Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2012-2013

doc 23 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2012-2013
TUẦN 27
Thứ Hai, ngày 18 tháng 3 năm 2013
Tập đọc - Kể chuyện
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HKII (Tiết 1)
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng.phút); trả lời được 1 CH về nội dung đọc.
 B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động
. - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút) kể được toàn bộ câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Rước đèn ông sao
+ Gọi 2 học sinh đọc bài Rước đèn ông sao và trả lời nêu nội dung 
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Các em đã học qua các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 để chuẩn bị thi kiểm tra giữa kì 2. Vậy hôm nay chúng ta cùng ôn lại các bài đã học..
2. Phát triển bài: 
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc: (KT khoảng 1.3 lớp)
- HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Cho HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Ghi điểm trực tiếp từng HS.
- HS đọc không đạt ycầu, GV cho về nhà luyện đọc thêm để kiểm tra vào tiết sau.
*Hoạt động 2: HD làm bài tập
Bài tập 2: Câu chuyện kể trong các bức tranh dưới đây có tên là Quả táo. Em hãy kể lại câu chuyện ấy, dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc lại ycầu:nhân hoá để lời kể sinh động.
- Cho HS quan sát tranh và đọc kĩ phần trong tranh. để hiểu ndung.
- Cho HS trao đổi.
- Cho HS thi kể.
- HS kể cả câu chuyện: Quả táo.
- Cho Hs nhận xét
- Nhận xét và chốt lại nội dung từng tranh
3. Kết luận:
- Cho HS đọc lại các bài vừa ôn
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài:
- HS: Hát: “ Em yêu trường em”
- 2 HS đọc bài Rước đèn ông sao và trả lời 
- Nghe
- Nghe
 - Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
- Theo dõi và nhận xét. 
- Lắng nghe và ghi nhận.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Nghe
- HS quan sát tranh và đọc kĩ phần trong tranh.
- HS trao đổi theo nhóm đôi, tập kể theo nội dung 1 hoặc 2 tranh.
- Đại diện nhóm thi kể theo từng tranh.
- Hai HS kể toàn diện.
- Lớp nhận xét.
- Nghe
 - HS đọc lại các bài vừa ôn
- Nghe
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài: Ôn tập ( tiết 2 )
Kể chuyện
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HKII (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng.phút); trả lời được 1 CH về nội dung đọc.
 - Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá (BT2a.b).
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
 - Bảng lớp chép bài thơ “Em thương” 
 - Phiếu viết nội dung BT2
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Ôn tập giữa kì 2 ( tiết 1)
+ Gọi 2 học sinh đọc bài Hai Bà Trưng và trả lời nêu nội dung 
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tiếp 
2. Phát triển bài: 
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc: (KT khoảng 1.3 lớp)
- HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Cho HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Ghi điểm trực tiếp từng HS.
- HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho về nhà luyện đọc thêm để kiểm tra vào tiết sau.
*Hoạt động 2: HD làm bài tập
Bài tập 2: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Giúp HS tìm được các từ nhân hóa để miêu tả gió và nắng.
Y/c HS đọc bài thơ Em thương .
- HS làm bài theo nhóm.
- HS làm bài trên giấy khổ to đã chuẩn bị
Các sự vật được nhân hóa
Các từ chỉ đặc điẻm được dùng để nhân hóa
Các từ chỉ hoạt động được dùng để nhân hóa
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gầy
run run, ngã
- Cho HS nối cột A với cột B :
- Gv nhận xét
3. Kết luận:
- Cho HS đọc lại các bài vừa ôn
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài:
- HS hát “ Con chim non “
- 2 học sinh đọc bài Hai Bà Trưng và trả lời nêu nội dung 
- Nghe
- HS lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút.
- HS làm việc theo thăm mình đã bốc được.
- Nghe
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS trao đổi theo từng cặp.
- Đại diện 3 đến 4 nhóm lên bảng làm bài.
 a: 
Sự vật đc nhân hoá là: Làn gió, Sợi nắng.
- Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy.
- Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã.
 b: HS nối cột A với cột B :
Làn gió 
Giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
Sợi nắng
Giống một người gầy yếu.
Giống một bạn nhỏ mồ côi.
 c: Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi cô đơn; những người ốm yếu không nơi nương tựa.
