Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2012-2013

doc 26 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2012-2013
TUẦN 24
Thứ Hai, ngày 25 tháng 2 năm 2013
Tập đọc - Kể chuyện
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
 B. Kể chuyện :Biết sắp xếp các tranh trong (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa
 - HS khá giỏi: Kể lại được cả câu chuyện 
 * KNS: - Tự nhận thức.
 - Thể hiện sự tự tin.
 - Tư duy sáng tạo
 - Ra quyết định
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2 học sinh đọc Chương trình xiếc đặc sắc và trả lời câu hỏi
+Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ?
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Danh nhân Cao Bá Quát : nhà thơ, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kĩ XIX. Truyện Đối đáp với vua thể hiện tài năng và bản lĩnh của ông ngay từ nhỏ. Hôm nay các em sẽ học bài đối đáp với vua
2. Phát triển bài: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai 
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Luyện đọc từ khó trong bài: 
- Giúp HS nắm nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phần chú giải
+ Yêu cầu Hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm:Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
 - Cho nhóm thi đọc
- Cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời:
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
- Cho HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
* GV giải thích: Đối đáp thơ văn là cách người xưa dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát
+ Vua ra vế đối như thế nào ?
+ Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
* GV phân tích câu đối của Cao Bá Quát
Nước- trong- leo lẻo- cá- đớp- cá.
Trời - nắng - chang chang – người - trói- người.
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
- GV nhận xét, ghi nội dung
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV cho 
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất
- HS: Hát: “ Đàn gà con”
- 2 HS đọc : Chương trình xiếc đặc sắc và trả lời 
+ Để lôi cuốn mọi người đến rạp để xem xiếc
+ Nghe
 - Nghe
 - HS theo dõi SGK
- HS xem tranh minh họa
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.
- HS phát hiện từ khó trong bài đọc: Táo tợn, náo động, mặt hồ, trời nắng, cứng cỏi, cởi trói
- Tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải trong SGK
- HS đọc
+ Minh mạng: ( 1791 – 1840 ) vua thứ hai của triều Nguyễn.
+ Cao Bá Quát: ( 1809 – 1855 ): nhà thơ nổi tiếng văn hay chữ tốt, có tài đối đáp.
+ Ngự giá: ( vua ) ngồi xe hoặc nồi kiệu đi các nơi.
+ HS đọc theo nhóm 4
+ Đại diện nhóm thi đọc 
- Nhóm đọc từng đoạn
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời
+ muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
+ Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động ; cởi quần áo nhảy xuống hồ, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4 và trả lời
+ Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội
- Nghe
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá
+ Trời nắng chang chang người trói người
- HS theo dõi
+ Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. 
- HS nhắc lại
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn truyện 
- Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện Đối đáp với vua rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
*Hướng dẫn HS sắp xếp lại các tranh cho đúng thứ tự trong câu chuyện
 - Cho HS quan sát tranh
- Cho HS sắp xếp lại thứ tự các tranh
- GV kể lần 1 chỉ vào tranh
- Kể lần 2 kết hợp điệu bộ
* HS thực hành kể:
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét ghi điểm 
3. Kết luận:
- Cho HS nhắc lại nội dung
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài: Tiếng đàn
- Lắng nghe nhiệm vụ 
- HS quan sát tranh nhận ra ND trong từng tranh.
- Thứ tự của tranh : 3 -1 - 2 - 4
- HS theo dõi
- 1HS khá hay giỏi kể mẫu đoạn 1
- 4 HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.
- 1HS kể toàn bộ câu chuyện
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- Nghe
- HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài: Tiếng đàn
 -----------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu:
 - Có kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp có chữ số
 0 ở thương)
 - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: SGK
 - HS: SGK, vở
III. Các phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành 
IV. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( tt )
- Gọi 2 HS lên tính
 1608 : 4 = 	2035 : 5 = 	
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
 - GV nhận xét và ghi điểm.
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Luyện tập”
2. Phát triển bài: 
* Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cho HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Gọi 6 HS lên làm
- Cho HS nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 2: Tìm x ( câu a, b )
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Hỏi: Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Gọi 3 HS lên làm
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 3: Bài giải
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Đề toán cho biết gì ? 
+ Đề toán hỏi gì ?
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng giải
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
* Bài 4: Tính nhẩm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vào SGK. Gọi 3 HS làm
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét
3. Kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Hát: “ Lý cây xanh”
- 2 HS tính ( lớp làm nháp )
- Hs nhận xét
- Nghe
- Nghe
- 1 HS đọc đề bài
- Cả lớp làm vào SGK
- 6 HS lên làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a, b
- Hs đọc yêu cầu đề bài: 
- HS nêu: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Lớp làm vào SGK
- 3 HS lên làm
a. x x 7 = 2107	 b. 8 x x = 1640
 x = 2107 : 7 x = 1640 : 8
 x = 301 x = 205
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu làm câu a
- Hs đọc yêu cầu đề bài
+ Cho biết: một cửa hàng có 2024 kg gạo, của hàng đã bán 1 số gạo đó.
 4
+ Cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo ?
- Cả lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng giải
Bài giải
Số kg gạo cử hàng đã bán là:
2024 : 4 = 506 ( kg )
Số kg gạo còn lại là:
2024 – 506 = 1518 ( kg )
Đáp số: 1518 kg gạo
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu làm 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK, 3 HS làm
6000 : 2 = 3000 8000 : 4 = 2000
9000 : 3 = 3000
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
 - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
 - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác
*GDKNS: - KN thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn người khác.
 - KN ứng sử phù hợp khi gặp đám tang.
 II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Bộ thẻ Xanh/ Đỏ. Bảng phụ ghi sẵn các ý kiến
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Phướng pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, 
IV. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Tôn trọng đám tang ( Tiết 1)
 GV hỏi:
 + Vì sao phải tôn trọng đám tang ?
 + GV nhận xét và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học tiếp bài “Tôn trọng đám tang( tiết 2) “
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến 
- Gv lần lượt đọc từng ý kiến
a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
b. Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và người thân của họ.
c.Tôn trọng đám tang là biểu hiện nếp sống văn hoá.
* Kết luận: Nên tán thành b,c không nên tán thành ý kiến ạ.
*Hoạt động 2: Xử lý tình hướng
- Chia nhóm, phát phiếu cho mỗi nhóm để thảo luận cách ứng xử trong các tình huống.
* Kết luận: Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ cười đùa nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn đường.
+Tình huống b. Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi, chạy sang xem, chỉ trỏ.
+ Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
+ Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn.
* Hoạt động 3: Trò chơi nên và không nên
- Gv chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to, bút dạ vì phổ biến luật chơi: Trong 1 thời gian nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó thắng cuộc.
- Gv nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc.
* GV kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hóa
 3. Kết luận 	
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài: “ Ôn tập thực hành kỹ năng giữa kỳ 2”
- HS hát: “ Vui đến trường”
+ HS trả lời: Vì đám tang là nghi lễ chôn cất người chết, là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ
- Nghe
- Nghe
- Hs suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng.
- Hs nhận phiếu giao việc thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống:
+ Tinh huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo tang đi đằng sau xe tang 
+ Tình huống b: Bên nhà hàng xóm có tang
+ Tình huống c: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang.
+ Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang cười nói chỉ trỏ.
- Đại diện từng nhóm trình bày cả lớp trao đổi nhận xét.
- HS theo dõi
- Hs nhận đồ dùng, nghe phổ biến luật chơi.
- Hs tiến hành chơi, mỗi nhóm ghi thành 2 cột những việc nên làm và không nên làm.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá khả quan công việc của mỗi nhóm.
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “ Ôn tập thực hành kỹ năng giữa kỳ 2”
--------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 26 tháng 2 năm 2013
Chính tả (Nghe -viết)
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
 - Làm đúng BT ( 2 ) a/ b, BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn chính tả
 - HS: Vở chính tả; Vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Nghe viết: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
 + Kiểm tra viết: Cho Hs viết các từ: nhạc sĩ, tham gia, bài hát, sáng tác, tiến quân ca, chuẩn bị
+ Nhận xét
1 Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe viết bài “Đối đáp với vua ”
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV đọc đoạn thơ chính tả
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại 
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét chính tả:
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
+ Vua ra vế đối như thế nào ?
+ Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
- Tìm chữ cái viết hoa trong bài ?
- Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào ?
 - Cho HS đọc thầm tìm từ khó: lệnh, đuổi nhau, Cao Bá Quát, leo lẻo, đớp cá
* Đọc cho HS viết:
+ GV đọc thong thả, mỗi cụm từ câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn
 * Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 + Bài 2b: Tìm các từ
b. Chứa các tiếng bắt đầu bằng s hay x có nghĩa như sau
- Treo bảng phụ câu gợi ý
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp, làm CN
- Cho học sinh trình bày bài.
- Cho HS nhận xét
- Giáo viên nhấn xét & chốt lại lời giải đúng : sáo - xiếc
- Cho HS làm bài vào vở BT
+ Bài 3b: Thi tìm những từ ngữ chỉ hoạt động
- Treo bảng phụ câu gợi ý
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp, làm CN
- Cho học sinh thi tìm nhanh các từ 
- Cho HS nhận xét
- Giáo viên nhấn xét & chốt lại lời giải đúng :
 + Nhổ cỏ, ngủ, kể chuyện, thổi kèn, san sẻ.
 + Gõ, vẽ, nỗ lực, đẽo cày, cõng em.
- Cho HS làm bài vào vở BT
- Cho HS đọc lại
3. Kết luận: 
- Cho HS viết lại các từ: 
- GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS sửa lỗi đã mắc trong bài
 - Dặn: Chuẩn bị bài: Nghe viết: “ Tiếng đàn ”
 - Hát: “ Quê hương tươi đẹp ”
- 2 HS viết bảng lớp: nghiên cứu, sử dụng, hiểu biết
- Cả lớp viết giấy nháp
- Nghe
- Nghe
- Cả lớp theo dõi SGK. 
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK
- Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá
+ Trời nắng chang chang người trói người
- T, N, C, B, Q
- Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ô li
.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp
- HS viết bài vào vở. Lưu ý cách trình bày.
- Nghe
- HS dò theo GV đọc
- HS soát lỗi.
- Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 1 học sinh trình bày bài làm.: sáo, xiếc
- HS nhận xét 
- Nghe
- Cả lớp chữa bài vào vở BT
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 4 HS lên thi tìm nhanh các từ 
Nhổ cỏ, ngủ, kể chuyện, thổi kèn, san sẻ.
Gõ, vẽ, nỗ lực, đẽo cày, cõng em.
- HS nhận xét 
- Nghe
- HS làm bài vào vở BT
- HS đọc 
- HS viết lại các từ: 
lệnh, đuổi nhau, Cao Bá Quát, leo lẻo, đớp cá
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Nghe “ Tiếng đàn ”
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I Mục tiêu:
 - Biết nhân, chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
 - Vận dụng giải toán có 2 phép tính
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: SGK, hình tròn
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Luyện tập
+ Gọi HS lên làm: 2105 : 3 = ; 2413 : 4 = 
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Luyện tập chung “
2. Phát triển bài:
* Hoạt động : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cho Hs đọc yêu cầu
- Cho HS tự làm vào SGK. Mời Hs lên làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
 - HS yếu
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào SGK. 4 Hs lên bảng làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
 - HS yếu
Bài 4: Bài giải
 - Cho HS đọc yêu cầu
Hỏi: Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
- Cho lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng làm 
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
3. Kết luận.
- GV nhận xét giờ. học
- Dặn: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “ Làm quen với số La Mã “
- Hát: “ Đàn gà con”
- 2 HS tính làm : 2106 : 3 = 702 ; 2412 : 4 = 603
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK. HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a, b
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK. 4 Hs lên bảng làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu b, c
- HS đọc bài toán
+ Cho biết: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95 m và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.
+ Hỏi: Tính chu vi sân vận động đó ?
- Cả lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng làm
Bài giải
Chiều dài sân vận động là:
95 x 3 = 285 ( m )
Chu vi sân vận động là :
( 285 + 95 ) x 2 = 760 ( m )
Đáp số: 760 m
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “ Làm quen với số La Mã “
 -----------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
HOA
I. Mục tiêu:
 - Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
 - Kể tên các bộ phận của hoa
 * Kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau
 * KNS: - KN quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa.
 - Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: - Các hình trang 90, 91 SGK..sưu tầm những bông hoa mang đến lớp.
 * HS: SGK. Mỗi học sinh mang đến lớp những bông hoa sưu tầm được..
III. Phương pháp dạy học
 - Quan sát, đàm thoại, thảo luận
IV. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ôn định: Cho Hs hát
- KT bài cũ: Khả năng kì diệu của lá cây 
+ Lá có mấy chức năng là những chức năng nào ?
+ Lá cây có ích lợi gì?
- GV theo dõi và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã biết được cây có thân, rễ, lá. Ngoài ra cây còn có thêm bộ phận nữa là hoa. Vậy bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận 
 - Cho HS thảo luận nhóm 
+ Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong các hình ở trang 90, 91 SGK và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm ?
- Mỗi bông hoa thường có những bộ phận nào?
- Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
* Kết luận : Các loại hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc. Mỗi loài hoa có một mùi hương riêng. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- Cho HS
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật..
- Yêu cầu hs phân loại hoa theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại
* Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
.+ Hoa có chức năng gì ?
+ Muốn nhân giống có nhiều cây hoa, loại hoa người ta làm gì?
+ Hoa thường dùng để làm gì?
* GV kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác
- Cho HS 
3. Kết luận 
GV hỏi: Hoa có chức năng gì ?
- Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: Quả
- Hát : Đàn gà con
- HS trả lời:
Lá cây có ba chức năng:
+ Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
- Lá cây được dùng vào các việc như: để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.
- Nghe 
- Nghe
- HS quan sát các hình trong SGK trang 90, 91 và kết hợp quan sát những hoa HS mang đến lớp. Nhóm 2
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận câu hỏi gợi ý
.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ Các bông hoa màu sắc khác nhau hình dạng của hoa cũng khác nhau.
+ Có bông hoa hồng, hoa sen, hoa nhài, hoa ngâuthơm, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa râm bụt không thơm
- Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- Hs chỉ và nói các bộ phận của bông hoa
- Nghe
- HS nhắc lại
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tùy theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra. Các bông hoa đó được gắn vào tờ giấy khổ A0. Hs cũng có thể vẽ thêm những bông hoa bên cạnh.
- Hs trưng bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn.
- Hoa có chức năng sinh sản
- Muốn nhân giống để có nhiều cây hoa, loại hoa người ta thường gieo hạt.
- Hoa thường dùng để cắm lọ trang trí trong những ngày vui, ngày trọng đại, ướp chè làm nước hoa.
- Nghe
- HS nhắc lại
- H

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2012_2013.doc