Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trần Đình Khoát

doc 175 trang Người đăng dothuong Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trần Đình Khoát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trần Đình Khoát
Chủ đề 1 : truyện kí việt nam 1930 – 1945
Tuần 1
Tiết 1
 Ngày soạn: 15-8-2016 
 Ngày dạy: 
 Văn bản: TôI đi học
 Thanh Tịnh
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buỗi tựu 
trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh 
Tịnh.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tuổi nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống bản thân.
3. Thái độ
- Biết yêu mến những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời, yêu mến mọi người.
B. Chuẩn bị.
- GV: Tập truyện Quê mẹ; Một số bài thơ, bài hát về ngày đầu tiên đi học.
- HS: soạn bài ; một số bài hát, bài thơ về ngày đầu tiên đi học.
- Tích hợp:
+ phần văn: văn bản Cổng trường mở ra lớp 7
+ phần tập làm văn : yếu tố MT, BC trong truyện
+ nhạc : hát
C.Tiến trình lên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
C1: ổn định tổ chức (1’)
C2: Kiểm tra vở , sgkcủa học sinh. (5’)
C3:Bài mới: (34’)
 Giới thiệu bài : Trong cuộc đời của mỗi người, kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ, đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đầu tiên đến trường.Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh đã diễn tả kỉ niệm đó.(Hoặc học sinh hát bài Ngày đầu tiên đi học.)
? Em hãy giới thiệu về tác Thanh Tịnh và văn bản Tôi đi học?
- Cần đọc giọng chậm, sâu lắng chú ý đến nhân vật tôi, người mẹ, ông đốc sao cho phù hợp. 
? Xét về thể loại văn bản nào? Có những phương thức biểu đạt nào? PTBĐ nào là chính?
? Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật tôi được kể theo trình tự không gian và thơì gian nào ?
? Dựa vào trình tự trên, em hãy chia văn bản thành 3 phần? 
? Kỉ niệm đầu tiên đến trườngcủa nhân vật tôi gắn với không gian và thời gian nào?
? Chi tiết con đường đi quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ có ý nghĩa gì?
? Chi tiết tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý, không ra đồng nô đùa như thằng Sơn thể nhiên thái độ gì của nv tôi ?
? Đoạn văn từ Trong chiếc áo vải đến bút thước nữa sử dụng nhiều từ loại gì ? Từ loại ấy diễn tả nhận thức gì của nhân vật tôi?
? Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo bút mới cầm nổi bút thước, ý nghĩ ấy thoáng nghĩ trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngay trên ngọn núi Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của nó?
 C4:Dặn dò – dặn dò (5’):
1 Củng cố .
- Đọc thơ hay hát một bài về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
2 Dặn dò .
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học . Nắm vững những nét chính về ND, NT của phần còn lại của văn bản . Sưu tầm các bài hát về ngày đầu tiên đi học . 
I. Đọc - hiểu chú thích .
1. Tác giả
- Thanh Tịnh(1911-1988) - Huế
- Từng viết báo, dạy học làm thơ.
- Các tác phẩm đậmchất trữ tình, vẻ đẹp sâu lắng, êm dịu.
- Năm 2007 Thanh Tịnh đợc Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật .
- Các tác phẩm chính(sgk)
2. Tác phẩm.
- in trong tập Quê mẹ(1941)
3 . Đọc văn bản.
- 3 HS đọc(theo bố cục ở phần III).
II. Đọc - cấu trúc văn bản .
- Thể loại: truyện ngắn.
- PTBĐ: TS + MT + BC. BC trựctiếp.
- Trình tự kể: thời gian+không gian+hồi ức.
- Bố cục 3phần:
+ P1 : từ đầu đến ngọn núi.
+ P2 : từ tiếp đến ngày nữa.
+ P3 : phần còn lại.
III. Đọc - hiểu nội dung văn bản .
1. Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường đến trường.
