Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 105 đến 108 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 105 đến 108 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 105 đến 108 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền
TUẦN 27
Tiết
Tên bài dạy
105
Bàn luận về phép học
106
Luyện tập và xây dựng trình bày luận điểm
107
Ôn tập về luận điểm 
108
Kiểm tra văn
Ngày soạn: 27/02/2011
Ngày dạy : 28/02/2011 – 5/03/2011
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
 Nguyễn Thiếp
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức
-Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính:học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
-Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành.Học tập cách lập luận của tác giả.
2/Kĩ năng:
Đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu.Nhận biết ,phân tích cách trình bày luận điểmtrong đoạn văn diễn dịch và quy nạp,biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:Hãy cho biết vị trí và nguyên lý nhân nghĩa trong bài “Nước Đại Việt ta”?
3/Giới thiệu bài: Ở những tiết trước các em đã học các thể loại:chiếu, hịch, cáo. Đặc điểm chung của thể loại này là gì?(do vua ban bố cho thần dân).Hôm nay các em sẽ học một thể loại ngược lại:do thần dân gửi lên vua chúa qua văn bản “Bàn luận về phép học”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv:Em hãy nêu những nét chính giới thiệu về tác giả?
 Nguỹễn Thiép từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau giúp vua Quang Trung -Nguyễn Huệ.Bởi vì ông nhận ra rằng Nguyễn Huệ là một đấng minh quân có một thái độ cầu hiền tài vì vậy ông mới hợp tác giúp Tây Sơn.
-Gv:Em hãy cho biết văn bản “Bàn luận về phép học”thuộc thể loại gì?
-Gv:Em hãy cho biết thể tấu là gì?
-Gv:Hãy so sánh thể tấu với chiếu, hịch, cáo có điểm gì giống và khác nhau?
 +Giống:cũng là văn bản chính luận, lập luận chặt chẽ sắc bén viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu.
 +Khác:Tấu là loại văn thư của bề tôi,thần dân gởi lên vua để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (Lưu ý khá với tấu trong nghệ thuật hiện đại là loại hình kể chuyện, biểu diễn trứơc công chúng.
 +Cùng thể loại với tấu có :nghị, biểu, khải, sớ.
-Gv:Bài tấu “Bàn luận về phép học” ra đời trong hoàn cảnh nào?
 Ra đời vào ngày 10/7/1791, niêm hiệu Quang Trung thứ 4, vua viết chiếu mời Nguyễn Thiếp vào thành Phú Xuân bàn nghị việc quốc sự ông đồng ý và làm bài tấu gởi lên vua bàn về 3 việc:quân đức(đức của vua),dân tâm(lòng dân), học pháp (phép hoc).
-Gv(Hướng dẫn đọc):giọng điệu chân tình,bày tỏ thiệt hơn, vừa tỏ tình vừa khiêm tốn, thể hiên sự tôn kính của thần dân với vua.
-Gv:Văn bản đực chia làm mấy phần
 +Phần 1(câu đầu):Nêu mục đích chân chính của việc học
 +Phần 2(đạo là tệ hại ấy):phê phán những biểu hiện lệch lạc sai trái trong việc học.
 +Phần 3(cúi xin bỏ qua):khẳng định quan điểm phương pháp đúng dắn trong việc học tập.
 +Phần 4(đoạn cuối):Tác dụng của việc học chân chính.
 Phần đầu tác giả khái quát việc học chân chính
-Hs: Đọc câu đầu.
-Gv:Em hiểu “đạo” là gì?
 Đạo là đạo đức, đạo lý của con người, là lẽ đối xử hàng ngày của mọi người.
-Gv:Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói trên?
 Ngọc không mài không thể thành đồ vật được cũng giống như người không học không biết rõ đạo.
-Gv:Như vậy theo tác giả, mục đích chân chính của việc học là gì?
 Nêu lên mục đích của việc học trước.Sau đó tác giả đề cập đến sự học
-Gv:Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào?
-Gv:Hãy giải thích nghĩa của “tam cương, ngũ thường”? (Chú thgích 2,3)
 Phê phán việc học sai trái tác giả chỉ trích. Học để mưu cầu danh lợi cho bản thân, không còn biết đến đạo lý làm người.
-Gv:Theo em, tác giả quan niệm thế nào là lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi?
 Lối học chuộng hình thức là:học thuộc lòng câu chữ mà không rút nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất;lối học cầu danh lợi là:học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc
-Gv:Lối học này gây ra những tác hại. Đó là tá hại nào?
 Theo Nguyễn Thiếp cách học như thế rất nguy hiểm:người trên kẻ dưới đều thích chạy chọt, luồn cúi không có thực chất nó liên quan đến sự tồn vong của đất nước.
 Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp học đúngđắn trong học tập.
-Gv:Quan điểm về việc học của tác giả như thế nào?
 Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sánh:Việc học phải phổ biến rộng khắp;mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận cho người đi học.
Liên hệ thực tế:nhân dân ta rất hiếu học;thời chiến tranh khốc liệt vẫn học.Hiện nay nhà nước ta chủ trương “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”
-Gv:Tác giả đã đưa ra những phương pháp học nào?
-Gv:Với những phương pháp học này, tác giả nhấn mạnh điều gì?
 Nguyễn Thiếp đề cao việc học phải có phương pháp, học phải có kết hợp với thực tiễn.
-Gv:Từ thực tế của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?
 Trước tình trạng học vẹt, học tủ, học để đối phó hiện nay cần được phê phán.Cần hướng người học đến với việc học như niềm đam mê thực sự, học để vương lên cùng bạn bè, học để xây dựng đất nước.
-Gv:Tác giả đã nêu lên tác dụng của việc học chân chính như thế nào?
-Gv:Những lời khuyên về việc học chân chính ấy có ý nghĩa như thế nào?
-Gv:Có thể khái quát lập luận bằng sơ đồ như thế nào?
-Gv:Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
-Hs: Đọc ghi nhớ
I/ Tìm hiểu chung
1/Tác giả:
-Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)
-Ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”.
2/Tác phẩm:
-Thể loại:tấu
-Vào tháng 8/1791 Nguyễn Thiếp gởi bài tấu lên vua Quang trung trong đó có phần “Bàn luận về phép học”.
II/Đọc- hiểu văn bản
1/Mục đích chân chính của việc học
-“Ngọc không mài, không thành đồ vật;người không học, không biết rõ đạo”.
->Học để làm người
2/Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học.
- lối học hình thức hồng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương ngũ thường 
-Tác hại:
+Chúa tầm thường, thần nịnh hót
+Nước mất, nhà tan
3/Khẳng định quan điểm và phương đúng đắn trong học tập.
- thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tưtuỳ đâu tiện đấy mà đi học.
-Lúc đầu học tiểu họchọc tứ thư, ngũ kinh, chư sử
-Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm.
->Học những kiến thức cơ bản, từ thấp đến cao;học rộng, nghĩ sâu biết tóm lược;học biết kết hợp với hành.
4/Tác dụng của việc học chân chính
-Đạo học thành thì người tốt nhiều người tốt nhiều triều đình ngay ngắn thiên hạ thịnh trị
-.Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia thịnh trị.
*Ghi nhớ:sgk
4/Củng cố - dăn dò:Phân tich sự cần thiết và tác dụng của việc “học đi đôi với hành”? Về học bài , xem trước bài tiếp theo.
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
-Vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
2/Kĩ năng:
-Nhận biết sâu hơn về luận điểm,sắp xếp luận điểm trong một bài văn
II/Tiến trình dạy và học.
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, ta cần chú ý điểm nào?
3/Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã tập viết đoạn văn trình bày luận điểm.hôm nay các em sẽ đi xây dựng và trình bày luận điểm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Gv:Dặn học sinh chuẩn bị
-Gv: Hãy lập dàn bài các luận điểm,luận cứ và dự kiến cách trình bày.
-HS: Đọc lại các đề bài
-Gv:Hãy xác định yêu cầu của đề bài là gì?
(Đề bài yêu cầu:Khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn”)
-Hs: Đọc các luận điểm.
-Gv:Hệ thống luận điểm trêncó chỗ nào chưachính xác?Nếu cóthì theo em,bạn ấy cần phải điều chỉnh,sắp xếp lại như thế nào?
(Luận điểm (a) không hợp lý vì luận điểm nói tí lao động tốt)
-Gv:Em hãy thêm luận điểm để cho đề bài hoàn toàn sáng rõ?
-Gv:các luận điểm trên sắp xếp như thế đã hợp lý chưa?
(Các luận điểm chưa hợp lý,vị ttrí luận điểm (b) làm cho thiếu mạch lạc,luận điểm (d)không nên đứng trước luận điểm (e))
-Gv: Em hãy sắp xếp điều chỉnh lại hệ thống luận điểm?
-Gv: Em hãy giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận?
-Gv:Hãy cho biết trong các câu sau,có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)?
(Câu thứ 2 xác định sai mối quan hệ giữa luận điểmcần trình bày với luận điểm cần nói trên)
-Gv:Cách chuyển đoạn các câu còn lại có gì khác không?Em thích câu nào hơn cả?Vì sao?
