Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2012-2013

doc 25 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2012-2013
TUẦN 26
Thứ Hai, ngày 4 tháng 3 năm 2013
Tập đọc - Kể chuyện
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .
 - Hiểu ND, ý nghĩa : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử .Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó (Trả lời được các CH trong SGK ). 
 B. Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện 
 * HS khá , giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện 
 * KNS: - Thể hiện sự cảm thông
 - Đảm nhận trách nhiệm.
 - Xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Hội đua voi ở Tây Nguyên
+ Gọi 2 học sinh đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên và trả lời nêu nội dung 
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Ở các miền quê nước ta, thường có các đền thờ các vị thần, hoặc đền thờ những người có công với dân với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội, làm lễ ở những đền thờ ghi công đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu về dự tích lễ hội Chử Đồng Tử - một lễ hội của những người dân sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân.
2. Phát triển bài: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai 
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Luyện đọc từ khó trong bài: 
- Giúp HS nắm nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phần chú giải
+ Yêu cầu Hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm:Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
 - Cho nhóm đọc đồng thanh
- Cho 1 HS đọc cả bài
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Tìm chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
+ Khi cha mất, việc Chử Đồng Tử quấn khố chôn cha, còn mình thì ở không cho em thấy tình cảm của Chử Đồng Tử với cha như thế nào?
- Cuộc sống nghèo khó của gia đình làm cho cuộc sống của Chử Đồng Tử cũng rất chật vật, một hôm đi mò tôm Đồng Tử gặp công chúa thế nào - Ta qua đoạn 2.
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Chử Đồng Tử đã gặp ai khi đang mò cá dưới sông ?
+ Công chúa Tiên Dung đang trên đường đi đâu ?
+ Cuộc gặp gờ kì lạ Giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Công chúa Tiên Dung cảm thấy thế nào khi phát hiện ra Chử Đồng Tử ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
- Sau khi kết duyên cùng công chúa - Vợ chồng Đồng Tử đã giúp dân làng những gì ? Ta qua đoạn tiếp theo.
- Cho HS đọc thành tiếng đoạn 3
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làng những việc gì ?
- Chử Đồng Tử hết lòng thương yêu dân làng. Để ghi nhớ công ơn ấy, dân làng đã làm gì, ta qua đoạn cuối.
- Cho HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi
+ Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
- GV nhận xét, ghi nội dung
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV cho 
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất
- HS: Hát: “ Đàn gà con”
 - 2 HS đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên và trả lời 
- Nghe
 - Nghe
 - HS theo dõi SGK
- HS xem tranh minh họa
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.
- HS phát hiện từ khó trong bài đọc: quấn khố, hoảng hốt, bàng hoàng, hiển linh.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải trong SGK
- HS đọc
+ Chử Xá: tên một làng nay thuocj xã văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội
+ Du ngoạn: đi chơi ngắm cảnh các nơi
+ Hoa lên trời: không chết mà trở thành thánh hoặc tiên trên trời
+ Hiển linh: ( thần thánh ) hiện lên giúp người
+ HS đọc theo nhóm 4
+ Đại diện nhóm thi đọc 
- Nhóm đọc đồng thanh từng đoạn
- 1 HS đọc cả bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời
+ Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 
.
- Là người rất thương cha
- HS nghe
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời
+ Gặp công chúa Tiên Dung là con gái vua Hùng ....sông.
+ Đi du ngoạn
+ Đồng Tử thấy thuyền sắp cập bờ thì hoảng hốt. Chàng liền chạy tới bãi lau thưa, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Công chúa tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó.Nước dội làm trôi cát, để lộ ra Đồng Tử.
+ Rất bàng hoàng
+ Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử . Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
- Nghe
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3 và trả lời
+ Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Nghe
- HS đọc đoạn 4 trả lời
+ Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân bên bờ sông Hồng làm lễ mở hội để tưởng nhớ công lao của ông
- Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử .Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó 
- HS nhắc lại
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn truyện 
- Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình huống HS đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại từng đoạn
* HS HS làm bài tập
a. Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại những tên đúng
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện
* HS thực hành kể:
- Cho HS tập kể
- GV nhận xét 
3. Kết luận:
- Cho HS nhắc lại nội dung
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài: “ Rước đèn ông sao”
- Lắng nghe nhiệm vụ 
+ HS QS từng tranh minh hoạ trong SGK
- Đặt tên cho từng đoạn
Tranh 1: Cảnh nhà Chử Đồng Tử / Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con / người con hiếu thảo / nghèo khó mà yêu thương nhau.
Tranh 2: Ở hiền gặp lành / Tình duyên trời / Cuộc gặp gỡ bên bờ sông.
Tranh 3: Giúp dân, dạy nghề cho dân - truyền nghề cho dân.
Tranh 4: Uống nước nhớ nguồn trưởng nhớ / Biết ơn / Lễ hội hàng năm.
- Nhận xét
- Nghe
- 4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài: “ Rước đèn ông sao”
 -----------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu:
 - Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học .
 - Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng 
 - Biết giải toán có liên quan đến tiền tệ .
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: SGK, các tờ giấy bạc: 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
 - HS: SGK, vở
III. Các phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành 
IV. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Tiền Việt Nam
- Gọi 1 HS trả lời: Mua một quả bóng bay 2000 và một chiếc bút chì 1000 thì hết bao nhiêu tiền 
+ Gọi HS nhận xét 
 - GV nhận xét và ghi điểm.
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Luyện tập”
2. Phát triển bài: 
* Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1: Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV cho HS quan sát lần lượt từng tranh rồi trả lời câu hỏi.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất, trước hết chúng ta hãy tìm gì ?
- Yêu cầu HS tìm xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền ?
- Cho HS nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
*Bài 2 a, b: Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu các cách lấy các tờ giấy bạc trong ô bên trái để được số tiền bên phải. HS cộng nhẩm để thấy cách lấy tiền của mình đúng hay sai
- Cho HS làm vào SGK
-
- Gọi 2 HS lên tô vào bảng phụ
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 3: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Cho 2 HS nêu miệng 
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
* Bài 4: Bài giải
 - Cho 1 Hs đọc yêu cầu 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết cô bán hàng trả lại bao nhiêu thì phải biết gì ?
- Cho lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng giải
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, sửa bài, ghi điểm
3. Kết luận
- Nhận xét tiết học
- Dặn: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Làm quen với thống kê số liệu
- Hát: “ Lý cây xanh”
- 1 HS trả lời: mua hết 3000
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- 1 HS đọc đề bài
- HS quan sát lần lượt từng tranh rồi trả lời câu hỏi.
- Tìm chiếc ví có nhiều tiền nhất.
- Chúng ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
- HS tìm cách cộng nhẩm, nêu miệng kết quả
- HS nhận xét
- Nghe
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- HS làm vào SGK bằng cách tô màu vào các tờ giấy bạc
- HS tô màu các tờ giấy bạc ứng với số tiền ở bên phải
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu làm câu a
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- Cả lớp làm vào SGK
- 2 HS nêu miệng 
a. Mai có 3000 đồng, Mai có vừa đủ tiền để mua được cây kéo
b. Nam có 7000 đồng, Nam có vừa đả tiền để mua được sáp màu và cây thước.
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu làm câu a
- 1 Hs đọc yêu cầu 
- Cho biết: mẹ mua mọt hộp sửa hết 6700 đồng và một gói kẹo hết 2300 đồng. Mẹ đưa cô bán hàng 10000 đồng.
- Hỏi: cô bán hàng phải trả lại bao nhiêu tiền 
- Phải biết mẹ đã mua 2 thứ hết bao nhiêu
- Lớp làm vào SGK, 1 HS lên bảng giải
Bài giải
Số tiền mẹ mua sửa và gói kẹo hết là:
6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
Số tiền cô bán hàng phải trả lại là:
10000 – 9000 = 1000 ( đồng )
Đáp số: 1000 đồng
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Làm quen với thống kê số liệu
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
 TÔN TRỌNG THƯ TỪ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 - Biết: Không được xâm phạm thư từu, tài sản của người khác.
 - Thực hiện tôn trọng thư từ nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
 - Biết: Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
 - Nhắc mọi người cùng thực hiện
 * KNS: - Kỹ năng tự trọng.
 -Kỹ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định
 II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: - Vở bài tập đạo đức 3
- Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng vai
- Phiếu thảo luận nhóm, phiếu học tập
- Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư,... để chơi đóng vai
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Phướng pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, 
IV. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Tôn trọng đám tang ( Tiết 2)
 GV hỏi: + Khi gặp đám tang ta cần làm gì ?
 + GV nhận xét và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ ôn tập bài “Tôn trọng thư từ tài sản của người khác “
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai
-Yêu cầu học sinh thảo luân để xử lý tình huống rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai
- GV đi KT, giúp đỡ các nhóm thảo luận, chuẩn bị lên đóng vai
- Yêu cầu HS thảo luận 
+ Trong những cách giải quyết mà Em thử nghĩ xem , ông Tư sẽ nghĩ gỡ thử 
* KL: Mình cần khuyên bạn 
tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV phát phiếu học tập và y/c các nhóm thảo luận
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận.
- GV nhận xét
*GVKL : Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng . Xâm phạm chúng là sai trái , vi phạm pháp luật. Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng 
. 3. Kết luận 	
- Vì sao phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài: “ Tôn trọng thư từ tài sản của người khác ( tiết 2 )”
- HS hát: “ Lý cây xanh ”
+ HS trả lời: Khi gặp đám tang ta cần nhường đường ngả mũ nón, không chỉ trỏ, cười đùa...
- Nghe
- Nghe
- Học sinh thảo luận xử lý các tình huống và mỗi nhóm thể hiện qua trò chơi đóng vai:
Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:
- Đây là lá thư của chú Hà, Con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.
Nếu là Minh, em sẽ làm gì khi đó ?Vì sao ? 
- Một số nhóm đóng vai
- HS thảo luận , đưa ra ý kiến của mình.
- Các nhóm đưa ra cách nào phù hợp nhất ? 
không được bóc thư của người khác.Đó là 
- Nghe
- Các nhóm thảo luận những nội dung sau:
a, Điền những từ : bí mật , pháp luật , của riêng , sai trái vào chỗ trống sao cho thich hợp.
 Thư từ , tài sản của người kháclà... mỗi người lên cần được tôn trọng . Xâm phạm chúng là việc làm... vi phạm...
 Mọi người cần tôn trọng...riêng của trẻ em . 
b, Xếp những cụm từ chỉ hành vi , việc làm thành hai cột " Nên làm " hoặc "Không nên làm ":
- Tự ý sử dụng khi chưa được phép.
- Giữ gìn bảo quản khi người khác cho mượn
- Hỏi mượn khi cần
- Xem trộm nhật ký của người khác
- Nhận thư giùm khi người khác vắng nhà
- Nghe
- HS nêu
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “ Tôn trọng thư từ tài sản của người khác ( tiết 2 )”
--------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 5 tháng 3 năm 2013
Chính tả (Nghe -viết)
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 - Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn chính tả
 - HS: Vở chính tả; Vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Nghe viết: Hội đua voi ở Tây Nguyên
 + Kiểm tra viết: Cho Hs viết các từ: xuất phát, chiêng trống, lao đầu chạy, biến mất, hăng máu, man- gát.
+ Nhận xét
1 Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe viết bài “Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử”
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV đọc đoạn chính tả
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại 
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét chính tả:
- Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
- Tìm chữ cái viết hoa trong bài ?
 - Cho HS đọc thầm tìm từ khó:
* Đọc cho HS viết:
+ GV đọc thong thả, mỗi cụm từ câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn
 * Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 + Bài 2a: Điền vào chỗ trống r, d và gi
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp, làm CN
- Gọi HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét
- Giáo viên nhấn xét & chốt lại lời giải đúng : 
- Cho HS đọc lại
- Cho HS làm bài vào vở BT
3. Kết luận: 
- Cho HS viết lại các từ: hiển linh, đánh giặc, hằng năm, suốt mấy tháng, bờ bãi, 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS sửa lỗi đã mắc trong bài
 - Dặn: Chuẩn bị bài: Nghe viết “Rước đèn ông sao”
 - Hát: “ Mèo con đi học ”
- 2 HS viết bảng lớp ( Cả lớp viết giấy nháp )
 xuất phát, chiêng trống, lao đầu chạy, biến mất, hăng máu, man - gát.
- Nghe
 - Nghe
- Cả lớp theo dõi SGK. 
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK
.
- Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm.. ... tưởng nhớ ông
- Những chữ đầu câu, tên riêng, đầu đoạn
- Lớp nêu ra một số tiếng khó: hiển linh, đánh giặc, hằng năm, suốt mấy tháng, bờ bãi, tưởng nhớ
- HS viết bài vào vở. Lưu ý cách trình bày.
