Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Thủy

docx 91 trang Người đăng dothuong Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Thủy
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Bài 1 
Ngày soạn: 8.01.2016
HẦU TRỜI
- TẢN ĐÀ -
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức 
cần đạt
Phẩm chất,
năng lực
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn
TT1: Tìm hiểu tác giả 
GV: Xác định những nội dung chính trong phần tiểu dẫn? Trình bày những nét chính về cuộc đời và con người Tản Đà?
HS: Trả lời
- Tản Đà (1889-1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. 
- Quê: Sơn Tây (nay Ba Vì - Hà Tây – Hà Nội)
- Là một thi sĩ mang đầy đủ tính chất “con người của hai thế kỉ”cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương. 
TT2: Tìm hiểu bài thơ
GV: Trình bày những nét chính về bài thơ Hầu Trời? Chúng ta có thể chia bài thơ thành mấy phần?
HS: trả lời
HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu
TT1: Hướng dẫn đọc
TT2: Hướng dẫn tìm hiểu cái tôi của Tản Đà trong bài thơ
GV: Cách vào đề của bài thơ có gì đặc biệt? 
HS: trả lời: Đêm qua chẳng biết có hay không
GV: Cách vào đề như vậy có ý nghĩa gì?
HS: trả lời 
GV: Tại sao lại có việc Tản Đà đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe?
HS: trả lời.
Trời nghe hạ giới ai ngâm nga
...Làm Trời mất ngủ, trời đương mắng/ Có hay lên đọc Trời nghe qua. Ò Tản Đà theo tiên lên đọc thơ cho Trời nghe.
GV: Buổi đọc thơ đó được miêu tả như thế nào? 
HS: trả lời
- Trời sai pha nước nhấp giọng rồi mới truyền đọc.
- Thi sĩ trả lời trịnh trọng, đúng lễ nghi.
GV: Thái độ của nhà thơ khi đọc?
HS: trả lời
GV: Trời và chư tiên nghe Tản Đà đọc thơ như thế nào?
HS: trả lời
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay/ Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi... - Chư tiên: ao ước tranh nhau dặn,...Ò Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, lời như sao băng, khí văn hùng mạnh,... văn thơ phong phú, giàu có lại lắm lối đa dạng. Giọng thơ hào hứng, phấn khởi vô hạn vì đã tìm được tri âm, tri kỉ. Giọng kể đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc.
GV: Em có nhận xét gì về cách rao văn của Tản Đà?
HS: trả lời
GV: Qua đây, em có nhận xét gì về tâm hồn, cá tính của tác giả?
HS: trả lời
GV: Tạo ra cuộc hầu trời này, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
HS: trả lời
TT3: Tìm hiểu tâm sự của nhà thơ
GV: Tản Đà đã tâm sự như thế nào về hiện thự cuộc sống của người nghệ sĩ? 
HS: trả lời
“Thực nghèo khó, thước đất không có/ Văn chương rẻ như bèo, được ít tiêu nhiều,...
GV: Qua đó em có nhận xét gì về “cái tôi” của nhà thơ?
HS: trả lời
Hoạt động 3:
GV: Nhận xét về nghệ thuật và rút ra nội dung của bài thơ?
HS: trả lời
I- Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
(SGK)
2. Bài thơ Hầu trời
- Xuất xứ: in trong tập Còn chơi (1921)
- Cấu tứ: như một câu chuyện
- Bố cục: 3 phần
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN :
1. Cái tôi của Tản Đà :
a. Bốn câu đầu: Cách vào đề của bài thơ:
- Ý nghĩa: chuyện tưởng như mộng mơ, như bịa đặt nhưng lại như thật hoàn toàn Ò gây sự chú ý.
Ò Cách vào đề dân dã pha chút hài hước, hóm hỉnh nhưng có duyên. 
b. Tản Đà đọc thơ cho trời và chư tiên nghe:
* Hoàn cảnh: 
Trời nghe hạ giới ai ngâm nga
...Làm Trời mất ngủ,...
