Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 40: Ancol

docx 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2907Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 40: Ancol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 40: Ancol
HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ KIM NGÂN
LỚP: SƯ PHẠM HÓA K35
dr
Bài 40: ANCOL
Mục tiêu bài học:
Về kiến thức:
HS biết:
+ Khái niệm, đồng phân, danh pháp của ancol
+ Một số tính chất vật lí của ancol: trạng thái, màu sắc.
HS hiểu:
+ Cách phân loại và một số loại ancol tiêu biểu.
+ Liên kết Hidro.
+ Đặc điểm cấu tạo của ancol.
+ Tính chất hóa học của ancol.
HS vận dụng:
+ Giải thích nhiệt độ sôi, tính tan.
+ Vận dụng giải bài tập liên quan: định tính, định lượng, bài tập thực tiễn.
Về kĩ năng:
Quan sát: hình ảnh, mô hình, thí nghiệm, rút ra cấu tạo, tính chất ancol.
Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học.
Phân biệt ancol đa chức có các nhóm –OH gắn trên các nguyên tử C kề nhau.
Giải bài tập.
Thái độ:
Làm việc tích cực, nghiêm túc trong quá trính học tập.
Năng lực hình thành:
Cách làm việc nhóm hiệu quả.
Khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận được hình thành.
Ngôn ngữ hóa học: cách đọc tên ancol (tên thông thường, tên thay thế).
Khả năng nhận dạng loại bài tập, cách tính toán.
Các vấn đề xã hội liên quan đến ancol: ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực xã hội => cách sử dụng ancol hiệu quả trong từng mảng; các tác hại của ancol => cách phòng ngừa.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Mô hình phân tử etanol: dạng rỗng.
Phiếu học tập và bộ câu hỏi định hướng.
Thí nghiệm ảo (hay video thí nghiệm).
Dụng cụ và hóa chất:
+ Dụng cụ: 4 ống nghiệm, 1 ống thủy tinh vuốt nhọn, đèn cốn, công tơ hút.
+ Hóa chất: 3 mẫu etanol, 1 mẫu glixerol, natri, dây Cu, dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH.
- Phiếu học tập số 1:
1. Cho các hợp chất sau:
 (A) (B)
 (C) (D)
a. Nhận xét điểm chung của các hợp chất trên?
b. Rút ra định nghĩa về ancol?
2. Người ta phân loại ancol dựa trên những yếu tố nào?
- Phiếu học tập số 2:
1. Viết các đồng phân cấu tạo của ancol có CTPT: C4H10O
2. Gọi tên các công thức đã viết ở trên theo tên thông thường và tên thay thế.
- Phiếu học tập số 3:
1. Làm bài tập: 3, 4, 5, 6, 7/ 187 SGK.
2. Tìm hiểu ứng dụng của etanol trong y học.
Học sinh:
Vở, bút, SGK, SBT.
Chuẩn bị bài theo SGK.
Tìm hiểu về rượu etylic: ứng dụng và những tác hại kèm theo.
III. Phương pháp và kĩ thuật giảng dạy chủ yếu:
- Phương pháp giảng dạy: đàm thoại gợi mở, thí nghiệm kiểm chứng.
- Kĩ thuật dạy học: làm việc nhóm.
IV. Thiết kế nội dung bài giảng:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: dẫn dắt vào bài
- Chiếu hình ảnh về ancol etylic và dẫn dắt vào bài ancol-là dẫn xuất của hiđrocacbon.
I. Định nghĩa, phân loại:
1. Định nghĩa:
- Định nghĩa: Ancol là dẫn xuất của Hiđrocacbon có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.
- Nhóm –OH được gọi là nhóm hyđroxyl.
Hoạt động 3:
- Sử dụng phiếu học tập số 1, trả lời câu hỏi 1: 
- GV nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh khái niệm ancol.
2. Phân loại:
- Đặc điểm gốc HC: 
+ No
+ Không no
+ Thơm
Hoạt động 3: 
- Sử dụng phiếu học tập số 1, trả lời câu hỏi số 2:
- GV chỉnh sửa và rút ra kết luận.
- Trong các hợp chất cho trong phiếu học tập, hợp chất nào là ancol no, đơn chức, mạch hở?
- Từ đó rút ra công thức tổng quát.
- Hỏi tương tự như ở mục a.
- Xác định ancol thơm, đơn chức trong các chất trong phiếu học tập.
- Thế nào là ancol thơm, đơnchức?
- Câu hỏi tương tự ở mục c.
- Cho ví dụ và lưu ý trong phạm vi bài xét 2 phân tử ancol đa chức: etylen glicol và glixerol.
- Tùy theo bậc C no mà –OH liên kết trực tiếp với ancol bậc 1, 2 hay 3.
- Số nhóm –OH:
+ Đơn chức.
+ Đa chức.
- Bậc ancol:
+ Bậc 1.
+ Bậc 2.