- HS tìm các chi tiết trong đoạn văn 1
- Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của cậu bé.
- Tôi thấy mình đã lớn lên. Nhân vật tôi có ý chí học tập ngay từ đầu....
- Một loạt các động từ: bặm, ghì xệch, chúi, xóc nắm.
- BPNT so sánh muốn nói ý nghĩ non nớt, ngâythơ , trongsáng, hồn nhiên. Kỉ niệm đẹp, trong sáng.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Tiết 2
Ngày soạn : 15-8-2016
Ngày dạy: Văn bản: TôI đi học
 Thanh Tịnh
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buỗi tựu 
trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của ThanhTịnh.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tuổi nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống bản thân.
3. Thái độ
- Biết yêu mến những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời, yêu mến mọi người.
B. Chuẩn bị.
- GV: Tập truyện Quê mẹ; Một số bài thơ,bài hát về ngày đầu tiên đi học.
- HS: soạn bài; một số bài hát, bài thơ về ngày đầu tiên đi học.
- Tích hợp:
+ phần văn: văn bản Cổng trường mở ra lớp 7
+ phần tập làm văn : yếu tố MT, BC trong truyện
+ nhạc : hát
C. Tiến trình lên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
C1: ổn định tổ chức (1’)
C2: Kiểm tra (5’) .
? Tóm tắt truyện ngắn Tôi đi học (Thanh Tịnh ) ?
C3: Bài mới (31’). 
? Cảnh sân trường Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí nhân vật tôi có gì đặc biệt? Cảm nhận của nhân vật tôi về trường Mĩ Lí?
? Từ sự cảm nhận ấy, nhân vật tôi đã bộc lộ tâm trạng gì khi đứng ở sân trường?
? Phần đầu của phần 3 khi đợi xếp hàng vào lớp nhân vật tôi cảm thấy trong thời thơ ấu của mình chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này.Tại sao vậy? 
? Khi bước vào lớp học nv tôi cảm nhận như thế nào với đồ vật, bạn bè?
? Vì sao nv tôi có sự cảm nhận đó ?
? Hình ảnh một cánh chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ hót mấy tiếng rụt rètâm trí tôi em hiểu chi tiết đó ntn?
? Dòng chữ Tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
? Trong truyện ta còn thấy những nv như: các bậc phụ huynh đưa con tới trường, lời nói của ông đốc, thầy giáo chủ nhiệm. Họ đã bộc lộ tình cảm, thái độ gì đối với việc học tập?
(Tại sao tác giả không đặt tên cụ thể cho các nv?)
? Nêu những nét chính về nội dung của truyện ngắn Tôi đi học?
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học?
C4 :Dặn dò – dặn dò ( 8’):
1 Củng cố .
- Đọc thơ hay hát một bài về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- PBCN của em về truyện ngắn Tôi đi học. (thuyết minh)
2 Dặn dò .
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học . Nắm vững những nét chính về ND, NT của văn bản.
- Chuẩn bị bài, văn bản : Trong lòng mẹ :
+ Đọc kĩ Kết quả cần đạt, Ghi nhớ.
+ Đọc kĩ văn bản, chú thích.
+ Trả lời các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản.
2. Cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường.
- Trường Mĩ Lí:
+Người đông , sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa.
+Trường cao ráo,sạch sẽ như cái đình làng.
Thấy được sự cao xinh xắn oai nghiêm của trường lớp.
-(cuối trang 6)Tâm trạng của nhân vật tôi:
+ Lo sợ, chơi vơi.
+ Lúng túng.
+ Hồi hộp rồi khóc.
3.Cảm nhận của nhân vật tôi trong lớp học.
- Vì nv tôi chưa xa nhà nhiều.Lần xa nhà lần này lại ở khung cảnh đặc biệt.(nv tôi cảm nhận được sự tự lập của mình khi đi học)
- nv tôi thấy đồ vật gần gũi, quen thuộc.Thấy bạn bè thân thiết.
- HS
- Làm nhân vật tôi nhớ lại kỉ niệm cũ.
- Nhắc nhở mọi người nhớ đến các kỉ niệm thời học trò (đặc biệt là kỉ niệm buổi học đầu tiên trong đời.
- Họ quan tâm, lo lắng cho việc học tập của con em và học sinh mình.
IV. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản .
1. Nội dung: Kỉ niệm trong sáng, ngây thơ , hồn nhiêncủa tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi 
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
- Lời văn rung động, tinh tế giàu chất thơ.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Tiết 3 
Ngày soạn:16-8-2016
Ngày dạy: Văn bản : trong lòng mẹ
 trích Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ.
- Buớc đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể loại văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng. Thấy được chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành giàu sức truyền cảm.
2. Kĩ năng
- Bước đầu đọc - hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ
- Biết cảm thông, chia sẻ với mọi người.
- Không làm và biết phê phán , lên án những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác.
B. Chuẩn bị.
- GV:+ Tập hồi kí Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng).
 + Nguyên Hồng - tácgiả - tác phẩm (nxb Giáo dục).
 + Tích hợp: - phần TV: Trường từ vựng.
 - phần TLV: hồi ký - tự truyện.
- HS: chuẩn bị bài theo yêu cầu ở tiết 4.
C.Tiến trình dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
C1 : ổn định tổ chức (1’).
C2 : Kiểm tra bài cũ (5’).
? Tóm tắt truyện ngắn Tôi đi học (Thanh Tịnh) và nêu các nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
C3: Bài mới (34’) .
Giới thiệu bài: Tuổi thơ cay đắng, tuổi thơ dữ dội đã được nhà văn Nguyên Hồng viết trong hồi kí (9chương) thật cảm động khi nhà văn 18 tuổi. Đây là những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại với một tình yêu tha thiết - tình mẹ.
? Em hãy thuyết minh về tác giả Nguyên Hồng?
(Mở rộng: NN Hồng - 5.11.1918 quê gốc ở phố Hàng Cau TP Nam Định gia đình theo đạo Thiên chúa giáo. 12 tuổi mồ côi bố, 16 tuổi ra sống ở Phố Cấm TP Hải Phòng. Ông là một người dễ xúc động , dễ khóc.
? Văn bản Trong lòng mẹ trích từ đâu, xuất bản năm nào ?
Hướng dẫn đọc: đọc chậm, tình cảm; chú ý đến tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi.
? Những ngày thơ ấu viết theo thể loại hồi kí , em hiểu thế nào là hồi kí ?
? Văn bản Trong lòng mẹ tác giả đã sử dụng PTBĐ nào , PTBĐ nào là chính . Tác giả kết hợp phương thức MT và BC khi kể. Nhưng theo em sức truyền cảm của văn bản này phụ thuộc vào 1 yếu tố hay cả hai ?
? Câu chuyện bé Hồng kể có hai sự việc chính, đó là những sự việc gì? (? Theo em văn bản có thể chia thành mấy phần, nội dung của từng phần?) 
? Cảnh ngộ của Hồng có gì đặc biệt?
? Kể lại cuộc đối thoại của Hồng với bà cô?
? Qua cuộc đối thoại trên em hãy cho biết thái độ của bà cô và Hồng? (bà cô là người như thế nào? Hồng là chú bé như thế nào ?)
? PTBĐ chủ yếu ở đây là gì ? tác dụng của nó ra sao ?
? Em hãy tìm một số câu văn thể hiện tâm trạng đó của bé Hồng?
? Khi nói về mẹ, Hồng nói với bạn đọc một thực tế: Mặc dù hơn một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi một lá thư , nhắn người thăm tôi lấy một lần và gửi cho tôi một đồng quà. Em có suy nghĩ gì về Hồng ( phát biểu cảm nghĩ của em về Hồng ) ?
