Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2012-2013

doc 25 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2012-2013
TUẦN 22
Thứ Hai, ngày 28 tháng 1 năm 2013
Tập đọc - Kể chuyện
 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (trả lời các CH 1,2,3,4)
B. Kể chuyện : Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Bàn tay cô giáo
+ Gọi 2 học sinh đọc thuộc bài thơ: Bàn tay cô giáo và trả lời nêu nội dung của bài thơ
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết về một nhà bác học vĩ đại vào bật nhất thế giới, đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Ông tên là Ê – đi – xơn, người Mĩ. Chính là nhờ có Ê – đi – xơn chúng ta mới có điện dùng như ngày hôm nay. Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy Ê – đi – xơn có óc sáng tạo kì diệu và quan tâm đến con người như thế nào. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài Nhà bác học và bà cụ
2. Phát triển bài: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai như Ê-đi-xơn 
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Luyện đọc từ khó trong bài: 
- Giúp HS nắm nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phần chú giải
+ Yêu cầu Hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm:Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
 - Cho nhóm đọc đồng thanh
- Cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời:
+ Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ?
+ Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2
+ Bà cụ mong muốn điều gì ?
+ Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 3
+ Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ? 
- Luyên đọc nhấn giọng các từ ngữ in đậm
Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn . Ông reo lên :
- Cụ ơi ! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy
+ Hai câu sau thuộc mẫu câu nào ?
Ê- đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mỹ.
Bà cụ ngồi xuống đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp
- Cho HS đọc thầm đoạn 4
+ Nhờ đâu ước mơ bà cụ được thực hiện ?
+ Theo em , khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
GV chốt lại : Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
- GV nhận xét, ghi nội dung
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 3
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài, sau đó yêu cầu học sinh đọc lại đúng đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh thi đọc 
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất
- HS: Hát: “ Đàn gà con”
 - 2 HS đọc lại bài thơ: Bàn tay cô giáo
và trả lời 
+ Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo
- Nghe
 - Nghe
 - HS theo dõi SGK
- HS xem tranh minh họa
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. HS lắng nghe, 2 – 3 Hs đọc từ Ê-đi-xơn 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.
- HS phát hiện từ khó trong bài đọc:Ê-đi-xơn, thùm thụp, miệt mài, lóe, cười móm mém
- Tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải trong SGK
- HS đọc
+ Nhà bác học: người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học.
+ Cười móm mém: cười mà miệng và má hõm vào do rụng hết răng
- HS đọc theo nhóm 4
- Đại diện nhóm thi đọc 
- Nhóm đọc đồng thanh từng đoạn
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời
+ Đó là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931.....
+ Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế xong đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ là một trong số những người đó.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời
+ Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại đi rất êm
+ Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm mất.
- 2 HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời
+ Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện
- Luyện đọc nhấn giọng ở từ in đậm
- Nghe
- Ai là gì ?
- Ai làm gì ?
- HS đọc thầm đoạn 4
+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
- HS nêu tự do theo suy nghĩ của mình: Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người
- HS theo dõi
+ Ca ngợi Ê- đi- xơn là nhà bác học tài ba, luôn quan tâm đến con người, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo
- HS nhắc lại
- HS theo dõi
- Học sinh luyện đọc lại đúng đoạn 3
- 3 – 4 HS thi đọc đoạn văn
- Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: HS tập kể chuyện theo vai.
*Hướng dẫn HS dựng lại truyện theo vai
- Nêu các vai trong truyện?
- GV nhắc: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Cần kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- GV giúp đỡ HS yếu.
* Hướng dẫn HS kể:
a. Kể chuyện trong nhóm.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 4
- Yêu cầu học sinh phân vai dựng lại câu chuyện, tập kể trong nhóm
- GV quan sát giúp đỡ học sinh yếu.
b. Kể lại trước lớp:
- Yêu cầu HS dựng lại câu chuyện trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá lời kể của HS
3. Kết luận:
- Cho HS nhắc lại nội dung
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài: ” Cái cầu “
- Lắng nghe nhiệm vụ 
- HS nêu: Ê – đi – xơn và bà cụ
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Từng tốp 3HS thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- HS thực hiện.
