Giáo án môn Địa lí lớp 5 - Học kì I - Năm học 2016-2017

docx 44 trang Người đăng dothuong Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí lớp 5 - Học kì I - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Địa lí lớp 5 - Học kì I - Năm học 2016-2017
TUẦN 1
Ngày day, Thứ 2 ngày 22 tháng 8 năm 2016(5A)
Thứ 4 ngày 24 tháng 8 năm 2016(5B)
ĐỊA LÝ LỚP 5. (5A,5B) 
BÀI 1: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:	
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330.000 km2.
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ(lược đồ).
- HSKG: Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
+ Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang chạy dọc theo chiều Bắc Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S.
*Tích hợp nội dung TNMTBHĐ (bộ phận)
- Biết đặc điểm về vị trí địa lí nước ta; có biển bao bọc; vùng biển nước ta thông với đại dương, thuận lợi cho việc giao lưu...
- Biết tên một số quần đảo, đảo của nước ta; biết biển có diện tích rộng hơn phần đất liền của nước ta.
- Giáo dục ý thức về chủ quyền lãnh hải
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Các hình SGK.
- VBT in.	
2. Học sinh: - SGK Địa lý, vở BT in.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Khởi động
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học 
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
- HS viết tên bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
A. Hoạt động cơ bản:
- HĐTQ điều hành lớp hát bài “Việt Nam quê hương tôi”
- Giới thiệu chung về nội dung môn Địa lí 5: 2 phần, địa lí VN và địa lí thế giới
Việc 1: Thảo luận nhóm đôi
- Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên bản đồ
- Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với những nước nào?
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
- Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta (đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận
- Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung
Việc 2: Thảo luận nhóm lớn
- Đất nước Việt Nam nằm ở đâu và gồm những bộ phận nào?
- Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác? 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận
- Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn được đề xuất nội dung mong muốn tìm hiểu khám phá qua tiết học:
 - Những hiểu biết của bạn về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
 - Những hiểu biết của bạn về hình dạng và diện tích nước ta? 
 - Em cần làm gì để góp phần bảo vệ nước ta ?
* Liên hệ
Trưởng ban học tập điều hành:
Việc 1: Các bạn hãy nêu những đề xuất hoặc mong muốn của mình qua tiết học.
Việc 2: Chia sẻ các đề xuất hoặc mong muốn của mình.
Việc 3: Bạn hãy viết một câu nói về cảm nghĩ của mình sau bài học và chia sẻ qua nhịp cầu bè bạn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Giới thiệu cho người thân và bạn bè về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, về hình dáng, diện tích của nước ta.
---------------***----------------
LỊCH SỬ LỚP 5: (5A,5B) 
BÀI 1: BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH
I.MỤC TIÊU:
- Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược , Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: Không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống pháp.
- Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tiến công Gia Định(1859)
- Triều đình ký hòa ước ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến.
- Trương Định không tuân theo lệnh vua kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết các đường phố trường hpcj ở địa phương mang tên Trương Định.
II, CHUẨN BỊ:
Hình SGK phóng to
Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học 
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
- HS viết tên bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
1. Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược:
Việc 1: GV giới thiệu bài kết hợp dung bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, ba tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
Việc 2: HS thảo luận nhóm
Nhân dân Nam Kỳ đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
? Triều đình nhà Nguyễn tỏ thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
2: Tìm hiểu về “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định:
Việc 1: - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm: 
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định băn khoăn, lo lắng?
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
Việc 2: 
  - GV cho đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của mình
Việc 3:
- GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được theo 3 ý đã nêu. Sau đó đặt vấn đề thảo luận chung với cả lớp
+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều định triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp?
=> Kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì. Nhân dân ta đã lập đền thờ ông tại quê nhà Quảng Ngãi. Đồng thời tên ông còn được dùng để đặt tên cho các đường phố và trường học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1 * Kể chuyện (có tranh minh họa kèm theo)
Việc 1:Bạn phụ trách đồ dùng đến góc học tập lấy đồ dùng (tranh ảnh lược đồ trận đánh mà HS sưu tầm được)
 Việc 2: HS kể về Bình Tây đại nguyên soái.
 Việc 3: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ:
 Việc 4: Báo cáo viên báo cáo với thầy cô kết quả làm việc của nhóm.
2. Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ về giờ học:
Việc 1: - Đề nghị các bạn chia sẻ cảm xúc của mình sau tiết học.
 - Bạn sẽ làm gì để góp phần gìn giữ lịch sử dân tộc ?.
 - Mời vài bạn chia sẻ ý kiến.
Việc 2: Yêu cầu cá nhân viết vào vở:
-Những điều bạn học được qua bài học.
-Bạn sẽ làm gì để góp phần gìn giữ lịch sử dân tộc ?.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức chỉ định các bạn xem vở của bạn để biết kết quả suy nghĩ của bạn về bài học và chia sẻ với bạn.
 Việc 4: Tổ chức cho lớp đối chiếu mục tiêu và đánh giá cuối tiết học.
 - Sau bài học này có được kiến thức gì?
 - Bạn hãy đối chiếu mục tiêu và đánh giá lại việc tham gia tiết học của cá nhân mình, của nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 Em hãy chia sẻ cùng người thân, bạn bè về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. 
---------------***----------------
TUẦN 2
Ngày dạy, Thứ 2 ngày 29 tháng 8 năm 2016(5A)
Thứ 4 ngày 31 tháng 8 năm 2016(5B)
ĐỊA LÝ LỚP 5. (5A,5B).
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Nêu được đặc diểm chính của địa hình:phần đất liền của Việt Nam, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng.
- Nêu được một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên...
- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ(lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, A-pa-tít ở lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam....
*Đối với HS khá giỏi:
- Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi Tây Bắc-Đông Nam, cánh cung.
- Giúp HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*Tích hợp nội dung TNMTBHĐ (liên hệ)
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ địa hình Việt Nam, lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.
- Tranh ảnh SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Khởi động
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học 
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
- HS viết tên bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khám phá địa hình Việt Nam
- Quan sát hình SGK
Việc 1: Hai bạn thảo luận với nhau về các dạng địa hình chính của nước ta
Việc 2: Nhận xét về địa hình nước ta?
Việc 1: Nhóm trưởng gọi các bạn trong nhóm chia sẻ kết quả và thống nhất đáp án
Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo
2. Chỉ trên lược đồ và nhận xét địa hình Việt Nam
- Quan sát lược đồ
Việc 1: Chỉ và nêu tên các dãy núi, đồng bằng lớn ở nước ta
Việc 2: Trả lời câu hỏi “Núi nằm ở phía nào của nước ta? Đồng bằng thường tập trung chủ yếu ở phía nào của nước ta?”
Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả
Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo
3. Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Đọc thông tin và quan sát lược đồ 
Việc 1: So sánh diện tích vùng đồi núi với diện tích vùng đồng bằng của nước ta?
Việc 2: Những dãy núi nào có hình cánh cung? Những dãy nào có hướng Tây Bắc – Đông Nam? (dành cho HS K –G) 
Việc 1: Các bạn báo cáo kết quả với nhóm trưởng, các bạn khác chú ý lắng nghe và bổ sung. Nhóm trưởng thống nhất ý kiến của cả nhóm
Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của các bạn và báo cáo với cô giáo
4.Khoáng sản Việt Nam:
HS quan sát hình 2, SGK và thảo luận nhóm2 hoàn thành bảng sau:
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố
Than
A-pa-tít
Sắt
Bô-xít
Dầu mỏ
Việc 1: Các bạn báo cáo kết quả với nhóm trưởng, các bạn khác chú ý lắng nghe và bổ sung. Nhóm trưởng thống nhất ý kiến của cả nhóm
Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của các bạn và báo cáo với cô giáo
B. Hoạt động thực hành.
Liên hệ: 
- Cá nhân suy nghĩ trả lời:
- Việc khai thác dầu mỏ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
=> Dầu mỏ, khí tự nhiên là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước nhưng việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Vì vậy cần khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung.
- Tổ chức cho HS thực hành chỉ lược đồ một số mỏ khoáng sản.
C. Hoạt động ứng dụng (3p)
- Trả lời câu hỏi: Gia đình em sử dụng những sản phẩm nào làm từ khoáng sản? Đó là loại khoáng sản gì?
---------------***----------------
LỊCH SỬ LỚP 5. (5A, 5B)
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN 
CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một vài đề nghị về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
+ Thông thương với thế giới, thuê nước ngoài vào nước ta khai thác nguồn lợi biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc sung, sử dụng máy móc.
* Đối với HS khá giỏi: Biết những lý do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không dduwwocj vua quan nhà Nguyễn nghe và thực hiện: vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
- Giáo dục HS giữ gìn truyền thống và những tục lệ của dân tộc ta.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh SGK
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Khởi động
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học 
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
- HS viết tên bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
A.Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ(8-9p)
 Việc 1: H hoạt động theo nhóm và cho các nhóm trả lời câu hỏi:
+ Năm sinh và năm mất của Nguyễn Trường tộ
+ Trong cuộc đời của ông được đi đâu và tìm hiểu những gì?
Việc 2: GV cho các nhóm báo cáo kết quả làm việc
- GV nhận xét kết quả làm việc
Hoạt động 2: Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp(10-11p)
Việc 1: GV cho HS tiếp tục thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
? Theo em tại sao thực dân Pháp dễ dàng xâm lược nước ta như vậy.
? Theo em tình hình đất nước như trên phải đặt ra yêu cầu gì để khỏi lạc hậu.
Việc 2: GV cho đại diện nhóm trình bày
- GV kết luận như SGK
Hoạy động 3: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ (10-11p)
Việc 1: HS hoạt động cá nhân tự làm việc với SGK và trả lời các câu hỏi sau:
? Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước.
? Vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào về đề nghị của Nguyễn Trường Tộ.
? Nhân dân đánh giá như thế nào về những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả .
Kết luaannj: SGK
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1 * Kể chuyện “Vua quan nhà Nguyễn”
 Việc 1:Bạn phụ trách đồ dùng đến góc học tập lấy đồ dùng (tranh ảnh lược đồ trận đánh mà HS sưu tầm được)
 Việc 2: HS kể 
 Việc 3: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ:
 Việc 4: Báo cáo viên báo cáo với thầy cô kết quả làm việc của nhóm.
2. Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ về giờ học:
Việc 1: - Đề nghị các bạn chia sẻ cảm xúc của mình sau tiết học.
 - Bạn sẽ làm gì để góp phần gìn giữ lịch sử dân tộc ?.
 - Mời vài bạn chia sẻ ý kiến.
Việc 2: Yêu cầu cá nhân viết vào vở:
Những điều bạn học được qua bài học.
- Bạn sẽ làm gì để góp phần gìn giữ lịch sử dân tộc ?.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức chỉ định các bạn xem vở của bạn để biết kết quả suy nghĩ của bạn về bài học và chia sẻ với bạn.
 Việc 4: Tổ chức cho lớp đối chiếu mục tiêu và đánh giá cuối tiết học.
 - Sau bài học này có được kiến thức gì?
 - Bạn hãy đối chiếu mục tiêu và đánh giá lại việc tham gia tiết học của cá nhân mình, của nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 Em hãy chia sẻ cùng người thân, bạn bè về Nguyễn Trường Tộ và những đổi mới của ông. 
---------------***----------------
TUẦN 3
Ngày day, Thứ 2 ngày 5 tháng 9 năm 2016(5B)
 Thứ 4 ngày 7 tháng 9 năm 2016(5A)
ĐỊA LÝ LỚP 5. (5B,5A).
KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự khác nhau giữa các miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn, miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa, khô rõ rệt.
+ Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam(dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
* Học sinh khá giỏi:
- Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Biết chỉ các hướng gió: Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam.
- Có ý thức bảo vệ rừng để giảm bớt thiên tai do lũ lụt gây ra.
II. CHUẨN BỊ:
1Giáo viên: - Bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ khi hậu Việt Nam, quả địa cầu, phiếu HT
2. Học sinh: - SHK, vở BT in.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cả lớp hát tập thể
- HĐTQ gọi 2 - 3 bạn nhắc lại kiến thức đã học
- HS viết tên bài vào vở
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. (11 phút)
Việc 1: HS đọc mục 1 SGK, quan sát quả địa cầu rồi thảo luận nhóm hoàn thành nội dung sau:
? Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu, cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào?
? Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta?
? Chỉ trên lược đồ hướng gió tháng 1 ( đại diện cho gió mùa Đông Bắc) và tháng 7 (đại diện cho gió mùa Tây Nam hoặc Đông Nam)
Việc 2: GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
2. Sự khác biệt giữa khí hậu các miền. (12 phút)
Việc 1: Học sinh quan sát lược đồ, chỉ dãy núi Bạch Mã trên lược đồ
HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 2 HS, đọc mục 2 ở SGK hoàn thành các gợi ý sau:
* Hãy tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Cụ thể:
+ Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7.
+ Về các mùa khí hậu.
+ Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu đóng quanh năm.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.	
3. Tìm hiểu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất
Việc 1: Một bạn đại diện nhóm đi lấy phiếu học tập
Việc 2: Các bạn thảo luận và cử ra một bạn thư kí hoàn thiện phiếu học tập về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của khí hậu tới đời sống và sản xuất
Việc 3: Sau khi hoàn thành xong thì treo phiếu học tập vào góc học tập
Việc 4: Các bạn quan sát và nhận xét bài của nhóm bạn
Việc 5: Một bạn đại diện đọc thông tin SGK, các bạn còn lại chú ý lắng nghe
Việc 6: Kể những hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra ở địa phương
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Việc 1: Nhóm trưởng nhắc bạn phụ trách đồ dùng phát phiếu học tập cho các bạn.
Việc 2: Nhóm trưởng mời từng bạn đọc nội dung trong phiếu.
Thời gian gió mùa thổi
Hướng gió chính
Tháng 1
Tháng 7
Việc 3: Các bạn cùng suy nghĩ tìm từ thể hiện đúng nội dung của từng câu.
Việc 4: Các bạn làm vào phiếu.
Việc 5: Cùng thống nhất kết quả rồi thư kí ghi vào phiếu.
Việc 6: Báo cáo viên treo phiếu bài tập đã hoàn thành lên tường của lớp.
Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức tham quan kết quả các nhóm khác
Việc 2: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn được đề xuất nội dung mong muốn tìm hiểu khám phá qua tiết học:
 - Những hiểu biết của bạn về khí hậu Việt Nam.
 - Khí hậu có những ảnh hưởng gì? 
 - Em cần làm gì để góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành, chống thiên tai ?
* Liên hệ
Trưởng ban học tập điều hành:
Việc 1: Các bạn hãy nêu những đề xuất hoặc mong muốn của mình qua tiết học.
Việc 2: Chia sẻ các đề xuất hoặc mong muốn của mình.
Việc 3: Bạn hãy viết một câu nói về cảm nghĩ của mình sau bài học và chia sẻ qua nhịp cầu bè bạn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Giới thiệu cho người thân và bạn bè về khí hậu Việt Nam
---------------***----------------
LỊCH SỬ LỚP 5. (5B,5A).
	 CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I.MỤC TIÊU:
- HS kể được một số sự kiện về cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Kể được tên một số lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành-Đinh Công Tráng(khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật(Bãi Sậy), Phan Đình Phùng( Hương Khê).
- Nêu tên một số đường phố, trường học, lien đội thiếu niên tiền phong.ở địa phuwong mang tên những nhân vật nói trên.
- Giáo dục HS giữ gìn truyền thống và những tục lệ của dân tộc ta.
II. CHUẨN BỊ:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cả lớp hát tập thể
- HĐTQ gọi 2 - 3 bạn nhắc lại kiến thức đã học
- HS viết tên bài vào vở
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
- HĐTQ gọi 2-3 HS lên nhắc lại kiến thức cũ
=> GV giới thiệu bài mới
A. Hoạt động cơ bản
1. Nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa:
Việc 1: Đọc SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
? Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế.
? Cuộc phản công diễn ra khi nào ? Do ai lãnh đạo ?
? Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp ?
? Cuộc phản công diễn ra như thế nào ?
Việc 2: Nhóm trưởng chỉ định đại diện nhóm báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung, thống nhất đáp án.
Việc 3: Thư kí tổng hợp ý kiến và báo cáo với cô giáo
2. Ý nghĩa của cuộc phản công:
Việc 1: Đọc phần tiếp theo thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
? Ý nghĩa cuộc phản công ở kinh thành huế?
? Sau cuộc phản công thất bại Tôn Thất thuyết đã có quyết định gì mới?
? Chiếu Cần Vương có tác dụng gì?
Việc 2: Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung, thống nhất đáp án.
Việc 3: Thư kí tổng hợp ý kiến và báo cáo với cô giáo
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 1 * Kể chuyện (có tranh minh họa kèm theo)
 Việc 1:Bạn phụ trách đồ dùng đến góc học tập lấy đồ dùng (tranh ảnh lược đồ trận đánh mà HS sưu tầm được)
 Việc 2: HS kể về cuộc phản công ở kinh thành Huế.
 Việc 3: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ:
 Việc 4: Báo cáo viên báo cáo với thầy cô kết quả l

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_HKI_LSDL_TT22.docx