Giáo án môn Số học 6 - Tiết 59 đến tiết 110

doc 116 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 809Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Số học 6 - Tiết 59 đến tiết 110", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Số học 6 - Tiết 59 đến tiết 110
Ngày soạn:03/01/2015
Ngày dạy: 06/01/2015
Tiết: 59
Bài 9: QUY TẮC CHUYỂN VẾ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại nếu a = b thì b = a.
2. Kĩ năng: 
- Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc trong giờ học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Thước kẻ, bảng phụ
2. Học sinh:	
- Kiến thức mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
- Cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi?1
- Giáo viên giới thiệu các tính chất như SGK
- Giới thiệu cách tìm x, vận dụng các tính chất của bất đẳng thức
Ta đã vận dụng tính chất nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trình bày vào ?2
- Yêu cầu một số nhóm trình bày trên bảng
- Nhận xét chéo giữa các nhóm và trình bày trên bảng.
- Từ các bài tập trên, muốn tìm x ta đã phải chuyển các số sang một vế. KHi chuyển vế dấu của các số hạng thay đổi thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài tập
? 3 vào theo nhóm và trình bày trên bảng
- Với x + b = a thì tìm x như thế nào?
- Phép trừ và cộng các số nguyên có quan hệ gì?
Nhận xét, chốt kiến thức
- Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho vào hai bên đĩa cân hai vật như nhau thì cân vẫn thăng bằng. Nếu bớt hai lượng bằng nhau thì cân cũng vẫn thăng bằng.
- Quan sát trình bày ví dụ của GV 
a = b thì a + c = b + c
- Trình bày? 2 trên 
- Làm và trình bày trên bảng
- Nhận xét chéo giữa các nhóm và trình bày trên bảng
- Phát biểu quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia ...
- Đọc ví dụ trong SGK và trình bày vào vở.
- Theo dõi và thảo luận thống nhất cách trình bày: Chuyển các số hạng về cùng một dấu
- Cho HS trình bày và nhận xét cháo giữa các nhóm
- Thống nhất và hoàn thiện vào vở
- Ta có x = a + (-b)
- Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng.
1. Tính chất của đẳng thức
2. Ví dụ 
Tìm số nguyên x, biết: 
x – 2= -3
Giải.
x- 2 = -3
x – 2 + 2 = -3 + 2
x = -3 + 2
x = -1
? 2 Tìm số nguyên x, biết: 
x + 4 = -2
Giải.
x + 4 = -2
x + 4 + (-4) = -2 + ( -4)
x = -2 + (-4)
x = -6
3. Quy tắc chuyển vế
Ví dụ: SGK
a. x – 2 = -6
x = - 6 + 2 
x = -4
b. x – ( -4) = 1
x + 4 = 1
x = 1 – 4
x = -3
?3. x + 8 = (-5) + 4
x + 8 = -1
x = -1 – 8
x = -9
Nhận xét: SGK
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống nội dung kiến thức của bài học
- Về nhà học bài, làm các bài tập: 62, 63, 64, 65/ SGK
- Tiết sau: Luyện tập
5. Kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:03/01/2015
Ngày dạy: 06/01/2015
Tiết: 60
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại nếu a = b thì b = a.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế, quy tắc phá ngoặc để thực hiện các phép tính cộng trừ các số nguyên.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc trong giờ học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Thước kẻ, bảng phụ
2. Học sinh:	
- Kiến thức mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS 1: Tìm số nguyên x, biết:
 3 + x = 6
Đáp án: 3 + x = 6
 x = 6 − 3
 x = 3
HS 2: Tìm số nguyên x, biết:
 x − 4 = 7
Đáp án: x − 4 = 7
 x = 7 + 4
 x = 11
HS 3: Tìm số nguyên x, biết:
 x + 3 = 15
Đáp án: x + 3 = 15
 x = 15 − 3
 x = 12
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và trình bày trên bảng 
- Nhận xét và hoàn thiện cách trình bày
- Yêu cầu HS làm việc nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày
- Nhận xét chéo giữa các nhóm
- Nhận xét và hoàn thiện cách trình bày
- Muốn tính hiệu số bàn thắng thua năm ngoái ta làm phép tính gì?
- Muốn tính hiệu số bàn thắng thua năm nay ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân vào và trình bày trên bảng- - Nhận xét và hoàn thiện cách trình bày
Chốt kiến thức
- Một số HS trình bày trên bảng
- Nhận xét bài làm và bổ sung để hoàn thiện bài làm
- Hoàn thiện vào vở
- Thảo luận để thống nhất kết quả bài làm
- Nhận xét và sửa lại kết quả
- Nêu lại quy tắc tương ứng
- Thống nhất và hoàn thiện vào vở
- Làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi
- Hoàn thiện bài làm vào vở dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Một số HS trình bày trên bảng
- Nhận xét bài làm và bổ sung để hoàn thiện bài làm
- Hoàn thiện vào vở
Bài tập 66. SGK
4 – (27 – 3) = x – (13 – 4)
4 – 24 = x – 9
 – 20 = x – 9
– 20 + 9 = x
–11 = x
 x = –11
Bài tập 67. SGK
a. – 149
b. 10
c. –18
d. –22
e. –10
Bài tập 68. SGK
Hiệu số bàn thắng thua năm ngoái là: 27 – 48 = -21
Hiệu số bàn thắng thua năm nay là: 39 – 24 = 15 
Bài tập 69. SGK. Làm ở nhà
Bài tập 70 SGK
a. 3784 + 23 – 3785 - 15
= 3784 + (-3785) + 23 +(-15)
= (-1) + 23 + (-15) = 7
b. 21+ 22 + 23 + 24 – 11- 12- 13 -14
= (21 – 11) + (22 – 12) + (23 – 13) +( 24 – 14)
= 40
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống nội dung kiến thức của bài học
- Về nhà học bài, làm các bài tập: 69, 71, 72 / SGK
- Chuẩn bị kiến thức bài mới
5. Kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:04/01/2015
Ngày dạy: 07/01/2015
Tiết: 61
Bài 10: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng giống nhau liên tiếp. Hiểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
2. Kĩ năng: 
- Tìm đúng tích của hai số nguyên khác dấu
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc trong giờ học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Thước kẻ, bảng phụ
2. Học sinh:	
- Kiến thức mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Nhận xét mở đầu 
- Yêu cầu HS làm ?1
? Viết (-3).4 thành dạng tổng
? Cộng hai số nguyên âm ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính 
- Yêu cầu HS làm ?2
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
- Yêu cầu HS tính 
? Có nhận xét gì về GTTĐ của một tích và tích của hai GTTĐ
? Nhận xét gì về tích hai số nguyên khác dấu
HĐ2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
- Gọi 1 HS đọc quy tắc
- GV chốt lại:
- Gọi 1 HS đọc ví dụ
? Tính số tiền lương tháng vừa qua của anh CAN làm như thế nào 
- Yêu cầu HS làm ?4
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
- GV nhận xét và chốt lại
HĐ3: Củng cố và luyện tập
- Yêu cầu HS làm bài 73/89
- Gọi 4 HS lên bảng làm 
- GV nhận xét và chốt lại
(-3).4 = (-3)+(-3)+(-3)+(-3)
Cộng hai giá trị tuyệt đối và đặt trước kết quả dấu(-)
- HS thực hiện
- HS HĐ cá nhân làm ?2
- 2 HS lên bảng thực hiện
- HS tính
Bằng nhau
Luôn mang dấu âm (-)
- HS đọc quy tắc
- HS lắng nghe và ghi vào vở
- HS đọc ví dụ
Lấy số tiền nhận được trừ đi số tiền bị phạt 
- HS HĐ cá nhân làm ?4
- 2 HS lên bảng làm 
- HS làm bài 73
- 4 HS lên bảng làm 
1. Nhận xét 
?1. Hoàn thành phép tính
(-3).4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = -(3+3+3+3) = 12
? 2
(-5).3 = (-5) + (-5) + (-5)
= -(5 + 5 + 5) = -15
2.(-6) = (-6) + (-6) = -(6 + 6) = 12
? 3
2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Quy tắc( SGK-88)
+ Nhân GTTĐ với nhau
+ Đặt dấu (-) trước kết quả
Ví dụ
Lương công nhân A tháng vừa qua là:
40.20000 – 10.10000 = 700000 
 Đáp số: 700000
? 4
a) 5.(-14) = -(5.14) = -70
b) (-25).12 = -(25.12) =
 -300
3. Luyện tập
Bài 73/89
a) (-5).6 = -30
b) 9.(-3) = -27
c) (-10).11 = -110
d)150.(4) = -600
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống nội dung kiến thức của bài học
- Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị kiến thức bài mới
5. Kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/01/2015
Ngày giảng: 13/01/2015
Tiết: 62 
Bài 11: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
- Biết vận dụng quy tắc dấu để tính tích các số nguyên.
2. Kỹ năng:
- Làm được các bài tập một cách thành thạo.
- Vận dụng được quy tắc dấu để làm bài tập.
3. Thái độ: 
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Thước kẻ, bảng phụ
2. Học sinh:	
- Kiến thức mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
Áp dụng:
4 . (-6) = 
(-13) . 20 =
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Nhân hai số nguyên dương
- GV nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0
- Yêu cầu HS thực hiện ?1
? Có nhận xét gì về tích của hai số nguyên dương
HĐ2. Nhân hai số nguyên âm
- GV treo bảng phụ nội dung ?2
? Ở vế trái thừa số nào không thay đổi, thừa số nào thay đổi và thay đổi như thế nào 
? Ở vế phải các số tăng bao nhiêu đơn vị
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả hai số cuối
? Muốn nhân hai số nguyên âm ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS đọc quy tắc
? Có nhận xét gì về tích của hai số nguyên âm 
- Yêu cầu HS làm ?3
- Gọi 2 HS lên bảng làm 
HĐ3. Kết luận:
? Tích của một số nguyên vơi sô 0 là bao nhiêu
? Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, hai số nguyên khác dấu, ta làm thế nào
- GV giới thiệu phần chú ý 
áp dụng:
4 . (-6) = - (4.6) = -24
(-13) . 20 = -(13.20)=-260
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương
Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai giá trị tuyệt đối 
Thừa số thứ hai không đổi
Thừa số thứ nhất thay đổi giảm 1 đơn vị
Tăng 4 đơn vị
- HS dự đoán 
- HS đọc
1. Nhân hai số nguyên dương
?1. Tính 
12 . 3 = 36
5 . 120 = 600
2. Nhân hai số nguyên âm
? 2
3 . (-4) = -12
2 . (-4) = - 8
1 . (-4) = - 4
0 . (-4) = - 0
(-1) . (-4) = 4
(-2) . (-4) = 8
Quy tắc(SGK-90)
?3. Tính 
a) 5 . 17 = 85
b) (-15) . (-6) = 15.6 = 90
3. Kết luận 
+) a . 0 = 0
+) Nếu a, b cùng dấu
a . b = 
+) Nếu a, b khác dấu 
a . b = -()
Chú ý (SGK-91)
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống nội dung kiến thức của bài học
- Về nhà học bài, làm các bài tập : 85, 86, 89/ 92 + 93. SGK
- Tiết sau : Luyện tập
5. Kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/01/2015
Ngày giảng: 13/01/2015
Tiết: 63
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu cho HS kiến thức nhân hai số nguyên cùng dấu và khác dấu
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và khác dấu vào giải bài tập.
3. Thái độ: 
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Thước kẻ, bảng phụ
2. Học sinh:	
- Kiến thức mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Bài tập 84/92
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS quan sát và làm bài tập 84
- HS quan sát bảng phụ và làm bài tập 84
Bài tập 84/92:
- Yêu cầu HS xét dấu của 
Dấu của a
Dấu của b
Dấu của a.b
Dấu của a.b2
a.b và a.b2
+
+
+
+
- GV: a.b2 = a.b.b
+
-
-
+
- Gọi 2 HS lên bảng điền
-
+
-
-
-
-
+
-
GV nhận xét, sửa bài làm cho hoc sinh
HĐ2. Bài tập 86/92
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS quan sát và làm bài tập 86
Bài tập 86/92:
- Yêu cầu HS HĐ nhóm 
a
-15
13
-4
9
-1
trong 3 phút
b
6
-3
-7
-4
-8
- Gọi đại diện 2 nhóm báo
a.b
-90
-39
28
36
8
cáo
- Gọi 2 nhóm còn lại nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại
 HĐ3. Bài tập 88/93
? Bài tập cho biết gì và yêu cầu gì
? Có những khẳ năng nào xẩy ra đối với x
? Nếu x < 0 thì(-5)x như thế nào với 0
- Đại diện nhóm nhận xét
- HS lắng nghe
- HS làm bài 88
Cho xZ 
So sánh (5)x và 0
Có thể: x < 0
 x = 0
 x > 0
- Nếu x > 0 => (-5)x < 0
Bài tập 88/93
Cho xZ. sánh (-5)x và 0
- Nếu x > 0 => (-5)x < 0
 x = 0 => (-5)x = 0
 x (-5)x > 0
? Nếu x = 0 thì(-5)x như thế nào với 0
? Nếu x > 0 thì(-5)x như thế nào với 0
HĐ4. Bài tập 89/93
- GV treo bảng phụ và yều cầu HS làm bài 89
- GV hướng dẫn HS tính 
- Gọi 3 HS lên bảng tính 
- Gọi 3 HS nhận xét 
- GV nhận xét và chốt kiến thức
- Nếu x = 0 => (-5)x = 0
- Nếu x (-5)x > 0
- HS quan sát bảng phụ và làm bài 89
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- 3 HS lên bảng tính
- 3 HS nhận xét 
- HS lắng nghe
Bài tập 89/93
a) (-1356).17 = - 23052
b) 39.(-152) = - 5928
c) (-1909).(-75) = 143175
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống nội dung kiến thức của bài học
- Về nhà học bài, làm các bài tập : 126, 127, 128, 129 (SBT)
- Nghiên cứu trước bài: Tính chất của phép nhân
5. Kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/01/2015
Ngày giảng:14/01/2015 
Tiết: 64
Bài 12 : TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối của phép nhân và phép cộng.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được các tính chất trong tính toán.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc trong giờ học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Thước kẻ, bảng phụ
2. Học sinh:	
- Ôn lại các tính chất cơ bản của phép nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Các tính chất phép nhân các số nguyên 
- GV giới thiệu tính chất 1
- GV lấy ví dụ minh hoạ
- GV giới thiệu tính chất 2
- GV lấy ví dụ minh hoạ
- GV đưa ra chú ý
- Yêu cầu HS làm ?1 và ?2
- GV giới thiệu tính chất 3
- Yêu cầu HS làm ?3
- Yêu cầu hS làm ?4
? Bình nói có đúng không, lấy ví dụ minh hoạ
- GV giới thiệu tính chất 4và đưa ra chú ý 
- Yêu cầu HS làm ?5
- GV nhận xét và chốt lại
- HS lắng nghe và ghi vào vở
- HS quan sát 
- HS lắng nghe và ghi vào vở
- HS quan sát 
- HS lắng nghe
- HS làm ?1và ?2
- HS lắng nghe và ghi vào vở
- HS làm ?3
- HS làm ?4
Bình nói đúng
- HS lắng nghe và ghi vào vở
- HS làm ?5
1. Tính chất giao hoán:
Ví dụ: 
(-5).2 = 2.(-5) = -10
(-7).(-8) = (-8).(-7) = 56
2. Tính chất kết hợp:
Ví dụ:
(2.7).5 = 2.(7.5) = 70
Chú ý (SGK-94)
? 1Tích của một số chẵn các số nguyên âm cho ta số nguyên dương
? 2
Tích của một số lẻ các số nguyên âm cho ta số nguyên âm
3. Nhân với số 1:
? 3
? 4. Bình nói đúng
VD: 2 -2
 22 = (-2)2 = 4
4. Tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng:
Chú ý:
a(b – c) = a.b – a.c
? 5
a) (-8).(5+3) = (-8).8 = -64
(-8).(5+3) = (-8).5 + (-8).3 = -40 – 24 = -64
b) (-3 + 3).(-5) = 0.(-5) = 0
(-3 + 3).(-5) = (-3).(-5) + 3.(-5) = 15 – 15 = 0
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống nội dung kiến thức của bài học
- Về nhà học bài, làm các bài tập : 91b, 93, 94, 96, 97, 98, 99 (SGK-96)
- Tiết sau : Luyện tập
5. Kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/01/2015
Ngày giảng: 20/01/2015
Tiết: 65
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về các tính chất phép cộng các số nguyên 
2. Kỹ năng:
- Biết áp dụng các tính chất của phép cộng trong Z vào giải các bài tập một cách hợp lý
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc trong giờ học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Thước kẻ, bảng phụ
2. Học sinh:	
- Làm bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các tính chất của phép cộng trong Z ?
Áp dụng:
a, -57(10 + 1) = 
b, 25.(-7).4 = 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Sửa Bài 93/95 Tính nhanh
- Yêu cầu HS làm bài 93
? Tính nhanh phép tính trên làm thế nào 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
- GV nhận xét và chốt lại
HĐ2: Sửa Bài 98/96. Tính giá trị biểu thức
- GV yêu cầu HS làm bài 98
? Tính giá trị biểu thức ta làm thế nào 
- Gọi HS lên bảng thực hiện
? Tính giá trị biểu thức ta làm thế nào 
HĐ3: Sửa Bài 99/96. Điền vào chỗ trống cho thích hợp
- Yêu cầu HS làm bài 99
- áp dụng tính chất 
a(b – c) = a.b – a.c
HĐ4: Sửa Bài 94/95. Viết các tích sau dưới dạng luỹ thừa
- Yêu cầu HS làm bài 94
- Gọi 2 HS lên bảng viết 
Nhận xét, chốt kiến thức
+ Nhóm các thừa số thích hợp
+ Thực hiện phép tính 
- 2 HS lên bảng làm
- HS lắng nghe
- HS làm bài 98
Thay a = 8 vào biểu thức rồi tính 
- 1 HS lên bảng thực hiện
Thay b = 20 vào biểu thức rồi thực hiện phép tính 
- HS làm bài 99/96
- HS làm bài 94
- 2 HS lên bảng viết 
Bài tập 93/95. Tính nhanh
a) (4).(+125).(-25).(-6).(-8)
= [(-4).(-25)].[125.(-8)].(-6)
=100.(-1000).(-60
b) (-98)(1-246)-246.98
= -98 + 246.98 – 246.98
= -98
Bài tập 98/96. Tính giá trị biểu thức
a) 9-125).9-13).(-a) với a=8
Ta có:
(-125).(-13).(-8) = [(-125).
(-8)].(-13) = 1000(-13) 
= -13000
b) (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b 
với b = 20
Ta có:
 (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20 
= (-120).20 = -240
Bài tập 99/96. Điền vào chỗ trống cho thích hợp
Bài tập 94/95. Viết các tích sau dưới dạng luỹ thừa
a) (-5). (-5). (-5). (-5). (-5) 
= (-5)5
b) (-2). (-2). (-2). (-3). (-3)
= (-2)3. (-3)2

Tài liệu đính kèm:

  • docso_hoc_6_HK2.doc