Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2012-2013

doc 26 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2012-2013
TUẦN 28
Thứ Hai, ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tập đọc - Kể chuyện
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con .
 - Hiểu ND: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo (Trả lời được các CH trong SGK) 
 B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
 * HS khá giỏi biết kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của ngựa con
 * BVMT: Cuộc chạy đua trong rừng của các loại vật thật vui vẻ đáng yêu; câu chuyện 
giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng
 II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: 
+ Nhận xét qua thi GKII.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiếp bài Cuộc chạy đua trong rùng 
2. Phát triển bài: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai 
- Luyện đọc từ khó trong bài
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Giúp HS nắm nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phần chú giải
+ Yêu cầu Hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm:Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
 - Cho nhóm đọc đồng thanh
- Cho 1 HS đọc cả bài
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ?
.
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì ?
+ Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng như thế nào?
- Cho HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4 và trả lời
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ?
+ Ngựa Con rút ra bài học gì ?
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
- GV nhận xét, ghi nội dung
* BVMT: Câu chuyện giúp chúng em thêm yêu mến những loài vật trong rừng. 
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV cho 
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất
- HS: Hát: “ Đàn gà con”
- Nghe
 - Nghe
 - HS theo dõi SGK
- HS xem tranh minh họa
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. 
+ HS phát hiện từ khó trong bài đọc: mải mê, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải trong SGK
- HS đọc chú giải SGK
+ Nguyệt quế: cây lá mềm có màu sáng như dát vàng. Người xưa kết lá nguyệt quế thành vòng để tặng người chiến thắng.
+ Đối thủ: người tranh thắng thua với người khác
+ HS đọc theo nhóm 4
+ Đại diện nhóm thi đọc 
- Nhóm đọc đồng thanh từng đoạn
- 1 HS đọc cả bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời
+ Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán, chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu thật đẹp
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời
+ Phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
+ Ngựa con ngúng ngẩy, đầy tự tin đáp : cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4 và trả lời
+ Ngựa con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo. Để đạt kết quả tốt trong cuộc thi đáng lẽ phải lo sửa sang lại bộ móng sắt thì ngựa con chỉ lo chải chuốt, không nghe lời khuyên của cha.
+ Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo
- Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo - HS nhắc lại
- Nghe
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn truyện 
- Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyện, kể lại toàn chuyện bằng lời của Ngựa Con.
* HD HS kể chuyện theo lời Ngựa Con
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV HD HS quan sát kĩ từng tranh
* HS thực hành kể:
- Cho HS tập kể
- GV nhận xét 
3. Kết luận:
- Cho HS nhắc lại nội dung
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe nhiệm vụ 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và bài mẫu và giải thích cho các bạn rõ : kể lại bằng lời của con Ngựa Con như thế nào?
+ HS quan sát kĩ lần lượt từng tranh trong SGK .HS nói nội dung từng tranh.
- 4 HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Con.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn người đọc hay nhất
- Nghe 
- HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài: “ Cùng vui chơi”
 -----------------------------------------------
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I Mục tiêu:
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 - Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: SGK, Bảng phụ viết nội dung bài tập 1, 2
 - HS: SGK, vở
III. Các phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành 
IV. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Số 100000. Luyện tập
+ Cho HS đọc số: 20000, 30000. 40000, 50000
- GV nhận xét, ghi điểm
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ So sánh các số trong phạm vi 100000”
2. Phát triển bài: 
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
a. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100 000
+ So sánh hai số có các chữ số khác nhau. 
- GV viết lên bảng 99 999100 000 và yêu cầu HS điền dấu = thích hợp vào chỗ trống.
- GV hỏi : Vì sao em điền dấu < ?
- GV: Các cách so sánh đều đúng nhưng để cho dễ khi so sánh 2 số TN với nhau ta có thể so sánh về số các chữ số của hai số đó với nhau.
- Hãy so sánh 100000 với 99999? 
b. So sánh các số cùng các chữ số 
- GV viết bảng: 76 200 .....76199
+ Vì sao em điền như vậy ?
+ Khi so sánh các số có 5 chữ số ta so sánh như thế nào ?
- GV: So sánh số có 5 chữ số cũng tương tự như so sánh số có 4 chữ số.
+ Hãy nêu cách so sánh số có 5 chữ số ?
- GV lấy VD: 76200 ..... 76199
- Khi so sánh 76200 > 76199 ta có thể viết ngay dấu so sánh 76199 < 76200 được không?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1: Điền dấu 
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV cho HS lên làm vào bảng phụ. Cả lớp làm vào SGK
- Cho HS nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 2: Điền dấu 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào SGK
- Gọi 6 HS lên điền vào bảng phụ
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 3: Tìm số lớn nhất và bé nhất trong các số
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Cho 2 HS nêu miệng 
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
* Bài 4a: Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé
 - Cho 1 Hs đọc yêu cầu 
- Cho lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, sửa bài, ghi điểm
3. Kết luận
- Nhận xét tiết học
- Dặn: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát: “ Lý cây xanh”
- 1 HS đọc 
- Nghe
- Nghe
- 2 HS lên bảng điền dấu, lớp làm vào BC :
99 999 < 100 000
- Vì 99 999 kém 100 000 một đơn vị.
