Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2012-2013

doc 30 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2012-2013
TUẦN 16
Thứ Hai, ngày 03 tháng 12 năm 2012
Tập đọc - Kể chuyện
	ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
 - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5
 B. Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
 - HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
 * KNS: - Tự nhận thức bản thân.
 - Xác định giá trị.
 - Lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK + tranh ảnh, cầu trượt, đu quay
 - Bảng phụ viết gợi ý từng đoạn.
 * HS: SGK.
III. Phương pháp dạy học
 - Trực quan, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện
IV. Hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Nhà rông ở Tây nguyên
+ Gọi 2 HS đọc bài và hỏi:
+ Nhà rông thường dùng đề làm gì ?
+ GV nhận xét và cho điểm.
1. Giới thiệu bài: Trong tuần 16, 17 các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm Thành thị và nông thôn. Các bài học này giúp các em mở rộng hiểu biết về cuộc sống và con người ở nông thôn và thành thị. Truyện đọc Đôi bạn mở đầu chủ điểm nói về tình bạn giữa một bạn nhỏ ở thành phố với một bạn ở nông thôn. Câu chuyện này sẽ giúp các em hiểu phần nào về những phẩm chất đáng quý của người nông thôn và người thành phố.
2. Phát triển bài:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai.
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
-Theo dõi HS đọc, nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Đọc nhanh hơn ơ đoạn hai bạn nghe thấy tiếng kêu cứu thất thanh, Mến lao xuống hồ cứu người bị nạn.
- Giúp HS nắm nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK 
+ Yêu cầu Hs đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ 
- Đọc từng đoạn trong nhóm:Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
 - Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
- Cho 2 HS đọc nối tiếp đọc đoạn 1, 2
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời:
+ Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ?
Gv nói thêm: Thời kì những năm 1965 – 1973, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành phố, thị xã ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn. Chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại.
+ Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ ?
- Cho 1 HS đọc đoạn 2
+ Ở công viên có những trò chơi gì? 
- Cho HS xem tranh, ảnh cầu trượt, đu quay 
+ Ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen ?
+ Qua hành động này em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ?
- Gv chốt: Mến phản ứng rất nhanh, lao ngay xuống hồ cứu em nhỏ. Hành động này cho thấy Mến rất dũng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm tới tính mạng.
- Gv nói thêm: Cứu người sắp chết đuối phải rất thông minh, khôn khéo, nếu không có thể gặp nguy hiểm vì người sắp chết đuối do quá sợ hãi sẽ tóm chặt lấy mình làm mình cũng chìm theo.Bạn Mến trong truyện rất biết
cách cứu người nên đã khéo léo túm tóc cậu bé suýt chết đuối,đưa được cậu vào bờ.
- Liên hệ: Các em phải cẩn thận khi tắm hoặc chơi ở ven hồ, ven sông.
- Cho cả lớp đọc đoạn 3
+ Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
- GV chốt lại : Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê. họ sẵn sàng giúp đỡ giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại khi cứu người.
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đó giúp đỡ mình ? 
- GVchốt lại ‎: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây để đón mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã. Bố Thành luôn luôn nhớ ơn gia đình Mến và có suy nghĩ rất tốt đẹp về người nông dân
- Cho Hs nêu nội dung
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
 - GV đọc lại đoạn 2 và 3
- Hướng đọc đúng đoạn 3( lưu ý nhấn giọng. Ở các từ ngữ: như thế đấy, chiến tranh, sẵn sàng sẻ nhà cửa, cứu người, không hề)
- Cho 3 HS nối tiếp nhau thi đọc đoạn 3
- cả lớp theo dõi bình chọn bạn
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất
- Mời 1 HS đọc cả bài
- HS: Hát: “ Đàn gà con”
- 2 HS đọc bài - trả lời CH
+ Nhà rông ở Tây Nguyên rất độc đáo. Đó là nơi sinh hoạt công cộng của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây nguyên
- Nghe
- Nghe
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài. 
- Quan sát tranh
- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- Nghe 
- Tìm hiểu nghĩa của các từ:
- HS đọc
+ Sơ tán: tạm di chuyển khỏi nơi nguy hiểm
+ Sao sa ( sao băng): những vật thể cháy sáng trên nền trời ban đêm, làm cho ta tưởng như những ngôi sao rơi.
+ Công viên: vườn rộng có cây, hoa..làm nơi giải trí cho mọi người.
+ Tuyệt vọng: mất hết mọi hi vọng, không còn gì để mong đợi
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
 - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
- 2 HS đọc nối tiếp đọc đoạn 1, 2
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời
+ Khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Nghe
+ Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng có nhà ngói san sát,.. .thấp không giống nhà ở quê, 
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm lại, trao đổi
+ Có cầu trượt, đu quay..
- Quan sát tranh
+ Nghe tiếng kêu cứu Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- HS nêu
- Nghe
- Nghe
- Cả lớp đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi
+ HS nêu: Ca ngợi bạn Mến dũng cảm / Ca ngợi những người sống ở làng quê rất tốt bụng, sẵn sàng giúp người khác..
- Nghe
+ Bố đón Mến ra chơi, Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi, Bố có những suy nghĩ tốt đẹp về người làng quê.
- Nghe
- HS nêu: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê. họ sẵn sàng giúp đỡ giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại khi cứu người
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc 
- HS theo dõi
- 3 HS nối tiếp nhau thi đọc đoạn 3
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất
- Nghe
-1 HS đọc cả bài
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện Đôi bạn
*Hướng dẫn kể toàn chuyện 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
- GV : các em dựa vào gợi ý SGK để kể lại toàn bộ câu chuyện Đôi bạn.
- GV treo bảng phụ ghi câu hỏi gợi y kể từng đoạn của câu chuyện.
- Cho 1 HS kể mẫu
- GV tổ chức cho HS tập kể chuyện theo nhóm đôi
* Thực hành kể
- Mời 3 HS lên thi kể mỗi em 1 đoạn
- Mời 1 HS kể toàn bộ câu chuyện
- GV và HS bình chọn HS kể hay nhất
3. Kết luận:
- Cho HS 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Chuẩn bị bài: Về quê ngoại
- Lắng nghe nhiệm vụ 
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc gợi ý.
- 1HS kể mẫu đoạn 1.
- HS tập kể theo nhóm đôi
- 3 HS kể tiếp nối theo đoạn .
- 1 HS kể toàn chuyện.
- HS theo dõi.
- Nhắc lại ND
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài: Về quê ngoại
 -----------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I Mục tiêu:
 - Biết làm tính và giải toán có hai phép tính 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ, SGK	
 - HS: SGK, vở
III. Các phương pháp dạy học: 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành 
IV. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 - Ổn định: Cho HS
 - Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
 + Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp
 - Đặt tính rồi tính : 374 x 2 
 + Gọi HS nhận xét bài bạn
 + GV nhận xét và cho điểm.
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các sẽ học bài “ Luyện tập chung”
2. Phát triển bài: 
* Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1: Số
- GV treo bảng phụ ghi sẵn BT
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu 4HS lên làm bảng phụ 
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào SGK
- Gv nhận xét, sửa bài, cho điểm
- HS yếu
*Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho 4 HS lên bảng giải, lớp giải vào SGK
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, sửa bài, cho điểm
- HS yếu
*Bài 3: Bài giải
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tìm số máy bơm cửa hàng còn lại bao nhiêu thì phải biết điều gì ?
- Ta phải đi tìm số máy bơm đã bán là bao nhiêu 
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở toán riêng, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: Điền số ( dòng 1, 2, 4)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào SGK, 3 HS lên làm bảng phụ 
- Gọi HS nhận xét
- Chữa bài và cho điểm HS.