KL: mẹ Hồng là nạn nhân của những cổ tục của XHPK,bà đáng thương hơn đáng trách.
C 4: Củng cố - dặn dò (5’).
1. Củng cố.
? Hồng có số phận ra sao , có đức tính gì đáng quý ?
2. Dặn dò.
- Thuộc và tóm tắt văn bản.
- Đọc kĩ phần còn lại và cho biết tâm trạng của Hồng ?
I. Đọc - hiểu chú thích .
1. Tác giả:
- Nguyên Hồng(1918-1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng quê ở thành phố Nam Định sống chủ yếu ở Hải Phòng.
- Ngòi bút của ông hướng về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương.
- Những tác phẩm chính: (sgk)
- Năm1996 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2.Văn bản. 
- Trích từ chương IV trong 9 chương của tập hồi kí Những ngày thơ ấu (1938). Tiêu đề văn bản do người biên soạn sgk đặt .
3. Đọc văn bản. 
 (3 hs đọc)
II. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản .
- Thể loại: hồi kí (là ghi chép lại) – Tự truyện.
- Các phương thức biểu đạt : Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm. Sức truyền cảm phụ thuộc cả hai.
- Hai sự việc chính:
+ P1: từ đầu đến hỏi đến chứ (cuộc đối thoại của Hồng với bà cô)
+ P2: phần còn lại (cảm giác sung sướng của Hồng khi ngồi trong lòng mẹ).
III. Đọc - hiểu nội dung văn bản .
1. Cuộc đối thoại của Hồng với bà cô.
- Cảnh ngộ của Hồng:
+ Hôn nhân của bố mẹ là gượng ép.
+ Bố nghiện ngập,12 tuổi mồ côi bố.
+ Mẹ không chịu được sự dè bửu,khinh thường của gia đình,xã hội,họ hàng và đặc biệt bà nội của Hồng khi mẹ Hồng đi bước nữa nên mẹ Hồng phải vào Thanh Hoá để sinh sống.
- Cuộc trò chuyện giữa Hông và bà cô :
Bà cô
Hồng
-Lời hỏi1: cười hỏi
-Lời hỏi2: hỏi luôn, giọng vẫn ngọt
-Lời hỏi3:vỗ vai cười
Thái độ 
Bà cô tâm trạng độc ác, thâm hiểm,giả dối,cay nghiệt. Đại diện cho những cổ tục của XHPK lúc bấy giờ. 
- cười đáp
-im lặng, cúi đầu (khoé mắt cay cay)
- nước mắt ròng ròng rớt xuống (khóc) , căm thù cổ tục đã đầy đọa mẹ ...
Thái độ
Hồng: đau khổ (đau đớn,uất ức) -> rất thương mẹ , thông cảm với mẹ.
- PTBĐ chủ yếu là biểu cảm . Nó bộc lộ trực tiếp và gợi cảm tâm trạng, tâm sự đau đớn xót xa của bé Hồng.
- đời nào mà tình yêu thươngquà
+ Giá những cổ tục đómà thôi.
- Hồng rất thương mẹ thông cảm với mẹ -> em thương , khâm phục , quý trọng và học tập Hồng .
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Tiết 4 
Ngày soạn: 16-8-2016
Ngày dạy:
Văn bản : trong lòng mẹ
 trích Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ.
- Buớc đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể loại văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng. Thấy được chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành giàu sức truyền cảm.
2. Kĩ năng
- Bước đầu đọc - hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ
- Biết cảm thông, chia sẻ với mọi người.
- Không làm và biết phê phán , lên án những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác.
B. Chuẩn bị.
- GV:+ Tập hồi kí Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng).
 + Nguyên Hồng - tác giả - tác phẩm (nxb Giáo dục).
 + Tích hợp: - phần TV: Trường từ vựng.
 - phần TLV: hồi kí - tự truyện.
- HS: chuẩn bị bài theo yêu cầu ở tiết 5.
