Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2012-2013

doc 24 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2012-2013
TUẦN 18
Thứ Hai, ngày 17 tháng 12 năm 2012
Tập đọc - Kể chuyện
	ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 1, 2)
I. Mục tiêu
 - Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút) ; trả lời được 1 CH về nội dung đoạn bài ; thuộc được 2 đoạn thơ ở HK1 .
 - Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
 - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
 - Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2) của tiết 2
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Viết các câu của bài tập 2 vào bảng phụ
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải
IV. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Anh Đom Đóm
+ Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài và hỏi:
+ GV nhận xét và cho điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được ôn lại các bài đã học trong suốt HK I 
2. Phát triển bài:
*Hoạt động 1: Kiểm tra đọc: 
 - Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc 
 - 2.Cho HS trình bày. GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.
( HS nào không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết sau).
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc một lần đoạn văn Rừng cây trong nắng.
- Cho 2HS đọc lại.
- Giải nghĩa từ khó:
* Uy nghi :Có dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn trọng .
* Tráng lệ : đẹp lộng lẫy.
- Đoạn văn tả cảnh gì? 
- Cho HS đọc thầm đoạn văn, phát hiện những chữ mình dễ mắc lỗi khi viết ra nháp để ghi nhớ. Gv lưu ý HS các từ ngữ : uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm 
*.Đọc cho HS viết:
 - GV đọc thong thả, mỗi cụm từ câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn
 * Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại cả bài.
- Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Chấm một số vở, nhận xét.
- HS: Hát: “ Đàn gà con”
- 2 HS đọc bài - trả lời CH
+ Ca ngơi anh Đom đóm rất chuyên cần. Tả cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động
- Nghe
- Nghe
- HS lần lượt lên bốc thăm .
- HS đọc bài tập đọc mà các em bốc thăm và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi
- 2 HS đọc lại cả lớp lắng nghe
- HS theo dõi, nhắc lại.
- HS nêu: Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng:có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ, mùi hương lá trâm thơm ngát, tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm.
- HS đọc thầm đoạn văn ,luyện viết từ khó.:
uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm 
- HS viết bài
- HS theo dõi
- HS tự sửa bài
- HS theo dõi
Tiết 2
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc
 - Yêu cầu HS lên bốc thăm - cho HS chuẩn bị một đến 2 phút
- 2.HS lên trình bày:
- HS nào không đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu
 - GV nhắc lại yêu cầu bài tập: Bài tập 2 cho câu văn, nhiệm vụ của các em là tìm hình ảnh so sánh trong 2 câu văn ấy.
- GV giải nghĩa từ :nến, dù.
+ Nến (vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi gọi làcây sáp hay đèn cầy)
+ Dù ( Vật như chiếc ô dù để che nắng mưa cho khách đi trên biển).
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV đưa bảng phụ đã chép 2 câu văn của BT 2 lên bảng. GV yêu cầu HS dùng phấn màu gạch chân hình ảnh so sánh.
- GV nhận xét, sửa bài:
a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
b) Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
- Cho Hs đọc lại 
* Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nhắc lại yêu cầu bài tập 3:Trong câu văn có từ biển. Em hãy chỉ ra ý nghĩa của từ biển trong câu đó.
- Cho vài HS nêu. 
- GV nhận xét:Từ biển trong câu đó không có nghĩa là vùng nước nặm mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước biển lá.
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Khen ngợi những học sinh học tốt.
- Nhắc những học sinh chưa kiểm tra về nhà đọc
- Dặn: Chuẩn bị bài: Ôn tập HK I ( tiết 3 )
- HS lần lượt lên bốc thăm
- Khoảng 10 em lên trình bày+ TLCH
- Nghe
-1HS đọc yêu cầu bài.
- Nghe
- HS theo dõi
- HS làm việc cá nhân.
- 1HS lên bảng làm bài.
- HS theo dõi, sửa bài.
- Hs đọc lại 
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS theo dõi
- Vài HS nêu. Lớp nhận xét.
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- Chuẩn bị bài: Ôn tập HK I ( tiết 3 )
 -----------------------------------------------
TOÁN
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I Mục tiêu:
 - Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng được để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài và chiều rộng). 
 - Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật .
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Hình chữ nhật kích thước 3 cm, 4 cm, SGK	
 - HS: SGK, vở
III. Các phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành 
IV. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Hình chữ nhật
 + Nêu đặc điểm của hình chữ nhật ?
 + HS làm bài 2/ SGK 
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
+ GV nhận xét và cho điểm.
1.Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã học về hình chữ nhật để tính chu vi hình chữ nhật như thế nào ? Hôm nay các em sẽ học bài “ Chu vi hình chữ nhật”
2. Phát triển bài: 
* Hoạt động 1: HDHS xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật
a. Ôn tập về chu vi các hình 
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và yêu cầu HS tính chu vi của hình này.
- Chu vi hình MNPQ là : 6 + 7+ 8 +9 = 30 (cm)
- Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ?	
b. Tính chu vi hình chữ nhật	
- Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm. Tính chu vi hình chữ nhật
- Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng có số đo chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm
- HD HS tính chu vi hình chữ nhật ABCD	3 + 4 +3 +4 = 14 (cm)
- Yêu cầu HS tính tổng của 1cạnh chiều dài 
và 1 cạnh chiều rộng (VD : cạnh AB và cạnh BC)
- 14 cm gấp mấy lần 7cm ? 
- Chu vi hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng ? 
- Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đó nhân với 2.
 Ta viết là : (4 + 3) x 2 = 14 . 
* Lưu ý HS : số đo chiều dài và chiều rộng phải được tính theo cùng một đơn vị đo.
- Cho cả lớp đọc lại quy tắc 
* Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật
 (HS vận dụng quy tắc vừa học để tính). 
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS nêu lại cách làm 
- GV yêu cầu 2 HS lên làm bảng phụ 
- Gọi HS nhận xét 
- Gv nhận xét, sửa bài, cho điểm
- HS yếu
*Bài 2: Bài giải
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Hỏi: Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Cho 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào SGK
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, cho điểm
- HS yếu
*Bài 3:Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán yêu cầu tính chu vi hình chữ nhật ABCD và MNPQ theo kích thước đã cho rồi khoanh vào câu cho là đúng
-Yêu cầu HS tự làm và khoanh vào câu đúng
- Vậy chu vi hai hình chữ nhật này như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS yếu 
3. Kết luận
- Cho HS
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Chu vi hình vuông
- Hát: “ Lý cây xanh”
- 1 HS nêu
- 2 HS làm
- Hs nhận xét
- Nghe
- Nghe
- HS nêu lại cách tính chu vi của hình tứ giác: Ta lấy các cạnh cộng lại với nhau.( cùng đơn vị đo )
- HS quan sát, theo dõi 	
- HS tính: Tổng của 1 cạnh chiều dài với 1 cạnh chiều rộng là : 4 + 3 = 7(cm)
- Gấp 2 lần 
- 2 lần
- HS nhắc lại quy tắc 
- Nghe
- HS đọc thuộc lòng quy tắc 
- 1 HS đọc
- HS nêu cách làm
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào SGK
a. Chu vi hình chữ nhật là:
 ( 10 + 5 ) x 2 = 30 (cm )
 Đáp số: 30 cm
b. Đổi 2 dm = 20 cm
 Chu vi hình chữ nhật là:
 ( 20 + 13 ) x 2 = 66 (cm )
 Đáp số: 66 cm
- HS nhận xét 
- Nghe
- HS yếu làm câu a
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
+ Cho biết: một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 36 m, chiều rộng 20 m.
+ Tính: chu vi mảnh đất đó ?
- 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào SGK
 Bài giải
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
 ( 35 + 20 ) x 2 = 110 (m )
 Đáp số: 110 m
- Lớp nhận xét bài trên bảng
- Nghe 
- HS yếu làm 
- HS đọc yêu câu bài toan
- HS theo dõi
- 2 Hs lên bảng tính chu vi hình chữ nhật ABCD, MNPQ, cả lớp làm vào nháp
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
 ( 63 + 31 ) x 2 = 188 ( m)
 Chu vi hình chữ nhật MNPQ là :
 ( 54 + 40 ) x 2 = 188 ( m)
- Vậy chu vi hai hình chữ nhật bằng nhau
- Khoanh vào câu C
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm 
- Nhắc lại quy tắc 
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Chu vi hình vuông
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ 1 
 I. Mục tiêu:
- Giúp hs ôn tập củng cố lại các chuẩn mực đạo đức đã học ở kì I
- Hs hiểu vì sao phải thực hiện đầy đủ các chuẩn đạo đức đó 
 II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: - Phiếu học tập 
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Phướng pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, đóng vai
IV. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 2)
 GV hỏi:
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với thương binh, liệt sĩ ?
