Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 117 đến 120 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 117 đến 120 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 117 đến 120 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền
TUẦN 31
Tiết
Tên bài
 117-118
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
 119
Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)
 120
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Ngày soạn : 27/3/2011
Ngày dạy : 28/3/2011 – 2/4/2011
ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(Trích trưởng giả học làm sang)
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Giúp HS hình dung được lớp kịch này trên sân khấu ,hiểu rõ Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động,khắc hoa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây cho tiếng cười sảng khoái cho khán giả
2/Kĩ năng:
 -Đọc phân vai kịch bản văn học, phân tích mâu thuẩn kịch và tính cách nhân vật.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định 
2/Bài cũ: Kiểm tra vở soạn 
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
-HS: Đọc chú thích SGK
-GV:Em hãy nêu những nét chính giới thiệu về Mô-li-e?
 (Mô-li-e sinh ở Pa-ris con ngườibuôn dạ giàu có sau làm hầu cận cho vua. Ông từ chối kế vị cha bước vào nghệ thuật . Ông thành lập đoàn kịch ra mắt công chúng 1644.hất bại ở Pa-ri ông lưu diễn ở các tỉnh nhỏ trong 15 năm,vừa tham gia diễn kịch ,vừa sáng tác ông cho ra nhiều vở kịch nổi tiếng .
-GV:Hãy cho biết thể loại của văn bản được viết thời gian nào?
-GV:Theo em kịch là gì?
(Kịch là nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu ,là nghệ thuật tổng hợp với sự tham gia diễn xuất của diễn viênchỉ huy của đạo diễn ,có sự phối hợp của các yếu tố hội hoạ, âm nhạc ,vũ đạo
Kịch được chia làm 3 loại chính:Chính kịch, hài kịch, bi kịch 
-GV:Hãy cho biết vị trí đoạn trích trong vở kịch ?
-HS: Đọc phân vai
-GV:Em hình dung trên sân khấu lớp kịch này diễn ra ở đâu?Gồm mấy cảnh?Nội dung từng cảnh?
-GV: Ông Giốc –đanh đã nói với bác phó may về điều gì?
-GV:Qua cách nói đó,em hiểu gì về tâm trạng của ông Giuốc –đanh?
(Bực tức ,khó chịu vì nôn nóng đòi bộ trang phục nhưng không vừa ý )
_GV: Ông Giuốc –đanh còn phát hiện ra điều gì ở bộ lễ phục của mình?
-GV:May ngược hoa là như thế nào?Vì sao có việc này?
-GV:Bác phó may giải thích những thiếu xót của mình ra sao?
-GV:lời giải thích của bác phó may có tác dụng như thế nào ?
-GV: Ông Giuốc –đanh còn nhận ra điều gì nữa khi nhìn áo bác phó may?
(Ông Giuốc-đanh phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình)
-GV:Thái độ của bác phó may ra sao?
(Bác phó may lãng sang chuyện mặc lễ phục )
-GV: -GV:Vì sao Giuốc-đanh nhận biết sự bất hợp lí của bộ lễ phục mà ông vẫn chấp nhận ?
-GV:Em hình dung nếu trên sân khấu thì không khí của cảnh 2có gì khác cảnh 1?
(Nhộn nhịp sôi nổi hơn vì có âm nhạc ,vũ điệu , động tác ,cử chỉ nhân vật )
-GV:Khác với bác phó may,tay thợ phụ đã dùng mánh khoé gì để moi tiền ông Giuốc –đanh?
-GV:Khi nghe ông tay thợ phụ gọi mình bằng tiếng ông lớn Giuốc-đanh đã nghĩ gì?
- Gv: Cũng như bác phó may nắm được tâm lý học đòi làm sang của ông Guốc -đanh tay thợ phụ đã phát huy mánh khoé của mình như thế nào?
-GV:Thái độ của ông Giuốc-đanh như thế nào?
