Ngày soạn: 10/10/15 Ngày dạy: 12/10/15 Tiết 22: Hướng dẫn đọc thêm BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Bức tranh làng quê thôn dã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông - người sau này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. - Tâm hồn cao đẹp của vị vua tài đức. - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua một sáng tác của Trần Nhân Tông. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc hiểu một văn bản cụ thể: - Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biêutrong bài thơ. - Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương. 3. Thái độ: - Có tấm lòng yêu quê huơng đất nước C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Đọc phần phiên âm và phần dịch thơ bài “Nam quốc sơn hà” và “ Phò giá về kinh” ? ? Nêu nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ trên ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Phong cảnh quê hương đất nước ta đời Trần – Lê cách chúng ta ngày nay từ dăm bảy thế kỉ đã hiện ra trong cảm nhận của một ông vua anh hùng và một ông quan anh hùng thời ấy như thế nào? Phong cảnh Thiên Trường được hiện lên như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG *HDD1:Giới thiệu chung ? Hãy nêu vài nét về thân thế sự nghiệp của tác giả ? ? Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? ? Bài thơ thuộc thể thơ gì? Vì sao em biết? - GV: Chốt, sửa sai. *HĐ2: Đọc-Tìm hiểu nội dung b - Gv: Đọc bài thơ.Yêu cầu hs đọc lại v lại. ? Bố cục chia làm mấy phần ? - Gv : Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi. ? Theo em cảnh vật được tả vào thời điểm nào trong ngày? (Lúc về chiều) ? Cảnh vật chung ở phủ Thiên Trường lúc về chiều được miêu tả ra sao? ? Tại sao cảnh vật dường như có như không? - Gv :Yêu cầu hs đọc 2 câu cuối. ? Trong 2 câu thơ ta thấy hiện lên một bức tranh quê tuyệt đẹp.Theo em,hình ảnh nào để lại ấn tượng nhất? - Gv :Giảng. ? Qua những chi tiết,hình ảnh được miêu trong bài thơ,cảnh làng quê vàobuổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra nhìn chung ntn? ? Từ sự thật về tâm hồn vua Trần Nhân Tông như thế,em hiểu gì về thời Trần trong lịch sử nước ta? - GV giảng: Có một ông vua có tâm hồn cao đẹp chứng tỏ thời đại đó của dân tộc ta,nhân dân ta sống rất cao đẹp như sử sách đã từng ca ngợi - HS làm bài tập 1 sgk/81 * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết - Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung và nghệ thuật trong phần ghi nhớ. - Gv : Gọi một hs thực hiện phần ghi nhớ. - Hs :Thảo luận trả lời. Trần Nhân Tông ( 1258-1308) : một vị vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, có công to lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên xâm lược - Chú ý lắng nghe. - HS đọc. - Hai phần. - Lúc về chiều. - Hs: Xóm trước thôn sau đã bắt đầu chìm vào bóng tối. - Hs suy nghĩ trả lời. - HS: Phát hiện trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. - Cuộc sống yên bình. -Kết hợp giữa điệp ngữ vàtiểu đối, Tạo nhịp điệu thơ êm ái, hài hoà. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội hoạ, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thi vị. Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết hồn quê của vị anh minh, tài đức Trần Nhân Tông. I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Trần Nhân Tông ( 1258-1308) : một vị vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, có công to lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên xâm lược: vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Khi ông về thăm quê cũ ở phủ Thiên Trường. - Thể loại:Thất ngôn tứ tuyệt. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản: a. Phương thức biểu đạt: Trữ tình b. Phân tích * Hai câu đầu: Bức tranh cảnh vật làng quê thôn dã. - Thôn hậu thôn tiền đạm tử yên Bán vô bán hữu tịch dương biên ® Cảnh thôn xóm lúc về chiều,mờ mờ ảo ảo. * Hai câu sau: Con người nhà thơ. - Mục đồng địch lí ngưu quy tận Bạch lô song song phi hạ điền ® Hình ảnh cụ thể,gợi tả. Þ Cảnh đậm đà sắc quê, hồn quê. Thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn con người với cảnh vật thiên nhiên. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Kết hợp giữa điệp ngữ và tiểu đối, Tạo nhịp điệu thơ êm ái, hài hoà. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội hoạ, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thi vị. - Dùng cái hư làm nổi bật cái thực và ngược lại, qua đó khắc hoạ hình ảnh nênthơ bình dị. 2. Nội dung. - Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết hồn quê của vị anh minh, tài đức Trần Nhân Tông. * Ghi nhớ sgk/77 4. Củng cố: Nhắc lại nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản 5. Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Học thuộc lòng bài thơ - Cảm nhận của em về bài thơ. - Thử dịch bài thơ. 2. Bài sắp học: Từ Hán Việt (tt) - Tìm hiểu cách sử dụng từ Hán Việt. - Vì sao không nên lạm dụng từ Hán Việt. - Làm trước bài tập 1. Ngày soạn: Tuần 3 Ngày dạy: Tiết 9 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao . - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của ngững câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình . II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Khái niệm ca dao, dân ca. - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình. - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình. 3. Thái độ: - Thích sưu tầm và đọc thuộc các câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự. III. PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp kết hợp thuyết trình IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ ? Tóm tắt truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ? ? Nêu ý nghĩa truyện ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài(1p) : Đối với tuổi thơ mỗi người VN , ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào ,vỗ về ,an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà , của mẹ , của chị những buổi trưa hè nắng lửa , hay những đêm đông lạnh giá . Chúng ta ngủ say mơ màng , chúng ta dần dần cùng với tháng năm , lớn lên và trưởng thành cùng với dòng suối trong lành đó . Bây giờ ta cùng đọc lại , lắng nghe và suy ngẫm . HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG *HOẠT ĐỘNG 1 (5p) Tìm hiểu khái niệm ca dao-dân ca . ? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca? GV : Giới thiệu thêm về ca dao , dân ca cho hs rõ. ? Theo em , tại sao bốn bài ca dao ,dân ca khác nhau lại có thể kết hợp thành 1 vb ? TL: Vì cả 4 đều có nd tình cảm gia đình ? Vậy tình cảm gia đình là gi ? *HOẠT ĐỘNG 2: (28p) Đọc và tìm hiểu văn bản. GV: Gọi học sinh đọc bài ca dao 1 ? Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Hình thức? ? Bài ca dao đã diễn tả tình cảm gì? ? Chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này? ? Bài ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để biểu hiện công lao to lớn của cha mẹ? ? Từ láy “mênh mông” diễn tả thêm ý gì khi nói về công ơn cha mẹ? ? Từ nào trong câu ca dao nói lên lời khuyên tha thiết của cha mẹ? ? Em còn biết những câu ca dao nào nữa nói về công ơn trời biển của cha mẹ? GV: Gọi học sinh đọc bài ca dao 4 ? Nội dung bài ca dao? ? tình cảm anh em thân thương được diễn tả ntn? Tìm từ ngữ diễn tả? ? Để diễn tả sự gắn bó của anh em trong gia đình, ca dao đã sử dụng cách nói nào? ? Bài ca dao khuyên nhủ điều gì? ( câu cuối) *HOẠT ĐỘNG 3 : TỔNG KẾT ?Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 bài ca dao ? ?Các bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta điều gì? HĐ4 : HDHS luyện tập - Đọc Bài đọc thêm: Nhớ công ơn cha mẹ, nhớ thương mẹ già, biết ơn ông bà tổ tiên, tình nghĩa anh em là những tình cảm gia đình, là bài học đạo lý làm người --> tình cảm gia đình là 1 trong những tình cảm đẹp của con người VN để chúng ta tự hào trân trọng . Hs : Phát biểu dựa vào bài soạn. HS: Trả lời theo sự hiểu biết của mình. -Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam. - HS đọc bài ca dao 1 - Lời của người mẹ nói với con qua điệu hát ru - Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy - Sử dụng lối ví von quen thuộc của ca dao, lấy những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của tự nhiên để so sánh với công cha, nghĩa mẹ. Đây là những biểu tượng truyền thống của văn hoá phương Đông, nó là cảm nghĩ dân gian, dễ hiểu, thấm sâu - Diễn tả công lao của cha mẹ vô cùng to lớn, bao la. - “Cù lao chín chữ” --> hình ảnh quen thuộc nói lên lòng biết ơn sâu nặng của con đối với cha mẹ, tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát. “Công cha ... đạo con” H/S sưu tầm thêm -H đọc bài ca dao 4 - Cùng chung--> điệp 2 lần làm nổi bật mqh rất thân thiết của anh em trong gia đình - So sánh hình ảnh: như thể tay chân. H/ả mang đậm màu sắc dân gian--> anhem phải biết yêu thương nhau gắn bó đỡ đần nhau - Anh em ruột thịt biết yêu nhau hoà thuận thì cha mẹ với “vui vầy”, sống hạnh phúc. --> Cách sống, cách cư xử đầy tình nghĩa tốt đẹp của anh em trong gia đình - Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng tăng cấp.... - Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm. - Diễn tả tình cảm qua những mô típ. - Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể... -Tình cảm đối với ông bà cha mẹ ,anh em và tìng cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là ngững tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Ca dao: Lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. 