 + GV nhận xét
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học tiếp bài “Ôn tập và thực hành kỹ năng cuối HK I“
2. Phát triển bài:
* Hoạt động : Ôn tập
- Vì sao phải tích cực tham gia việc lớp việc trường ?
- Thế nào là tham gia việc trường việc lớp?
- Hãy nêu cách xử lí tình huống sau: Cả lớp đang làm vệ sinh vườn trường thì Hà nói nhỏ với Xuân là bỏ đi chơi. Nếu em là Xuân em sẽ làm gì?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi
- Gv chốt lại: Khuyên nên khuyên Hà cùng làm vệ sinh với cả lớp để hoàn thành công việc sau đó mới đi chơi.
- Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
- Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
- Vì sao phải biết ơn thương binh liệt sĩ ?
- Em cần làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ ?
- Gv giao phiếu bài tập yêu cầu hs làm bài: Đánh dấu + vào ô trống em cho là đúng.
- Gv thu chấm một số bài, nhận xét.
3. Kết luận 
- Cho Hs đọc nhắc lại nội dung
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài: “Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 1)”
- HS hát: “ Lớp chúng ta đoàn kết ”
+ HS trả lời: Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
- Nghe
- Nghe
- Tham gia việc lớp việc trường là nhiệm vụ của mỗi hs.
- Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là tự giác làm thật tốt việc của trường của lớp phù hợp với khả năng.
- HS theo dõi
- Hs thảo luận, đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giúp đỡ quan tâm đến hàng xóm láng giềng là làm những việc vừa sức có thể làm được để chia sẻ với hàng xóm khi họ gặp khó khăn.
- Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn hoạn nạn.những lúc đó rất cần đến sự cảm thông và giúp đỡ của người khác. Do vậy giúp đỡ hàng xóm láng giềng là mang lại niềm vui cho họ và tình cảm hàng xóm càng thêm gắn bó.
- Vì thương binh liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Em sẽ tôn trọng và biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ và làm những việc làm thiết thực như. Ngày 27 tháng 7 đến thăm viếng thắp hương cho các liệt sĩ
- Hs làm bài trên phiếu bài tập: 
Chỉ giúp đỡ gia đình hàng xóm thân với nhà mình.
Học sinh chỉ cần làm tốt việc học tập.
+ Giúp đỡ quan tâm các thương binh và gia đình liệt sĩ là thể hiện uống nước nhớ nguồn.
+ Giúp đỡ hàng xóm láng giềng là thể hiện tình làng nghĩa xóm.
- Vài hs đọc chữa bài.
- Lớp nhận xét bổ sung
- Nhắc lại nội dung
- Nghe
- Chuẩn bị bài“Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 1)”
--------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 18 tháng 12 năm 2012
Chính tả 
ÔN TẬP CUỐI HK I ( TIẾT 3 )
I. Mục tiêu:
 -Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
 - Điền đúng nội dung vào giấy mời, theo mẫu ( BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, mẫu giấy mời.
 - HS: SGK, Vở BT tiếng việt
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Ôn học kì I ( tiết 1, 2)
 + Cho Hs đọc lại bài ở tiết 1
+ Nhận xét
1 Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ ôn tiếp tiết 3
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra đọc
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút
- HS đọc bài chỉ định trong phiếu, GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời
(GV yêu cầu HS kiểm tra không đạt về nhà ôn bài tiết sau kiểm tra lại.)
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 - Cho HS đọc yêu cầu bài
- Cho Hs : Luyện tập viết theo giấy mời in sẵn
 + Điền vào mẫu in sẵn
 Giấy mời 
Kính gửi: 
 Lớp  trân trọng kính mời thầy..