+ Bậc 3.
a. Ancol no, đơn chức, mạch hở:
-Ví dụ: CH3- CH2- OH
- CTTQ:CnH2n+1OH
b. Ancol không no, đơn chức, mạch hở:
- Ví dụ: CH2=CH-C(CH3)-OH
- CTTQ: R-CH2-OH với R: gốc HC không no.
c. Ancol thơm, đơn chức:
- Ví dụ:
- Là ancol trong phân tử có 1 nhóm –OH liên kết với cacbon no của mạch nhánh vòng benzen.
d. Ancol vòng no, đơn chức:
- Ví dụ:
- Là ancol trong phân tử có 1 nhóm –OH liên kết trực tiếp với cacbon no thuộc gốc HC vòng no.
e. Ancol đa chức:
- Ví dụ: CH2(OH)-CH2(OH)
Hoạt động 4:
- Sử dụng phiếu học tập số 2: trả lời câu hỏi 1:
- GV chỉnh sửa và gia cố kiến thức.
II. Danh pháp,đồng phân:
1. Đồng phân:
- Đồng phân ancol:
+ Đồng phân mạch C.
+ Đồng phân vị trí nhóm –OH.
Hoạt động 5:
- Từ tên của C2H5OH: ancol etylic, HS suy ra quy tắc đọc tên thông thường của ancol.
- Nêu quy tắc đọc tên thay thế.
- Sử dụng phiếu học tập số 2: trả lời câu 2.
- Chiếu bảng 8.1, HS quan sát và kiểm tra kết quả trong phiếu học tập.
- Hoàn thành phiếu học tập số 2.
2. Danh pháp:
- Tên thông thường:
Ancol + tên gốc ankyl + ic.
- Tên thay thế:
Tên HC tương ứng mạch chính + vị trí nhóm –OH + ol.
Hoạt động 6:
- Chiếu bảng 8.2: HS nhận xét về sự biến thiên nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, độ tan của các ancol khi phân tử khối tăng.
- Từ thực tiễn, HS cho biết trạng thái của ancol.
- GV giới thiệu liên kết hiđro:
+ Từ thực nghiệm: nhiệt độ sôi của ancol cao bất thường so với các loại chất khác có cùng CTPT.
+ Giải thích: đưa ra khái niệm liên kết hiđro.
- Kết luận: sự ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lí(độ tan, nhiệt độ sôi) của ancol.
III. Tính chất vật lí:
- Trạng thái:
+ Từ C1-C12: lỏng
+ Từ C12 trở lên: rắn
- Khối lượng phân tử tăng:
+ Nhiệt độ sôi tăng.
+ Khối lượng riêng tăng.
+ Độ tan giảm.
- Liên kết hiđro:
O(R)-HO(R)-H: ancol với ancol.
O(R)-HOH-H: ancol với nước.
=> nhiệt độ sôi của ancol > nhiệt độ dôi của HC cùng phân tử khối (hoặc êt cùng CTPT). Và ancol tan tốt trong nước.
Hoạt động 7:
- Chiếu mô hình phân tử etanol dạng đặc và dạng rỗng.
- Phân tích công thức cấu tạo của ancol:
+Nhận xét về độ phân cực của các liên kết C-O và O-H.
+ Dự đoán các tính chất hóa học có thể có của ancol.
IV. Tính chất hóa học:
- Xét ancol: R-CH2-OH
+ Các liên kết:
C-OH cắt liên kết C-O => tính chất của bazơ.
Cắt liên kết O-H => tính chất của axit.
Hoạt động 8: 
- Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng: C2H5OH với Na:
+ HS dự đoán, sau đó nhận xét hiện tượng thí nghiệm.
+ GV bổ sung, chỉnh sửa.
1. Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH:
a. Tính chất chung của ancol:
- Tác dụng với kim loại kiềm:
C2H5OH + Na -> C2H5ONa + 1/2H2
H2 + O2 -> H2O
- Ancol không phản ứng được với dung dịch NaOH.
b. Tính chất đặc trưng của glixerol:
C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 -> [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
Là phản ứng nhận biết ancol đa chức có các nhóm –OH liên kết với các nguyên tử C liền kề nhau.
Hoạt động 9:
- Trình bày thí nghiệm, HS dự đoán sản phẩm.
- Dùng slide hỗ trợ, đưa ra cơ chế của phản ứng.
- GV: khẳng định sản phẩm.
- Trình bày thí nghiệm, HS dự đoán sản phẩm.
- Dùng slide hỗ trợ, đưa ra cơ chế của phản ứng.
- GV: kết luận.
2. Phản ứng thế nhóm –OH:
a. Phản ứng với axit vô cơ:
C2H5-OH + H-Br -> C2H5Br + H2O
b. Phản ứng với ancol:
C2H5-OH + H-OC2H5 →C2H5-O-C2H5 + H2O
Hoạt động 10:
- Yêu cầu HS nhắc lại sản phẩm của phản ứng giữa C2H5OH trong điều kiện H2SO4, 1700C(gợi ý là phương trình điều c cChế 1 chất khí đã học).
3. Phản ứng tách nước:
 C2H5-OH →CH2=CH2
Hoạt động 11:
- Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu.
- HS: dựa trên hiện tượng thí nghiệm xác định sản phẩm.
- Viết phương trình.
Hoạt động 12:
- HS dựa vào SGK trình bày các phương pháp điều chế ancol.
Hoạt động 13:
- Chiếu hình ảnh ứng dụng của ancol.
IV. Ứng dụng: (SGK)
Hoạt động 14: dặn dò
- Sử dụng phiếu học tập số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_bai_ancol_11_co_ban.docx