Ngày soạn: 1/10/2016 Ngày dạy:10/10/2016-15/10/2016 TUẦN 8 TIẾT 29 Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tt) I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. - Cách chữa các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. 2.Kĩ năng: - Cách chữa - Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. -Dùng từ chính xác , tránh lỗi về nghĩa của từ - Ra quyết định :Nhận ra và lựa chọn cách sửa các lỗi dùng từ thường gặp. - Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng việt. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh dùng từ đúng nghĩa 4/ Xác định nội dung trọng tâm của bài: - Nhận ra được các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.Biết cách chữa các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa 5/ Năng lực cần phát triển -Năng lực chung: Tự học , giải quyết vấn đề, tư duy,tự giác -Năng lực chuyên biệt: Vận dụng kiến thức vào làm được các bài tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1/ Giáo viên- Nội dung bài dạy 2/ HS- chuẩn bị nội dung bài học III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số 2.Kiểm tra bài cũ: Khi nói viết chúng ta thường mắc những lỗi gì về dùng từ ? Cho ví dụ ? Nêu nguyên nhân mắc lỗi và hướng khắc phục 3.Bài mới: tiết học trước ta đã tìm hiểu về lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn các từ gần âm. Tiết học này ta sẽ tìm hiểu lỗi nghĩa của từ ? Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức .Hoạt động I: Dùng từ không đúng nghĩa GV hệ thống lại 2 loại lỗi dùng từ ở tiết trước để học sinh dễ tiếp thu tiết học mới về sai nghĩa khi dùng từ Lỗi lặp từ và Lộn xộn các từ gần âm * Gọi HS đọc ví dụ a/SGK / 75 - Hãy giải nghĩa từ “yếu điểm” với nghĩa này từ yếu điểm có thích hợp với câu trên không ? - Em thay bằng từ nào cho phù hợp ? Nghĩa của từ ấy là gì ? Em hãy đọc lên và nêu nhận xét ý nghĩa của cả câu ? * HS đọc lại ví dụ b/SGK . đề bạt nghĩa là gì ? Với nghĩa này từ “Đề bạt “ có phù hợp với nội dung ý nghĩa câu trên không ? Em thay bằng từ nào ? Từ đó nghỉa là gì ? HS đọc lại ví dụ b và nhận xét ý nghĩa của cả câu sau khi đã sửa ? * Đọc lại ví dụ c/ SGK cho biết nghĩa của từ chúng thực ? Với nghĩa này từ chứng thực dùng trong câu có phù hợp không ? Em nên thay bằng từ gì ? Nghĩa từ ấy là gì ? + Đọc lại cả câu c và nhận xét ? + Qua ba ví dụ trên theo em nguyên nhân mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa là gì ? + Từ những nguyên nhân trên em khắc phục bằng cách nào ? Lưu ý : Cần tránh dùng từ không đúng nghĩa khi viết tập làm văn ? Hoạt động II: Luyện tập - Học sinh đọc bài tập 1 Học sinh thảo luận nhóm Làm bảng phụ – GV nhận xét . Bài 2,3 : Học sinh về nhà làm - Giáo viên đọc đọan – học sinh viết chính tả . 