Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 20

doc 104 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1504Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 20
Tuần: 20
Tiết: 55
Làm văn:
Các hình thức kết cấu
Ngày 28 thỏng 12 năm 2013
của văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
2. Kỹ năng: Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh
3. Tư tưởng: Vận dụng viết bài văn thuyết minh
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Thầy – Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo (SGK, HDTH chuẩn KTKN, SGV)
2. Trò - Soạn bài, đọc kĩ bài học
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra quá trình chuẩn bị bài của HS (4’)
 3. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy, 
 + PP giới thiệu: thuyết trình...
1'
* GV giới thiệu và nhấn mạnh kiểu bài văn thuyết minh
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về nội dung dạy:
+ Mục tiêu: Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
+ Phương pháp: 
- Công việc của GV: phát vấn 
 -Công việc của HS: Trả lời khái quát
2'
* Trọng tâm kiến thức:
- Kết cấu của năn bản thuyết minh
- Luyện tập
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1 : HS tìm hiểu mục I SGK và trả lời yêu cầu của bài tập
GV phát vấn, HS trả lời
Gv hỏi em hiểu như thế nào là văn bản thuyết minh 
Hs trao đổi thảo luận trả lời 
Gv nhấn mạnh 
Gv cho hs tìm hiểu kết cấu của 2 văn bản thuyết minh trong sgk hội thổi cơm thi được diễn ra như thế nào và ở đâu?
+ Thể lệ và hình thức?
+ Nội dung?
+ ý nghĩa?
- Các ý đó được sắp xếp như thế nào?
Gv cho hs tìm hiểu văn bản 2 Mục đích đối tượng của văn bản này.
Nội dung chính?
Quả bưởi nơi đây được miêu tả như thế nào.Công dụng của bưởi Phúc Trạch.
ý nghĩa, danh tiếng.
20'
I. Khái niệm
1. Thế nào là văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
- Có nhiều loại văn bản thuyết minh.
+ Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp.
+ Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng.
2. Kết cấu của văn bản thuyết minh
a.Văn bản 1: 
- Giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây 
- Các ý chính:
+ Giới thiệu sơ lược về làng Đồng Vân xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây 
+ Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày rằm tháng riêng.
+ Luật lệ và hình thức thi.
+ Nội dung hội thi (diễn biến cuộc thi).
+ Đánh giá kết quả.
+ ý nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Văn
- Các ý được sắp xếp theo trật tự thời gian và lô gích.
b. Văn bản 2: 
- Giới thiệu Bưởi Phúc Trạch- Hà Tĩnh.
- Các ý chính:
+ Trên đất nước ta có nhiều loại bưởi nổi tiếng: Đoan Hùng (Phú Thọ), Long Thành (Đồng Nai), Phúc Trạch (Hà Tĩnh).
+ Miêu tả hình dáng quả bưởi Phúc Trạch (Hình thể, màu sắc bên ngoài, mùi thơm của vỏ, vỏ mỏng).
+ Miêu tả hiện trạng (màu hồng đào, múi thì màu hồng quyến rũ, tép bưởi, vị không cay, không chua, không ngọt đậm mà ngọt thanh).
+ ở Hà Tĩnh người ta biếu người ốm bằng bưởi.
+ Thời kì chống Pháp, chống Mĩ thương binh mới được ưu tiên.
+ Bưởi đến các trạm quân y.
+ Các mẹ chiến sĩ tiếp bộ đội hành quân qua làng.
+ Trước CM có bán ở Hồng Kông, theo Việt Kiều sang Pari và nước Pháp.
+ Năm 1938 bưởi Phúc Trạch được trúng giải thưởng trong một cuộc thi. Ban giám khảo xếp vào hàng “Quả ngon xứ Đông Dương”
=> Cách sắp xếp là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau. Được giới thiệu theo trình tự không gian (từ bên ngoài và trong), hình dáng bên ngoài đến chất lượng bên trong, sau đó giới thiệu giá trị sử dụng bưởi Phúc Trạch. Trình tự hỗn hợp.
Tóm lại: kết cấu của văn bản thuyết minh là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mối quan hệ bên trong hoặc bên ngoài với nhận thức con người.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng
Gv gợi ý, yêu cầu HS làm bài tập 
15'
Bài tập: Trang 168
Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp: 
- Giới thiệu Phạm Ngũ Lão một vị tướng và cũng là môn khách, là rể Trần Quốc Tuấn.
- Đã từng ca ngợi sức mạnh của nhân dân đời Trần trong đó có Phạm NGũ Lão.
- Phạm Ngũ Lão còn băn khoăn vì nợ công danh.
- So sánh với Gia Cát Lượng thì thấy xấu hổ vì mình chưa làm được là bao để đáp đền nợ nước.
Bài2/tr168
Giới thiệu về đền Bắc Lệ, Tân Thành
4. Củng cố và dặn dò (2’)
* Củng cố: 
- Làm bài tập luyện tập.
- Gv nhấn mạnh chốt ý.
* Dặn dò : - Học bài, làm lại các bài tập SGK
- Soạn bài cho giờ sau: Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Tuần: 20
Tiết: 56
Làm văn:
Lập dàn ý 
Ngày 29 thỏng 12 năm 2013
bài văn thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc
2. Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc
3. Tư tưởng: Thực hành lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Thầy – Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo (SGK, HDTH chuẩn KTKN, SGV)
2. Trò - Soạn bài, đọc kĩ bài học
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra các hình thức kết cấu của văn bản TM (4’)
 3. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy, 
 + PP giới thiệu: thuyết trình...
1'
* Gv nhấn mạnh: Lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về nội dung dạy:
+ Mục tiêu: Lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc
+ Phương pháp: 
- Công việc của GV: phát vấn 
 -Công việc của HS: Trả lời khái quát
2'
* Trọng tâm kiến thức:
- Dàn ý bài văn thuyết minh
- Lập dàn ý bài văn thuyết minh
- Luyện tập:	
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1 : HS tìm hiểu mục I SGK và trả lời yêu cầu của bài tập
GV phát vấn, HS trả lời
Gv cho Học sinh đọc SGK.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tham khảo gợi ý SGK.
Hs trao đổi thảo luận trả lời 
Gv nhấn mạnh 
Thao tác 2 : 
Gv cho hs tìm hiểu lập dàn ý cho bài văn thuyết minh 
Hs trao đổi thảo luận trả lời 
Gv nhấn mạnh
 Thế nào là “Sắp xếp ý”?
 Kết bài của một bài dàn ý thuyết minh thường phải thực hiện các bước như thế nào?
(Học sinh có thể so sánh với văn bản tự sự -giống và khác nhau)
20'
I. Dàn ý bài văn thuyết minh
- Trình bày theo trật tự nhất định theo thời gian, địa điểm. Nhận thức riêng cuả cá nhân đối tượng nghe dược nói tới.
1. Bố cục của bài văn tự sự 
a. MB: giới thiệu sự vật sự việc cụ thể 
b. TB: Nêu diễn biến nội dung chính của bài viết 
c. KB: Nêu suy nghĩ, hành động của người viết 
2. Có phù hợp bởi lẽ văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn, cũng là của người viết. 
3. Nhìn chung có điểm tương đồng 
 Khác ở phần kết 
Bài văn tự sự cần nêu cảm nghĩ của người viết, ở văn bản thuyết minh phải trở lại đề tài thuyết minh, lưu lại suy nghĩ cảm xúc lâu bền trong lòng người đọc 
4. Tuỳ theo lựa chọn song ở phần thân bài phải đạt được các yêu cầu 
- Các ý phải phù hợp, không lạc đề, các ý phải đủ để làm rõ điều cần thuyết minh 
 - ý sắp xếp theo hệ thống không trùng lặp 
II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh
1. Xác định đề tài
- Đề tài viết về vấn đề gì?
- Đề tài đó như thế nào?
- Tác dụng ra sao đối với mỗi cá nhân...
2. Lập dàn ý
Thường gồm 3 phần:
A- Mở bài:
- Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào)
- Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận).
- Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,.. rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ).
B- Thân bài:
- Tìm ý, chọn ý: cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,.. được giới thiệu không?
- Sắp xếp ý: cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy.
C. KB:Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.
- Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng
Gv gợi ý, yêu 
cầu HS làm bài tập 
Bài tập về nhà 
15
Bài tập: Trang 171
- MB: Cách thưa gửi đối với người đọc người nghe
+ Công việc mà em yêu thích đó là việc nấu ăn.
- Thân bài:
+ Công việc đem đến cho em thú vui là làm cho mọi người được thưởng thức các hương vị đậm đà của các món ăn ngon.
+ Em thích thú với việc nấu nướng, vì mỗi bữa ăn là một tiếng cười vui, tràn đầy sức sống, được gần gũi gia đình đầm ấm.
+ Được đem đến cho cho mọi người tiếng cười chính là niềm vui trong cuộc sống của em...
- KB: Khẳng định niềm vui ý thích của riêng cá nhân.
+ Sự thuyết phục em bằng niềm vui đó chính là tình cảm với gia đình, người thân, bè bạn,...
 4. Củng cố và dặn dò (2’)
* Củng cố: - Làm bài tập luyện tập.
- Gv nhấn mạnh chốt ý.
* Dặn dò : - Học bài, làm lại các bài tập SGK
- Soạn bài cho giờ sau: Phú sông Bạch Đằng
Tiết: 57
Đọc văn
Phú sông bạch đằng
Ngày 3 thỏng 1 năm 2014
(Bạch Đằng giang phú)
 - Trương Hán Siêu -
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông bạch đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
3. Tư tưởng: Tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Thầy – Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo (SGK, HDTH chuẩn KTKN, SGV)
2. Trò - Soạn bài, đọc kĩ bài học
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 3. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy:
 + PP giới thiệu: thuyết trỡnh
1'
GV thuyết trình: Giới thiệu bài thơ
Hoạt động 2: Tỡm hiểu chung:
- Mục tiêu: Tìm hiểu khái quát tiểu dẫn
- Phương pháp: 
+ GV phát vấn 
+ HS dựa vào SGK trả lời
? Em biết điều gì về Trương Hán Siêu.
Hs trao đổi thảo luận trả lời 
Gv nhấn mạnh 
? Sông Bạch Đằng, vai trò lịch sử của sông Bạch Đằng.
? Em biết gì về thể Phú.
5'
I. Tìm hiểu chung :
I. Tiểu dẫn 	
1. Tác giả:
- Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay là thị xã Ninh Bình).
- Dưới triều Anh Tông, Dụ Tông làm quan to, lúc mất được truy tặng Thái bảo, được thờ ở Văn miếu.
- Ông học vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
2. Sông Bạch Đằng (SGK)
3. Thể phú: 
- Là một thể tài của văn học trung đại Trung Quốc được chuyển dụng ở Việt Nam .
- Phú là thể văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần dùng để miêu tả cảnh vật, phong tục
* Thao tác 1 : Đọc, tìm hiểu thể loại, bố cục:
Gv hướng dẫn hs đọc và cho hs đọc 
Hs thực hiện 
Gv nhấn mạnh 
* Thao tác 2 : Tìm hiểu văn bản 
Gv hỏi em cho biết nhân vật khách là người như thế nào 
Hs trao đổi thảo luận trả lời 
Gv nhấn mạnh 
Gv liên hệ môi trường: vẻ đẹp của cảnh sông nước BĐ gắn liền với chiến công hiển hách của cha ông: môi trường thiên nhiên ở đây còn là di tích lịch sử văn hoá, gắn liền với truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm của dân tộc 
30'
II. Đọc- hiểu:
1. Đọc, tìm hiểu thể loại, bố cục:
- Bố cục bài phú gồm bốn phần: đoạn mở; đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.
2. Tìm hiểu văn bản 
a. Nhân vật khách: (là sự phân thân của tác giả)
Khách dạo chơi không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên mà nghiên cứu cảnh trí của đất nước, bồi bổ tri thức 
- Ham du ngoạn, giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, gót giang hồ đi khắp nơi: Cửa Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt....
- Là người có tâm hồn phóng khoáng, tự do. Ưa hoạt động, khoái trí, ham hiểu biết.
- Nhân vật trữ tình đi vào miêu tả không gian cụ thể, phong cảnh cụ thể.
+ Bát ngát sóng kình; thướt tha đuôi trĩ; đất trời một sắc, phong cảnh ba thu; sông chìm giáo gãy; gò đầy sương khô.đây là hình ảnh thật có tính chất đương đại hiện ra cụ thể. 
- Khách đề cao cảnh trí sông Đằng.
=> Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng lịch sử, tâm hồn “khách” luyến tiếc ngậm ngùi về thời qúa khứ đẫ qua, thời quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Khách vừa vui, tự hào, vừa buồn, nuối tiếc khi đến sông Bạch Đằng. 
Hoạt động 4: Luyện tập 
2'
 Luyện tập : Bài tập 2 trang 7
Gợi ý :
- Ca ngợi chiến công cuả sự ngiệp Trùng Hưng
- Chiến công có được vừa có sự giúp sức của thiên nhiên vừa của con người.
4. Củng cố và dặn dò (2’)
* Củng cố: 
- Củng cố: Gv yêu cầu HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung bài 
- Gv nhấn mạnh chốt ý: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
* Dặn dò : 
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ
- Soạn bài cho giờ sau: Học tiếp phú sông B Đ
Tuần: 21
Tiết: 58
Đọc văn
Phú sông bạch đằng
Ngày 6 thỏng 1 năm 2014
(Bạch Đằng giang phú)
 - Trương Hán Siêu -
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông bạch đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặ0c trưng thể loại
3. Tư tưởng: Tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Thầy – Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo (SGK, HDTH chuẩn KTKN, SGV)
2. Trò - Soạn bài, đọc kĩ bài học
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) kiểm tra kiến thức phần tác giả.
 3. Các hoạt động dạy học: 40’ 
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy:
 + PP giới thiệu: thuyết trỡnh
1'
GV thuyết trình: Giới thiệu bài thơ
Hoạt động 2: Tỡm hiểu chung:
- Mục tiêu: Tìm hiểu khái quát lại phần tác phẩm
- Phương pháp: 
+ GV phát vấn 
+ HS dựa vào SGK trả lời
? Em biết điều gì về Trương Hán Siêu.
Hs trao đổi thảo luận trả lời 
Gv nhấn mạnh 
5'
I. Tìm hiểu chung :
I. Tiểu dẫn 	
2. Sông Bạch Đằng (SGK)
3. Thể phú: 
- Là một thể tài của văn học trung đại Trung Quốc được chuyển dụng ở Việt Nam .
- Phú là thể văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần dùng để miêu tả cảnh vật, phong tục
* Thao tác 1 : 
Gv hỏi Bạch Đằng được thể hiện ntn qua sự hồi tưởng của tác giả Các bô lão kể với khách điều gì.
Các bô lão bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào.
Hs trao đổi thảo luận trả lời 
Gv nhấn mạnh 
* Thao tác 3 : Tổng kết
Gv cho hs đọc ghi nhớ và nêu nội dung nghệ thuật bài 
Hs trao đổi thảo luận trả lời 
Gv nhấn mạnh 
30'
II. Đọc- hiểu:
b. Bạch Đằng giang qua sự hồi tưởng của các bô lão:
Bô lão là người địa phương có tuổi và chứng kiến chiến công của sông Bạch Đằng 
- Cảm xúc trữ tình thành cảm xúc anh hùng ca.
- Những chiến công ở sông Bạch Đằng lừng danh không chỉ đối với thời đại mà, ý nghiã mãi với lịch sử dân tộc. 
+ Là trận đánh kinh thiên động địa: trận thuỷ chiến được khắc hoạ cô đọng hàng loạt hìng ảnh nói lên sự mãnh liệt hùng dũng.
Lời bình luận chỉ ra nguyên nhân ta thấy địch thua và ta thắng 
- Kẻ địch có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu ma chước quỷ. Ta chiến đấu trên chính nghĩa, vì chính nghĩa nên thuận lẽ trời. Thêm vào đó, ta lại có địa lợi, nhân hoà là những yếu tố quyết định của chiến thắng. 
 - Tác giả khẳng định sự vĩnh hằng của chân lí đó giống như sông BĐ kia đêm ngày "Luồng to sóng lớn dồn về biển đông" quy luật tự nhiên.
c. Bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng:
- Theo binh pháp cổ muốn thắng có 3 nhân tố cơ bản (thiên....địa...nhân...). Các bô lão chỉ ra: sự trợ giúp của trời; tài năng của người chèo lái cuộc chiến: con người có tài, nhân vật xuất chúng, đảm đương gánh nặng mà non sông giao phó.
- Sự anh minh của hai vua Trần, đặc biệt là Tiết chế Quốc công Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có tài thao lược, có tầm nhìn chiến lược đáng được muôn đời ca ngợi.
d. Lời ca của khách:
- Lời ca các bô lão: nhấn mạnh lẽ đời mang tính quy luật: bất nghĩa tiêu vong; anh hùng lưu danh.
- Khách: đề cao vai trò hai vị Thánh quân - Hai vua Trần. Đức cao mới thật sự là điều quyết định của chiến cuộc. Đề cao giá trị con người - mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Ghi nhớ
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Phú sông Bạch Đằng là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.
- Nhà thơ bộc lộ tư tưởng nhân văn sâu sắc tiến bộ: vinh và nhục, thắng và bại, tiêu vong và trường tồn,...
2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tráng lệ, giàu hình ảnh; tác giả sử dụng điển tích, điển cố rất tài tình.
Hoạt động 4: Luyện tập 
2'
 Luyện tập : về học thuộc bài phú
4. Củng cố và dặn dò (2’)
* Củng cố: 
- Củng cố: Gv yêu cầu HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung bài 
- Gv nhấn mạnh chốt ý: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
* Dặn dò : 
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ
- Soạn bài cho giờ sau: Đại cáo bình Ngô, Phần I -Tác giả Nguyễn Trãi.
Tiết: 59-60
Đọc văn
Đại cáo bình Ngô 
Ngày 9 thỏng 1 năm 2014
 (Nguyễn Trãi)
Phần i: Tác giả
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được Nguyễn Trãi là tác giả có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam 
- Qua thơ văn Nguyễn Trãi thấy được ông không chỉ là nhà văn hoá lớn mà còn là vị anh hùng dân tộc. 
- Nguyễn Trãi là thiên tài về nhiều mặt nhưng đồng thời cũng là thiên tài chịu bi kịch đau đớn nhất trong lịch sử trung đại.
- Nguyễn Trãi là tác giả có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam .
2. Kĩ năng: hình thành kỹ năng tìm hiểu tác gia văn học 	
3. Tư tưởng: trân trọng tài năng thơ
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Thầy – Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo (SGK, HDTH chuẩn KTKN, SGV)
2. Trò - Soạn bài, đọc kĩ bài học
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn 1 bài Phú sông Bạch Đằng và cho biết tâm trạng của Khách.(4’) 
3. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy:
 + PP giới thiệu: thuyết trỡnh
1'
- GV thuyết trình: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi
Hoạt động 2: Tỡm hiểu chung:
- Mục tiêu: Tìm hiểu khái quát nội dung bài học
- Phương pháp: 
+ GV phát vấn 
+ HS dựa vào SGK trả lời
GV nhấn mạnh 
5'
I. Tìm hiểu chung :
- Cuộc đời:
+ Là bậc anh hùng dân tộc, là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam.
+ Là người chịu những oan khiên thảm khốc trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
- Sự nghiệp thơ văn: Có những đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hoá văn học dân tộc
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể
* Thao tác 1: Tìm hiểu cuộc đời
Gv cho hs đọc tiểu dẫn và trả lời 
Xuất thân và quê quán của Nguyễn Trãi.
Em hãy nêu nét chính trong cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.
Hs trả lời 
Gv nhấn mạnh 
Hai đặc điểm nổi bật trong cuộc đời của Nguyễn Trãi.
Hs trả lời
Gv nhấn mạnh 
* Thao tác 2: Tìm hiểu sự nghiệp thơ văn
? Em hãy nêu sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Trãi
Hs trao đổi thảo luận trả lời 
Gv nhấn mạnh 
Học sinh đọc SGK.
Gv hỏi Tại sao nói Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất? Em hãy minh chứng cho nhận định trên?
Gv nhấn mạnh 
? Nét trữ tình sâu sắc được thể hiện như thế nào trong thơ Nguyễn Trãi .
* Thao tác 3:
Gv cho hs đọc ghi nhớ và kết luận về tác giả 
Tiết 2
* Thao tác 4: Tìm hiểu tác phẩm
Gv cho hs đọc tiểu dẫn và trả lời 
Em hãy nêu nét chính tác phẩm
Hs trả lời 
Gv nhấn mạnh 
34'
40'
I- Cuộc đời:
1. Thân thế:
- Nguyễn Trãi sinh năm 1830, hiệu là ức Trai, quê ở Chi Ngại - Chí Linh - Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê - Thường Tín - Hà Tây.
- Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi - đỗ Thái học sinh.
- Mẹ là Trần thị Thái, con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán -một quý tộc đời Trần.
=> Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống là: yêu nước và văn hoá, văn học.
2- Cuộc đời và con người của Nguyễn Trãi:
a- Trước khởi nghĩa Lam Sơn (1380-1418):
- Nguyễn Trãi mất mẹ khi 5 tuổi, ông ngoaị mất khi 10 tuổi.
- Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh năm 1400 (20 tuổi). Và cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ (quan ngự sử).
- Năm 1407 giặc Minh cướp nước ta, Ng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ki_II.doc