* Cách kể tả rất tỉ mỉ, cụ thể:
- Nhà trời, thi sĩ trịnh trọng, lễ nghi
" Buổi đọc thơ đàng hoàng, nghiêm túc.
- Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng và có phần tự hào, tự đắc vì văn thơ của mình: văn vần, văn xuôi, văn thuyết lí, văn chơi...
- Người nghe vừa khâm phục vừa sợ hãi như hòa cùng cảm xúc của tác giả: Ò Mượn giọng người nhà Trời, Tản Đà đã khéo léo khoe văn mình, giọng đọc của mình.
- Thi nhân tiếp tục khoe gia tài văn chương phong phú, đa dạng của mình: 
Ò Tản Đà rao văn rất duyên dáng, hóm hỉnh mà lại chuyên nghiệp.
Ò “Cái tôi” cá nhân phát triển rất cao, rất ngông.
- Khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng và chư tiên, là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, có tâm hồn, không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, đơn điệu nên tự phá cách, tự đề cao, phóng đại cá tính của mình. 
Ú Khẳng định cá tính, tài năng, đó là niềm khao khát chân thành của người nghệ sĩ.
3. Tâm sự về cuộc đời người nghệ sĩ trong xã hội cũ:
+ Khai trình: họ tên, quê quán.
+ Kể chi tiết, chân thật thân phận cơ cực, tủi hổ của văn nghệ sĩ: Ò Phác hoạ bức tranh chân thực, cảm động về chính cuộc đời mình->những nhà văn An Nam đương thời 
- Những yêu cầu của tác giả về nghề văn rất cao: nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề; phải có vốn sống phong phú, đa dạng về thể, loại.
Ú Lãng mạn nhưng không thoát li thực tại, có ý thức trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời.
III - Kết luận
1. Nội dung: Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện “cái tôi” cá nhân.
2. Nghệ thuật: 
Thể thơ: thất ngôn trường thiên khá tự do, mỗi khổ không hạn định số câu.
- Ngôn ngữ: chọn lọc, tinh tế, gợi cảm, rất gần gũi với đời, không cách điệu và ước lệ.
- Cách kể, giọng kể: hóm hỉnh, lôi cuốn người đọc.
- Cảm xúc: tự do, phóng túng không bị gượng ép.
Năng lực thuyết trình
Năng lực hợp tác, trình bày, xác định vấn đề.
Năng lực đọc diễn cảm.
Năng lực tư duy.
Năng lực hợp tác
Năng lực thuyết trình
Năng lực nhận xét, sáng tạo.
Năng lực: Biết giúp đỡ, sẻ chia trong cuộc sống
Năng lực hợp tác, tư duy
Năng lực khái quát vấn đề
3. Củng cố: 
- Cảm hứng lãng mạn và hiện thực có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ trên ?
4. Luyện tập: So sánh cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu Trời với cái ngông của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng ?
Bài 2
Ngày soạn: 9.01.2016
Đọc văn
VỘI VÀNG 
 - XUÂN DIỆU -
 Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
TT1: Tìm hiểu tác giả
GV: Trình bày những nét chính về nhà thơ Xuân Diệu?
HS: trả lời
Quê: Cha là cụ đồ nho ở làng Trảo Nha – Can Lộc – Hà Tĩnh; Mẹ: Gò Bồi – Tuy Phước – Bình Định.
- Sau Cách mạng, ông tham gia mặt trận Việt Minh, hăng hái hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, gắn bó với nền văn hóa dân tộc.
- Ông từng là ủy viên BCH Hội nhà văn Việt nam, Viện sĩ (Đức) được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
GV: Đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu trước và sau Cách mạng?
HS: trả lời
- Trước Cách mạng giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
- Sau Cách mạng, hướng vào đời sống thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự.
TT2: Tìm hiểu bài thơ vội vàng
GV: Trình bày xuất xứ bài thơ Vội vàng và xác định thể loại, đề tài, cách phân chia bố cục?
