Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hiền

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hiền
Ngày soạn: 1/10/2016
Ngày dạy:3/10/2016-8/10/2016 TUẦN 7	
TIẾT 25,26 
 Văn bản:
 EM BÉ THÔNG MINH
 (Truyện cổ tích)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.
 - Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
 - Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng :
 - Bước đầu biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
 - Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
 - Kể lại một câu chuyện cổ tích.
 - Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
3. Thái độ:
 - Yêu các em nhỏ, sống có đạo đức, có niềm tin, ước mơ.
 4/ Xác định nội dung trọng tâm của bài:
Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện. Kể lại được truyện.
 5/ Năng lực cần phát triển
 -Năng lực chung: Tự học , giải quyết vấn đề, tư duy,tự giác
 -Năng lực chuyên biệt: -Cảm nhận được tác phẩm trong truyện ,suy nghĩ sáng tạo 
 -Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1/ Giáo viên- Nội dung bài dạy
2/ HS- chuẩn bị nội dung bài học
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. ổn định : 
2. Kiểm tra: ? Kể tóm tắt truyện “ Thạch Sanh “ ? Nêu ý nghĩa của truyện ? 
 ? Thạch Sanh có những phẩm chất gì đáng quý ? 
3. Bài mới : Giới thiệu bài : Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhận vật rất phổ biến trong truyện cổ tích . “ Em bé thông minh “ là một truyện gồm nhiều mẩu chuyện. Nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách từ đó bộc lộ sự thông minh tài trí hơn người. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó . 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
TIẾT 1
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ tích.
 GV : Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thể loại truyện cổ tích.
HS : Suy nghĩ, trả lời.
HOẠT ĐỘNG 2. Hướng dẫn HS đọc và tiếp xúc văn bản
 GV: Hướng dẫn cách đọc
 - Giọng đọc –kể vui hóm hỉnh. 
 HS : Tìm hiểu nghĩa của từ khó ở mục chú thích 
? Xác định bố cục bài văn (mở truyện như thế nào,thân truyện ntn?kết truyện ra sao?)
 HS : Thảo luận trả lời
 GV Ngoài ra chúng ta có thể chia bố cục theo các đoạn như sau:
 Đoạn 1 : Từ đầu . “ tâu vua “ 
 Đoạn 2 : tiếp .. “ ăn mừng với nhau rồi “ 
 Đoạn 3 : tiếp  “ rất hậu “ 
 Đoạn 4 : Còn lại . 
- GV đọc đoạn 1 , 3 HS đọc 3 đoạn sau . 
 * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS Tìm hiểu văn bản
- HS đọc lại đoạn 1 
? Viên quan đi tìm người tài đã gặp em bé trong hoàn cảnh nào ? 
? Câu hỏi của viên quan có phải là một câu đố không ? Vì sao ?
 GV : Gợi dẫn.
 HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV
? Câu nói của em bé vặn lại viên quan là một câu trả lời bình thường hay là một câu đố ? 
? ở đây trí thông minh của em bé đã được bộc lộ như thế nào ? 
 HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV
 GV: Em bé giải đố bằng cách đố lại khiến cho viên quan phải sửng sốt, bất ngờ . Điều đó chứng tỏ em bé rất thông minh , nhanh trí .
TIẾT 2
- HS đọc đoạn 2 : 
? Vì sao vua có ý định thử tài em bé ? 
? Lệnh vua ban có phải là một câu đố không ? Vì sao ? 
? Em bé đã thỉnh cầu nhà vua điều gì ? 
 GV : Gợi dẫn.
 HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV
? Lời thỉnh cầu của em bé là câu đố hay lời giải đố ? Vì sao ? 
? ở đây trí thông minh hơn người của em bé được thể hiện như thế nào ?
HS Trả lời : Lệnh vua là một câu đố vì nó khó. 
Lời giảng : Trí thông minh hơn người của em bé ở chỗ em bé biết dùng câu đố để giải câu đố . Câu trả lời của em khiến vua và đình thần phải thừa nhận em là người thông minh.
- Học sinh đọc đoạn 3 : 
? Lần thứ hai để tin chắc em bé có tài thật, vua lại thử bằng cách nào ? 
? Lệnh vua có phải là một câu đố không ? Vì sao 
? Tính thông minh của em bé được thể hiện như thế nào ?
GV: vạch ra được sự vô lý trong yêu cầu của nhà vua . Điều đó chứng tỏ em bé rất thông minh. 