2 em trao đổi bài cho nhau – sửa lỗi . I.Dùng từ không đúng nghĩa 1. Ví dụ : SGK * Từ dùng chưa đúng - Yếu điểm =>Điểm quan trọng. - Nhược điểm => Hạn chế ,yếu kém. - Đề bạt =>Cử giữ chức vụ cao. - Bầu => Bỏ phiếu hoặc biểu quyết. - Chứng thực =>Xác nhận là đúng - Chứng kiến => Nhìn thấy 2.Nguyên nhân mắc lỗi : Không biết nghĩa của từ . Hiểu sai nghĩa của từ 3. Hướng khắc phục : - Nếu không hiểu nghĩa của từ thì chưa nên dùng . - Tra từ điển II. Luyện tập Bài 1 : Chọn các kết hợp từ đúng - Bản (tuyên ngôn) ;(tương lai) xán lạn ; bôn ba (hải ngoại) (bức tranh) thuỷ mạc , (nói năng) tuỳ tiện Bài 2: Điền từ a. Khinh khỉnh b. Khẩn trương c. Băn khoăn Bài 3 : Sửa lại bằmg dùng đúng nghĩa a. Tống = tung b. Thực thà = thành khẩn, bao biện = ngụy biện c. Tinh tú – tinh túy Bài 4: Viết chính tả IV/ Câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá năng lực học sinh-c ủng cố dặn dò Câu 1 : Chọn đáp án đúng a/ Trong lúc đó, công an đang áp đảo bọn bắt cóc về tù. b/ Trong lúc đó, công an đang áp giải bọn bắt cóc về tù. a/ Trong lúc đó, công an đang áp đặt bọn bắt cóc về tù. Chọn : b Câu 2 : Câu dưới đây sai hay đúng ? a/Tôi luôn ảo giác mình sẽ trúng số. Sai vì từ ảo giác :là cảm giác sai lầm của thị giác. Sửa lại : Tôi luôn có ảo tưởng mình sẽ trúng vé số. - Dặn dò : - Học toàn bộ nội dung 2 tiết học Lập bảng phân biệt các từ dùng sai , dùng đúng. - Học phần bài học trong vở ghi Ngày soạn: 1/10/2016 Ngày dạy:10/10/2016-15/10/2016 TUẦN8 Tiết 30 Tiếng Việt: DANH TỪ I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khái niệm danh từ - Nghĩa khái quát của danh từ. - Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp kết hợp , chức vụ ngữ pháp ). - Các loại danh từ 2. Kĩ năng: - Nhận biết danh từ trong văn bản. - Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật - Sử dụng danh từ để đặt câu. 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức dùng chính xác danh từ, tình cảm yêu quý Tiếng 4/ Xác định nội dung trọng tâm của bài: - Nắm được các đặc điểm của danh từ -Nắm được các tiểu loại của danh từ :danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật 5/ Năng lực cần phát triển -Năng lực chung: Tự học , giải quyết vấn đề, tư duy,tự giác -Năng lực chuyên biệt: Vận dụng kiến thức vào làm được các bài tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan 2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà III / TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số 2.Kiểm tra bài cũ: Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học cho Thầy biết Thế nào là danh từ? cho ví dụ ? 3.Bài mới: Danh từ là một trong những từ loại đóng vai trò quan trọng trong câu. Vậy danh từ là gì? Gồm mấy loại lớn? Chức năng của nó trong câu như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức .Hoạt động I: Đặc điểm của danh từ - Cho HS nhắc lại những hiểu biết của em về danh từ đã học ở bậc tiểu học? + HS xác định danh từ trong cụm danh từ (ba con trâu ấy)? Trong cụm danh từ ấy đâu là danh từ trung tâm? Những từ đứng trước và sau danh từ trung tâm ấy là từ nào? + Ngoài các danh từ trong cụm ấy trong câu còn có danh từ nào? => Vậy theo em danh từ biểu thị những gì? + Ý nghĩa khái quát của danh từ là gì? + Phía trước danh từ “con trâu” là từ nào? + Từ “ba” có ý nghĩa gì? Sau DT “con trâu” thường có những từ nào? chúng mang những ý nghĩa gì? + Vậy em có nhận xét gì về khã năng kết hợp của danh từ? + Hãy đặt 1 câu hỏi có DT làm chủ ngữ, 1 câu có DT làm vị ngữ + Dựa vào câu phân tích em có nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp trong câu của danh từ? khi DT làm vị ngữ trong câu có những điều kiện gì? => Qua phân tích em cần ghi nhớ những gì về đặc điễm của danh từ? - HS đọc to ghi nhớ SGK Hoạt động II: Phân loại danh từ - HS đọc yêu cầu 1 của phần II (SGK) + Phân biệt về nghĩa của từ: con, viên, thúng, tạ so với các danh từ đứng sau: trâu, quan, gạo, thóc. DT chia làm mấy loại lớn? Đó là những loại nào? - GV ghi VD ở bảng phụ: VD: cân, tạ, mét - Thúng, nắm + Trong những danh từ chỉ đơn vị trên nhóm nào chỉ đơn vị chính xác? Nhóm nào chỉ đơn vị ước chừng? GV chốt: Dt chỉ đơn vị chính xác và ước chừng gọi là đơn vị quy ước + Hãy lấy VD về DT đơn vị tự nhiên + Nhắc lại DT chỉ sự vật? Cho VD? + Phân loại DT cần ghi nhớ những gì? đọc ghi nhớ SGK Hoạt động III: Luyện tập Bài 1: Liệt kê 1 số DT chỉ sự vật mà em biết? Đặt câu với 1 trong các DT ấy Bài 2Liệt kê các loại từ Bài 3 Liệt kê các DT + chỉ đơn vị quy ước chính xác: I. Đặc điểm của danh từ 1. VD: SGK Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao ba con trâu ấy để thành chín con Nhận xét Ba con trâu ấy Số từ danh từ chỉ từ - DT trung tâm con trâu - Vua: danh từ chỉ người. - Gạo, nếp, thúng: danh từ chỉ sự vật. - Mưa, nắng: danh từ chỉ hiện tượng. - Độc lập tự do: danh từ chỉ khái niệm. =>DT là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm - Khả năng kết hợp: DT kết hợp với từ chỉ số lượng trước nó (những, ba, bốn, vài ) các từ (này, nọ, đó, kia, ấy ) ở phía sau và 1 số từ từ ngữ khác để lập thành cụm DT VD: Những học sinh ấy + Làng tôi/ rất đẹp. CN VN + Ba tôi / là nông dân. CN là +VN - Chức vụ ngữ pháp trong câu + Chức vụ điển hình của danh từ là làm chủ ngữ - Khi làm Vị ngữ cần có từ là đứng trước 2. Ghi nhớ SGK II. Phân loại danh từ: 2 loại lớn - Trâu , quan, gạo, thóc. à Danh từ chỉ sự vật, đứng sau. - Con, viên, quan, thúng, tạ. à danh từ chỉ đơn đơn vị, đứng trước. - Thúng, tạ à danh từ chỉ đơn vị quy ước. - “ba thúng gạo rất đầy” =>Danh từ chỉ đơn vị ước chừng. - “Sáu tạ thóc”=>Danh từ chỉ đơn vị chính xác. * Ghi nhớ SGK II. Luyện tập Bài 1: liệt kê 1 số DT chỉ sự vật mà em biết? Đặt câu với 1 trong các DT ấy Lợn, gà, nhà, cửa, bàn, chó, mèo VD: con mèo nhà em rất đẹp Bài 2. Liệt kê các loại từ a) Thường đứng trước DT chỉ Người ngài, viên, người, , ông bà, chú bác, b) Thường đứng trước DT chỉ đồ vật: Quyển, quả, pho, tờ, chiếc Bài 3. Liệt kê các DT + chỉ đơn vị quy ước chính xác: VD: tạ, tấn, km + Chỉ đv quy ước ước chừng: bó, vốc, gàng IV/ Câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá năng lực học sinh-c ủng cố dặn dò Câu 1 : -Nhắc lại danh từ là gì ?Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. - Có mấy loại danh từ ? Có 2 loại –Danh từ chỉ đơn vị - Danh từ chỉ sự vật Câu 2 Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là : a/ Chủ ngữ, b/ vị ngữ, c/ trạng ngữ Chọn đáp án : a Câu 3/ - Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu. Ví dụ : Mẹ tôi luôn thương yêu tôi. Dặn dò : - Thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả. - Học bài SGK. Làm BT 4 + 5. Chuẩn bị bài '' Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự'' Ngày soạn: 1/10/2016 Ngày dạy:10/10/2016-15/10/2016 TUẦN8 Tiết 33: Tập làm văn: NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I/ Mục tiêu: - Hiểu được đặc điểm ,ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn tự sự (Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba). - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự. 1. Kiến thức: - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. - Sự khác nhau của ngôi kể thứ 3 và ngôi kể thứ nhất. - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể 2. Kĩ năng: - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. -Vận dụng ngôi kể vào đọc -hiểu văn bản tự sự. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức sử dụng ngôi kể đúng mục đích. 4/ Xác định nội dung trọng tâm của bài : - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể, Biết lựa chọn ngôi kể thích hợp trong văn tự sự. 5/ Năng lực cần phát triển -Năng lực chung: Tự học , giải quyết vấn đề, tư duy,tự giác -Năng lực chuyên biệt: Vận dụng các bài đã học biết kể lại được câu chuyện. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: Soạn bài, tìm tài liệu liên quan 2. Học sinh: Soạn bài, tìm ý chính để kể. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: Khi kể chuyện, người kể đứng ở những ngôi nào? Vì sao? Có khi người kể xưng “tôi”, có khi không? Khi xưng “Tôi” tác giả và người kể có phải là một không? Khi kể chuyện, tác giả nên chọn ngôi kể như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự GV giảng giải cho HS trước hết ngôi kể là gì? (Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Khi người kể xưng tôi thì đó là ngôi thứ nhất. Khi người kể giấu mình gọi sự vật bằng tên của chúng thì đó là ngôi thứ 3) + Vậy trong văn tự sự, có mấy ngôi kể? Đó là ngôi kể gì? Khi ấy, tác giả ở đâu Với cách kể như đoạn 1 thì đó là ngôi kể thứ ba * HS đọc đoạn 2 + Người kể trong đoạn văn này có phải là Tô Hoài không? Nhân vật kể tự xưng mình là gì? Gạch dưới các từ xưng hô ấy? + Khi xưng hô như vậy người kể có thể làm những gì? + Nếu chọn ngôi kể thứ 3, người kể có khả năng làm được những gì? Vì sao? + Vậy ngôi kể thứ nhất trong văn bản tự sự là gì ? Quan sát 2 đoạn văn 1 + 2 + Đoạn 2 “Tôi“ có phải là chính tác giả hay không? Vì sao em biết? + Cách chọn ngôi kể này có ưu - nhược điểm gì? Có thể thay đổi ngôi kể được không ? VD: (Thay Dế Mèn bằng Dế Trũi Thay ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 bằng ngôi kể thứ nhất? ) Ngôi kể thứ 3 có ưu - ngược điểm gì? + Vậy bài học hôm nay cần nhớ những gì? HS đọc to phần ghi nhớ Hoạt động II: Luyện tập HS nêu yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn HS cách làm bài. Sau đó, nhận xét, sửa chữa, bổ sung I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 1. Các ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự a) Ngôi kể là gì? Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sự dụng khi kể chuyện b) Các ngôi kể : à Ngôi kể thứ 3 VD/SGK Nhận xét: - Người kể gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng: Vua, thằng bé, hai cha con, chim sẻ nhỏ, em bé, cha, sử giả nhà vua.. - Tác giả giấu mình đi à Người kể sử dụng ngôi thứ 3 Ngôi thứ 3Người kể giấu mình gọi sự vật = tên gọi của chúng à Ngôi thứ nhất: VD: Đoạn văn 2 SGK - Người kể xưng tôi là nhân vật Dế Mèn - Dế mèn tự xưng về mình Ghi nhớ SGK 2. Vai trò của ngôi kể - Khi kể người kể có thể tự do lựa chọn ngôi kể - Ngôi thứ nhất có điểm mạnh tính chủ quan - Ngôi thứ ba có điểm mạnh tính khách quan * Ghi nhớ SGK /89 II. Luyện tập Bài 1 Thay đổi ngôi 1 bằng ngôi thứ 3 và nhận xét Thay tất cả từ “Tôi” Bằng từ “Dế Mèn” à Lời của đoạn văn mang tính khách quan. Đoạn cũ mang nhiều tính chủ quan Bài 2 Thay ngôi 3 bằng ngôi 1 à Nhận xét Thay tất cả những từ “Thanh” bằng từ “Tôi” => Sắc thái tình cảm của đoạn văn được tô đậm nét hơn Bài 3 “Truyện Cây bút thần” Được kể theo ngôi thứ 3. Khi chọn ngôi thứ 3 người kể mới được tự do linh hoạt, nói về những gì đã diễn ra với Mã Lương Bài 4 (Dựa vào bài tập 3 để giải quyết) Trong các truyền thuyết cổ tích người kể theo ngôi kể thứ 3 mà không kể ngôi thứ nhất vì: + Giữ không khí truyền thuyết cổ tích + Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện IV/ Câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá năng lực học sinh-c ủng cố dặn dò Câu 1 : Ngôi kể là gì? Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sự dụng khi kể chuyện Câu 2 : Trong bài « Em bé thông minh » được kể theo ngôi thứ mấy/ 3 Dặn dò : - Tập kể chuyện bằng ngôi thứ nhất. - Học ghi nhớ. Chuẩn bị bài : “Ếch ngồi đáy giếng” Ngày soạn: 1/10/2016 Ngày dạy:10/10/2016-15/10/2016 TUẦN8 Tiết 32 Văn bản KIỂM TRA VĂN I/ Mục tiêu: - Làm được một bài kiểm tra hoàn chỉnh. - Nắm được kiến thức về truyền thuyết và truyện cổ tích. 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức của học sinh về truyền thuyết và cổ tích . 2. Kĩ năng : - Làm đề trắc nghiệm , tổng hợp kiến thức 3. Thái độ: - Rèn luyện học sinh tính độc lập, suy nghĩ và sáng tạo . 4/ Xác định nội dung trọng tâm của bài: Làm được một bài kiểm tra hoàn chỉnh. 5/ Năng lực cần phát triển -Năng lực chung: Tự học , giải quyết vấn đề, tư duy,tự giác -Năng lực chuyên biệt: Vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1/ Giáo viên- Đề kiểm tra 2/ HS- chuẩn bị nội dung bài để kiếm tra, giấy kiểm tra III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. ổn định : 2. Kiểm tra: Nhắc nhở học sinh khi làm bài 3. Bài mới : Đề và hướng dẫn chấm: 4.1. Bảng ma trận : Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1 : truyện truyền thuyết: Thánh Gióng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Nhớ được khái niệm. - Hiểu được nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh - Hiểu được truyện Sơn Tinh Thủy Tinh phản ánh hện thực và ước mơ của người Việt Cổ trong công cuộc gì? Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện truyền thuyết “ Thánh Gióng”. Số câu Số điểm 1 0,5 2 1,0 1 5,0 4 6,5 2.Chủ đề 2: truyện cổ tích a. Thạch Sanh. b. Em bé thông minh. - Nhớ được các lần em bé thông minh giải đố. - Nhớ được các chi tiết kì ảo trong truyện Thạch Sanh - Hiểu được sự khác nhau giữa cổ tích và truyền thuyết. - Hiểu được em bé thông minh được hưởng vinh quang là do đâu. - Hiểu được các chi tiết kì lạ đó thể hện ước mơ của người xưa. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 1 1,0 2 1,0 1 1,0 5 3,5 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 2 điểm 20 % Số câu: 5 Số điểm: 3 điểm 30 % Số câu: 1 Số điểm: 5 điểm 50 % Số câu: 9 Số điểm: 10 =100% 4.2. Đề bài: I/ Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Đọc kĩ câu hỏi và chọn phương án đúng rồi ghi vào bài làm. Câu1. Truyền thuyết là gì? A. Câu chuyện hoang đường. B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc. C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật. Câu 2. Tại sao em bé trong văn bản “ Em bé thông minh” được hưởng vinh quang? A.Nhờ may mắn và tinh ranh B.Nhờ sự giúp đỡ của thần linh C.Nhờ thông minh , hiểu biết. D.Nhờ có vua yêu mến Câu 3. Truyện “ Em bé thông minh” em bé đã giải đố mấy lần? A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần. D. 5 lần. Câu 4 . Truyện truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào? A. Có yếu tố kỳ ảo. B. Có cốt lõi là sự thật lịch sử. C. Có yếu tố hiện thực. D. Thể hiện thái độ của nhân dân. Câu 5. Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh A. Vua Hùng kén rể. B. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ C. Sơn Tinh tài giỏi hơn thủy tinh. D.Thủy tinh không lấy được Mị Nương làm vợ Câu 6. Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh phản ánh hện thực và ước mơ của người Việt Cổ trong công cuộc gì? A. Dựng nước. B. Đấu tranh chống thiên tai. C. Giữ nước. D. Xây dựng văn hóa dân tộc. II/ Phần tự luận: ( 7điểm) Câu1 ( 2 điểm): Em hãy nêu những chi tiết kì lạ trong truyện Thạch Sanh ? Mỗi chi tiết kì lạ đó thể hiện ước mơ gì của người xưa? Câu 2 ( 5 điểm): Viết đoạn văn khoảng từ 7 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện truyền thuyết “ Thánh Gióng”. 4.3. Hướng dẫn chấm: I/ Phần trắc nghiệm( 3 điểm ) Hs Trả lời đúng một câu được 0,5điểm Câu 1:B Câu2: C. Câu3:C. Câu4:B Câu5:D. Câu6: B. II/Phần tự luận(7 đ iểm) 1.Câu 1:(2 điểm ) HS chỉ ra được các chi tiết kì lạ trong truyện Thạch Sanh như sau: - Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh vừa bình thường vừa khác thường: Ước mơ về người bình thường cũng là người có phẩm chất và tài năng khác lạ ( 0,5 điểm) - Cung tên vàng: Đấu tranh chống cái ác, bảo vệ người bị hại.( 0,5 điểm) - Tiếng đàn thần: Niềm tin về đạo đức và công lý xã hội.( 0,5 điểm) - Niêu cơm thần kì: Thể hiện tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu hòa bình.( 0,5 điểm) Câu 2 ( 5 điểm) Viết đoạn văn khoảng từ 7 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện truyền thuyết “ Thánh Gióng”. . Yêu cầu về kĩ năng: - Đoạn văn dài từ 7 đến 10 câu, có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu. - Viết đúng chính tả, chữ viết cẩn thận. b. Yêu cầu về kiến thức: Cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng trong truyện truyền thuyết “ Thánh Gióng”: Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kỳ. Lớn lên một cách kỳ diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc Ân xâm lược, cùng nhân dân đánh giặc giứ nước. Lập chiến công phi thường: đánh tan giặc Ân. Gióng bay về trời, hình ảnh Gióng còn mãi trong lòng dân tộc. - Cảm nghĩ của bản thân: Yêu mến, khâm phục và tự hào về chàng 5 điểm (1 điểm) (4 điểm) (0,75 điểm) (0,75 điểm) (0,75 điểm) (0,75 điểm) ( 1 điểm) IV/ Câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá năng lực học sinh-c ủng cố dặn dò - Ôn lại những kiến thức đã học. - GV nhận xét tiết kiểm tra của HS –thu bài - Về nhà học bài xem lại các kiến thức đã học - Chuẩn bị tiết sau luyện nói kể truyện - Soạn bài : Luyện nói kể chuyện.vvv
Tài liệu đính kèm: