Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 81 đến 140 - Năm học 2008-2009

doc 141 trang Người đăng dothuong Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 81 đến 140 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 81 đến 140 - Năm học 2008-2009
TUẦN 22 NS: 26/1/2012
Tiết 81 ND: 31/1/2012
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
 (Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Qua tiết học giúp học sinh nắm được.
 1. Kiến thức: Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của dân tộc ta; Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn; Nhớ được câu chốt của bài văn và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.
 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
GV: Giáo án, sgk,sgv, bảng phụ.
HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
 ? Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em thích?
 ? Đặc điểm chung về hình thức và ý nghĩa của chùm tục ngữ về con người và xã hội?
 Trả lời: Thường giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung; Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1: đọc – hiểu văn bản. 
I. Đọc và tìm hiểu chung.
GV: Hướng dẫn đọc: đọc giọng rõ ràng, nhấn vào những câu mở đầu đoạn.
1. Đọc.
HS: Đọc sau đó GV nhận xét, sửa chữa và đọc lại.
? Giới thiệu vài nét về tác giả HCM?
? Em nêu xuất xứ của tác phẩm?
? Văn bản được chia làm mấy phần? nội dung chính của từng phần là gì?
GV: Treo bảng phụ có ghi dàn ý. 
-MB: (từ “Dân ta” đến “lũ cướp nước”) nêu vấn đề nghị luận: tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân ta, đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.(nhận định chung về lòng yêu nước)
-TB: (từ “Lịch sử ta” đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong kháng chiến hiện đại.(những biểu hiện của lòng yêu nước)
-KB: (từ “Tinh thần yêu nước cũng như” đến hết): Nhiệm vụ là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
? Bài văn thuộc thể loại gì?
2. Tìm hiểu chung.
- Tác giả.
- Tác phẩm ( Sgk/25).
- Từ khó ( Sgk/25).
- Bố cục: 3 phần.
sBài văn này nghị luận về vấn đề gì?
HS : Lòng yêu nước của nhân dân ta.
s Trong phần mở đầu, câu văn nào có vai trò là câu chốt? (câu thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài) 
HS:Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là truyền thống quý báu của ta”
HĐ2: Phân tích văn bản.
II. Phân tích.
? Lòng yêu nước của dân tộc ta được tác giả nhận định ntn?
? Lòng yêu nước được so sánh với hình ảnh nào?
s Đặt trong bố cục bài văn nghị luận, đoạn đầu có vai trò gì?
 4Luận điểm chính.
Nhận định chung về lòng yêu nước.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nưức. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
Khi có giặc nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh, ngôn từ và cách nêu vấn đề trong đoạn đầu?
GV: Cách dùng từ của tác giả thật độc đáo. Lòng yêu nước được ví với làn sóng mạnh mẽ và vô tận
 Hình ảnh, ngôn từ cụ thể, sinh động; nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng.
? Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện ntn? Tìm dẫn chứng để chứng minh?
HS: Thảo luận nhóm nhỏ trong 4 phút.
s Với công lao của các vị anh hùng như vậy Bác kêu gọi mọi người điều gì?
? Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? em có nhận xét gì về các dẫn chứng tác giả đưa ra?
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước.
-Lòng yêu nước trong quá khứ lịch sử dân tộc: 
thời đại Bà Trưng, Bà Triệu 
 tự hào và ghi nhớ công lao. Đây là lời kêu gọi và là mệnh lệnh, là tiếng nói cha ông hòa vào tiếng
 nói của Bác.
 Dẫn chứng cụ thể, xác thực, liệt kê theo trình
 tự thời gian.
-Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta.
s Để chứng minh cho lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
+Từ các cụ già tóc bạc  yêu nước, giết giặc.
+Từ những chiến sĩ  như con đẻ của mình.
+Từ những nam nữ công nhân  Chính Phủ.
s Trong mỗi câu văn dẫn chứng được sắp xếp theo cách nào?