? Câu đố của sứ thần nước ngoài oái oăm ở chỗ nào ? – Sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc . 
? Các đại thần đã làm gì ? họ có thực hiện được không?
 GV : Gợi dẫn.
 HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV
? câu trả lời của em bé có gì khác thường . 
GV: Lời giảng : Em bé rất thông minh biết dựa vào kinh nghiệm dân gian để giải đố. Em vừa thông minh vừa hồn nhiên đúng cách một đứa trẻ.
* HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tổng kết
 * Học sinh thảo luận nhóm :Ý nghĩa của truyện ? 
 HS : Làm trên bảng – GV nhận xét
 HS : Đọc mục ghi nhớ . 
 HS : Kể tóm tắt lại truyện .
Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra văn 
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
 * Thể loại: Truyện cổ tích.
 - Định nghĩa / sgk , 53
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
 1. Đọc,tóm tắt, tìm hiểu từ khó.
 * Từ khó:SGK
 2.Tìm hiểu văn bản.
 a. Bố cục.
 + Mở truyện: Vua sai quan đi kiếm người hiền tài giúp nước.
 + Thân Truyện : 
 - Em bé giải câu đố của viên quan.
 - Em bé giải câu đố của vua lần 1 và lần 2
 - Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài.
 + Kết Truyện : Em bé trở thành trạng nguyên.
 b. Đại ý.
 - Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao trs khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phát mà không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hang ngày.
 c. Phân tích.
c1. Những thử thách đối với em bé. Em bé giải câu đố của viên quan . 
 Viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường ?
 - Hoàn cảnh : Hai cha con đang làm ruộng . 
 - Viên quan : hỏi => bất ngờ khó trả lời . 
 - Em bé hỏi lại viên quan => sự bất ngờ, sửng sốt . 
=> Em bé rất thông minh, nhanh trí. Em bé đã giải câu đố của viên quan bằng cách đố lại viên quan một câu đố tương chứng tỏ em bé rất thông minh.
c2. Em bé giải câu đố lần thứ nhất của nhà vua 
 Nhà vua: Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con?
 - Vua thử tài em bé để kiểm tra sự thông minh. 
 - Lệnh vua ban là một câu đố vì oái oăm, khó trả lời . 
 - Em bé thỉnh cầu nhà vua vừa là câu đố, vừa là giải đố vì : vạch ra được cái vô lý trong lệnh của nhà vua . 
 => Em bé rất thông minh dùng câu đố để giải đố. 
c3. Em bé giải câu đố lần thứ hai của nhà vua 
 Nhà vua: Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ. 
 - Lệnh của nhà vua là một câu đố khó, như một bài toán khó. 
 - Lời thỉnh cầu của em bé là một câu đố vì khó không thể thực hiện được . 
=> lòng can đảm, tính hồn nhiên,thông minh của bé qua cách giải đố. Em bé khéo léo tạo những tình huống chỉ ra sự phi lí trong câu đố của viên quan, của nhà vua. 
 c4. Em bé giải câu đố của viên sứ thần nước ngoài . 
 sứ thần: Làm thế nào.rất dài?
 - câu đố rất oái oăm . 
 - Các đại thần đều lắc đầu . 
 - Em bé dựa vào kinh nghiệm trong dân gian đơn giản, hiệu nghiệm.
 -> Em bé rất thông minh, hồn nhiên, làm sứ giả phải khâm phục.
III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật :
- Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố, và cách giải đố tạo tiếng cười hài hước.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
- Tạo tiếng cười.
E/ Hướng dẫn tự học.
 - Đọc lại và tóm tắt văn bản.
 - Nắm nghệ thuật của văn bản
 - Kể lại bốn thử thách mà em bé đã vượt qua.
 - Liên hệ với một vài câu chuyện về các nhân vật thông minh.
 - Soạn bài : Chữa lỗi từ (tt)
IV/ Câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá năng lực học sinh-c ủng cố dặn dò
Câu 1:Qua truyện “Em bé thông minh” tác giả dân gian muốn ca ngợi điều gì? 
Qua truyện “Em bé thông minh” tác giả dân gian muốn ca ngợi trí thông minh, trí khôn dân gian và lòng dũng cảm. Từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày của con người.
Câu 2/ Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Các lần sau so với lần trước có gì khác nhau?
 Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:
-Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan ( không ai đi cày bò lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
-Lần thứ hai: Thay mặt dân hóa giải câu đố của vua ( bắt trâu đực đẻ ra trâu con.) 
-Lần thư ba: trả lời câu đố vua giao cho chính mình ( vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
-Lần thứ tư: không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng.Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc
Dặn dò:
Về nhà ôn lại các bài văn đã học. Nắm nội dung nghệ thuật, ý nghĩa của truyện, kể được truyện để kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 1/10/2016
Ngày dạy:3/10/2016-8/10/2016 TUẦN 7	
TIẾT 27,28 
 Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn. 
- Biết kể miệng trước lớp một câu chuyện
 1. Kiến thức: 
- Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 2. Kĩ năng: 
- Lập dàn bài kể chuyện
- Lựa chọn , trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lý , lời kể rõ ràng , mạch lạc , bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
 3. Thái độ: - Nghiên túc trong khi kể, có tinh thần học hỏi các bạn . 
 4/ Xác định nội dung trọng tâm của bài:
Luyện nói, làm quen với phát biểu miệng, biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật. 
 5/ Năng lực cần phát triển
 -Năng lực chung: Tự học , giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp , tự giác
 -Năng lực chuyên biệt: Học sinh vận dụng những nội dung bài trước để tự mình kể lại câu chuyện đó.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1/ Giáo viên
2/ học sinh
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức : 
 2. Bài cũ : Kiểm tra vở việc soạn bài của hs.
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Để giúp các em nâng cao kỹ năng viết bài văn kể và rèn luyện thói quen trình bày mạch lạc, đầy đủ, bình tĩnh trước tập thể lớp, Hôm nay chúng ta tiến hành luyện nói văn kể chuyện
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
TIẾT 1
GV nêu yêu cầu của tiết học, chia theo nhóm để HS mạnh dạn, hăng hái tập nói trước lớp. 
Hoạt động I: 
GV hướng dẫn HS chuẩn bị dàn bài cho một trong các đề sau: 
HS đọc 2 dàn bài tham khảo SGK 
MB: lời chào và lí do kể
-Em tên là Hoa học sinh lớp 61 trường THCS Trường Chinh, gia đình em có 4 người, bố em, mẹ em , chị em và em.
TB: 
-sở thích của em là hát múa
-sở đoảng: nấu ăn
-Môn học yêu thích là môn nhạc, toán
KB: lời kết khi giới thiệu
b/ Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý
MB: Bạn ấy ở đâu, tên gì, quê quán
-lời chào và lí do kể
TB:Lý do thích bạn ấy
Bạn ấy có những phẩm chất gi, ngoại hình của bạn như thế nào, bạn là người như thế nào đối với mọi người
KB: nhấn mạnh lí do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi
TIẾT 2
Hoạt động II: 
GV cho HS trong từng tổ luyện nói .GV theo dõi kịp thời uốn nắn trước tổ (Có sự thống nhất trong tổ ) 
Lưu ý bám sát và dàn bài tham khảo SGK theo trình tự 
GV gọi mỗi tổ một đại diện lên trình bày trước lớp? HS cả lớp nhận xét, bổ sung 
GV nhận xét, uốn nắn, sửa chữa, cho điểm, (Khuyến khích HS trình bày to, rõ, diễn đạt lưu loát 
GV nhận xét chung về tiết tập nói 
Về sự chuẩn bị 
Về kết quả và quá trình tập nói của HS 
Về cách nhận xét bạn nói của HS
 I.Chuẩn bị: 
j Lập dàn bài theo một trong các đề sau 
Đề bài: 
a/ Tự giới thiệu về bản thân 
b/ Kể về người bạn mà em yêu mến 
c/ Kể về gia đình mình
k Một số dàn bài gợi ý tham khảo 
(Đã có ở SGKvà HS đã chuẩn bị ở nhà) 
II. Luyện nói trên lớp 
- Nói to, rõ để mọi người đều nghe . 
- Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng , mắt nhìn vào mọi người
- Cách trình bày bài nói phải rõ ràng, mạch lạc 
Tác dụng: Tự nhiên, thoải mái, 
Nội dung: Bài nói sát với yêu cầu của đề bài đã cho 
* Đọc và tham khảo 3 đoạn văn SGK
 IV/ Câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá năng lực học sinh-củng cố dặn dò
 - GV khắc sâu kiến thức về văn tự sự, dàn bài văn tự sự 
 - Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể.
 - Tập nói một mình theo dàn bài đã lập.
 - Bài tập ở nhà, viết dàn tập nói cho đề 
 - Soạn trước bài chữa lỗi dùng từ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 7.doc