C. Tiến trình dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
C1: ổn định tổ chức (1’).
C2: Kiểm tra bài cũ (5’).
? Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ ?
- Kiểm tra vở soạn của 5 hs.
C3:Bài mới (31’).
? Đọc đoạn văn 2 ?
? Hành động của Hồng khi vừa tan học ở cổng trường nhìn thấy một người ngồi trên xe kéo giống mẹ?Qua đó thấy tâm trạng gì của Hồng?
? Em hãy phân tích giả thiết của Hồng, nếu người đó không phải là mẹ cùng với hình ảnh so sánh chẳng khác gì ảo ảnh của khách bộ hành trên sa mạc (đầu trang 18)?
? Hồng khi đuổi kịp theo,người ngồi trên xe chính là mẹ, khi được mẹ kéo lên xe của Hồng ntn?(so sánh giọt nước mắt khi gặp mẹ với giọt nước mắt khi nói chuyện với bà cô).
? Đọc đoạn văn nói về Hồng khi ngồi trong lòng mẹ ?
? Cảm nghĩ của em về đoạn văn trên?
GV:Đây là những giây phút thần tiên, hạnh phúc hiếm hoi nhất ,đẹp nhất của con người.Đó là hình ảnh về một thế giới đang hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử.
? Nhận xét của em về PTBĐ của đoạn văn và tác dụng của nó?
? Từ những biểu hiện đó em thấy Hồng là chú bé ntn? (Hãy chọn đáp án đúng)
 A. Có nội tâm sâu sắc.
 B. Yêu mẹ mãnh liệt.
 C. Khao khát tình yêu thương.
 D. Cả 3 ý trên.
? Nêu giá trị phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo của văn bản Trong lòng mẹ? ( Tác giả tái hiện số phận của người phụ nữ và trẻ em trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 ? Tố cáo cái gì , ca ngợi ai ? )
? Nêu những nét chính về nghệ thuật của văn bản ?
C 4: Củng cố - dặn dò (8’).
1. Củng cố.
? Có ý kiến cho rằng văn bản là bài ca thiêng liêng của tình mẫu tử, em có đồng ý không? Vì sao?
2. Dặn dò.
- Thuộc và tóm tắt văn bản .
- Thuộc phần ghi nhớ (SGK).
- Viết một đv ngắn ghi lại ấn tượng, cảm nhận rõ nhất của em về bé Hồng.
- Chuẩn bị bài, văn bản : Tức nước vỡ bờ :
+ Đọc kĩ Kết quả cần đạt, Ghi nhớ.
+ Đọc kĩ văn bản, chú thích.
+ Trả lời các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản.
2. Cảm giác sung sướng của Hồng khi ngồi trong lòng mẹ
- HS
- Đuổi theo cử chỉ bối rối, vội vã ,lập cập, gọi thảng thốt.Tâm trạng: mừng tủi, hi vọng.Tiếng gọi vang lên giữa đường thể hiện khao khát tình mẹ, gặp lại mẹ cháy sôi trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ mồ côi cha.
- ở đây là sự giả định , một sự so sánh giả định - hình ảnh so sánh độc đáo thứ 2 trong đoạn trích. Cái hay ở đây là nó mới và hết sức phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng, cùng cực nếu người đó không phải là mẹ (Hồng khao khát gặp mẹ cháy bỏng)
- Hồng khóc vì sung sướng - giọt nước mắt hạnh phúc (trước đây giọt nước mắt đau đớn, xót xa).
- Vui niềm vui của Hồng
- Cảm nhận được sự khao khát yêu thương tột độ và cùng Hồng sung sướng thấy mẹ vẫn đẹp như xưa, lịm đi vì sung sướng, rạo rực sa vào lòng mẹ.(câu nói của bà cô chìm ngay)
- Biểu cảm trực tiếp, thể hiện sự xúc động và khơi gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.
- D. Cả 3 ý trên. 
IV. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản .
(sgk tr 21)
1. Giá trị hiện thực và nhân đạo của văn bản:
- Giá trị hiện thực: tái hiện lại số phận đau khổ,bất hạnh của người phụ nữ và trẻ em Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám-1945.
- Tố cáo, phê phán những hủ tục nặng nề của lễ giáo phong kiến.
- Tác giả : đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp ; trân trọng cảm thông và yêu thương con người
2. Nghệ thuật :
- Lời kể chân thực và cảm động bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp , những hình ảnh so sánh độc đáo
- hs
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
kí duyệt của tổ trưởng
Tuần 2 
Tiết 5 
 Ngày soạn: 18-8-2016 
 Ngày dạy: 
 Văn bản : Tức nước vỡ bờ
 (trích: Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác , bất nhân của chế độ phong kiến đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy, cảm nhận được quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh.
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
- Giá trị nhân đạo qua đoạn trích.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng các kiến thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ
- Biết phê phán sự tàn ác, vô lí và vô nhân đạo của chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Biết học những điều tốt dẹp ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám -1945.
B. Chuẩn bị.
1.GV:
- Chân dung Ngô Tất tố ; tác phẩm Tắt đèn.
- Ngô Tất Tố - tác giả - tác phẩm.
- Dự kiến tích hợp:
+ phần văn: dòng văn học hiện thực phê phán.
+ phần TV: vai xã hội trong giao tiếp.
2. Học sinh: soạn bài theo hướng dẫn ở tiết trước.
C. Tiến trình dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
C1: ổn định tổ chức (1’) .
C2: Kiểm tra bài cũ (3’).
? Nêu giá trị nhân đạo nhân của đoạn trích Trong lòng mẹ ( Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) .
C3: Bài mới (34’).
Giới thiệu bài :
Người phụ nữ trong xã hội thực dân nửa phong kiến chịu nhiều cực khổ song họ có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của nhà vă Ngô Tắt Tố là một ví dụ điển hình. Hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu về ngườ phụ nữ đó qua văn bản Tức nước vỡ bờ (sgk NV 8, tập1)
? Em hãy thuyết minh về tác giả Ngô Tất Tố và văn bản Tức nước vỡ bờ ?
GV: NTT nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực. Vũ Trọng Phụng nhận xét một tay ngôn luận trong các nhà nho . Có thể nói Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân gần như chuyên viết về nông thôn và thành công về đề tài này. Tắt đèn gồm 26 chương
? Em hãy thuyết minh đôi nét văn bản Tức nước vỡ bờ ?
*Hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ không khí truyện hồi hộp, căng thẳng. ở đoạn cuối sảng khoái.
? Em hãy xác định nhân vật trung tâm của văn bản? Thể loại của Tắt đèn là gì ? Văn bản sử dụng PTBĐ nào , PT nào là chính ?
? Văn bản tập trung kể về 2 nhân vật chính:
- Chị Dậu chăm sóc chồng ốm giữa vụ sưu thuế.
- Chị Dậu đương đầu với cai lệ.
Em hãy xác định các phần trong văn bản tương ứng với 2 nội dung trên?
? Em hãy dựa vào lí thuyết về sự thống nhất về chủ đề trong văn bản để chứng minh cho sự chính xác của tiêu đề Tức nước vỡ bờ ?
GV: Chị Dậu tên thật là Lê Thị Đào 24tuổi. Chồng là Nguyễn văn Dậu 26 tuổi ở làng Đông Xá. Khổ cực, nghèo khổ, chịu thứ thuế vô lí có 3 con: cái Tí, thằng Dần, cái Tửulàm vú nuôi cho quan phủ Tư Ân
? Theo phần tóm tắt cốt truyện hãy cho biết chị Dậu chăm sóc chồng ntn? (Cách chị Dậu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Ngu_van_8_ki_I_Day_hoc_theo_chu_de.doc