 4Liệt kê theo mối quan hệ và sắp xếp hợp lí theo mô hình liên kết: Từ  đến.
s Cách sắp xếp và kết cấu đó có tác dụng gì?
 4Thể hiện sự phong phú với những biểu hiện yêu nước đa dạng. Tăng sức thuyết phục.
s Nhận xét về cách đưa ra dẫn chứng của tác giả?(cách lựa chọn, trình bày, sức thuyết phục?)
 4Dẫn chứng tiêu biểu, trình bày theo trình tự hợp lí, chứng minh một cách thuyết phục.
 ? Từ đó tác giả khẳng định lại điều gì về long yêu nươc và nói về nhiệm vụ của chúng ta ntn?
3. Nhiệm vụ của chúng ta.
-“Tinh thần yêu nước như các thứ của quí
  trong rương, trong hòm”.
s Tác giả đã có sự so sánh nào về tinh thần yêu nước?
 Hai trạng thái của lòng yêu nước: 
tiềm tàng, kín đáo và biểu hiện rõ ràng, 
đầy đủ.
s Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước trưng bày và lòng yêu nước giấu kín?
? Lòng yêu nước đưa ra vận dụng những lúc nào?
- Phải gìn giữ, phát huy, và vận dụng lúc cần thiết.
s Tác dụng của phép so sánh này?
 4Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người
? Truyền thống yêu nước của dân tộc ta như vậy, là một học sinh em thấy bản thân cần phải làm gì?
 Ra sức học tập và rèn luyện về mọi mặt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước
Hoạt động 2:Tổng kết.
III. Tổng kết.
s Nghệ thuật nghị luận ở bài này có gì đặc sắc?
 1. Nghệ thuật nghị luận: bố cục chặt chẽ; dẫn chứng cụ thể,phong phú; lí lẽ diễn đạt bằng hình ảnh so sánh giàu sức thuyết phục.
s Bài nghị luận này đã làm sáng tỏ điều gì?
 2. Nội dung: làm sáng tỏ chân lí “Dân ta  quý báu của ta”.
HĐ3: Luyện tập
Viết một đoạn văn theo lối liệt kê (4-5 câu) có sử dụng mô hình liên kết.
*Ghi nhớ: (SGK/27)
IV. Luyện tập. 
 4. Củng cố.
 ? Em nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn?
 ? Theo em tinh thần yêu nước ngày nay của dân tộc ta được thể hiện như thế nào?
 5. Dặn dò. 
 - Học bài, đọc lại văn bản.
 - Chuẩn bị bài: “Câu đặc biệt”. 
TUẦN 22 NS: 26/1/2012
Tiết 82 ND: 31/1/2012
CÂU ĐẶC BIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Qua tiết học giúp học sinh nắm được.
 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm câu đặc biệt; Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt .
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết và vận dụng câu đặc biệt trong tình huống nói viết cụ thể.
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào bài làm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
GV: Giáo án, sgv, sgk, bảng phụ.
HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.	
 ? Thế nào là câu rút gọn? cho ví dụ và phân tích ví dụ?
 ? Em có nhận xét gì về cách dùng câu rút gọn?	
 3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng 
HĐ1: Tìm hiểu câu đặc biệt
GV: Treo bảng phụ có ghi câu (1). 
I.Thế nào là câu đặc biệt.
? Ba câu văn trên được trích từ văn bản nào?
? Theo em câu gạch chân có cấu tạo ntn?
? Tại sao không phải là câu rút gọn.
 ( không cấu tạo theo mô hình CN,VN) 
 Không thể khôi phục được CN,VN.
? Từ đó em hiểu thế nào là câu đặc biệt? Lấy một vài ví dụ?
? Em xác định câu đặc biệt trong đoạn văn sau? ( Bảng phụ).
1. Rầm. Mọi người ngoảnh lại nhìn. Hai chiếc xe đã tông vào nhau. Thật khủng khiếp!
? Em xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong ví dụ sau?