-GV:Qua lời tự nhủcủa ông Giuốc-đanh em thấy bản chất của nhân vật này như thế nào?
(Tính toán nhưng quá say mê quý tộc :nên bỏ tiền ra mua danh hão.)
-GV:Em hãy cho biết tính cách học đòi làm sang đã bị lợi dụng của ông Giuốc-đanh thể hiện ở cảnh 1 và cảnh 2 khác nhau như thế nào?
(Cảnh 1:Học đòi mù quáng bị bác phó may lợi dụng ăn bớt vải
Cảnh 2:Háo danh thích được tăng bốc bị thợ phụ lợi dụng moi tiền
-GV:Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?
(Cười ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết g ìchỉ học đòi làm sangnên đã bị bác phó may lợi dụng.Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng mặc áo ngược hoa là sang trọng ..Cười khi thấy ông moi tiền để mua danh)
I/Tìm hiểu chung
1/Tác giả:
Mô-li-e (1622-1673)
-Ông là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp.
2/Tác phẩm:
-Thể loại:Hài kịch(1670)
-Đoạn trích lớp 5 hồi 2
II/Đọc – hiểu văn bản
1/Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và bác phó may
Ông Giuốc-đanh
Đôi bít tất chật
Quá
-Đôi giày làm tôi
 đau chân 
-Bác may ngược
hoa rồi.
-Bác may thế này
được rồi.
Bác phó may
-Rồi nó dãn ra lại rộng
-Ngài cứ tưởng tượng ra thế
-Những người quý phái đều mặc ngược hoa
-Nếu ngài muốn thì tôi sẽ may hoa xuôi lại thôi mà.
=>Ông Giuốc-đanh muốn học đòi làm sang
2/Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ
Ông Giuốc-đanh
-Ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy
-Thưởng
-Thưởng
-Nếu nó tôn ta lên mãi nó sẽ được cả túi tiền
Thợ phụ
-Bẩm ông lớn
-Bẩm cụ lớn
-Bẩm đức ông
=>Ông Giuốc-đanh khao khát học đòi làm quý tộc nên bị lợi dụng
3/Nhân vật bất hủ
-Có thể nói đoạn trích đã lột tả khá đầy đủ tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.Nhà văn muốn đã kích một lớp người trong xã hội bấy giờ dốt nát,học đòi kệch cỡm
IV/Củng cố-Dặn dò
Nhân vật ông Giuốc-đanh với bộ lễ phục trên sân khấu gợi em liên tưởng đến nhân vật cổ tích nào?
-Về nhà học bài soạn bài mới
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
 LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu cần đạt :
1/Kiến thức :
-Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu tríchtừ các tác phẩm văn học 
-Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng xếp trật tự từ
2/Kĩ năng:Phân tích hiệu quả diễn đạt trật tự từ,lựa chọn trật tự từ phù hợp khi nói và viết
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định 
2/Kiểm tra:Việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận có tác dụng gì?
3/Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
-HS: Đọc bài tập 1
-GV:Trật tự từ và cụm từ in đậm trên thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái , mà chúng biểu thị như thế nào?
-HS: Đọc bài tập 2
-GV:Vì sao các cụm từ in đậm trên được đặt ở đầu câu?
-HS: Đọc bài tập 3
-GV:Việc đảo trật tự từ như vậy có tác dụng gì?
-HS: Đọc bài tập 4
-GV:Các câu a,b có gì khác nhau?chọn câu thích hợp để điền vào ô trống?
-GV:Hãy liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ?