HS: trả lời
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu
TT1: Hướng dẫn đọc
TT2: Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống.
GV: Mở đầu bài thơ có gì đặc biệt?
HS: trả lời
- Thể thơ ngũ ngôn:
- Điệp từ ngữ, điệp cấu trúc	
Ò Thể hiện khát vọng muốn làm chủ thiên nhiên, muốn vĩnh cữu hoá cái đẹp và cuộc sống. Đó là khát vọng muốn đoạt quyền của tạo hóa, cưỡng lại quy luật của tự nhiên
GV: Bức tranh thiên nhiên được được bày ra trước mắt người đọc như thế nào? Qua các biện pháp nghệ thuật gì?
HS: trả lời
- Liệt kê:
- Từ ngữ:
- Điệp từ này đây:
- Nhịp thơ:
- Hình ảnh:
Ò Cảnh vật ngồn ngộn, tươi ngon, giàu sức sống của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu.
GV: Cảm nhận của em về các hình ảnh Ánh sáng chớp hàng mi/ Tháng Giêng  môi gần?
HS: trả lời
GV: Em nhận thấy tâm trạng của nhà thơ trong đoạn thơ này như thế nào?
HS: trả lời
I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả
* Cuộc đời: Xuân Diệu (1916 - 1985); 
Ò Là nhà nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú. 
* Sự nghiệp:
- Là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
- Tác phẩm: Thơ thơ (1938); Riêng chung (1960); Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962),...
* Phong cách nghệ thuật
- Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn thơ lớn, là cây bút sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, sáng tạo.
- Trước Cách mạng ông là nhà thơ của tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc;
- Sau Cách mạng, hướng vào đời sống thực tế đời sống.
2. Bài thơ Vội vàng:
a. Xuất xứ: Trong tập Thơ thơ (1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu - thi sĩ “ mới nhất trong các nhà thơ mới”
b.Thể loại-đề tài –bố cục:
-Thể thơ tự do.
- Đề tài: tình yêu àthiên nhiên, cuộc sống.
- Bố cục bài thơ :chia 3 phần
- Phần 1(13 câu đầu) Tình yêu cuộc sống đến say mê, cuồng nhiệt của nhà thơ.
- Phần 2(16 câu kế) Nỗi băn khoăn trước thời gian 
- Phần 3( còn lại)khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả.
II - Đọc hiểu văn bản
1. Bức tranh thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống.
* Bốn câu đầu:
- Thể thơ ngũ ngôn: ngắn gọn, cảm xúc kìm nén.
- Điệp từ ngữ, điệp cấu trúc “Tôi muốn”, là cái tôi đầy chủ động.
- Ước mơ lãng mạn và phi lí: “Tắt nắng, buộc gió”
Ò Ý tưởng mới lạ, độc đáo
* Vẻ đẹp của cuộc sống trần thế: 9 câu kế: 
- Liệt kê: ong bướm, hoa đồng nội, cành tơ phơ phất, khúc tình si, ánh sáng,...Ò bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, hình ảnh, âm thanh tươi đẹp, đầy sức sống, sôi nổi.
- Từ ngữ: Tăng tiến + từ láy ( phơ phất) + từ ghép (xanh rì) + cụm từ sáng tạo ( tuần tháng mật: thời gian đẹp, khúc tình si: khúc nhạc tình yêu).
- Điệp từ này đây: tiếng reo vui
- Nhịp thơ: dồn dập, gấp gáp, khẩn trương.
- Hình ảnh: chọn lọc tinh tế
Ò Đó chính là chốn thiên đường giữa trần thế. Tất cả đều thiết tha rạo rực, đắm say.