1. - Ngoài trời đang thế nào đấy?
 - Nắng.
2. Nắng. Mưa. 
* Xét ví dụ (Sgk/ 27).
Ôi em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt..
 ( không có CN,VN) Câu đặc biệt.
 Câu đặc biệt : Là câu không cĩ cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. 
* Ghi nhớ ( Sgk/28).
s Hãy phân biệt câu bình thường, câu rút gọn, câu đặc biệt?
GV: Chốt lại ghi nhớ trong sgk.
 HS: Đọc ghi nhớ.
HĐ2: Tác dụng của câu đặc biệt.
II. Tác dụng của câu đặc biệt.
GV: Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sgk trang 28.
? Từ 4 ví dụ trên bảng phụ em xác định câu đặc biệt? sau đó đánh dấu X vào ô thích hợp?
 HS: Thảo luận nhóm trong 4 phút.
? Từ 4 ví dụ trên em rút ra tác dụng của câu đặc biệt?
GV: Chốt lại ghi nhớ 2
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Câu đặc biệt có tác dụng như vậy nên chúng ta cần biết vận dụng khi làm bài hoặc vận dụng trong cuộc sống hàng ngày..
 * Xét ví dụ (Sgk/28).
1. Một đêm mùa xuân.
 xác định thời gian, nơi chốn
2.Tiếng reo. Tiếng vỗ tay .
 liệt kê sự việc, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
3. Trời ơi! bộc lộ cảm xúc.
4. - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! - Chị An ơi!
 gọi đáp.
* Ghi nhớ 2 (Sgk/29).
HĐ3: Luyện tập.
III. Luyện tập.
? Em tìm câu rút gọn và câu đặc biệt? và nêu tác dụng của câu đặc biệt?
1. Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt.
HS: Thảo luận nhóm trong 5 phút.
Nhóm 1,2: câu a. 
Nhóm 2,3: câu b. 
Nhóm 5: câu c. 
Nhóm 6: câu d.
a. - Không có câu đặc biệt.
 - Có 3 câu rút gọn: “Có khi  dễ thấy”. “Nhưng  trong hòm”. “Nghĩa là  kháng chiến”.
 câu ngắn gọn hơn, tránh lặp từ.
b. - Câu đặc biệt : ( Ba giây  Bốn giây  Năm giây  Lâu quá !) thể hiện cảm xúc chờ đợi khá lâu của chú ong xanh .
c. - Câu đặc biệt : Một hồi còi.
 - Không có câu rút gọn.
 vừa thể hiện cảm xúc, vừa thông báo sự tồn tại của sự vật – còi tàu xuất hiện 
d. - Câu đặc biệt : Lá ơi! 
 thể hiện sự gọi đáp .
 - Câu rút gọn:  Hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi !
 Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
 làm cho thông tin được nhanh hơn. 
 4. Củng cố. 
 ? Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt?
 ? Phân biệt các kiểu câu : câu đặc biệt , câu đơn bình thường , câu rút gọn ?
 5. Dặn dò.
 -Nắm chắc khái niệm; Tác dụng của câu đặc biệt .
 -Tiếp tục xác định 2 loại câu đặc biệt và rút gọn; viết đoạn văn có sử dụng 2 loại câu này.
 - Chuẩn bị bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
TUẦN 22 NS: 30/1/2012
Tiết 83 ND: 1/2/2012
TỰ HỌC CĨ HƯỚNG DẪN:
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Qua tiết học giúp HS nắm được.
 1. Kiến thức: Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận; Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và lập luận của bài văn nghị luận.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích bố cục và lập luận của bài văn nghị luận.
 3. Thái độ: Có ý thức lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
GV: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ.
HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Em nêu các đặc điểm của văn bản nghị luận?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung ghi bảng
HĐ1:Tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
HS: Đọc văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 * Xét bài văn “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. 
GV: Treo bảng phụ có ghi sơ đồ.
? Từ sơ đồ em nhận xét về bố cục và cách lập luận theo hàng ngang, hàng dọc?
HS: Thảo luận nhóm trong 5 phút.
? Bài có mấy phần? nội dung chính của từng phần là gì?
GV: Treo bảng phụ có ghi dàn bài.
- Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát tổng quát). 
-Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
-Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài
1. Bố cục: ba phần 
- MB: Nhận định chung về lòng yêu nước.
( luận điểm xuất phát).
- TB: 
 + Luận điểm1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta xưa.
+ Luận điểm2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay.
- KB: Khẳng định nhiệm vụ.
? Xác định luận điểm chính trong phần mở bàii? luận điểm đó nêu lên vấn đề gì? vấn đề này có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống xã hội lúc
bấy giờ?
? Phần thân bài gồm có mấy luận điểm? là những luận điểm nào? 
s Luận điểm 1 giữ vai trò gì trong bài văn 
nghị luận?
4Luận điểm xuất phát, có vai trò lí lẽ.
? Mỗi luận điểm tác giả dùng lỹ lẽ, dẫn chứng nào để chứng minh ?
? Vậy em có nhận xét gì về luận cứ của tác giả?
 luận cứ chặt chẽ, tiêu biểu.
 GV: Nội dung được thể hiện ở phần thân bài cũng chính là nội dung chủ yếu của toàn văn bản.
GV: Chốt lại ghi nhớ chấm 1 trong sgk.
s Luận điểm 4 ở phần kết bài giữ vai trò gì trong bài văn nghị luận?
4Luận điểm kết luận 4 là cái đích hướng tới.
? Qua văn bản em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
? Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta dùng những phương pháp lập luận nào?
HS: Thảo luận nhóm trong 4 phút.
GV: Gợi ý để học sinh trình bày.
s Chỉ ra mối quan hệ trong lập luận ở hàng ngang 1?
 Quan hệ nhân quả: có lòng nồng nàn yêu nước, lòng yêu nước trở thành truyền thống và nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
2. Phương pháp lập luận. 
- Hàng ngang1,2: lập luận theo quan hệ nhân quả.
- Hàng ngang 3 :..Quan hệ: tổng – phân – hợp.
- Hàng ngang4: Quan hệ: suy luận tương đồng theo dòng thời gian.
- Hàng dọc1: Quan hệ tương đồng theo dòng thời gian.
s Chỉ ra mối quan hệ trong lập luận ở hàng ngang 2? 
 Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại như Bà Trưng, Bà Triệu, chúng ta phải ghi nhớ.
s Chỉ ra mối quan hệ trong lập luận ở hàng ngang 3? 
 Đưa ra một nhận định chung: đồng bào ta xứng đáng , rồi dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể, để rồi cuối cùng kết luận mọi người đều có lòng yêu nước. 
s Chỉ ra mối quan hệ trong lập luận ở hàng ngang 4? 
 Từ truyền thống mà suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước. 
? Như vậy giữa bố cục và lập luận có mối quan hệ với nhua như thế nào?
GV: Chốt lại ghi nhớ sgk. 
 Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng.
 Giữa bố cục và lập luận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu có bố cục chặt chẽ thì lập luận cũng chặt chẽ và ngược lại.
* Ghi nhớ (Sgk/31).
HĐ2: Luyện tập.
II. Luyện tập. 
 HS: Đọc “Học cơ bản mới có thể thành tài”.
1.a.- Tư tưởng: Muốn thành tài phải học những điều cơ bản.
? Bài văn nêu lên tư tưởng gì? tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào?
- Tư tưởng đó thể hiện ở những luận điểm: 
+Ở đời  cho thành tài.
+Ai chịu khó  có tiền đồ.
+Chỉ có  cơ bản nhất.
? Tìm bố cục và cách lập luận?
b.- Bài văn có 2 phần.
 - Lập luận: nêu thực tế từ đó rút ra kết luận về nhiều mặt: cách học, cách dạy 
 4.Củng cố.