- 3 nhóm thi kể trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài: “ Cái cầu “
 -----------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu:
 - Biết tên gọi các tháng trong năm ; số ngày trong từng tháng.
 - Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm..)
 + Dạng bài 1,2 không nêu tháng một là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: SGK
 - HS: SGK, vở
III. Các phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành 
IV. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Tháng - năm 
+ Kể các ngày có trong tháng 11 năm 2012 ?
+ Tháng 8 có bao nhiêu ngày ?
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
 - GV nhận xét và ghi điểm.
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Luyện tập”
2. Phát triển bài: 
* Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1: Xem tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004 rồi cho biết
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS xem tờ lịch rồi nêu miệng kết quả
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Cho HS nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 2: Xem tờ lịch 2005 rồi cho biết
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS nêu miệng
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
*Bài 3: Trong một năm
a. Những tháng nào có 30 ngày ?
b. Những tháng nào có 31 ngày ?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Cho 2 HS nêu miệng câu a, b
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, ghi điểm
- HS yếu
* Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là :
a/ Thứ hai b/ Thứ ba 
c Thứ tư d/ Thứ năm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vào SGK. Gọi 1 HS chọn câu trả lời đúng
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét
3. Kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
- Hát: “ Lý cây xanh”
- Từ ngày 1 - 30
- Tháng 8 có 31 ngày
- Hs nhận xét
- Nghe
- Nghe
- 1 HS đọc đề bài
- HS xem tờ lịch rồi nêu miệng kết quả
- Cả lớp làm vào SGK
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a, b
- Hs đọc yêu cầu đề bài: Xem tờ lịch 2005 rồi cho biết
- HS nêu miệng kết quả
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu làm câu a
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- Cả lớp làm vào SGK
- 2 HS nêu miệng câu a, b
a. Những tháng nào có 30 ngày là:4, 6, 9, 11
b. Những tháng nào có 31 ngày : 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
- Lớp nhận xét 
- Nghe 
- HS yếu làm câu a
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK, 1 HS chọn câu C
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI ( GIẢM TẢI )
 --------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 29 tháng 1 năm 2013
Chính tả (Nghe -viết)
Ê-ĐI- XƠN
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 - Làm đúng BT(2) a/ b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn chính tả
 - HS: Vở chính tả; Vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Nhớ viết - Bàn tay cô giáo
 + Kiểm tra viết: Cho Hs viết các từ: Thoắt cái, mềm mại, nắng tỏa, mầu nhiệm
+ Nhận xét
1 Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe viết bài “Ê – đi - xơn ”
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV đọc đoạn chính tả
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại 
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét chính tả:
+ Trong bài có những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
+ Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào ?
- Luyện viết từ khó: Ê- đi -xơn, sáng tạo, kì diệu, điều tốt, cống hiến.
* Đọc cho HS viết:
+ GV đọc thong thả, mỗi cụm từ câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn
 * Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 + Bài 2 a: Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống ? Giải câu đố
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp, làm CN
- Cho học sinh trình bày bài.
- Cho HS nhận xét
- Giáo viên nhấn xét & chốt lại lời giải đúng 
mặt tròn, trên cao, chui vào.Là mặt trời
- Cho HS đọc lại
- Cho HS làm bài vào vở BT
3. Kết luận: 
- Cho HS viết lại các từ: Ê- đi -xơn, sáng tạo, kì diệu, điều tốt,
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS sửa lỗi đã mắc trong bài
 - Dặn: Chuẩn bị bài: Nghe viết “Một nhà thông thái ”
 - Hát: “ Đém sao ”
- 2 HS viết bảng lớp: Thoắt cái, mềm mại, nắng tỏa, mầu nhiệm
- Cả lớp viết giấy nháp
- Nghe
- Nghe
- Cả lớp theo dõi SGK. 