(Câu 1 đơn giản dễ làm theo,câu 3giọng điệu gần gũi,thân thiết)
-Hs: Đọc các luận cứ ( 2b) 
-Gv:Nên sắp xếp các luận cứ đó theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch,chặt chẽ?
-Gv:Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ”:Lúc bấy giờ ,dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
(Với luận điểm trên nên kết thúc đoạn văn bằng một lời khuyên chân thành ,cụ thể ,gần gũi với ngôn ngữ đời thường)
-GvTheo em viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn?
Gv: Đoạn văn viết trên là đoạn văn được viết theo diễn dịch hay quy nạp?Vì sao?
Gv:Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dich thành quy nạp hoặc ngược lại được không?
(Muốn chuyển đổi thì phải chuyển đổi vị trí và chú ý đến tính liên kết về nội dung)
Gv: Hãy đọc lại luận điểm mà em vừa chuẩn bị
I/ Chuẩn bị 
Đề:Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
II Luyện tập trên lớp:
1/Xây dựng hệ thống luận điểm
-Loại bỏ nội dung không phù hợp ở luận điểm a
Thêm vào luận điểm
-Đất nước ta rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc sánh kịp với bạn bè năm châu,chúng ta phải học hành chăm chỉ thì mới trở thành những người tài giỏi.
-Phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài
a/Đất nước ta rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc sánh kịp với bạn bè năm châu,chúng ta phải học hành chăm chỉ thì mới trở thành những người tài giỏi..
b/Quanh ta có nhiều tấm gương của các bvạn HS giỏi,phấn đấu vươn lên đáp ứng yêu cầu của đất nước
c/Tuy nhiên , ở lớp ta còn một số bạn còn ham chơi ,chưa chăm chỉ học tập ,làm cho thầy cô và bố mẹ lo buồn
d/Các bạn ấy chưa thấy rằng,bây giờ.
g/Vậy thì ngay từ lúc nàyhơn để có ích cho xã hội ....
2/Trình bày luận đểm
Dùng câu 1 và câu 3 giới thiệu luận điểm e
b/Sắp xếp 3-1-2-4
c/Viết câu kết đoạn
-Đến lúc ấy nhiều bạn trong lớp chúng ta hối hận thì cũng đã muộn
4/Đọc sách
-Triển khai theo hệ thống luận cứ sau
-Trong sách có những thông tin hết sức quý giá
-Những thông tin đó giúp con người hiểu biết sâu sắc hơn về đời sống.
-những thông tin đó có tác dụng to lớn đối với cuộc sống con người.
-Do vậy muốn hiểu biết về cuộc sống cần phải đọc sách.
4/Củng cố dặn dò:Về nhà viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc sách là công việc bổ ích.) Về học bài chuẩn bị cho tiết ôn tập về luận điểm.
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những hiểu lầm mà các em thường mắc phải (như lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận)
-Thấy rõ hơn mối quan hệ luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong bài.
2/Kĩ năng
Tìm hiểu ,nhận biết ,phân tích luận điểm,sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:Các em đã học văn nghị luận về đề bài, luận điểm và bố cục.Hôm nay các em sẽ ôn lại kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Gv:Trong chương trình lớp 7, các em đã học về luận điểm.Vậy em hãy nhắc lại luận điểm là gì?
-Gv:Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau(a,b,c sgk)
-Gv:Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có những luận điểm nào?
-Gv:Luận điểm này nằm ở vị trí nào trong bài?
-Gv: “Chiếu dời đô” có phải là một bài nghị luận không? Vì sao?
-Gv:Nếu “Chiếu dời đô” đúng là một bài văn nghị luận thì bài văn nghị luận ấy có những luận điểm nào?
-Gv:Một bạn cho rằng “Chiếu dời đô” gồm hai luận điểm:
+Luận điểm 1: Lý do cần phải dời đô
+Luận điểm 2: Lý do để thành Đại La là kinh đô bâch nhất của đế vương
-Gv:Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
 Không.Vì đó không phỉa là ý kiến, quan điểm, mà chỉ là những vấn đề nên không thể coi là luận điểm được
-Gv:Vậy luận điểm là gì?
-Hs: Đọc ghi nhớ 1
-Gv:Vấn đề đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?
-Gv:Có thể làm sáng tỏ vấn đề trên được không, nếu trong bài Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm ‘Đồng bào ta ngày nay có lòng nồng nàn yêu nước”?
 Không đủ để làm rõ vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân ta”
-Gv:Trong bài “Chiếu dời đô”Lí Công Uẩn đưa ra luận điểm : “Các triều đô”thì mục đích ban chiếu của nhà vua chưa đạt được vì chưa thuyết phục đựơc nhân dân ..
I/Khái niệm luận điểm
1/Khái niệm: Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết(nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
2/Nhận xét văn bản
a)Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.(Luận điểm xuất phát)
-Luận điểm 1:Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-Luận điểm 2: Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiê ta ngày trước.
-Luận điểm 3: Bổn phận của chúng ta là phải làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
b) Chiếu dời đô
-Mục đích của việc dời đô
-Ca ngợi địa thế thành Đại La
II/Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
-Rút ra kết luận:Luận điểm cần phải phù hợp với vấn đề cần giải quyết phải vừa đủ để làm sáng tỏ vấn đề
III/Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
Chọ hệ thống 1
 IV/Luyện tập
1/Đoạn văn không nêu lên luận điểm : “Nguyễn Trãi là tộc hay : “Nguyễn Trãi là .ngọc”mà nêu luận điểm: “Nguyễn Trãi là khí phách,là tinh hoa của dân tộc”
2/Chọn ý 1,2,4,6,7
Bỏ ý 3,5
4/Củng cố - dăn dò: Về xem lại khái niệm các luận điểm,chuẩn bị cho bài viết 
KIỂM TRA VĂN
I/Mục tiêu cần đạt
-Trên cơ sở ôn tập,nắm vững các bài thơ đã học,làm tốt các bài kiểm tra một tiết tại lớp.
-Qua bài kiểm tra,giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh về tri thức,kỹ năng để định hướng khắc phục.
II/Xây dựng ma trận
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nhớ rừng
Câu 1
(3)
Quê hương
Câu 2
Câu3
Khi con tu hú
Câu7
Câu 5
Tức cảnh Pác Bó
Câu4
Chiếu dời đô
Câu 6
Bàn luận về phép học
Câu1
Câu2
Nước Đại Việt
Câu 8
Công số câu
Tổng số điểm
4
2 điểm
8
4 điểm
III/Nội dung đề
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
Họ và tên : . Môn :Ngữ văn
Lớp :  Thời gian : 45 phút
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I/Phần I:Trắc nghiệm (6 điểm): Đọc kỹ câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: ?Bài thơ “ Nhớ rừng” thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Miêu tả	b. Biểu cảm
c. Tự sự	d. Nghị luận
Câu 2:Bài thơ “ Quê Hương” được viết theo thể thơ gì?
a. Thể thơ tự do	b. Thể thơ mới
c. Thể thơ lục bát	d. Thể thơ song thất lục bát
Câu 3:Câu “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”là
a. Câu trần thuật	b. Câu nghi vấn
c. Câu cảm thán	d. Câu cầu khiến
Câu 4:Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?
a. Bao la	b. Ồn ào	c. Xa xăm	d. Tấp nập
Câu5:Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ : “Giấy đỏ buồn không thắm”?
a. So sánh	b. Ẩn dụ	c. Nhân hoá	d. Hoán dụ
Câu6:Nội dung của bài “Chiếu dời đô” là gì?
a. Thông báo cho người dân biết việc dời đô
b. Phản ánh khác vọng của nhân dân về một đất nước độc lập
c. Phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh
d. Tất cả đều đúng
Câu 7:Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết theo thể thơ gì?
a. Thể thơ tự do	b. Thể thơ mới
c. Thể thơ lục bát	d. Thể thơ song thất lục bát
Câu8:Văn bản nào sau đây được xếp vào văn bản nghị luận
a. Nước Đại Việt ta	b. Tôi đi học 
c. Lão Hạc	d. Tức nước vỡ bờ
II/Phần 2:Tự luận(6điểm)
Câu1 (2điểm) :Em hãy lập sơ đồ về bài “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp Câu 2(4 điểm): Em hãy viết một đoạn văn (Từ 10-12 câu) có câu chủ đề “Bạn Lan là người có đạo đức tốt” đứng đầu đoạn.
IV/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số:
3/Giáo viên giao đề:
4/Đáp án,biểu điểm:
I/Phần I:Trắc nghiệm (6 điểm)
-Đáp án:
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
b
b
c
b
c
d
c
a
II/Phần II:Tự luận (4 điểm)
Câu1/Sơ đồ:
Mục đích chân chính của việc học
Khẳng đinh quan điểm,phương pháp đúng đắn
Phê phán những lệch lạc sai trái
Tác dụng của việc học chân chính
Câu 2/Viết được đoạn văn có sử dụng câu chủ đề đúng
Đoạn văn trình bày rõ ràng ,mạch lạc 
Nội dung phải phù hợp với yêu cầu của đề
Trình bày sạch đẹp 
IV/Củng cố:Thu bài
V/Dặn dò:Về nhà soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 27.doc