-HS:Liệt kê sau đó GV nhận xét bổ sung
-HS: Đọc yêu cầu bài tập 6
1/Trật tự từ và cụm từ
a/Đầu tiên là giải thích ,sau đó tuyên truyền rồi tổ chức quần chúnglàm,lãnh đạo để cho đúng,kết quả làm cho tinh thần yêu nước .
b/Các hoạt động được sắp xếp theo thứ bậc :việc chính của bà mẹ đi bán bóng đèn :còn việc đi bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính
2/Các từ in đậm được lặp lại ở đầu câu là để liên kết câu ấy với câu trước cho chặt hơn
3/Bài tập 3
a/Cách sắp xếp trật tự từ bằng cách đảo trật tự từ thông thường nhằm mục đích tạo điểm nhấn,nhấn mạnh điều người viết muốn diễn tả. Ở đay bà Huyện Thanh Quan nhấn mạnh hơn,làm rõ hơn hình ảnh tiêu điều vắng vẻ của cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà
b/Nhấn mạnh vẻ đẹp của anh bộ đội với bóng dài đổ trên đỉnh dốc cheo leo,tư thế hiên ngang đi tới 
4/Câu 4 btừ trịnh trọng được đảo lên trên nhằm nhấn mạnh vẻ làm bộ làm tịchcủa nhân vật Bọ Ngựa
Chọn câu b để điền vào ô trống
5/Các từ:xanh,nhũn nhặn ,ngay thẳng,thuỷ chung,can đảmlà những tính từ chỉ những phẩm chấtcủa cây tre Việt Nam,không theo thứ bậc ,hay thứ tự trước sau vì thế có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ.Nhưng cách sắp xếp của nhà văn Thếp Mới là hợp lí nhất vì nó đúc kết được phẩm chất của cây tre.
6/Liệt kê ra
-Giúp cho tinh thần sảng khoái,tiêu hao năng lượng 
-Có sức khoẻ để lao động và học tập tốt hơn
4/Củng cố-Dặn dò:
Về nhà học bài làm bài tập còn lại xem bài luyện tập
LUYỆN TẬP 
ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức
-Củng cố chắc hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận mà các em đã học
-Vận dụng những hiểu biết đó để đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận có đề tài gần gũi
2/Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận ,xác định hệ thống luận điểmcho bài văn ,biết chọ những yếu tố tự sự và miêu tả trong khi viết .
II/Tiến trình dạy và học:
1/Ổn định 
2/Bài cũ: Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong văn nghị luận ?
3Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
--HS: Đọc các luận điểm
-GV:Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm trên?
-GV:Hãy sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn theo một hệ thống có bố cục rành mạch hợp lí chặt chẽ thuyết phục?
-HS: Đọc bài tập 4
-GV:Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong 2 đoạn văn trên?
-Các yếu tố miêu tả:
Chiếc áo phông loè loẹt
chiếc quần bò xé gấu thủng gối
Chiếc áo đen ngắn ngủn
Chiếc quần trắng rộng lùng thùng
-Các yếu tố tự sự:
-Kể lại lớp kịch ông Guốc-đanh mặc lễ phục
-GV:Vậy em thấy có nên đưa yếu tố miêu tả ,tự sự vào bài văn nghị luận không?Vì sao?
-Cho HS viết đoạn văn nghị luận theo luận điểm( a,e)
I/Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: “Trang phục và văn hoá”.hãy lập dàn bài chi tiết .Tập hợp những suy nghĩ,những hình ảnh và câu chuyện mà em đã tích luỹ được xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sốngở nhà trường và ngoài xã hội .
II/Luyện tập trên lớp
1/Định hướng làm bài
-Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh ,không phù hợp với lứa tuổi HS,truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình.Em viết một bài nghị luận để thuyết phuch bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
2/Xác lập luận điểm
Nên đưa vào luận điểm:a-b-c-e
3/Sắp xếp luận điểm
a-c-e-b
4/Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả
Khi làm một bài văn nghị luận nên đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận để lập luận có sức thuyết phục hơn với người đọc.Vì yếu tố tự sự và miêu tả đã mang lại hiệu quả cho đoạn văn.
5Viết đoạn văn nghị luận 
4/Củng cố - dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài viết số 7 tuần sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 31.doc