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK
- Những chữ đầu câu, đầu đoạn và tên riêng Ê – đi - xơn
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp: Ê- đi -xơn, sáng tạo, kì diệu, điều tốt, cống hiến.
- HS viết bài vào vở. Lưu ý cách trình bày.
- Nghe
- HS dò theo GV đọc
- HS soát lỗi.
- Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 1 học sinh trình bày bài làm.: mặt tròn, trên cao, chui vào.
+ Là mặt trời
- HS nhận xét 
- Nghe
- Hs nhìn bảng phụ đọc lại
- Cả lớp chữa bài vào vở BT
- HS viết lại các từ: Ê- đi -xơn, sáng tạo, kì diệu, điều tốt,
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Nghe viết “Một nhà thông thái ”
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH 
I Mục tiêu:
 - Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
 - Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: SGK, hình tròn
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Luyện tập
+ Gọi HS lên làm bài tập 3/SGK
. Những tháng nào có 30 ngày? 
. Những tháng nào có 31 ngày ?
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
+ GV nhận xét và ghi điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “ Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính “
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
a. Giới thiệu hình tròn
- Gv đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn ( mặt đồng hồ...) giới thiệu mặt đồng hồ có dạng hình tròn 
- Giới thiệu một hình tròn vẽ sẵn trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính Om, đường kính AB
- GV nêu nhận xét: Trong một hình tròn
+ Tâm O là trung điểm của đường kính AB
+ Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính
- Cho HS nhắc lại
b. Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn
- Cho HS quan sát cái com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa. Com pa dùng để vẽ hình tròn
- Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm
+ Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm trên thước
+ Đặt đầu có đỉnh nhọn đúng tâm O. Đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình sau
- Cho Hs đọc yêu cầu
- Cho HS tự làm vào SGK. Mời Hs lên làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
 - HS yếu
Bài 2: Vẽ hình tròn có
a. Tâm O, bán kính 2cm
b. Tâm I, bán kính 3cm
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào SGK. 2 Hs lên bảng làm
- Cho HS nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, ghi điểm 
 - HS yếu
Bài 3: 
a. Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn sau
 - Cho HS đọc yêu cầu
- Cho lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng vẽ câu a. 1 HS nêu miệng câu b
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
3. Kết luận.
- GV nhận xét giờ. học
- Dặn: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số “
- Hát: “ Đàn gà con”
- 2 HS tính làm bài tập 3 SGK/ 109
. Những tháng nào có 30 ngày là:4, 6, 9, 11
. Những tháng nào có 31 ngày : 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- HS quan sát mặt đồng hồ có dạng hình tròn
- HS quan sát hình tròn GV vẽ trên bảng
- Nghe
- Vài HS nhắc lại
- HS quan sát cái com pa và cách vẽ hình tròn
- HS đọc yêu cầu: Tính
- Cả lớp làm vào SGK. 2 HS lên bảng làm
a. OM, ON, OQ là bán kính.
 MN, PQ là đường kính
b. OA, OB là bán kính
 AB là đường kính
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a
+ 1 học sinh đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK. 2 Hs lên bảng làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu b
- HS đọc bài toán
- Cả lớp làm vào SGK. 1 HS lên bảng vẽ 
1 HS nêu miệng câu b
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số “
 -----------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
RỄ CÂY
I. Mục tiêu:
 - Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Các hình trang 82, 83 SGK. Sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mang đến lớp.
 * HS: SGK. Mỗi học sinh mang đến lớp 2 cây có rễ.
III. Phương pháp dạy học
 - Quan sát, đàm thoại, thảo luận
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ôn định: Cho Hs hát
- KT bài cũ: Thân cây ( tt )
+ Nêu chức năng của thân cây đối với cây.
+ Nêu ích lợi của thân cây.
- GV theo dõi và đánh giá
1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã học về thân cây. Ngoài thân cây thì cây còn có rễ cây. Vậy hôm nay các em sẽ học bài rễ cây
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1:Tìm hiểu các loại rễ / SGK
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát tranh SGK và nêu đặc điểm của từng loại rễ cây .
. - Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
- Quan sát hình 5 ,6, 7 trang 83 SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ.
 - GV chỉ định một vài HS lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Gv nhận xét
* Kết luận : Đa số cây có rễ to, dài đâm sâu xuống đất, xung quanh đâm ra nhiều rễ nhỏ gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc thành chùm đều nhau gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ gọi là rễ củ.
* Hoạt động 2: Thực hành phân loại cây theo kiểu rễ 
 - GV phát một số bảng phụ theo các nhóm.
 - Yêu cầu: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.
- Cho các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cây của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
3. Kết luận 
GV hỏi: Các cây có rễ cọc là 
A/ Cây đa, cây đậu, cây ngô 
(B) Cây đậu, rau cải, rau dền
C/ Cây trầu không, lúa, xà lách
- Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài:”Rễ cây ( tt )”
- Hát : Đàn gà con
- HS trả lời:
+ Chức năng của thân cây đối với cây là nâng đỡ, mang lá, hoa quả.Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
+ Thân cây được dùng để làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng,
- Nghe 
- Nghe
- Thảo luận theo cặp, quan sát các hình trang 82, 83 SGK và trả lời 
- Vài Hs lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
+ Rễ cọc: Rễ to dài có nhiều rễ con đâm ra gọi là rễ cọc.
+ Rễ chùm: Nhiều rễ mọc thành chùm đều nhau.
+ Rể củ: Cây có rễ phình to ra tạo thành củ.
+ Rễ phụ: Ngoài rễ chính còn nhiều rễ mọc từ thân xa.
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau nhắc lại đặc điểm các loại rễ.
- Nhóm 4
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cây của mình trước lớp 
- Nghe
- HS chọn câu B
- Nghe
- Chuẩn bị bài:” Rễ cây ( tt )”
 ----------------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 30 tháng 1 năm 2013
TOÁN
VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN ( GIẢM TẢI )
 -----------------------------------------------------------
THỦ CÔNG
ĐAN NONG MỐT ( TIẾT 2 )
I.Mục tiêu:
 - Biết cách đan nong mốt
 - Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
 - Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
 * Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được các nan đều nhau.
 - Đan được tấm đan nong mốt. Các nan được đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.
 - Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản..
II. Đồ dùng dạy - học:
 * GV : - Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa . tùy điều kiện của học sinh ) có kích thước đủ lớn để quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau.
- Tranh quy trình đan nong mốt.
- Các nan đan mâu ba màu khác nhau.
 - Bìa màu hoặc giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
 * HS: SGK, giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập – thực hành
IV. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - KT bài cũ: Đan nong mốt
 + Kiểm tra đồ dùng học tập chuẩn bị đan nong mốt của học sinh.
 + Nhận xét
 1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài Đan nong mốt ( tt)
 2. Phát triển bài 
* Hoạt động 1 : Học sinh thực hành đan nong mốt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình đan nong mốt
- Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước.
- Tập cho học sinh thực hành đan nong mốt.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
* Hoạt động 2 : Giáo viên tập cho học sinh trang trí trình bày sản phẩm
- Chọn vài tấm đẹp để lưu giữ tại lớp học, khen ngợi học sinh có sản phẩm đẹp.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.
 3. Kết luận
- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.
- Dặn: Chuẩn bị tiết sau mang giấy bìa và đồ dùng để Đan nong đôi
- HS hát: “ Mèo con đi học “
- HS lấy dụng cụ cho GV kiểm
- Nghe
- Nghe
- 1 Học sinh nhắc lại quy trình đan nong mốt.
Bước 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2012_2013.doc