Tới dự: Buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11
Vào lúc: giờ ngày 
Tại: 
Chúng em rất mong được đón cô.
 Ngày tháng năm 2004
 Thay mặt lớp
 Lớp trưởng
- GV chú ý chữa sai, nhận xét. 
3. Kết luận: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS sửa lỗi đã mắc trong bài
 - Dặn: Chuẩn bị bài: “ Ôn tập HK I tiết 4”
 - Hát: “ Quê hương tươi đẹp”
- 2 HS đọc
 - Nghe
- Nghe
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc yêu cầu trong SGK, đọc mẫu giấy mời trên bảng, tự làm vào phiếu
 (nhóm 2), trình bày miệng. Mỗi em đóng vai lớp trưởng viết giấy mời thầy (cô) hiệu trưởng.
- HS thực hiện theo mẫu vào vở BT
 Giấy mời 
Kính gửi: Thầy Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Bình Tiên 1
Lớp 3/1 trân trọng kính mời thầy
Tới dự: Buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11
Vào lúc: 8 giờ ngày 19 - 11 - 2012
Tại: Phòng học lớp 3/1
Chúng em rất mong được đón cô.
 Ngày 16 tháng 11 năm 2004
 Thay mặt lớp
 Lớp trưởng
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “ Ôn tập HK I tiết 4”
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
CHU VI HÌNH VUÔNG
I Mục tiêu:
 - Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4) .
 - Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông .
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Hình vuông, SGK, bảng phụ bài 1
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Chu vi hình chữ nhật
+ Nêu qui tắc tính chu vi hình chữ nhật ? Áp dụng qui tắc tính chu vi HCN có chiều dài 5cm, chiều rộng 4cm
 + Gọi HS nhận xét bài bạn
 + GV nhận xét và cho điểm.
1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã học bài chu vi hình chữ nhật. Hôm nay các em sẽ học tiếp bài Chu vi hình vuông
2. Phát triển bài:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông	
- GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD và nêu bài toán cho hình vuông ABCD có cạnh là 3cm và y/c HS tính chu vi hình vuông đó.
+ Hỏi: Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào ?
- Y/c HS tính theo cách khác
- 3 là gì của hình vuông ABCD
- Hình vuông có mấy cạnh , các cạnh như thế nào với nhau
- Kết luận: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Viết vào ô trống ( theo mẫu)
- Treo bảng phụ bài tập 1
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu Hs tự tính chu vi hình vuông rồi điền kết quả vào ô trống 
- Cho HS tự làm vào SGK. Gọi vài em lên làm bảng phụ
- Cho lớp nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, cho điểm 
 - HS yếu
Bài 2: Bài giải
- Gọi Hs đọc yêu cầu 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Độ dài đoạn dây thép chình là chu vi hình vuông uốn được ( có cạnh 10 cm )
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm như thế nào ?
- Cho HS tự làm vào SGK, rồi lên bảng làm
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, chốt lại, cho điểm
Bài 3: Bài giải
 - Gọi Hs đọc yêu cầu 
- Muốn tính chu vi HCN ta phải biết được điều gì?
- Hình chữ nhật được tạo thành bởi 3 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu ?
- Chiều dài HCN mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông?
- Cho HS tự làm vào SGK, rồi lên bảng làm
- Cho Hs nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm
- HS yếu
Bài 4: Đo rồi tính chu vi hình vuông
- Gọi Hs đọc yêu cầu 
- Cho Hs tự đo rồi tính chu vi hình vuông
- Cho lớp làm vào SGK
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
3. Kết luận.
- Gọi HS nhắc lạị quy tắc tính chu vi hình vuông
- GV nhận xét giờ. học
- Dặn: Chuẩn bị bài “Luyện tập”
- Hát: “ Đàn gà con”
- 1 HS nêu
- 1 HS lên bảng (lớp làm giấy nháp)
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Chu vi hình vuông ABCD là:
 3+ 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
- Chu vi hình vuông ABCD là:
 3 x 4 = 12 (cm)
- 3 là độ dài cạnh nhau của hình vuông: ABCD 
- 4 cạnh bằng nhau
- HS nhắc lại
- HS nêu yêu cầu
- HS theo dõi
- HS làm vào SGK. 4 HS lên bảng phụ làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm 2 cột
- HS đọc yêu cầu
- Cho biết: Một đoạn dây thép được uốn vừa đủ thành một hình vuông cạnh 10 cm
- Hỏi: tính độ dài đoạn dây đó ?
- Nghe
- Ta lấy cạnh nhân với 4
- HS làm vào SGK, 1 lên bảng làm
Bài giải
Độ dài đoạn dây đó là:
10 x 4 = 40 ( cm)
Đáp số: 40 cm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS đọc yêu cầu bài
- Ta phải biết được chiều dài và chiều rộng của HCN
+ Chiều rộng HCN chính là độ dài cạnh viên gạch hình vuông là 20 cm
+ Chiều dài của HCN gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình vuông
Cả lớp làm vào SGK,1HS lên bảng làm bài
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là :
20 x 3 = 60 ( cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
( 60 + 20 ) x 2 = 160 ( cm)
Đáp số: 160 cm
- Hs nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm bài 2
- HS đọc yêu cầu
- HS đo được cạnh bằng 3 cm, 1 HS làm
Bài giải
Chu vi hình vuông MNPQ là
3 x 4 = 12 ( cm)
Đáp số: 12 cm
- Cả lớp làm vào SGK
- HS nhận xét
- Nghe
- HS nhắc lại 
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập “
 -----------------------------------------------------------------------------
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HK I ( TIẾT 2 )
 I. Mục tiêu:
 - Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
 - Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em
 II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Các hình trong SGK, phiếu học tập
 * HS: SGK
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, quan sát
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Ôn tập và kiểm tra HK I
Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: 
+ Kể tên các cơ quan của cơ thể
- GV nhận xét và cho điểm
1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã ôn lại các cơ quan của cơ thể. Vậy hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiếp bài Ôn tập HK I
 2. Phát triển bài: 
*Hoạt động 1: Gia đình yêu quí của em.
* Hoạt động cá nhân
- Phát cho mỗi HS một phiếu học tập. Trả lời các câu hỏi sau:
- Vẽ sơ đồ ( hoặc tranh) về các thành viên trong gia đình và giới thiệu về các thành viên trong gia đình và giới thiệu về công việc của mỗi người.
- Yêu cầu một số HS dán phiếu của mình lên bảng để giới thiệu về gia đình mình
- Yêu cầu giới thiệu gia đình trước lớp
- nhận xét 
+ Gia đình em sống ở làng quê hay đô thị
*Hoạt động 2: Trò chơi: “ Ai lựa chọn nhanh nhất”
- Chuẩn bị các tấm bìa ghi tên các sản phẩm hàng hoá
+ Nhóm 1: Gạo tôm cá, đỗ tương, dầu mỏ, giấy, quần áo, thư, bưu phẩm, tin tức.
+ Nhóm 2: Lợn , gà, dứa, chè, than đá, sắt thép, máy vi tính, phim ảnh, bản tin, báo
- Treo bảng phụ hai bên có nội dung như sau:
+ Sản phẩm nông nghiệp:
+ Sản phẩm công nghiệp :
+ Sản phẩm thông tin liên lạc :
- Yêu cầu mỗi đội cử 2 thành viên lên chơi
- Cho HS nhận xét nhóm nào nhanh đúng
- GV nhận xét, chốt lại sản phẩm của mỗi ngành
* Hoạt động 3: Ghép đôi: “ Việc gì? ở đâu?”
- Chuẩn bị các đội biển màu đỏ ghi các cơ quan địa điểm: UBND, Bệnh viện,..Ghi công việc hoạt động: Vui chơi, giải trí, thư giản, tin tức, 
- GV phổ biến luật chơi: 
- Quy định
- Gọi HS lên chơi lần 1, 4 HS đeo biển màu đỏ, 4 HS đeo biển màu xanh ( ghi tên các hoạt động, công việc tương ứng với cơ quan địa điểm ở biển đó).
- GV phát lệnh HS nhanh chóng tìm bạn của mình sao cho nội dung phù hợp với bạn đeo biển màu xanh.. Cặp nào t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2012_2013.doc