- Nghe
- HS đọc lại
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài: “ Ôn tập giữa kì 2 ( tiết 3 )”
 -----------------------------------------------
TOÁN
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I Mục tiêu:
 - Biết các hàng : hàng chục nghìn , hàng nghìn hàng trăm , hàng chục , hàng đơn vị 
 - Biết cách đọc và viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản ( không có chữ số 0 ở giữa ).
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: SGK, Bảng các hàng của số có 5 chữ số
 - HS: SGK, vở
III. Các phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành 
IV. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm bài
- GV nhận xét, ghi điểm
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Các số có năm chữ số”
2. Phát triển bài: 
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
a.Giới thiệu số 42316:
- Treo bảng có gắn các số như phần học của SGK.
- GV giới thiệu : Coi mỗi thẻ ghi số 10000 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn ?
- Có bao nhiêu nghìn ?
- Có bao nhiêu trăm ?
- Có bao nhiêu chục ?
- Có bao nhiêu đơn vị ?
- GV gọi HS lên bảng viết số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
b. Giới thiệu cách viết số 42316
- GV gọi HS viết dựa vào cách viết số có 4 chữ số
- GV nhận xét
 - Khi viết số này ta bắt đầu từ đâu ?
c. Giới thiệu cách đọc số 42316
- HS đọc được số 42316?
- Giới thiệu cách đọc: bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- Cách đọc số 42316 và 2316 có gì giống và khác nhau.
- Viết lên bảng các số 2357 và 32357; 8759 và 38759; 3876 và 63876 yêu cầu HS đọc các số trên.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1: Viết ( theo mẫu )
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV cho HS đọc theo mẫu
- Cho HS nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
*Bài 2; Viết ( theo mẫu )
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc số và viết số 
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 3: Đọc các số: 23116, 12427, 3116, 82427
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Cho 4 HS nêu miệng 
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
3. Kết luận
- Nhận xét tiết học
- Dặn: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát: “ Lý cây xanh”
2 HS: 5739 + 2446 1928 x 3 
 7482 – 946 1970 : 6 
- Nghe
- Nghe
- HS quan sát
- Có 2 nghìn
- Có 3 trăm
- Có 1 chục
- Có 6 đơn vị
- HS lên bảng viết số theo yêu cầu của GV
- 2 HS viết, HS viết vào nháp
- Từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp
- 2 HS đọc, lớp theo dõi
- Giống nhau là cách đọc ở hàng nghìn
- Khác nhau: 42316 có thêm hàng chục nghìn
- HS đọc các số
- 1 HS đọc đề bài
- HS đọc
- HS nhận xét
- Nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- 4 HS viết số và đọc số . Lớp làm vào SGK
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu làm 2 hàng
- HS đọc yêu cầu đề bài
- Cả lớp làm vào SGK
- 4 HS nêu miệng .
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu đọc 2 số
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
 TÔN TRỌNG THƯ TỪ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 - Biết: Không được xâm phạm thư từu, tài sản của người khác.
 - Thực hiện tôn trọng thư từ nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
 - Biết: Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
 - Nhắc mọi người cùng thực hiện
 * KNS: - Kỹ năng tự trọng.
 -Kỹ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định
 II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: - Vở bài tập đạo đức 3
- Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng vai
- Phiếu thảo luận nhóm, phiếu học tập
- Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư,... để chơi đóng vai
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Phướng pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, 
IV. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác ( Tiết 1)
 + Vì sao phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác ?
 + GV nhận xét và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ ôn tập bài “Tôn trọng thư từ tài sản của người khác ( tiết 2 )“
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Nhận xét hành vi 
- GV phát phiếu giao việc yêu cầu từng cặp thảo luận để nhận xét xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai
- Gv theo dõi nhóm thảo luận.
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
* Kết luận: Tình huống a, c sai tình huống b, đ đúng.
*Hoạt động 2: Đóng vai
- Yêu cầu các nhóm hs thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống.
* GVKL Tình huống 1: khi bạn quay về lớp thì hỏi muộn chứ không tự ý lấy
 + Tình huống 2: khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh
- Khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai và khuyến khích các em thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
. 3. Kết luận 	
- Vì sao phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài: “ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1 )”
- HS hát: “ Lý cây xanh ”
+ HS trả lời: Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng . Xâm phạm chúng là việc làm sai trái , vi phạm pháp luật.