- Vì trên tia số 99 999 đứng trước 100 000.
- Vì 99 999 chỉ có 5 chữ số còn 100 000 có 6 chữ số.
- HS theo dõi
- 100 000 > 99 999
- HS điền dấu: 76200 > 76119
- HS nêu
- HS nhắc lại
- HS so sánh: 76200 > 76199
- Được 76199 < 76200
- 1 HS đọc đề bài
- HS lên làm vào bảng phụ. Cả lớp làm vào SGK
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm cột 1
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- HS làm vào SGK 
- 6 HS lên điền vào bảng phụ
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu làm 1 cột
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- Cả lớp làm vào SGK
- 2 HS nêu miệng 
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu làm câu a
- 1 Hs đọc yêu cầu 
- Lớp làm vào SGK, 1 HS lên bảng làm
a) 92368 ; 8329 ; 68932; 29863
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu:
 - Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
 - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
 - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình nhà trường, địa phương.
 * Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
 - Không đồng tình với những hnahf vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
* KNS: 
 - Kỹ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn.
 - Kỹ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng.
 - Kỹ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng.
 - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: tiết liệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
 * BVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần về tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT.
 * ĐĐHCM: Giáo dục cho HS đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: - Vở bài tập đạo đức 3
 - Các tư liệu về sử dụng nguồn nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Phướng pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, 
IV. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác ( Tiết 2 )
 + Em cần làm gì để thể hiện tôn trọng thư từ và tài sản của người khác ?
 + GV nhận xét và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ ôn tập bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1 )“
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh
- Y/c hs quan sát tranh ảnh và kể ra những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày ?
- Trong những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày thứ gì là cần thiết, vì sao ?
* Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm phát triển thảo luận cho các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy em sẽ làm gì? Tại sao?
- Cho 1 số nhóm trình bày 
* Kết luận: a. Không nên tắm rửa cho trâu bò ngay cạnh giếng nước vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước.
c. Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng là việc làm đúng giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm độc.
d. Để nước chảy tràn bể là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch.
e. Không vứt rác là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm độc.
* ĐĐHCM: các em phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước theo gương Bác Hồ đã dạy
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu trả lời.
- Y/c các nhóm trình bày kết quả.
- GV tổng kết ý kiến, khen ngợi các hs đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước nơi mình 
sống.
* BVMT: Các em phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần về tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT
. 3. Kết luận 	
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài: “ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 )”
- HS hát: “ Lý cây xanh ”
+ HS trả lời: Em không bóc thư của người khác ra xem. Đồ đạc của người khác em không tự ý lấy để xem để dùng mà phải hỏi nếu người đó đồng ý em mới mượn.
- Nghe
- Nghe
- Làm việc cá nhân.
- Hs có thể nêu: nước, lửa, gạo, quần áo, sách vở, ti vi...
- Nước là cần thiết nhất vì không có nước thì con người không có cơm ăn nước uống, không tắm rửa được. Không trồng trọt chăn nuôi được...
- Nghe
- Hs thảo luận các trường hợp:
a. Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.
b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
c. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.
d. Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại.
e. Không vứt rác trên sông hồ, biển.
- 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
- HS theo dõi
- Hs thảo luận nội dung phiếu:
a. Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
b. Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm?
c. ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước ntn? ( tiết kiệm hay lãng phí, giữ gìn sạch sẽ hay ô nhiễm?
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung.
- Nghe
- HS nêu
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 )”
--------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 26 tháng 3 năm 2013
Chính tả (Nghe -viết)
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 - Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn chính tả
 - HS: Vở chính tả; Vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Nghe viết: Rước đèn ông sao
+ Cho HS viết: bệnh, đền, rền rĩ, nhẹ tênh 
+ Nhận xét
1 Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe viết bài “ Cuộc chạy đua trong rừng”
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV đọc đoạn chính tả
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại 
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét chính tả:
- Đoạn văn trên có mấy câu ?
- Trong đoạn văn chữ nào phải viết hoa ? vì sao ?
- Tìm chữ viết hoa trong bài 
- Cho HS đọc thầm tìm từ khó
* Đọc cho HS viết:
+ GV đọc thong thả, mỗi cụm từ câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn
 * Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 + Bài 2b: Đặt dấu hỏi hay dấu ngã 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp, làm CN
- Gọi HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét
- Giáo viên nhấn xét & chốt lại lời giải đúng : 
- Cho HS đọc lại
- Cho HS làm bài vào vở BT
3. Kết luận: 
- Cho HS viết lại các từ: chuẩn bị, giành, nguyệt quế
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS sửa lỗi đã mắc trong bài
 - Dặn: Chuẩn bị bài: Nghe viết “Cùng vui chơi”
 - Hát: “ Mèo con đi học ”
- 2 HS viết bảng lớp ( Cả lớp viết giấy nháp ) bệnh, đền, rền rĩ, nhẹ tênh 
 - Nghe
 - Nghe
- Cả lớp theo dõi SGK. 
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK
- Có 3 câu
- Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật: Ngựa Con 
..N, C, V.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó: giành, nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn.
- HS viết bài vào vở. Lưu ý cách trình bày.
- Nghe
- HS dò theo GV đọc
 - HS soát lỗi.
 - Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 1 học sinh trình bày bài làm: Mười tám tuổi, ngực nở, da đỏ như lim, người đứng thẳng, vẻ đẹp của anh, hùng dũng
- HS nhận xét 
- Nghe
- Hs nhìn bảng phụ đọc lại
- Cả lớp chữa bài vào vở BT
 - HS viết lại các từ: chuẩn bị, giành, nguyệt quế
 - Nghe
- Chuẩn bị bài: Nghe viết “ Cùng vui chơi”
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu:
 - Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn , tròn trăm có năm chữ số .
 - Biết so sánh các số .
 - Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 ( tính viết và tính nhẩm )
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: SGK, 
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: So sánh các số trong phạm vi 100000
+ Gọi HS lên làm so sánh các số sau : 7625365372 ; 5637256327
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Luyện tập“
2. Phát triển bài:
* Hoạt động : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Điền số
- Cho Hs đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào SGK. 3 HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
- HS yếu
Bài 2b: Điền dấu 
- Cho Hs đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào SGK. 3 HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
- HS yếu
Bài 3: Tính nhẩm
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào SGK. Hs nêu miệng
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
 - HS yếu
Bài 4: Tìm số lớn nhất và bé nhất
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào SGK. Hs nêu miệng
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
 - HS yếu
Bài 5: Đặt tính rồi tính
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào SGK. 4 Hs lên làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
 - HS yếu
3. Kết luận.
- GV nhận xét giờ học
- Dặn: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “Luyện tập “
- Hát: “ Đàn gà con”
- 1 HS làm: 76253 .> 65372 ; 56372 > 56327
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu .
- Cả lớp làm vào SGK. 3 HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm 2 hàng
- 1 HS nêu yêu cầu .
- Cả lớp làm vào SGK. 4 HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm 2 hàng
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK. Hs nêu miệng
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK. 2 Hs nêu miệng
a) Số lớn nhất có năm chữ số : 99999
b) Số bé nhất có năm chữ số: 10000
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK. Hs lên làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu b
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập “
 -----------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
THÚ ( TT )
I. Mục tiêu:
 - Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
 - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
 - Biết những động vật có lông mao đẻ con,nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
 *Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
 - Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
* BVMT: Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
* KNS: - KN kiên định: XĐ giá trị; xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.
 - KN hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Các hình trong SGK.. Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú.. Giấy, bút màu 
 * HS: SGK..
III. Phương pháp dạy học
 - Quan sát, đàm thoại, thảo luận
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ôn định: Cho Hs hát
- KT bài cũ: Thú 
+ Thú có đặc điểm gì?
+ Nêu ích lợi của các loài thú nhà?
- GV theo dõi và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã học bài Thú..Vậy hôm nay các em sẽ học tiếp bài Thú 
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận 
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình ảnh các con cá trong SGK và tranh ảnh các con thú sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của từng con thú rừng 
- Kể tên các loài thú rừng mà em biết?
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loại thú rừng được QS?
- So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa 1 số loaị thú rừng và thú nhà?
KL: Thú rừng và thú nhà có đặc điểm:
- Giống nhau: Có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Khác nhau:
Thú nhà:Được con người nuôi dưỡng và thuần hoá .Chúng có sự thích nghi với sự nuôi dưỡng.
Thú rừng:Loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiến sống trong tự nhiên và tự tồn tại.
* Hoạt động 2 : Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được :
-: Làm việc theo nhóm.
- Chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ.
- Y/c các nhóm trưng bày bộ sưu tập trước lớp.
- Y/c đại diện các nhóm thi " diễn thuyết " về đề tài " Bảo vệ loài thú rừng trong tự nhiên ".
- GV liên hệ tình hình thực tế về tình trạng săn bắn thú rừng ở địa phương
GDBVMT: Chúng ta cần bảo vệ các loài thú để giữ được sự cân bằng trong tự nhiên.
* Hoạt động 3: Vẽ con vật ưa thích.
- Yêu cầu hs lấy giấy bút và bút chì hay bút màu vẽ 1 con thú rừng mà em ưa thích.
- Cho Hs Trình bày.
- Yêu cầu 1 số hs lên bảng tự giới thiệu về tranh của mình. 
- GV và hs cùng nhận xét đánh giá
3. Kết luận 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: Mặt trời
- Hát : Chú ếch con
- HS trả lời:
+ Những động vật có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
+ Dùng để lấy thực phẩm giàu chất dinh dưỡng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2012_2013.doc