2.Dân ca: Những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc., tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng -Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN * Bài 1 Bài ca dao diễn tả công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy. --> Bài học về đạo làm con thật vô cùng sâu xa, thấm thía * Bài 4 Tình cảm anh em thân thương trong 1 nhà - Nhắc nhở anh em phải sống hoà thuận, đùm bọc, nhường nhịn III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng tăng cấp.... - Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm. - Diễn tả tình cảm qua những mô típ. - Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể... 2. Ý nghĩa: -Tình cảm đối với ông bà cha mẹ ,anh em và tìng cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là ngững tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người * Ghi nhớ sgk/36 IV. Luyện tập BT/SGK V.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Bài vừa học: - Học thuộc khái niệm ca dao,dân ca. - Học thuộc 4 bài ca dao và nội dung của bài 1 và bài 4 , học thuộc phần ghi nhớ. -Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc. 2. Bài sắp học: Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người - Đọc trước các bài ca dao. - Phân tích nội dung bài ca dao số 1 va 4. - Sưu tầm thêm một số bài ca dao có nội dung tương tự. Ngày soạn: Tuần 3 Ngày dạy: Tiết 10 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao – dân ca qua những bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu quê hương , đất nước , con người . II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương , đất nước , con người . 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình. - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương , đất nước , con người . 3. Thái độ: - Thuộc những bài ca dao trong vb và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng III. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là cao dao – dân ca ? ? Đọc 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và nêu nội dung từng bài ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài (1p) - Trong kho tàng ca dao – dân ca cổ truyền VN , các bài ca về chủ đề tình yêu quê hương , đất nước, con người rất phong phú . Mỗi miền quê trên đất nước ta đều có không ít câu ca hay , đẹp , mượt mà , mộc mạc tô điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương mình . Bốn bài dưới đây chỉ là 4 ví dụ tiêu biểu mà thôi HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ N/DUNGCẦN ĐẠT Hoạt động 1 Đọc ,tìm hiểu v/bản ? Theo em , vì sao bốn bài ca khác nhau có thể hợp thành một vb . TL: Vì cùng chu chủ đề là tình yêu quê hương đất nước con người. Hoạtđộng2:Phân tích nội dung và nghệ thuật: bài 1 ? Bài ca dao được thể hiện dưới hình thức nào? ? Em hiểu thế nào về hình thức đối đáp? ? Câu hỏi 1 (SGK) ? Vì sao chàng trai – cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm như vậy để hỏi đáp? ? Em có nhận xét gì về cách hỏi của chàng trai? VD: Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh --> hình dáng núi Núi thiêng ? Em có nhận xét gì về cách đáp gọn, trả lời đúng câu đố của các cô gái? ? Em hiểu biết thêm điều gì về quê hương đất nước ta qua lời hát đối đáp? Hoạt động 3Phân tích nội dung và nghệ thuật bài 4 Gọi HS đọc bài ca dao. ? Hai dòng đầu có gì đặc biệt về từ ngữ?Tác dụng, ý nghĩa? ? Trên cái bức tranh mênh mông, bát ngát của cánh đồng, hiện lên hình ảnh của ai? ? Tìm biện pháp nghệ thuật biểu hiện? ? Em cảm nhận được điều gì về cô gái? ? Bài ca dao là lời của ai? Biểu hiện tình cảm gì? - Chàng trai ca ngợi cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp cô gái --> cách bày tỏ tình cảm Chốt: 4 bài ca dao đã làm hiện lên trước mắt chúng ta hình ảnh đẹp của quê hương, đất nước, con người VN. Qua đó ta thấy tình yêu qh, đn đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi người dân. dao. HĐ 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của 4 bài ca dao trên. ? Ý nghĩa của các bài ca dao ? TL : Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương, đất nước. 3 h/s đọc,nhận xét - HS suy nghĩ trả lời * Tình yêu quê hương , đất nước , con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam. *-Thể thơ: thể thơ lục bát và lục bát biến thể -Hát đối đáp -Hát đối đáp là 1 loại dân ca. -Đối đáp thể hiện trí tuệ và tình cảm dân gian về địa lý lịch sử văn hoá ... thể hiện cách ứng xử đẹp, sắc sảo của trai gái làng quê xưa - (b)– (c) - Đây là một hình thức để trai gái thử tài nhau về kiến thức địa lý, lịch sử - Rất hóm hỉnh, bí hiểm. Chàng trai đã chọn được nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi - Rất sắc sảo, những nét đẹp riệng về thành quách, đền đài, sông núi của mỗi miền quê đều được “nàng” thông tỏ H - đọc bài ca dao - Dòng thơ kéo dài 12 tiếng gợi sự dài rộng, to lớn, mênh