Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 3 đến 36 - Năm học 2008-2009

doc 78 trang Người đăng dothuong Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 3 đến 36 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 3 đến 36 - Năm học 2008-2009
	 Ngày soạn: 	 
	Ngày dạy: 	
Tiết 3 	Từ ghép
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức
Giúp học sinh nắm được: cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
2. Về kĩ năng:
	- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt (đặc điểm về nghĩa, quan hệ về nghĩa  của từ ghép )
	- Biết phân biệt và sử dụng các loại từ ghép trong ngữ cảnh cụ thể.
3. Thái độ
b. chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò 
- Sách giáo khoa, từ điển
c. tổ chức các hoạt động dạy học
* ổn định lớp
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (SGK, vở ghi, vở BT)
Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại khái niệm từ ghép ở lớp 6
	(Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa).
* Giới thiệu bài mới
* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Em hãy nhận xét về cấu tạo
của các từ ghép trên.	 	
? Trong các từ ghép trên tiếng	 
nào là chính, tiếng nào là phụ. 
? So sánh nghĩa của bà với bà ngoại, thơm với thơm phức hoa
với hoa dạ hương.
?Vậy, tiếng phụ có tác dụng gì với tiếng chính.
? Nhận xét về vị trí của tiếng chính, phụ trong từ ghép chính phụ.
? So sánh các từ ghép sau: Quần áo, trầm bổng với các từ ghép chính phụ ở trên để rút ra sự giống và khác nhau.
? Từ phân tích trên em hãy rút ra các loại từ ghép ? Đặc điểm của từng loại.
? Dựa vào sự so sánh ở phần I em hãy rút ra nghĩa của từ ghép chính phụ.
? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần hoặc áo.
? Vậy nghĩa của từ ghép đẳng lập có gì khác với nghĩa của từ chính phụ.
? Bài học này chúng ta ghi nhớ điều gì.
I. Từ ghép
1. Từ ghép chính phụ
(Giáo viên dùng đèn chiếu các từ ghép: Bà ngoại, thơm phức, hoa dạ hương)
® Cấu tạo:
 Bà ngoại, thơm phức: gồm 2 tiếng 
 Dạ hương: gồm 3 tiếng 
® Bà, thơm, hoa là tiếng chính 
 Ngoại, phức, dạ hương là tiếng phụ. 
® Nghĩa của bà ngoại, thơm phức, hoa dạ hương so với một mình tiếng chính thì cụ thể hơn, rõ nghĩa hơn.
® Có tác dụng bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
® Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau (trật tự này khó có thể đảo ngược)
2. Từ ghép đẳng lập
® Giống : Đều gồm nhiều tiếng.
 Khác: - Từ quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, phụ mà giữa chúng có quan hệ bình đẳng ngang hàng nhau về ngữ pháp.
 - Có thể đảo vị trí giữa chúng
® Ghi nhớ 1: Từ ghép có 2 loại : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, phụ).
II. Nghĩa của từ ghép :
1. Nghĩa của từ ghép chính phụ : 
® Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập : 
® Nghĩa của từ quần áo chung hơn, khái quát hơn nghĩa của từng tiếng quần hoặc áo.
® Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa: Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
® Học sinh đọc lại ghi nhớ Sgk trang 14.
* Bài tập:
1. Các từ ghép được phân loại như sau:
	- Từ ghép chính phụ: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
	- Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
2. Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ
	Bút	 chì	 ăn	 cơm
	 mực	 tiền
	Thước	 kẻ	Trắng	 xoá
	 đo độ	 lốp
	Mưa	 rào	Vui	 lắm
	 phùn	 quá
Làm	 ruộng	Nhát	 dao
	 nhà	 gừng
3. Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập	 
	Núi	 non	Mặt	 mũi
	 sông	 mày
	Ham	 muốn	Học	 học
	 thích	 hành
	Xinh	 đẹp	Tươi	 trẻ
	 tươi	 đẹp
4. Có thể nói một cuốn sách một cuốn vở, vì sách vở là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được.
	Còn không thể nói một cuốn sách vở vì sách vở là từ ghép đẳng lập khái quát chỉ chung cả loại.
5. 	a. Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng vì hoa hồng là tên gọi của một loài hoa.
	b. Bạn Nam nói đúng vì áo dài là tên gọi của một loại áo nên nó có thể dài hoặc ngắn.
	c. Cà chua cũng là tên của một loại quả nên nó có thể chua hoặc ngọt vì vậy có thể nói "quả cà chua này chua quá" được.
	d. Cá vàng là tên của một loại cá cảnh để chơi (có thể có màu vàng, đỏ, đen) Như vậy không phải mọi loại cá có màu vàng đều là cá vàng.
6. Các từ mát tay, nóng lòng là từ ghép chính phụ nên nghĩa của chúng hẹp hơn, cụ thể hơn so với nghĩa của từng tiếng tạo nên nó.
	Còn các từ gang thép, tay chân, là từ ghép đẳng lập nên nghĩa của chúng hợp hơn, khái quát hơn so với nghĩa của từng tiếng tạo nên nó.
7. Phân tích cấu tạo của những từ ghép có 3 tiếng: Máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem.
 Máy hơi nước	 than tổ ong	 bánh đa nem
d. đánh giá điều chỉnh kiến thức 
Ngày soạn: 	
 Ngày dạy: 	
Tiết 4	 Liên kết trong văn bản
A/ Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh:
	- Hiểu được sự cần thiết phải đảm bảo tính liên kết trong văn bản khi giao tiếp (liên kết ở 2 mặt: hình thức ngôn từ và nội dung ý nghĩa)
	- Bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
B/ Tổ chức các hoạt động dạy học
* ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ:
	Đọc học hai văn bản: Cổng trường mở ra và Mẹ tôi, em có hiểu được nội dung của chúng không ? (HS trả lời)
* Bài mới:
	- GV giới thiệu: Sở dĩ học hai văn bản Cổng trường và Mẹ tôi chúng ta hiểu được nội dung ý nghĩa vì ở hai văn bản này đã có tính liên kết rất chặt chẽ. Vậy liên kết trong văn bản là gì ? Những phương tiện gì dùng để liên kết văn bản. Ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.	 	(GV ghi đầu bài lên bảng)
Công việc của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nếu bố Enricô chỉ viết mấy câu như trong đoạn văn Omuca sgk trang 17 thì Enricô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa.
? Vì sao Enricô chưa hiểu ý bố nói.
? Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì.
? Vậy liên kết có vai trò gì trong văn bản.
? Đoạn văn do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu.
? Muốn đoạn văn hiểu được thì phải làm thế nào.
 GV: Nhưng chỉ có sự liên kết về nội dung ý nghĩa thì đã đủ chưa. Ta xét VD 2b Sgk trang 18.
? So với đoạn văn trong văn bản gốc “Cổng trường mở ra” Sgk trang 5 thì đoạn văn nào có sự liên kết ? Đoạn văn nào không ? Vì sao.
? Tại sao chỉ thiếu và nhầm có hai cụm từ mà đoạn văn trở nên rời rạc.
? Như vậy muốn để văn bản có tính liên kết, phải có điều kiện phương tiện gì.
1. Tính liên kết của văn bản
( GV gọi học sinh đọc các mục a,b,c sgk trang 17)
® Enricô chưa hiểu được điều bố nói.
® Vì trong đoạn văn giữa các câu chưa có sự liên kết, ý còn lộn xộn, không rõ ràng , khó tiếp nhận.
(Gv: Như vậy ngoài việc viết chưa đúng ngữ pháp, ngoài những câu văn nội dung chưa thật rõ ràng thì giữa các câu nếu như chưa có sự liên kết chúng ta vẫn không thể hiểu nội dung của chúng)
® Liên kết
® Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa dễ hiểu.
 (Ghi nhớ 1)
2. Phương tiện liên kết trong văn bản. (hs đọc kĩ lại đoạn văn ở phần 1)
® Do thiếu sự liên kết về nội dung, đoạn văn còn dời rạc, chưa gắn bó với nhau.
® Phải làm cho nội dung các cấu thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau bắng cách sửa lại đoạn văn như phần đầu bức thư đã học ở tiết 2 Sgk. Tr 10.
(Gv: Như vậy liên kết trong văn bản trước hết là sự liên kết về phương diện nội dung ý nghĩa
® Học sinh đọc.
® Đoạn văn trong văn bản gốc có sự liên kết- còn đoạn văn ở mục 2b Sgk trang 18 không có sự liên kết vì đoạn văn này trích thiếu cụm từ “Còn bây giờ” và chép nhầm chữ “con” thành “đứa trẻ”
® Vì hai cụm từ này có tác dụng làm cho đoạn văn liền mạch.
(Gv: Như vậy bên cạnh sự liên kết nội dung ý nghĩa, văn bản cần có sự liên kết về phương diện, hình thức ngôn ngữ).
® Ghi nhớ 2: Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối các câu các đoạn đó bằng những phương tiện liên kết phù hợp.
* Bài tập
1. Đoạn văn được sắp xếp lại theo thứ tự sau:
	Câu 1	4 - 2	 5	3
2. Đoạn văn chưa có tính liên kết vì các câu không có quan hệ với nhau về nội dung
3. Thứ tự điền các từ như sau:bà bà  cháu bà  bà. cháu bà. Thế là
4. Hai câu văn này có vẻ rời rạc. Câu (1) nói về mẹ, câu (2) nói về con, chúng ta lưu ý câu (3) tiếp theo “Mẹ sẽ đưa con đi đến trường.” đã liên kết mẹ và con trong hai câu trên thành một thể thống nhất do vậy không cần sửa
5. Chỉ có trăm đốt tre đẹp thì chưa thể có cây tre trăm đốt mà phải: nhờ phép thần của bụt mà tre mới nối kết các đốt và thành cây tre thần kì. Tương tự muốn có một văn bản hoàn chỉnh, trọn vẹn thì không thể không có tính liên kết.
c/ đánh giá điều chỉnh kiến thức
Dặn dò: - Học thuộc bài cũ; - Chuẩn bị bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”	
 Ngày soạn: 	
 Ngày dạy: 	
Tiết 5-6	Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Giúp hs
	Cảm nhận được những tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được những đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh cha mẹ li dị.
	Thông cảm chia sẻ với những người không may rơi vào hoàn cảnh éo le đáng thương. Vấn đề quyền trẻ em được hưởng hạnh phúc gia đình, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái.
	Nghệ thuật kể chuyện nhỏ nhẹ, tự nhiên, xen nhiều đối thoại chân thật cảm động.
2. Rèn luyện kể chuyện ở ngôi thứ nhất, kỹ năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.
b/ Tiến hành giờ học
* Kiểm tra bài cũ:
	Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ qua hai văn bản "Cổng trường mở ra" và "Mẹ tôi" ?.
* Bài mới
Công việc của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Theo em văn bản này được viết theo thể loại nào.
? Xác định ngôi kể và nhân vật chính trong truyện.
? Hãy tóm tắt các chi tiết chính trong truyện.
? Tình cảm hai anh em trước khi bố mẹ chia tay được miêu tả qua những chi tiết nào.
? Em thấy Thuỷ là người như thế nào.
? Thành đối với Thuỷ như thế nào.
? Từ những chi tiết trên, em nhận xét gì về tình cảm hai anh em Thành và Thuỷ.
? Khi bố mẹ chia tay, tình cảm hai anh em phát triển như thế nào? Cụ thể.
? Tình cảm ấy gợi cho người đọc điều gì.
? Trong truyện có mấy cuộc chia tay.
? Tại sao tác giả lại lấy tên truyện là "Cuộc chia tay của những con búp bê".
? Trước những cuộc chia tay ấy tâm trạng hai anh em thể hiện như thế nào.
? Tại sao hai anh em rất sợ phải chia đồ chơi.
? Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia hai con búp bê có gì mâu thuẫn.
? Theo em có cách nào giải quyết mâu thuẫn đó không.
? Thuỷ đã lựa chọn cách nào.
? Chi tiết này có ý nghĩa gì.
? Tìm các chi tiết thể hiện cuộc chia tay của Thuỷ với cô giáo và các bạn lớp 4B.
? Sau cuộc chia tay này Thuỷ, Thành chịu những hậu quả gì.
? Giây phút cuối cùng cuộc chia tay của Thành và Thuỷ diễn ra như thế.
? Cảnh vật - cuộc sống buổi sáng hai anh em Thành - Thuỷ chia tay như thế nào.
? Qua đó Khánh Hoài muốn nhắc khẽ điều gì. 
? Theo em truyện có giá trị và ý nghĩa gì.
Cảm nhận của em về chi tiết cảm động nhất trong truyện ?
I. Đọc tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: Giọng trầm lắng xúc động
2. Thể loại:
® Tự sự - kể chuyện xen miêu tả (kể chuyện là chủ yếu.
3. Ngôi kể - nhân vật chính
® Ngôi kể thứ nhất
Nhân vật chính: Hai anh em Thành - Thuỷ 
4. Tóm tắt chi tiết chính
® - Tình cảm của hai anh em Thành Thuỷ trước khi bố mẹ li dị.
 - Tâm trạng hai anh em trước những cuộc chia tay.
 - Lời nhắn gửi của tác giả.
II. Phân tích văn bản
1. Tình cảm hai anh em
® Thuỷ Mang kim ra sân vận động vá áo 
 cho anh.
 Chăm lo giấc ngủ cho anh.
 Nhường anh con vệ sĩ . 
® Là em bé rất nhân hậu, giàu tình thương, luôn quan tâm săn sóc đến anh trai.
® Thành Giúp em học.
 Chiều nào cũng đón em đi học về
 Trò chuyện vui vẻ với em.
 ® Hai anh em rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau.
® Khi bố mẹ chia tay tình cảm hai anh em càng phát triển mạnh mẽ hơn:
- Thuỷ khóc thì Thành cũng đau khổ.
- Thành đau khổ ra vườn ngồi, Thuỷ cũng ra ngồi cùng anh ...
® Lòng trắc ẩn, thương xót, bực tức, trách sự vô trách nhiệm và ích kỉ của cha mẹ chúng.
2. Tâm trạng hai anh em Thành - Thuỷ trước những cuộc chia tay.
® Có nhiều cuộc chia tay:
- Cuộc chia tay giữa bố và mẹ (đóng vai trò đầu mối).
- Cuộc chia tay các đồ chơi.
- Cuộc chia tay giữa cô giáo, các bạn với Thuỷ.
- Cuộc chia tay giữa hai anh em.
 ® Những con búp bê chia tay là con người phải chia tay -> Làm tăng nỗi đau xót và sự vô lý của cuộc chia tay này.
- Gợi ra tình huống để người đọc theo dõi, đồng thời thể hiện ý đồ tư tưởng người viết.
® Buồn bã, đau khổ và cảm thấy cô đơn vô cùng.
 Thuỷ: Kinh hoàng sợ hãi, đau đớn và run lên bần bật, nức nở suốt đêm.
 Thành: Cố nén nhưng nước mắt vẫn tuôn trào.
® Vì chia đồ chơi nghĩa là anh em chúng phải xa nhau, xa nhau mãi mãi.
® Một mặt Thuỷ giận dữ không muốn chia rẽ hai con búp bê. Mặt khác Thuỷ lại thương Thành, đêm đêm không có con vệ sĩ gác ....
® Chỉ có cách gia đìng Thuỷ đoàn tụ (nhưng không thể có).
® Để lại con Em nhỏ bên cạnh con vệ sĩ để chúng không xa nhau.
® ý nghĩa sâu sắc gợi lên cho người đọc sự thương cảm day dứt, và sự vô lý của cuộc chia tay này.
®- Thuỷ cô đơn "Nép vào gốc cây, cắn chặt môi, im lặng, mắt đăm đăm nhìn khắp sân trường". Thuỷ đau khổ bật khóc thút thít ....
- Cô giáo: "sửng sốt" ôm chặt lấy em -> tái mặt.
- Cả lớp khóc to.
® Xa bố, xa anh - không được đi học (Thuỷ). Thành: xa mẹ, xa em.
(Gv bình: cha mẹ bỏ nhau, anh em li tán, con cái đứa thì phải xa bố, đứa thì phải xa mẹ. Đối với Thuỷ em còn nỗi đau buồn tê tái hơn. Em phải bỏ học giữa trang đời tuổi thơ. Thuỷ khóc, bạn bè, cô giáo khóc. Những dòng nước mắt ấy đã thể hiện một cách sâu sắc chân thực, cảm động về nỗi đau buồn của em thơ trước cảnh gia đình tan vỡ - bố mẹ bỏ nhau)
® Diễn ra thật xúc động
Thuỷ: Hôn gấp gáp con vệ sĩ - khóc nức lên, nắm tay anh trai dặn dò.
Thành: khóc nấc lên, nhìn theo bóng dáng em, mếu máo. "đứng như chân chân xuống đất". Đó là tâm trạng của một em bé như mất hồn, cô đơn và bơ vơ không kể xiết.
(Gv: Nỗi đau khổ của Thành và Thuỷ trước bi kịch gia đình đã được Khánh Hoài thể hiện qua nhiều chi tiết xúc động, trang văn chứa chan tình nhân đạo).
3. Cảnh vật - cuộc sống- ý nghĩa
® Diễn ra bình thường
Cảnh vật đẹp, hoa vẫn nở, cuộc sống vẫn sôi động, vui vẻ diễn ra - chim vẫn hót, nắng vẫn vàng ươm - người vẫn đi lại bình thường cười nói ríu ran. Vậy mà Thành - Thuỷ phải xa nhau, xa nhau mãi mãi.
® Mỗi người hãy lắng nghe và chú ý nnhững gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại - không nên sống dưng dưng vô tình...
III. Tổng kết - ghi nhớ
® "Cuộc chia tay của những con búp bê" là một truyện ngắn có các tình tiết cảm động, kết đọng bao tình thương. Thành và Thuỷ là hai em nhỏ rất đáng yêu và đáng thương.
 Tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình là vô cùng quý giá thiêng liêng, mỗi ngưỡi, mỗi thành viên phải biết vun đắp, giữ gìn những tình cảm trong sáng thân thiết ấy.
IV. Luyện tập
® Tuỳ theo cảm nhận của từng học sinh.
c/ đánh giá điều chỉnh kiến thức
Dặn dò:	- Học thuộc bài cũ.
	- Soạn bài: Bố cục văn bản sgk trang 28.
Ngày soạn:	2008
Ngày dạy: 	2008
Tiết 7	Bố cục trong văn bản
a/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh
	- Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản.
	- Bước đầu hiểu thế nào là một bố cục rành mạch hợp lí.
2. Kĩ năng: Có ý thức xây dựng bố ccụ khi viết văn bản
b/ Tiến trình lên lớp
* Kiểm tra bài cũ
	Tính liên kết là gì ? Làm thế nào để văn bản có tính liên kết ?
* Bài mới
Công việc của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Muốn viết một lá đơn để xin nhập đội TNTPHCM thì những nội dung trong đơn ấy có cần được sắp xếp theo một trật tự không.
? Giáo viên đưa thêm sơ đồ chiến thuật bóng đá 3-5-2
 T
2
 7 
1
9
 4 
3
 5 
10
 6 
 8
? Sự sắp đặt như trên gọi là bố cục. Vậy bố cục là gì.
? Vì sao khi xây dựng văn bản lại phải quan tâm đến bố cục. 
? Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa.
? Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào.
? Việc sắp xếp văn bản mà không hợp lí về bố cục sẽ có hạn chế gì.
? Theo em cần sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên như thế nào.
? Vậy bố cục của văn bản phải đạt những yêu cầu cơ bản nào.
So sánh bố cục của bài văn miêu tả và tự sự thấy có gì giống và khác nhau ?
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản
1. Bố cục trong văn bản
® Phải trình bày theo một trật tự (họ tên, quê quán, lớp, lý do vào Đội TNTP - lời hứa ....), không thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
® Hs nhìn sơ đồ nhận xét
Một văn bản cũng cần phải sắp sếp các phần
 các đoạn theo một trình tự rành mạch hợp lý.
® Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần đoạn, các ý tứ ,muốn biểu biểu đạt một trình tự trước sau rành mạch và hợp lý. 
 ® Quan tâm tới bố cục để khi viết không bị lệch lạc, người đọc dễ tiếp nhận nội dung của văn bản. 
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
(HS đọc mục 1,2 phần (2) sgk trang 19)
 ® Đã có bố cục (2 phần).
® Bố cục chưa rõ ràng rành mạch các câu văn trong mỗi đoạn chưa tập trung quanh một ý thống nhất, ý giữa đoạn này với đoạn kia chưa phân biệt được với nhau.
® Người đọc khó tiếp nhận, khó hiểu nội dung của văn bản, ý nghĩa của chuyện không được nổi bật.
® Theo một trình tự hợp lí.
® Nội dung từng phần, đoạn phải thống nhất chặt chẽ với nhau đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
 Trình tự xếp đặt các phần, đoạn phải giúp cho văn bản đạt được mục đích giao tiếp.
 (Ghi nhớ sgk) 
II. Các phần của bố cục
 Mở bài
® Giống: Đều gồm ba phần Thân bài
 Kết bài
 Khác: Nhiệm vụ của từng phần cụ thể:
- ở văn bản tự sự:
 + Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
 + Thân bài: Diễn biến và phát triển của sự việc, câu chuyện,
 + Kết bài: Kết thúc câu chuyện
- ở văn miêu tả:
 + Mở bài: Tả khái quát
 + Thân bài: Tả cụ thể
 + Kết bài: Cảm xúc sâu sắc nhất
(Gv: Như vậy kiểu văn bản nào cũng phải tuân thủ bố cục 3 phần và mỗi phần đều có nhiệm vụ cụ thể rõ ràng).
 Lưu ý: Có những văn bản không tuân theo bố cục 3 phần VD: Bức điện, thông báo ..
 (ghi nhớ sgk) 
* Luyện tập:
1. Ví dụ bài văn miêu tả buổi lễ khai giảng có thể sắp xếp như sau:
	- Diễu hành
	- Chào cờ
	- Tuyên bố lí do
	- Diễn văn khai mạc 
	- Lời phát biểu của đại biểu 
2. Bố cục của chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”
	- Mẹ bắt hai anh em phải chia đồ chơi.
	- Hai anh em Thành - Thuỷ rất thương yêu nhau.
	- Chuyện về hai con búp bê.
	- Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn.
	- Hai anh em phải chia tay.
	- Thuỷ đã để hai con búp bê lại cho anh.
3. Về nhà làm
C. Đánh giá, điều chỉnh kiến thức	
Dặn dò: - Học bài cũ - làm bài tập 3
	 - Soạn bài: Mạch lạc trong văn bản. 
Ngày soạn:	 
Ngày dạy: 	 
Tiết 8 	 Mạch lạc trong văn bản
a/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
 	Thấy rõ hơn vai trò của bố cục và mạch lạc trong văn bản
2. Kĩ năng:
	- Biết xây dựng bố cục khi viết văn bản
	- Tập viết văn có mạch lạc.
b/ Tiến hành lên lớp
* Kiểm tra bài cũ:
	- Bố cụ văn bản là gì ? Bố cục của văn bản thường gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
	- Khi xây dựng bố cục của văn bản phải đạt những yêu cầu gì ?
* Bài mới
Công việc của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Em thử cắt nghĩa hai chữ mạch lạc.
? ở mục (a) mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì.
? Vậy mạch lạc trong văn bản là gì.
? Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” gồm mấy đoạn văn.
? Các đoạn văn trong văn bản có hướng về một chủ đề không ? Đó là chủ đề nào.
? Vậy muốn văn bản có tính mạch lạc thì cần phải có điều kiện gì.
? Em có nhận xét gì về trình tự của các phần, các đoạn trong văn bản “Cuộc chia tay  búp bê".
? Điều kiện thứ hai để văn bản có tính mạch lạc là gì.
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản
1. Mạch lạc trong văn bản
® Mạch lạc,: Trình bày rõ ràng
® Có cả 3 tính chất ở mục a là:
- Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.
- Thông suốt, liên tục không đứt đoạn.
® Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối của các câu, các ý, các đoạn theo một trình tự hợp lý.
2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc (Đọc mục a)
® Gồm nhiều đoạn văn
® Tất cả đều hướng về chủ đề chung: Sự chia tay.
® Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu

Tài liệu đính kèm:

  • docCop NV7.doc