Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 109 đến 112 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 109 đến 112 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 109 đến 112 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền
TUẦN 29
Tiết
Tên bài dạy
Tiết 109
Hội thoại
Tiết 110
Yêú tố biểu cảm trong văn nghị luận
Tiết 111
Đi bộ ngao du
Tiết 112
Hội thoại TT
Ngày soạn 12/3/2011
Ngày day:14/3/2011-18/3/2011
HỘI THOẠI
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức
-Nắm được các khái niệm vai xã hội,lựợt lời và bết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại,nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2/Kĩ năng:
-Xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định
2/Bài cũ:Kiểm tra vở soạn
3/Bài mới
Hoạt động của GV_HS
Nội dung cần đạt
-GV:Gọi HS đọc đoạn trích SGK
-GV:Trong đoạn trích trên có những lời nói của ai?
-GV:Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì?
-GV:Vậy ai vai trên, ai vai dưới?
-GV:Cách cư xử của người cô có gì đáng chê trách?
(Cách cư xử của người cô thiếu thiện chí không đúng mực của người trên đối với người dưới)
-GV:Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép?
(Lòng tôi càng thét laị ..)
-GV:Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
-GV:Người cô và bé Hồng đối thoại với nhau trong cuộc thoại có quan hệ gia tộc trên dưới gọi là vai xã hội.
-GV:Vai xã hội là gì?có những quan hệ nào?
-HS: Đọc phần ghi nhớ
-HS: Đọc bài tập 1
-GV:Hãy tìm những chi tiết trong bài : “Hịch tướng sĩ”thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ?
-HS: Đọc bài tập2
-GV:Dựa vào đoạn trích trên và những điều em biết về truyênh Lão Hạc,hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại?-GV:Tìm những chi tiết trong lời thoại của hai nhân vật và lời miêu tả cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo?
-GV:Hướng dẫn HS làm bài tập 3
I/Vai xã hội trong hội thoại
1/Ví dụ
2/Nhận xét
-Quan hệ trong hội thoại là quan hệ gia tộc.
-Người cô của Hồng là vai trên
-Bé Hồng là vai dưới.
-Cách cư xử của người cô thiếu thiện chí, không đúng mực.
Hồng là người thuộc vai dưới có bổn phận tôn trọng người trên
-Ghi nhớ:SGK
II/Luyện tập
1/Những chi tiết thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc trong bài “Hịch tướng sĩ”
Phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc vô trách nhiệm: “Lấy việc chọi gà làm ..
-Những việc nên làm :Huấn luyên quân sĩ tập ..
2/-Xác định vai xã hội
Về mặt địa vị xã hội : Ông giáo là vai trên
-Về tuổi tác:Lão Hạc là vai trên
-Ông giáo nói với lời lẽ ôn tồn gọi lão Hạc là cụ xưng hô ông con mìnhkính trọng
-Lão Hạc:Xưng hô với người đối thoại là ông giáo dùng từ dạy thay cho từ nói
4/Củng cố :Vai xã hội là gì?
5/Dặn dò: Về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
 YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I/Mục tiêu cần đạt: 
1/Kiến thức:
-Lâp luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận 
-Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận góp phần tạo nên sức lay động truyền cảm của bài văn nghị luận 
2/Kĩ năng
-Thấy được yếu tố bỉểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong văn nghị luận hay sức lay động người đọc. l
-Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận để nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định
2/Bài cũ:Kiểm tra vở bài tập
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-HS: Đọc văn bản
-GV:Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên?
-GV:Em hãy so sánh văn bản “Hịch tướng sĩ”và văn bản này về mặt sử dụng từ ngữ và cách đặt câucó tính chất biểu cảm?
(Giống có nhiều từ ngữ và..)
-GVTuy nhiên “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là văn bản nghị luận.Vì sao?
(Vì tác phẩm ấy được viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biếu cảm mà nhằm mục đích nghị luận)
-HS: Đọc bản đối chiếu
-GV:Hai cột trên cột nào hay hơn?Vì sao?