mông của cánh đồng. Điệp từ, đảo ngữ và đối xứng được sử dụng rất hay tạo cảm giác choáng ngợp trước sự trải dài của cánh đồng. - Hình ảnh thiếu nữ trẻ trung, xinh tươi, đầy sức sống, làm chủ tự nhiên, làm chủ cuộc đời, rất đáng yêu --> một sự hài hoà tuyệt đẹp giữa cảnh và người. Cảnh làm nền cho con người xuất hiện, cảnh lại thêm đẹp, thắm tình người. ==> Đó cũng là một trong những tình cảm đẹp nhất, thiết tha nhất của nd ta được nói thật hay trong ca - HS trả lời tự do -Học sinh trả lời theo cảm nhận. I-Đọc-tìm hiểu V/b * Tình yêu quê hương , đất nước , con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam. *-Thể thơ: thể thơ lục bát và lục bát biến thể ( Có hiện tượng dị bản trong bài 3 ). II-Tìmhiểuchi tiết: Bài 1 - Lời hát đối đáp của những chàng trai – cô gái nói về những cảnh đẹp trên đất nước ta --> tình yêu quê hương đậm đà Bài 4 - Vẻ đẹp trù phú, mênh mông của cánh đồng lúa - Bức tranh đẹp và đầy sức sống ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động III-TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật : -Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp,lời chào mời,lời nhắn gửi...., thường gợi nhiều hơn tả. -Có giọng điệu thiết tha tự hào. -Cấu tứ đa dạng, độc đáo. -Sử dụng thể thơ lục bát và lục biến thể.. 2. Ý nghĩa: Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương, đất nước. * Ghi nhớ :Sgk V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Bài vừa học: - Học thuộc khái niệm ca dao,dân ca. - Học thuộc 4 bài ca dao và nội dung của bài 1 và bài 4 , học thuộc phần ghi nhớ. -Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc. 2. Bài sắp học: TỪ LÁY - Tìm hiểu khái niệm từ láy. - Đặc điểm về nghĩa của từ láy. - Xem trước các bài tập. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 11: TỪ LÁY A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận diện được hai loại từ láy : Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận( Láy phụ âm đầu và láy vần) - Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy. - Hiểu được giá trị tượng thanh,gợi hình ,gợi cảm của từ láy: Biết cách sử dụng từ láy. - Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Khái niệm từ láy - Các loại từ láy. 2. Kĩ năng: a .Kĩ năng chuyên môn: - Phân tích cấu tạo từ , giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh. b.Kĩ năng sống: - Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ láy phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ láy 3. Thái độ: - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.Nghiêm túc trong giờ học. C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là từ ghép chính phụ ? Từ ghép chính phụ có tính chất gì ? Cho vd ? ? Thế nào là từ ghép đẳng lập? Nêu tính chất của từ ghép đó ? Cho vd minh hoạ ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài (1p) - Ở lớp 6 các em đã biết khái niệm về từ láy , đó là những từ phức có sự hoà phối âm thanh . Với tiết học hôm nay , các em sẽ nắm được cấu tạo của từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa để các em sử dụng tốt từ láy . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Phân loại từ láy. H- Nhắc lại khái niệm từ láy Gọi HS đọc ví dụ. ? Những từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau? ? Vì sao các từ láy “bần bật”, “thăm thẳm” lại không nói được là “bật bật” “thẳm thẳm”? ? Em hãy phân loại từ láy? ? Láy toàn bộ có đặc điểm ntn? ? Láy bộ phận là ntn? Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 2 ? Phát hiện từ láy trong bài ca dao “đường vô ...” ? Phân loại từ láy? ? Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? ? Các từ láy “lí nhí”, li ti, ti hí có đặc điểm gì chung về âm thanh và nghĩa ? Các từ láy “nhấp nhô”,“phập phồng”, “bập bềnh” có đặc điểm gì chung về âm thanh và nghĩa? (giải thích nghĩa từng từ) ? Xác định tiếng gốc? ? So sánh nghĩa của từ láy so với nghĩa của tiếng gốc? ? So sánh nghĩa của các từ láy: mềm mại, đo đỏ, mạnh mẽ, khoẻ khoắn với các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng? ? Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc có nghĩa thì từ láy có nghĩa ntn? Gọi Hs đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: HDHS thực hành. Kết hợp nhiều hình thức khác nhau để hs giải quyết bài tập.(Vấn đáp ,lên bảng, thi nhanh giữa các tổ,Thảo luận nhóm...) GV : Cho hs lên bảng làm các bài tập 1, 2,3. - Từ phức có sự hoà phối âm thanh H- Đọc VD1/41 - Đăm đăm --> các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn - Mếu máo --> lặp phụ âm đầu - Liêu xiêu --> lặp vần - Biển đổi âm cuối và thanh điệu --> hoà phối âm thanh H- Đọc ghi nhớ: SGK - quanh quanh, đòng đòng, bát ngát, phất phơ - Dựa vào sự mô phỏng âm thanh, biểu thị tính chất to lớn, mạnh mẽ của âm than
Tài liệu đính kèm: