Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2012-2013

doc 25 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2012-2013
TUẦN 31
Thứ Hai, ngày 15 tháng 4 năm 2013
Tập đọc - Kể chuyện
BÁC SĨ Y- ÉC- XANH
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Đề cao lối sống cao đẹp của Y- éc - xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại) ; nói lên sự gắn bó của Y - éc - xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4/SGK).
B. Kể chuyện : Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.
* Biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Một mái nhà chung
+ Gọi HS đọc bài một mái nhà chung và trả lời câu hỏi nội dung
+ GV nhận xét, ghi điểm
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết về một bác sĩ Y- Éc- Xanh
2. Phát triển bài: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Luyện đọc từ khó trong bài: 
- Giúp HS nắm nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phần chú giải
+ Yêu cầu Hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm:Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
 - Cho nhóm đọc đồng thanh
- Cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời:
+ Vì sao bà khách lại mong muốn được gặp bác sĩ Y - éc - xanh ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2
+ Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng bác sĩ Y - éc- xanh là người như thế nào ? 
- Cho HS đọc thầm đoạn 3, 4 
+ Bà khách đã hỏi bác sĩ điều gì?
+ Vì sao bà nghĩ bác sĩ Y - éc- xanh quên nước Pháp ? 
+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y- éc - xanh ?
+ Câu nói đó cho thấy tình cảm của bác sĩ đối với nước Pháp như thế nào ?
+ Vậy theo em, vì sao bác sĩ không về Pháp mà ở lại Nha Trang ?
+ Hãy tìm trong câu văn nói rõ nhất về lã sống cao đẹp của bác sĩ Y- éc- xanh ?
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
- GV nhận xét, ghi nội dung
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 3
- Giáo viên yêu cầu HS đọc phân vai nối tiếp thi đọc đoạn 3 của câu chuyện 
.- Yêu cầu học sinh thi đọc 
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất
- HS: Hát: “ Đàn gà con”
- HS đọc và trả lời
- Nghe
 - Nghe
 - HS theo dõi SGK
- HS xem tranh minh họa
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.
- HS phát hiện từ khó trong bài đọc: Y- éc- xanh, nghiên cứu, băn khoăn, thủy tinh, ước ao, lặng yên, bờ cát.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải trong SGK
- HS đọc phần chú giải SGK
- HS đọc theo nhóm 4
- Đại diện nhóm thi đọc 
- Nhóm đọc đồng thanh từng đoạn
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời
+ Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ chọn cuộc sống nơi góc bể chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới..
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời
+ Là người ăn mặc sang trọng , dáng người quý phái Nhưng trong thực tế ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người đi tàu ngồi toa hạng ba , chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm cho bà để ý.
- HS đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời
+ Ông đã quên nước Pháp rồi ư ?
+ Vì thấy Y- éc - xanh không có ý định trở về Pháp .
+ Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp . Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.
+ Bác sĩ rất yêu quê hương, Tổ quốc của ông
+ Vì ông nghĩ con người ở Pháp hay ở Nha Trang hay bất cứ đâu thì cũng chung trong ngôi nhà trái đất.Ông chọn VN vì những con người ở đây họ đang cần được giúp đỡ để chiến thắng bệnh tật. Chỉ ở đây, ông mới thấy tâm hồn mình rộng mở, bình yên. 
+ Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải yêu thương và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau.
- HS nêu
- HS nhắc lại
- HS theo dõi
- HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc- xanh) đọc cả bài bài văn.
- Thi đọc theo nhóm, đọc diễn cảm toàn bộ câu chuyện theo vai nhân vật .
- Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh họa, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của bà khách
* Hướng dẫn HS kể:
a. Kể chuyện trong nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh.
- HS đọc liễn từ, cả lớp cùng kể theo liễn từ, kể theo nhóm 2 
- GV quan sát giúp đỡ học sinh yếu.
b. Kể lại trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá lời kể của HS
3. Kết luận:
- Cho HS nhắc lại nội dung
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài: “Bài hát trồng cây “
- Lắng nghe nhiệm vụ 
- Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện.
- HS nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh, nhìn tranh gợi ý kể lại một đoạn câu chuyện 
- HS lên thi kể câu chuyện trước lớp
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài: “Bài hát trồng cây “
 -----------------------------------------------
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ 5 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
I Mục tiêu:
 - Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp)
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS: SGK, vở
III. Các phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành 
IV. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung
 + Cho HS làm bài: 40000 + 30000 = 
 60000 – 20000 = 
- GV nhận xét và ghi điểm.
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số”
2. Phát triển bài: 
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
+ HD thực hiện phép nhân 14 273 x 3
- Gọi HS đứng tại chỗ thực hiện phép nhân và GV ghi bảng như SGK.
* Lưu ý HS nhân rồi mới cộng phần nhớ
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1: Tính
- Cho HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK. 4 HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 2: Số
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho 3 HS lên làm vào bảng phụ. Cả lớp làm vào SGK
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 3:Bài giải
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Cho 1 HS lên bảng làm
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
3. Kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát: “ Lý cây xanh”
- 2 HS làm: 40000 + 30000 = 70000 
 60000 – 20000 = 40000
- Nghe
- Nghe
- HS nêu cách đặt tính và tính : 
 14273
 x 3 
 42819
- Lớp theo dõi và nhận xét bạn thực hiện 
(Đặt tính và thực hiện nhân từ phải sang trái). 
- 1 HS đọc đề bài
- Cả lớp làm vào SGK. 4 HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm 2 cột
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- 3 HS lên làm vào bảng phụ. Cả lớp làm vào SGK
Thừa số
19091
13070
10709
Thừa số
5
6
7
Tích
95455
78420
74963
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu làm 1 cột
- Hs đọc yêu cầu đề bài
+ Cho biết: lần đầu người ta chuyển 27150 kg thóc vào kho, lần sau chuyển được số thóc gấp đôi lần đầu .
+ Hỏi: cả hao lần chuyển vào kho được bao nhiêu kg thóc ?
- Cả lớp làm vào SGK
 1 HS lên bảng giải
Bài giải
Số kg thóc cả hai lần chuyển vào kho được là:
27150 x 2 = 54300 ( kg thóc )
Đáp số: 54300 kg thóc
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
 - Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi
 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
* HS khá, giỏi: Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
*GDKNS: - KN lắng nghe ý kiến các bạn.
 - KN trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng và vật nuôi ở nhà và ở trường.
 - Kĩ năng thu thập và sử lý thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng và vật nuôi ở nhà và ở trường.
 - kĩ năng ra quyết định lựa chọn giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng và vật nuôi ở nhà và ở trường.
 - KN đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng và vật nuôi ở nhà và ở trường.
 * BVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.
 II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Các hình SGK. 
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Phướng pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, 
IV. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( Tiết 1)
+ GV nhận xét và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học tiếp bài “Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( tiết 2 ) “
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra.
+ Thu các phiếu điều tra của học sinh, yêu cầu một số em trình bày kết quả điều tra.
+Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhà em nuôi con vật, trồng cây đó nhằm mục đích gì?
2. Em chăm sóc cây trồng, vật nuôi đó có tác dụng gì?
3. Ngược lại, nếu không chăm sóc cây trồng, vật nuôi sẽ như thế nào?
- Gv chốt ý
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
. + Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câi 1 và xử lý tình huống ở câu 2.
Câu 1. Viết chữ T vào ô ¨ trước ý kiến em tán thành, viết chữ K vào ô ¨ trước ý kiến em không tán thành.
¨ cần chăn sóc và bảo vệ các con vật của gia đình mình.
¨ Chỉ cần chăn sóc những loại cây do con người trồng.
¨ Cần bảo vệ tất cả các loài vật, cây trồng
¨ Thỉnh thoảng tưới nước cho cây cũng được.
¨ Cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi thường xuyên, liên tục.
Câu 2. Nhà bạn Dũng nuôi được mấy chú gà trống choai. Chúng rất hay vào vườn kiếm ăn và mổ vào mấy luống cải. Nếu em là bạn Dũng em sẽ làm gì, vì sao?
* Kết luận:
+ Cần phải chăm sóc tất cả các con vật là vật nuôi, những cây trồng có lợi.
+ Chăm sóc cây trồng phải thường xuyên liên tục mới có hiệu quả.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm xử lý tình huống
+ Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận xử lý các tình huống sau.
+ Tình huống 1. Hai bạn Lan và Đào cùng đi thăm vườn rau. Thấy rau ở vườn nhà mình có sâu, Đào liền nhanh nhẹn ngắt hết những chiếc lá có sâu và vứt sang chỗ khác ở xung quanh. Nếu em là Lan, em sẽ nói gì với Đào?
+ Tình huống 2. Đàn gà nhà Minh đột nhiên lăn ra chết hàng loạt. Mẹ Minh đem chôn hết gà đi và giấu diếm không cho mọi người biết gà nhà mình bị dịch cúm. Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với mẹ để tránh lây dịch cúm gà?
+ Theo dõi nhận xét cách xử lý của các nhóm.
* Kết luận chung: Vật nuôi, cây trồng có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Vì vậy, chúng ta cần phải biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi một cách thường xuyên.
 3. Kết luận 	
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài sau
- HS hát: “ Vui đến trường”
+ HS trả lời: 
- Nghe
- Nghe
+ Nộp phiếu điều tra cho giáo viên. Một số học sinh trình bày lại kết quả điều tra.
+ Nhà em có nuôi ..... và trồng cây ..... để ...... hoặc làm gì?
+ Chăm sóc sẽ giúp cây, con vật lớn nhanh tránh bị bệnh.
+ Nếu không, cây trồng, vật nuôi dễ mắc bệnh, chậm lớn.
+ Chia nhóm.Thảo luận và trả lời câu hỏi 1&2.
- K.
- K.
- T.
- K.
- T.
- Em sẽ rào vườn lại, hoặc rào luống rau lại để gà không vào đó mổ rau. Thường xuyên tưới nước cho luống cải, chăm sóc cho cải chóng lớn. Cho gà ăn và chăm sóc chúng.
+ Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- HS theo dõi
+ Các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống và phân vai thể hiện.
 - Một vài nhóm sắm vai thể hiện tình huống 1 & 2.
+ Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Nghe
- Chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 16 tháng 4 năm 2013
Chính tả (Nghe -viết)
BÁC SĨ Y- ÉC- XANH
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 - Làm đúng BT(2) a/ b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn chính tả
 - HS: Vở chính tả; Vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Nhớ viết “ Một mái nhà chung “
 + Gọi 2 HS viết bảng lớp mái nhà, lá biếc, sóng xanh, nghiên giàn gấc đỏ
 + Nhận xét
1. Giới thiệu bài: Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết 1 đoạn trong bài “ Bác sĩ Y – éc – xanh “ 
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV đọc đoạn chính tả
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại 
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét chính tả:
+ Trong bài có những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
+ Tên riêng Y- éc – xanh viết như thế nào ?
- Luyện viết từ khó: Y- éc – xanh , tuy nhiên, giúp đỡ, đích thực, bình yên.
* Đọc cho HS viết:
+ GV đọc thong thả, mỗi cụm từ câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn
 * Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 + Bài 2b:Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp 
- Cho học sinh trình bày bài.
- Cho HS nhận xét
- Giáo viên nhấn xét & chốt lại lời giải đúng 
biển, cõi, thẩn, lửng
- Cho HS đọc lại
- Cho HS làm bài vào vở BT
Bài 3: Viết lời giải câu đố vừa tìm được ở bài tập ( 2)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự viết vào vở BT
- Mời 4 HS viết lời giải câu đố lên bảng
- Nhận xét
3. Kết luận: 
- Cho HS viết lại các từ: Y- éc – xanh , Nha Trang, tuy nhiên, bình yên
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS sửa lỗi đã mắc trong bài
 - Dặn: Chuẩn bị bài: Nhớ viết “ Bài hát trồng cây ”
 - Hát: “ Đém sao ”
- 2 HS viết bảng lớp ( Cả lớp viết giấy nháp ) 
- Nghe
- Nghe
- Cả lớp theo dõi SGK. 
- 1 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK
- Những chữ đầu câu, đầu đoạn và tên riêng Y- éc – xanh
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp: Y- éc – xanh , tuy nhiên, giúp đỡ, đích thực, bình yên.
- HS viết bài vào vở. Lưu ý cách trình bày.
- Nghe
- HS dò theo GV đọc
- HS soát lỗi.
- Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài nhóm 2
- Nhóm 4 HS lên bảng thi đua viết nhanh viết đúng 
+ biển, lửng, cõi, thẩn ( là giọt nước mưa)
- HS nhận xét 
- Nghe
- Hs nhìn bảng phụ đọc lại
- Cả lớp chữa bài vào vở BT
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự viết vào vở BT
- 4 HS viết lời giải câu đố lên bảng
- Nghe
-
 HS viết lại các từ: Y- éc – xanh , Nha Trang, tuy nhiên, bình yên 
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Nhớ viết “ Bài hát trồng cây ”
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu:
 - Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
 - Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức 
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: SGK,, bảng phụ
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số 
+ Gọi HS lên làm bài tập 1/SGK
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ :Luyện tập“
2. Phát triển bài:
* Hoạt động : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:Đặt tính rồi tính
- Cho Hs đọc yêu cầu
- Cho HS tự làm vào SGK. Mời Hs lên làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
- HS yếu
Bài 2: Bài giải
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS phân tích đề
- Cho cả lớp làm vào SGK. 1 Hs lên bảng làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức( câu b )
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có +, -, x
- Cho lớp làm vào SGK. 2 HS lên bảng làm câu b. 
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
Bài 4: Tính nhẩm
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho lớp làm vào SGK. HS nêu miệng
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
- HS yếu
3. Kết luận.
- GV nhận xét giờ. học
- Dặn: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số “
- Hát: “ Lý cây xanh”
- 2 HS tính làm bài tập 1 SGK/ 161
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm vào SGK. 4 
HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a
+ 1 học sinh đọc yêu cầu
- HS phân tích đề
- Cả lớp làm vào SGK. 1 Hs lên bảng làm
Bài giải
Số lít dầu đã lấy ra 3 lần là:
10715 x 3 = 32145 ( lít dầu )
Số lít dầu trong kho còn lại là:
63150 – 32145 = 31005 ( lít dầu )
Đáp số: 31005 lít dầu
- HS nhận xét
- Nghe
- HS đọc bài toán
- HS nhắc lại
- Cả lớp làm vào SGK. 2 HS lên bảng làm câu b 
- HS nhận xét
- Nghe
- HS đọc bài toán
- Cả lớp làm vào SGK. HS nêu miệng
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu câu a
- Nghe
- Chuẩn bị bài: ““Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số “
 -----------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI
I. Mục tiêu:
 - Nêu được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt trời : từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba trong hệ Mặt trời.
* Biết được hệ Mặt trời có 8 hành tinh và chỉ Trái đất là hành tinh có sự sốn
 * KNS: KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vẹ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Các hình SGK 116, 117
 * HS: SGK. 
III. Phương pháp dạy học
 - Quan sát, đàm thoại, thảo luận
IV. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ôn định: Cho Hs hát
- KT bài cũ: 
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào ?
- GV theo dõi và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sé cùng tìm hiểu bài Trái đất là một hình tinh trong hệ mặt trời
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Quan sát hình SGK
- HS nhận biết vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời.( Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời )
- Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ?
- Tại sao Trái Đất được gọi là hành tinh của hệ mặt trời ?
- Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ? 
* Kết luận : Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 4
- Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ?
- Chúng ta phải làm gì cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp ?
*KL : Trong hệ mặt trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
*Hoạt động 3 : Trò chơi thi kể về các hành tinh trong hệ Mặt Trời .
- Phổ biến luật chơi và yêu cầu các nhóm thực hiện kể .
- Lắng nghe nhận xét đánh giá kết quả các nhóm 
3. Kết luận 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: “ Mặt trăng là vệ tinh của trái đất”
- Hát : Đàn gà con
- HS trả lời:
- Nghe 
- Nghe
- HS quan sát hình 1/ 116 
- Nhóm 2
- 9 hành tinh .
- Vì Trái Đất luôn chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời .
- Thứ 3
- Nghe
- Nhóm 4
- Trái Đất là hành tinh có sự sống.
-Trồng chăm sóc, bảo vệ cây xanh, phải vứt và đổ rác đúng nơi qui định, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh.
- Đại diện của nhóm lên báo cáo trước lớp
- Nhắc lại
Yêu cầu các nhóm dựa vào tư liệu sưu tầm về một hành tinh đã dặn tuần trước để kể về hành tinh đó .
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “ Mặt trăng là vệ tinh của trái đất”
 ----------------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 17 tháng 4 năm 2013
TOÁN
CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có một lượt chia có dư và là phép chia hết..
II. Đồ dùng dạy học:
 *GV : Bảng phụ, SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2012_2013.doc