận ra lỗi và biết chữa lỗi trong những câu được sách giáo khoa dẫn ra; qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự.
2/Kĩ năng
-Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic
Ii/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Trong khi viết các em có một số lỗi diễn đạt.Hôm nay các em sẽ nhận ra một số lỗi và chữa qua bài tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-HS: Đọc bài tập 1
-GV:Các câu trên mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lôgíc.Hãy phát hiện và chữa lỗi đó?
 Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A và B” thì A và B phải cùng loại trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là tưc ngữ có nghĩa hẹp.
 Khi viết một câu: A nói chung và B nói riêng” thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B.
 Khi viết A,B và C thì A,B,C phải là những từ thuộc cùng một trường từ vựng, biểu thị khái niệm thuộc cùng một phạm trù.
->Trong câu Lão Hạc, Bước đường cùng, và Ngô Tất Tố không thuộc một trường từ vựng.
 Trong câu hỏi lựa chọn “A hay B”?thì A và B khôn bao giờ là từ ngữ có quan hệ nghĩa rộng - hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và ngược lại
 Khi viết không chỉ A mà còn B”thì tương tự câu d A bà B không bao giờ là những từ có quan hệ nghĩa rộng -hẹp với nhau,nghĩa là A không bao hàm B và ngược lại.
 Trong câu này có ý đối lập đặc trưng của 2 người được mô tả.Khi đó các dấu hiệu đặc trưng phải được biểu thị bằng những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng đối lập nhau
 Hai vế không phát huy người xưa và phụ nữnặng nề đó không thể nối với nhau bằng nếu thì được
 Quan hệ giữa các vế nối với nhau vừa vừa cũng có tính chất giống như quan hệ giữa các vế nối với nhau bắng hay không chỉ mà còn
-GV:Hướng dẫn cách chữa
1/Phát hiện và chữa lỗi.
a/Trong câu này thì A(áo quần,giày dép),B (đồ dùng học tập)thuộc hai loại khác nhau
-Chúng em..bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ sinh hoạt khác.
b/-Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng
-Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng.
c/Trong câu:
-“Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp
=>Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và ngô Tất Tố đã giúp
d/Sữa
-Em muốn trở thành một người trí thức hay thuỷ thủ?
-Em muốn trở thành một giáo viên hay bác sỹ?
e/Sửa.
-Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
-Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
-Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung mà còn sắc sảo về ngôn từ nói riêng.
g/Sửa
-Trên sân gamột người thì cao gầy còn một người thì lùn và mập.
-  Một người mặc áo trắng, còn một người thì mặc áo carô
h/Sửa
-Chị Dậu rất cần cù,chịu khó và chị rất mực thương yêu chồng con.
i/Sửa
Thay từ “Được “bằng từ “hoàn thành”
k/Hút thuốc vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc
2/Chữa lỗi trong bài tập làm văn
IV/Củng cố-Dặn dò:
 Về nhà học bài để chuẩn bị bài viết số 7

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 32.doc