 ? Bài văn nghị luận có bố cục ntn? nội dung chủ yếu trong từng phần? 
 5. Dặn dò.
 -Nắm chắc mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
 -Tiếp tục luyện tập xác định phương pháp lập luận trong các văn bản nghị luận đã học.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. 
TUẦN 22 NS: 31/1/2012
Tiết 84 ND: 2/2/2012
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG
VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 Qua tiết học giúp HS nắm được.
 1. Kiến thức: Qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về khái niệm lập luận.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn nghị luận.
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào bài làm.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
GV: Giáo án, sgk,sgv, bảng phụ.
HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.	
 3. Bài mới.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1:Tìm hiểu lập luận trong đời sống.
s Lập luận là gì?
I. Lập luận trong đời sống.
GV: Treo bảng phụ có ghi vd1.
s Xác định bộ phận luận cứ, bộ phận kết luận thể hiện tư tưởng của người nói? 
HS: Thảo luận.
a.Quan hệ điều kiện- kết quả
b.Quan hệ: nhân quả. 
c.Quan hệ: nhân quả
Xác định luận cứ và kết luận. 
Luận cứ
-Hôm nay trời mưa
-Vì qua sách nhiều điều
- Trời nóng quá
Kết luận
 không đi chơi công viên nữa.
 em thích đọc sách.
 đi ăn kem đi.
s Giữa luận cứ và kết luận có mối quan hệ với nhau như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau được không? Vì sao? 
 Có thể thay đổi vị trí, vì như thế lập luận vẫn chặt chẽ, người đọc hiểu được.
 Luận cứ và kết luận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể thay đổi vị trí cho nhau.
HS: Đọc bài tập 2 trên bảng phụ.
2. Bổ sung luận cứ.
s Hãy bổ sung luận cứ cho các câu trên?
a) Em rất yêu trường em vì trường em đẹp.
GV: Gọi nhiều HS bổ sung luận cứ
 cho một kết luận
b) Nói dối rất có hại vì thế chúng ta không nên nói dối.
c)Mệt quá nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d)Trẻ em còn khờ dại nên  nghe lời cha mẹ.
e)Nước ta có nhiều cảnh đẹp  đi tham quan.
sEm có kết luận gì về việc đưa ra luận
 cứ các kết luận cách lập luận trong 
đời sống?
 Một kết luận có thể có nhiều luận cứ khác nhau.
 HS: Đọc bài tập 3.
3. Viết tiếp kết luận.
s Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau?
a) Ngồi mãi ở nhà  đi dạo đi.
b) Ngày mai đã thi rồi  hôm nay nên nghỉ các việc khác.
c) Nhiều bạn  làm cho cuộc họp hôm nay mất ý nghĩa.
GV: Chốt lại: Như vậy trong đời sống 
hàng ngày khi giao tiếp để người 
khác chấp nhận một kết luận nào đó 
đòi hỏi sự lập luận chặt chẽ..
e) Cậu này ham đá bóng  nên ngày nào cũng thấy có mặt ở sân.
II. Lập luận trong văn nghị luận.
 HS: Đọc các luận điểm 1.
? Em hãy so sánh các kết luận ở mục
 I2 với các luận điểm trên?
s Như vậy luận điểm trong văn nghị 
luận này có gì khác với luận điểm 
trong đời sống?
s Lập luận cho luận điểm: “Sách là 
người bạn lớn cho con người”. 
4Thật vậy, không có sách thì khó có 
thể học hỏi được nhiều điều trong 
cuộc sống. Sách là người bạn lớn giúp
 ta nâng cao kiến thức, mở rộng tầm
 hiểu biết. Thực tế các nhà khoa học
 lớn đã đọc, học sách rất nhiều.
1. So sánh luận điểm trong văn nghị luận với lời nói trong giao tiếp hàng ngày.
-I2: Lời nói trong giao tiếp hàng n

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan21-.doc