- Nghe
- HS dò theo GV đọc
- HS soát lỗi.
- Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 2 học sinh trình bày bài làm: hoa giấy, giản dị, giống hệt, rực rỡ, hoa giấy, rãi kín, làn gió
- HS nhận xét 
- Nghe
- Hs nhìn bảng phụ đọc lại
- Cả lớp chữa bài vào vở BT
 - HS viết lại các từ: hiển linh, đánh giặc, hằng năm, suốt mấy tháng, bờ bãi
 - Nghe
- Chuẩn bị bài: Nghe viết “Rước đèn ông sao”
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I Mục tiêu:
 - Bước đầu làm quen với dãy số liệu .
 - Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản).
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: SGK, 
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Luyện tập
+ Gọi HS lên làm bài tập 4 SGK /132
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Làm quen với thống kê số liệu“
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
a. Hình thành dãy số liệu :
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa và hỏi : 
- Hình vẽ gì ?
- Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu ?
Dãy các số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh : 122cm, 130cm, 127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu.
- GV gọi HS đọc dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
b. Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu
- Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
- Số 130cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
- Số nào là số đứng thứ ba trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
- Số nào là số đứng thứ tư trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
- Dãy số liệu này có mấy số ?
- GV hướng dẫn HS xếp tên các bạn HS theo thứ tự chiều cao từ thấp đến cao, cao đến thấp. 
- Chiều cao của bạn nào cao nhất ?
- Chiều cao của bạn nào thấp nhất ?
- Phong cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét ?
- Những bạn nào cao hơn bạn Anh ?
- Bạn Ngân cao hơn những bạn nào ?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
- Cho Hs đọc yêu cầu
- Cho HS làm theo nhóm đôi
a. 1 em hỏi, 1 em trả lời
b.Muốn so sánh chiều cao của hai bạn ta làm thế nào ?
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
Bài 3: Số kg gạo trong mỗi bao được ghi dưới đây
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV ghi số liệu lên bảng: 50 kg, 35 kg, 60 kg, 45 kg, 40 kg
- Cho cả lớp làm vào SGK. 2 Hs lên bảng làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
 - HS yếu
3. Kết luận.
- GV nhận xét giờ học
- Dặn: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “Làm quen với thống kê số liệu“
- Hát: “ Đàn gà con”
- 1 HS làm
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- HS quan sát và trả lời
+ Bốn bạn HS, có số đo chiều cao của bốn bạn.
- Là 122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
- HS đọc nhắc lại
- Đứng thứ nhất
- Đứng thứ nhì
- Số 127cm
- Số 118cm
- Có 4 số
- 1 HS lên bảng viết tên, lớp viết vào nháp
- Bạn Phong
- Bạn Minh
- 12cm
- Bạn Phong, Ngân.
- Bạn Anh, Minh.
- 1 HS nêu yêu cầu .
- HS làm theo nhóm đôi, một số HS nêu
 Hùng cao 125cm, Dũng cao 129cm, Hà cao 132cm, Quân cao 135cm.
- Lấy số đo của 2 bạn đó thực hiện phép trừ
Dũng cao hơn Hùng 4cm, Hà thấp hơn Quân 3cm, Hà cao hơn Hùng, Dũng thấp hơn Quân
- HS nhận xét
- Nghe
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK. 2 Hs lên bảng làm
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn: 35 kg, 40 kg, 45 kg, 50 kg, 60 kg
ab Theo thứ tự từ lớn đến bé: 60 kg, 50 kg, 45 kg, 40 kg, 35 kg 
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “Làm quen với thống kê số liệu“
 -----------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TÔM – CUA
I. Mục tiêu:
 - Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
 - Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
* Biết tôm, cua là những động vật không xương sống . Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
 * BVMT: Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm và cua.
. Các hình trang 98, 99 ( SGK ).
 * HS: SGK..
III. Phương pháp dạy học
 - Quan sát, đàm thoại, thảo luận
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ôn định: Cho Hs hát
- KT bài cũ: Côn trùng
+ Côn trùng có đặc điểm gì khác với động vật
?
- GV theo dõi và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Các tiết trước các em đã học về động vật và cô

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2012_2013.doc