- Nghe
- Nghe
- HS thảo luận nhóm đôi nhận xét các hành vi sau : 
a, Thấy bố đi công tác về , Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì ?
b, Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi Bình đều chào hỏi mọi người rồi xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi vào xem.
c, Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần mấy bạn lấy thư ra xem Hải viết gì ?
d. Sang nhà bạn, thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo vơi bạn "cậu cho tớ xem đồ chơi được không?
- Đại diện 1 số cặp trình bày, HS khác bổ sung ý kiến
- Nghe
- Hs thảo luận, phân công đóng vai
- Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xe xem nhưng chẳng thấy bạn đâu.
- Tình huống 2: Giờ ra chơi, thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm quả bóng đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
- Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình.
- Nghe
- HS nêu
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1 )”
--------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 19 tháng 3 năm 2013
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
 - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 
 - Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác )
II. Đồ dùng dạy học:
 *GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
 - Bảng phụ ghi nội dung cần báo cáo .
 * HS: Vở chính tả; Vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Ôn tập ( tiết 2 )
 + Cho HS đọc bài ở lại với chiến khu
+ Nhận xét
1 Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn tập giữa kì 2 ( tiết 3 )
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra đọc
Bài tập 1:
- Hướng đẫn ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : HS trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài học 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. GV nhận xét cho điểm. HS chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc kiểm tra lại ở tiết sau 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 2 : Ôn luyện về trình bày báo cáo
- Cho HS đọc yêu cầu
- HS đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô, thầy tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh”
- Yêu cầu báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết tuần 20 ?
- GV nhắc HS chú ý thay lời “Kính gửi...” trong mẫu báo cáo bằng lời “kính thưa....”
(vì là báo cáo miệng)
- Đại diện nhóm trình bày
- Cho HS nhận xét
- Giáo viên nhấn xét 
- Cho HS làm bài vào vở BT
3. Kết luận: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS về nhà ôn tiếp. Chuẩn bị bài Ôn tập ( tiết 4 )
 HS hát “ Mèo con đi học “
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- Nghe
- Nghe
- HS đọc theo chỉ định trong phiếu.Trả câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Nghe
- 1 HS đọc , HS thảo luận nhóm 4.
- HS đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20.
- Những điểm khác là : Người báo cáo là chi đội trưởng, người nhận báo cáo là cô (thầy) tổng phụ trách. 
- Nội dung thi đua : Xây dựng Đội vững mạnh.
- Nội dung báo cáo : về học tập, lao động, thêm nội dung là công tác khác.
- Các tổ cho từng thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội.Cả tổ góp ý nhanh cho từng bạn.
- Đại diện nhóm trình bày báo cáo trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Nghe
- HS làm bài vào vở BT
- Nghe
- Chuẩn bị bài Ôn tập ( tiết 4 )
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu:
 - Biết cách đọc , viết các số có năm chữ số .
 - Biết thứ tự các số có năm chữ số.
 - Biết viết các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19000 ) vào dưới mỗi vạch của tia số . 
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: SGK 
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Các số có năm chữ số
+ Gọi HS lên làm bài tập 4 SGK /141
+ Cho HS đọc: 23116, 12356, 82432
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Luyện tập “
2. Phát triển bài:
* Hoạt động : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Viết ( theo mẫu )
- Cho Hs đọc yêu cầu
- Cho HS làm vào SGK. 3 HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
Bài 2: Viết ( theo mẫu )
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào SGK. Chữa bài nhóm 4 
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại tuyên dương đội thắng cuộc
 * Bài 3: Số 
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào SGK. 3 HS lên bảng chữa bài
- Cho HS nhận xét 
- Nhận xét, ghi điểm
- HS yếu
* Bài 4: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch
 - Cho 1 HS đọc yêu cầu 
- Cho lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng viết
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, sửa bài, ghi điểm
3. Kết luận.
- GV nhận xét giờ học
- Dặn: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “Các số có năm chữ số ( tt )“
- Hát: “ Đàn gà con”
- 2 HS làm
- 3 HS đọc
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu .
- 3 HS lên bảng viết số và đọc số. Lớp làm vào SGK
- HS nhận xét
- Nghe
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK, lần lượt 4 HS lên bảng chữa bài (nhóm 4) , trò chơi tiếp sức.
- HS nhận xét
- Nghe
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK, lần lượt 3 HS lên bảng chữa bài 
a. 36520; 36521; 36522; 36523; 36524; 36525; 36526
b. 48183; 48184; 48185; 48186; 48187; 48188; 48189
c. 81317; 81318; 81319; 81320; 81321; 81322; 81323
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a, b
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Lớp làm vào SGK, 1 HS lên bảng viết
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “Các số có năm chữ số ( tt )“
 -----------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CHIM
I. Mục tiêu:
 Nêu được lợi ích của chim đối với con người.
 - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim
* Biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
 - Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay ( đại bàng ), chim chạy ( đà điểu )..
 * BVMT: Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiện.
 * KNS: - KN tìm kiếm và xử lí các thông tin: Quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim.
 - KN hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài chim, bảo vệ môi trương sinh thái.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim. Các hình trang 102, 103 ( SGK ).
 * HS: SGK..
III. Phương pháp dạy học
 - Quan sát, đàm thoại, thảo luận
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ôn định: Cho Hs hát
- KT bài cũ: Cá
+ Cá có đặc điểm gì ?
+ Cá có ích lợi gì ?
- GV theo dõi và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Các tiết trước các em đã học bài cá..Vậy hôm nay các em sẽ học tiếp bài chim
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình ảnh các con cá trong SGK/102, 103 và tranh ảnh các con chim sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của từng con chim có trong hình. 
- Có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh ?
- Bên ngoài cơ thể của những con chim thường có gì bảo vệ ?
- Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
- Mỏ chim có đặc điểm gì chung ? 
- Chúng dùng mỏ để làm gì ?
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. 
- GV giảng thêm: Màu sắc, hình dáng của các loài chim rất đa dạng: Lông chim có nhiều màu sắc khác nhau và rất đẹp. Có con màu nâu đen, cổ viền trắng như đại bàng ; có con lông nâu, bụng trắng như ngỗng, vịt ; có con sặc sỡ bộ lông nhiều màu như vẹt, công 
 + Về hình dáng chim cũng rất khác nhau: có con to, cổ dài như đà điểu, ngỗng ; có con nhỏ bé xinh xắn như chích bông, chim sâu, hoạ mi, chim hút mật, 
+ Về khả năng của chim có loài hót rất hay như hoạ mi, khướu ; có loài biết bắt chước tiếng người như vẹt, sáo, uyển ; có loài bơi giỏi như cánh cụt, vịt, ngỗng, ngan ; có loài chạy nhanh như đà điểu ; đại bộ phận các loài chim đều biết bay 
Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
- Cho HS 
* Hoạt động 2 : Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được :
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra như nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm chạy nhanh, nhóm có giọng hót haythảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
- Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim ?
- Người ta bảo vệ những loài chim quý hiếm bằng cách nào?
Nhận xét, tuyên dương 
Kết luận: 
Chim thường có ích lợi bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc ăn thịt.
GDBVMT: Chúng ta cần bảo vệ các loài chim để giữ được sự cân bằng trong tự nhiên.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Bắt chước tiếng chim hót”
- Mỗi nhóm tự chọn một số loài chim như: gà, vịt, sáo, sơn ca, bìm bịp, tu hú, tìm vịt, bắt cô trói cột, và tập thể hiện tiếng kêu của các loài đó.
GV yêu cầu nhóm 1 thể hiện tiếng kêu cho nhóm 2 đoán tên chim, nhóm 2 thể hiện cho nhóm 3 đoán, nhóm 3 thể hiện cho nhóm 4 đoán tiếp tục nhứ thế đến nhóm cuối cùng lại thể hiện cho nhóm 1 đoán.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương HS biết thể hiện tiếng kêu giống thật và HS đoán nhanh ra tên chim
3. Kết luận 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: Thú
- Hát : Chú ếch con
- HS trả lời:
+ Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây.
+ Phần lớn cá dùng để làm thức ăn, cá là thức ăn ngon và bổ chứa nhiều chất đạm.
- Nghe 
- Nghe
- Nhóm 4 quan sát, thảo luận và ghi vào bảng phụ, dán kết quả lên bảng
+ Mỗi con chim đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển
+ Mỗi con chim đều có hai cánh, hai chân. Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng biết bay. Đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh.
+ Toàn thân chúng được bao phủ bởi một lớp lông vũ.
+Bên trong cơ thể chúng có xương sống
+ Cứ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_27_nam_hoc_2012_2013.doc