- Ánh sáng chớp hàng mi, tháng giêng ngon như một cặp môi gần Ò Vẻ đẹp của giai nhân. So sánh đặc biệt, mới lạ: so sánh cái hữu hình với cái vô hình Ò Cái nhìn mới mẻ để khẳng định con người là trung tâm, chuẩn mực của vẻ đẹp, theo đó thiên nhiên, vũ trụ như đẹp hơn gần gũi hơn. Quan niệm mới của tác giả: Trong thế giới này, đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
* Thái độ của nhà thơ:
- Cái nhìn vừa ngỡ ngàng, đắm say ngây ngất, giục giã để tận hưởng thiên đường trên mặt đất.
- Thi sĩ đón chào chiêm ngưỡng cuộc sống bằng cặp mắt “xanh non biếc rờn” của tuổi trẻ.
Năng lực khái quát, thuyết trình
Năng lực hợp tác, trình bày, xác định vấn đề.
Năng lực phát hiện.
Năng lực đọc diễn cảm, 
Năng lực tư duy, hợp tác.
Năng lực thuyết trình
Năng lực nhận xét, sáng tạo.
Năng lực: Biết giúp đỡ, sẻ chia trong cuộc sống
Năng lực hợp tác, tư duy
TT2: Tìm hiểu tâm trạng băn khoăn phấp phỏng thời gian.
GV: Nhận xét về nghệ thuật biểu hiện trong câu thơ tiếp? 
HS: trả lời
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Ò ý thức về nhịp bước thời gian. Niềm hạnh phúc được hưởng thụ cuộc sống chưa thoả thì phải hốt hoảng vì sự ngắn ngủi của thời gian. 
GV: Hãy chỉ ra sự mới mẻ về quan niệm thời gian của nhà thơ ?
HS: trả lời
- Quan niệm cũ:	
+ Xuân tuần hoàn:
- Quan niệm của Xuân Diệu: 
+ Xuân: tới – qua; non – già; Tôi: cũng mất; Tuổi trẻ: không thắm lại
GV: Em thấy quan niệm đó như thế nào?
HS: trả lời
GV: Những câu thơ nào bộc lộ rõ tâm trạng của nhà thơ?
HS: trả lời
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
....../ Phải chăng vì sợ độ tàn phai sắp sửa
TT3: Tìm hiểu khao khát về cuộc sống và tình yêu của nhà thơ
GV: Có sự thay đổi gì về đại từ nhân xưng ở đây không?
HS: trả lời
GV: Nhận xét về nghệ thuật được sự dụng trong đoạn thơ?
HS: trả lời
GV: Qua đó em thấy được tâm trạng gì của nhà thơ?
HS: trả lời
HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết
GV: Nhận xét về nghệ thuật và rút ra nội dung của bài thơ?
HS: trả lời
2. Tâm trạng băn khoăn phấp phỏng thời gian
- Mạch thơ chậm, câu thơ gãy đôi bởi dấu chấm ở giữa Ò niềm nhớ tiếc, hụt hẫng, ngậm ngùi buồn.
- Từ ngữ đối lập (tới, qua, non, già, rộng, chật) + xuân, tuổi trẻ, tôi.
* Quan niệm về thời gian:
- Quan niệm cũ:	
+ Xuân tuần hoàn: thời gian tuần hoàn bốn mùa đắp đổiÒ Lấy cái tĩnh tại, siêu hình, vũ trụ làm thước đo Ò vô tận.
+ Con người: sống ung dung, tự tại.
- Quan niệm của Xuân Diệu: 
+ Xuân: tới – qua; non – già; Tôi: cũng mất; Tuổi trẻ: không thắm lại ÒLấy sinh mệnh của cá nhân, lấy tuổi trẻ, tình yêu là thước đo Ò ngắn ngủi.
+ Con người: lo lắng, phấp phỏng thời gian
Ò Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát, mỗi khoảnh khắc là một sự li biệt.
- Ý thức thời gian, tuổi trẻ Ò mọi vật đều chia lìa, nhuốm màu tang tóc: chia phôi, tiễn biệt, ...
Ò Xuân Diệu đã thổi hồn mình vào gió, vào cánh chim trời. Gió hờn dỗi – chim lo sợ hay chính là tâm trạng của nhà thơ - tuyệt vọng trước bước đi vội vã của thời gian mà con người không thể nào níu kéo, chế ngự được.
3. Khao khát về cuộc sống và tình yêu. 
- Hoà cái TÔI vào cái TA rộng lớn.Ò khát vọng giao hoà với thiên nhiên.
- Không thể níu kéo được thời gian, do vậy chỉ có cách duy nhất là chạy đua với thời gian, phải tranh thủ sống.
- Điệp từ: Ta muốn; - Nhịp thơ: nhanh, dồn dập
- Lặp từ: và; - Động từ mạnh, tăng tiến: ôm, riết, say, thâu, cắn.
- Tính từ chỉ mức độ mạnh: chếnh choáng, đã đầy, no nê,..
Ò Thể hiện cảm xúc ham hố, tham lam, muốn hưởng thụ thỏa thuê. Tất cả đều dâng lên như một con sóng không thể nào ngừng. Đó chính là niềm yêu sống mãnh liệt.
à Xuân Diệu nhà thơ của niềm khát khao giao cảm
III - Tổng kết:
1. Nội dung: SGK
2. Nghệ thuật:
- Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, 
- Giọng điệu say mê sôi nổi
- Ngôn từ và hình ảnh có sự sáng tạo độc đáo.
Năng lực tư duy, hợp tác.
Năng lực nhận xét, sáng tạo.
Năng lực khái quát, phát hiện.
3. Củng cố : Những nét mới của Xuân Diệu trong quan niệm về tuổi trẻ, tình yêu.
4. Luyện tập: 
5. Câu hỏi chuẩn bị
- Soạn câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài.
Bài 3
Ngày soạn: 10. 01. 2016
Đọc văn
TRÀNG GIANG
- HUY CẬN -
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:
Thao tác 1:
GV: Hãy cho biết vài nét về nhà thơ Huy Cận?
HS: trả lời
* Cuộc đời:
- Cù Huy Cận ( 1916 – 2005)
- Quê: Vũ Quang – Hà Tĩnh
- Là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ Mới.
- Sớm tham gia Cách mạng và giữ nhiều chức vụ quan trọng.
* Sự nghiêp:
- Trước Cách mạng: buồn, cô đơn
+ Lửa thiêng+ Vũ trụ ca...
- Sau Cách mạng: vui, tin yêu cuộc đời
+ Đất nở hoa+ Trời mỗi ngày lại sáng...
* Đặc điểm thơ:
- Huy Cận yêu thích thơ Đường, thơ ca Việt Nam và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp Ò mang tính cổ điển và hiện đại
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
Thao tác 2:
GV: Hãy cho biết xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
HS: trả lời
Hoạt động 2:
Thao tác 1:
GV: Tại sao tác giả đặt nhan đề là “tràng giang” mà không phải là “trường giang”?
HS: trả lời
+ Trường giang: sông dài
+ Tràng giang: vần “ang” âm mở liền nhau gợi lên sự mênh mang, bát ngát của con sông lớn. 
GV: Em hiểu gì về câu thơ đề từ? Câu thơ đó có liên hệ gì với bài thơ không?
HS: trả lời
Thao tác 2:
GV: Khổ thơ mở đầu xuất hiện những hình ảnh gì?
HS: trả lời
- Sóng gợn:
- Buồn điệp điệp.
GV: Những hình ảnh đó mang ý nghĩa như thế nào?
HS: trả lời
+ Con thuyền xuôi mái: buông xuôi theo dòng nước Ò gợi sự trôi nỗi phó mặc
+ Thuyền và nước: song song: không có điểm gặp gỡ Ò Cảm giác cô đơn, lẻ loi.
+ Thuyền về nước lại: thuyền – nước vận động ngược chiều nhau Ò Gợi cảm giác chia lìa, tan tác
GV: Cảm nhận của em về tâm trạng của nhà thơ được gửi gắm qua những hình ảnh đó?
HS: trả lời
Thao tác 3:
GV: Cảnh vật ở đây được tác giả miêu tả như thế nào và thông qua những biện pháp nghệ thuật gì?
HS: trả lời
Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu....
GV: Cuộc sống con người hiện lên như thế nào?
HS: trả lời
GV: Em hiểu thế nào về câu thơ Đâu tiếng ...chợ chiều"?
HS: trả lời
GV: Không gian được được nhà miêu tả như thế nào?
HS: trả lời
GV: Tâm trạng của nhân vật trữ tình như thế nào?
HS: trả lời
Thao tác 4:
GV: Cảnh vật trong khổ thơ 3? Cảnh vật ấy gợi lên điều gì?
HS: trả lời
GV: Tâm sự của nhà thơ trong khổ thơ này như thế nào? 
HS: trả lời
Thao tác 5:
GV: So với những khổ trước, cảnh vật trong khổ thơ cuối có gì khác hơn? 
HS: trả lời
GV: Tâm trạng của con người như thế nào?
HS: trả lời
Hoạt động 3:
GV: Hãy rút ra nội dung chủ đề của bài thơ?
HS: trả lời
GV: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là gì?
HS: trả lời
I – Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Cuộc đời.
- Sự nghiệp.
- Đặc điểm thơ.
à Huy Cận vừa là một nhà thơ lớn, vừa là nhà hoạt động văn hóa, xã hội có uy tín.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Tập Lửa thiêng 1939
b. Hoàn cảnh sáng tác: Gợi cảm xúc từ sóng nước mênh mang của sông Hồng.
II – Đọc hiểu văn bản
1. Nhan đề và lời đề từ
- Nhan đề:
+ Trường giang: sông dài
+ Tràng giang: vần “ang” âm mở liền nhau: sông lớn.
- Câu thơ đề từ:
+ Gợi cảnh: sông dài trời rộng Ò không gian mênh mông, vô tận.
+ Gợi tình: “bâng khuâng”, “nhớ” chỉ tâm trạng buồn, cô đơn giữa cái mênh mông vô tận ấy.
Ò Cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
2. Khổ thơ thứ nhất
- Sóng:
+ Gợn: nhỏ, đa tầng, lô xô gối nhau tới vô tận.
+ buồn điệp điệp: từ láy Ò nổi buồn kéo dài vô tận.
Ò Sóng nước - sóng lòng Ò nỗi buồn miên man không dứt, lớp lớp vỗ vào nhau, tràn lên nhau.
- Thuyền và nước:
+ Con thuyền xuôi mái: buông xuôi theo dòng nước
+ Thuyền và nước: song song: không có điểm gặp gỡ.
+ Thuyền về nước lại: thuyền – nước vận động ngược chiều nhau
- Cành củi khô:
+ Gợi sự nhỏ nhoi, đơn lẻ
+ Lạc: trôi nổi, vô định không biết đi đâu về đâu.
à Dòng sông tràng giang là dòng đời, con thuyền và cành củi khô là những kiếp người bé nhỏ, cô đơn lênh đênh giữa dòng đời vô định. Ò tâm trạng cô đơn lạc lõng của nhà thơ trước cuộc đời. 
3. Khổ thơ thứ 2
- Cảnh vật: 
+ cồn nhỏ: lơ thơ; + Gió: đìu hiu
Ò Đảo ngữ + láy: không gian hoang vắng, quạnh quẽ, trơ trọi.
- Cuộc sống con người: 
+ Làng: xa; + Chợ: Vãn
Ò tăng thêm vẻ quạnh hiu của khung cảnh
+ Đâu: không có, đâu có Ò cuộc sống con người biến mất, chỉ còn lại sông nước và đất trời vô tận
+ Đâu: có (đâu đây) Ò không gian vắng vẻ yên tĩnh, đến nỗi vẫn nghe tiếng chợ chiều đã vãn. 
à Không gian vắng lặng cô tịch, chỉ có thiên nhiên còn cuộc sống con người thì xa vắng.