(Cột 2 hay hơn vì sử dụng yếu tố biểu cảm)
-GV:Vậy yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong văn nghị luận?
-HS: Đọc điểm 1 ghi nhớ
-GV:Thiếu yếu tố biểu cảm sức thuyết phục văn bản sẽ giảm đi.Vậy làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ?
-GV:Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thật sự súc động trước điều mình nói tới?
-GV:Chỉ có rung cảm đã đủ chưa?
-GV:Có phải chỉ có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: “Không!Chúng ta thà hi sinh tất cả.hay uốn lưỡi cú diều mà”không? 
-GV: Để viết được những câu như thế người viết cần có phẩm chất gì khác nữa?
-GV:Có bạn cho rằng:Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm,càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu camtrong văn nghị luận càngg tăng. Ý kiến ấy có đúng không?Vì sao?
(Tình cảm của người làm bài sẽ không được tiếp nhận khi người đọc người nghe chưa tin là nó chân thành)
-GV:Vậy người làm bài cần chú ý diễn tả cảm xúc như thế nào?
-HS: Đọc ghi nhớ
-HS: Đọc phần I bài “Thuế máu”
-GV:Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I văn bản thuế máu và cho biết tác giả sử dụng biện pháp gì để biểu cảm?Tác dụng biểu cảm đó là gì?
(Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc)
-HS: Đọc đoạn nghị luận 
-GV:Phân tích điều hơn lẽ thiệt để họ thấy tác hại của việc học tủ ,học vẹt.
I/Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận .
1/Ví dụ 
Đoạn văn :Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Yếu tố biểu cảm
-Hỡi đồng bào toàn quốc !
-Hỡi đồng bào!
-Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ ,dân quân!
->Những câu cảm thán
->Vai trò :Giúp văn bản nghị luận trở nên hay hơn.
2/Phát huy yếu tố biểu cảm
-Người làm văn nghị luận phải thật sự có tình cảm với những điều mình viết.
-Người viết tập cho thành thạo cách diễn tả cảm xúc.
-Người viết diấn tả cảm xúc của mình chân thực
*Ghi nhớ:SGK
II/Luyện tập
1/Yếu tố biểu cảm
*Từ ngữ biểu cảm: “Tên da đen bẩn thểu”, “An –nam –mít bẩn thểu”, “con yêu”, “bạn hiền” “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”
*Hình ảnh mỉa mai: “Nhiều người bản xứ đã chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò thuỷ quái.
*Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc,sự chế nhạo ,cười cợt đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân.
2/Trong đoạn văn,tác giả không chỉ phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò, để họ thấy được tác hại của việc học tủ học vẹt người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâmcủa một nhà giáo chân chính trước sự xuống cấp trong lối học văn của HS thời nay.Những từ ngữ câu văn và giọng điệu của lời văn.
4/Củng cố:Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
5/Dặn dò :Về nhà học bài làm bài tập còn lại.
ĐI BỘ NGAO DU
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Học sinh hiểu rõ đây là một văn bản nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; tác giả là người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
2Kĩ năng:
-Đọc hiểu văn bản nước ngoài,tìm hiểu ,phân tích các luận điểm luận cứ cần thiết,và cách trình bày một vấn đề trong văn nghị luận
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài : Hãy cho biết thái độ của bọn thực dân đối với người bản xứ như thế nào?
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-HS: Đọc phần chú thích
-GV:Hãy nêu những nét chính giới thiệu nhà văn Ru-xô?
-GV:Em hãy cho biết xuất xứ của bài Đi bộ ngao du?
-HS: Đọc văn bản
-GV:Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
-GV:Hãy cho biết luận điểm của mỗi đoạn văn?
-GV:Hãy cho biết luận điểm của mỗi đoạn văn?
-GV: Để làm sáng tỏ luận điểm ở mỗi đoạn văn em hãy tìm lí lẽ được tác giả trình bày?
(Luận điểm1:Dẫn chứng “Không bị lệ thuộc vào gã phu trạm ..đường xá)
(Luận điểm2:Nông nghiệp các sản vật,cách thức trồng.các hoá thạch)
(Luận điểm3:Dẫn chứng Vui vẻ khoan khoái,hài lòng hân hoang,thích thú ,ngủ ngon giấc)
-GV:Theo em những lý lẽ nêu ra có làm sáng tỏ cho từng luận điểm không?Vì sao?
(LÝ lẽ cụ thể trình bày mạch lạc có sức thuyết phục)
-GV:Qua các luận điểm và lý lẽ em hãy nêu lại các bước trình bày của tác giả?
-GV:Từ 3 luận điểm chính ,em thử đề xuất một nhan đề khác?
(Lợi ích của đi bộ ngao du)
-GV:Trật tự sắp xếp 3 luận điểm chính có hợp lý không?Vì sao?
(Với Ru –xô tự do là mục tiêu quan trọng không bị lệ thuộc ai,cái gì)
(Vì tuổi thơ bị đánh đập chửi phải bỏ đi..)Không được học hành chu đáo,nên luôn tự học lúc nào cũng khao khác tri thức
Việc sắp xếp trật tự các luận điểm chặt chẽ mang tính cá nhân của Ru-xô)
-GV:Tác giả xưng “ ta” khi lý luận về những điều có tính chất như thế nào?
-GV:Tác giả xưng “tôi”khi nói về những việc có tính chất như thế nào?
-GVTheo em ,sự xen ể giữa lý luận có tính chung ,hiển nhiên với kinh nghiệm riêng mình,có tác dụng như thế nào trong lập luận của bài văn?
(Làm cho bài nghị luận thêm sinh động có cảm xúc)
-GV:Qua bài văn,em hiểu được những gì về nhà văn?
(Giản dị suy nghĩ hành động gắn liền với nhà văn)
-HS: Đọc phần ghi nhớ SGK
I/Tìm hiểu chung
1/Tác giả
-Ru-xô (1712-1778)là nhà văn,nhà triết học,nhà hoạt động xã hội Pháp.
2/Tác phẩm
-Trích trong quyển V của tác phẩm “ê min hay về giáo dục”
II/Đọc – hiểu văn bản
1/Các luận điểm chính
*Luận điểm 1: Đi bộ ngao du thì được tự do,tuỳ theo ý thích không lệ thuộc vào ai,vào cái gì.
*Luận điểm 2: Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.
*Luận điểm 3: Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ và tinh thần.
2/Trật tự các luận điểm
-Đi bộ ngao du thì được tự do->được trau dồi kiến thức từ thiên nhiên->có lợi cho sức khoả và tinh thần.
->Lập luận chặt chẽ, đậm sắc thái cá nhân của tác giả.
3/Bài văn nghị luận sinh động
-Khi lí luận chung:Xưng “ta”
-Khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trãi của riêng ông:xưng “tôi”.
4/Bóng dáng nhà văn
-Giản dị
-Quý tự do 
-Yêu mến thiên nhiên
*Học phần ghi nhớ SGK
4/Củng cố:
Em hãy nêu các luận điểm chính trong bài
5/Dặn dò:
Về nhà học bài soạn bài “Ông giuốc đanh mặc lễ phục”
 HỘI THOẠI ( Tiếp theo)
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-HS nắm được khái niệm lượt lời và một vài cách dùng lượt lời đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp
2/Kĩ năng :
Xác định được các lược lời trong các cuộc thoại ,sử dụng đúng lược lời trong giao tiếp
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định
2/Bài cũ:
Thế nào là vai xã hội trong hội thoại?Lấy ví dụ .
3/Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-HS: Đọc lại đoạn trích
-GV:Trong cuộc thoại trên,người cô nói bao nhiêu lượt,bé Hồng nói bao nhiêu lượt?
(Người cô nói 6 lượt kể cả lượt lời của nhân vật được tác giả chuyển thành lời kể)
(Bé Hồng:3 lượt kể cả một lượt lời được tác giả chuyển thành lời kể)
-GV:Trong cuộc thoại ,bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói?
(2 lần)
-GV:Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?
(Sự im lặng đó cho biết thái độ của Hồng là bất bình đối với những lời của người cô)
-GV:Vì sao Hồng không cãi lời côkhi bà nói những lời Hồng không muốn nghe?
-GV:Qua tìm hiểu đoạn văn,em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại?
-GV:theo em,căn cứ vào đâu để thực hiện lượt lời?
(Căn cứ vào tình huống cụ thểkhi giao tiếp để thực hiện lượt lời)
-GV:Cho tình huống
Trong giờ sinh hoạt cô giáo chủ nhiệm hỏicã lớp:
-Lớp ,có em náo giúp Nam làm tiếp phần còn lại bài tập không?
-Lan giơ tay đứng lên nói:
-Thưa cô,em xin được giúp bạn Nam ạ!
-GV:Lan chờ được cô giáo chọn nói tiếp hay tự lựa chọn lượt lời cho mình?Sự chờ đợi như vậy thể hiện điều gì?
-HS: Đọc phần ghi nhớ SGK
-GV:Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ,người nhà lý trưởng,chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”em thấy tính cách mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?-HS: Đọc bài tập 2
-GV:Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
-GV:Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp lí với tâm lí nhân vật không?Vì sao?
(Phù hợp với tâm lí nhân vật:Lúc đầu cái Tí vô tư vì nó chưa biết là nó sắp bị bán đi,còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng.Về sau cái Tí biết mình sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi,còn chi Dậu phải nói để thuyết phục 2 con)
-GV:Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?
(Việc tô đậm càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buột phải bán đứa con.càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.)
-HS: Đọc bài tập 3
-GV:Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi và vào đoạn trích dưới đây,hãy cho biết sự im lặng của nhân vật tôi biểu thị điều gì?
_HS: Đọc bài tập 4
-GV:Nhận xét đúng trong trường hợp nào?
I/Lượt lời trong hội thoại
1/Ví dụ :
Đoạn trích “Những ngày thơ ấu”
2/Nhận xét:
Khi hội thoại ,mỗi người tham gia cuộc thoại đều có quyền được nói.
-Mỗi lần người nói đưa ra lời nói của mình gọi là một lượt lời.
*Ghi nhớ SGk
II/Luyện tập
1/Tính cách các nhân vật qua cuộc thoại
-Cai lệ: hung hăng cậy quyền cậy thế
-Người nhà lí trưởng: nhát gan
-Chị Dậu :Là người phụ nữ đảm đang mạnh mẽ
2/Đoạn thoại
a/Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau
-Lúc đầu:Cái Tí nói rất nhiều ,rất hồn nhiên,còn chị Dậu im lặng.
-Về sau:Cái Tí nói ít hẳn đi,còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b/Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất hợp lí với nhân vật:Lúc đầu cái Tí nói lắm vì nó chưa biết nó sắp bị bán đi,còn chị Dậu ruột gan như bị vò xé đau đớn vì buột phải bán con nên chỉ im lặng.Về sau,khi biết sắp bị bán đi cái Tí sợ hãi nên nói ít hẳn đi
c/Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên,hiếu thảo của cái Tí để làm tăng kịch tính của câu chuyện .Chính sự hồn nhiên ,hiếu thảo của đứa con khiến chị Dậu càng thêm đau lòng
3/Sự im lặng của nhân vật “tôi”trong câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi thế hiện sự ngỡ ngàng,xúc động ,sau đó là xấu hổ, ân hận , ăn năn của người người anh khi đứng trước bức tranh của em gái vẽ về mình. Đó là những tình cảm chân thành quý mến,tấm lòng nhân hậu của người em gái đối với người anh.
4/Trong nhiều trường hợp ,im lặng thể hiện sự tôn trọng người khác, để đảm bảo sự tế nhi trong giao tiếp .Tuy nhiên ,nếu im lặng trước những hành vi sai trái ,trước những áp bức bất công ,trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình với những người lương thiện thì imlặng đó lại là sự hèn nhátVì vậy tuỳ từng trường hợp mà có thái độ xử sự cho đúng. 
4/Củng cố :Em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại
5/Dặn dò :Về nhà học bài làm bài tập còn lại ,xem bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 29.doc