- Không gian: 
+ nắng xuống: chiều cao
+ Trời lên sâu chót vót: chiều sâu tận cùng
 + sông dài, trời rộng/ bến cô liêu
Ò Không gian ba chiều: cao, dài, rộng - một không gian mênh mông, bao la vô cùng, vô tận, hoang vắng quạnh hiu.
à Nỗi buồn thấm vào không gian ba chiều. “Con người lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian” (HT)
4. Khổ thơ thứ 3
- bèo dạt về đâu: sự lênh đênh, phiêu dạt, vô định
- không: chuyến đò/ cầu: Không có sự giao nối đôi bờ Ò cuộc sống con người dần mất hút chỉ còn lại thiên nhiên và sông nước
à Nhà thơ cảm thấy cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ và thèm khát những dấu hiệu của sự sống, sự hòa hợp giữa những con người.
5. Khổ thơ cuối
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ:
+ Lớp lớp mây dày đặc như núi
+Bóng chiều sa: hoàng hôn đổ xuống
+ Cánh chim nhỏ: cô đơn, bé nhỏ giữa không gian rộng lớn.
Ò Mang vẻ đẹp hùng vĩ, vừa cổ kính vừa thơ mộng.
- Kế thừa tứ thơ của Thôi Hiệu: nỗi buồn nhớ quê hương da diết.
III – Tổng kết:
1. Nội dung:
Bài thơ thể hiện một nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn. Qua đó nhà thơ bộc lộ niềm khao khát giao hòa với con người và tình yêu nước thầm kín mà tha thiết.
2. Nghệ thuật:
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại
- Hình ảnh thơ giàu chất gợi và tính sáng tạo
- Nhịp thơ tha thiết trầm buồn.
- Từ ngữ mới lạ, độc đáo
Năng lực thuyết trình.
Năng lực đọc diễn cảm
Năng lực phát hiện.
Năng lực tư duy, sáng tạo.
Năng lực cảm nhận, phân tích, bình giảng.
Năng lực cảm nhận, phân tích, bình giảng.
Năng lực cảm nhận, phân tích, bình giảng.
Năng lực khái quát vấn đề.
3. Củng cố:
- Bức tranh thiên nhiên.
- Tâm trạng cô đơn, lòng yêu quê hương đất nước.
	4. Luyện tập:
Bài tập 1: 
- Không gian mênh mông, vô cùng
- Thời gian: từ hiện tại về quá khứ
Bài tập 2: Thơ cũ và thơ mới cùng viết về khói sóng, viết về hoàng hôn nhớ nhà
- Thơ cũ: tả cảnh ngụ tình
- Thơ mới: cái tôi nội cảm, không cần mượn cảnh vật để bộc lộ tâm trạng như thơ cũ.
5. Câu hỏi chuẩn bị
- Soạn câu hỏi ở phần hướng dẫn đọc bài.
Bài 4
Ngày soạn: 12.01.2016
Đọc văn:	ĐÂY THÔN VĨ DẠ
	- Hàn Mặc Tử -
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:
Thao tác 1:
GV: Hãy cho biết vài nét về cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử?
HS: trả lời
* Cuộc đời:
Tên thật: Nguyễn Trọng Trí(1912-1940); quê ở Đồng Hới, Quảng Bình. Từng sống ở Huế
- Cuộc đời quá ngắn ngủi: Nhìn thấy cái chết từ khi còn thanh xuân
- Luôn mang trong mình những mối tình đơn phương
- Những bóng hồng trong cuộc đời Hàn Mặc Tử như: Mộng Cầm, Thương Thương, Hoàng Cúc, Mai ĐìnhÒ Đó chính là chất xúc tác,là bệ phóng để nhà thơ sáng tác.
* Sự nghiệp: Ông là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ Mới. Với các bút danh Phong trần, Lệ Thanh
* Phon

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_11_ngu_van_chuan_nhat.docx