Củng cố: Giảm một số đi nhiều lần, thêm, bớt, gấp 
- HS yếu 
3. Kết luận
- Cho HS
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Làm quen với biểu thức
- Hát: “ Lý cây xanh”
- 1 HS lên làm ( lớp làm vào nháp)
- Hs nhận xét
- Nghe
- Nghe
- 1HS đọc
- HS nêu cách tìm, 4HS lên làm bảng phụ 
- Lớp làm vào SGK
- Nghe
- HS yếu làm cột 2, 3
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- 4 HS lên bảng giải, lớp giải vào SGK
- Lớp nhận xét bài trên bảng
- Nghe 
- HS yếu làm câu a, c
- HS đọc yêu câu bài toan
+ Một cửa hàng có 36 máy bơm, người ta dã bán 1 số máy bom đó.
 9
+ Hỏi: của hàng còn lại bao nhiêu máy bơm ?
+ Phải biết số máy bơm đã bán đi là bao nhiêu 
- 1 HS lên bảng làm
Bài giải
 Số máy bơm đã bán là:
 36 : 9 = 4 ( máy bơm )
 Số máy bơm còn lại là:
 36 – 4 = 32 ( máy bơm )
 Đáp số: 32 máy bơm 
- HS nhận xét
- Nghe
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm vào SGK, 3 HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm cột 1, 2
- Nhắc lại nội dung 
- Nghe
- Chuẩn bị bài: Làm quen với biểu thức
 ------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
 - Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
 - Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* KNS: - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
 - Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
 II. Đồ dùng dạy học:
* GV: - Một số bài hát về chủ đề, phiếu giao việc cho HĐ2.
 - Tranh vẽ minh hoạ truyện”Một chuyến đi bổ ích - Hà Trang”. 
 * HS: VBT Đạo đức.
III. Phướng pháp dạy học
 - Đàm thoại, thảo luận, đóng vai
IV. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- Kiểm tra bài cũ: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( tiết 2)
 GV hỏi:
 + Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
 + GV nhận xét
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học tiếp bài “Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 1) “
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện”Một chuyến đi bổ ích”.
+ GV kể chuyện “Một chuyến đi bổ ích”
- GV treo bảng phụ với các câu hỏi
- Cho HS thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi VBT
- Gọi đại diện từng nhóm trả lời các câu hỏi 
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến
+ Ngày 27/7, HS lớp 3A đi đâu ? 
+ Các bạn đến trại điều dưỡng làm gì?
+ Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ cần có thái độ như thế nào?
+ GV kể truyện - có tranh minh hoạ cho truyện. 
* Giải nghĩa : 
- Thương binh : là những người bị bom đạn của giặc nên đã mất đi một phần cơ thể.
- Liệt sĩ : là những người đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc.
Kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Vì vậy chúng ta cần biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh liệt sĩ. 
* Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi
 + HS làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. 
- Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì?
- GV ghi ý kiến các nhóm lên bảng 
* Kết luận: Về các việc HS có thể làm để bày tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ. 
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu thảo luận. 
Phiếu thảo luận
 Em hãy viết chữ Đ vào ô c trước hành vi đúng , chữ S vào ô c trước hành vi sai. 
c Ngày nghỉ cuối tuần, 3 bạn Mai,Vân đến nhà chú Hà là thương binh nặng giúp con chú học bài. 
 c Trêu đùa chú thương binh đi đường
 c Vào thăm, tưới nước, nhổ cỏ mộ các liệt sĩ. 
 c Xa lánh các chú thương binh vì trông các chú xấu xí và khác lạ. 
 c Thăm mẹ của chú liệt sĩ, giúp bà quét nhà, quét sân. 
- GV lắng nghe các nhóm trả lời và đưa ra kết luận: 
 a. Đ; b. S; c. Đ; d. S; e. Đ
- Yêu cầu HS giải thích vì sao việc làm ở câu b và d lại sai. 
 Kết luận: Bằng những việc làm đơn giản, thường gặp, hãy cố gắng thực hiện
3. Kết luận 
- Cho Hs đọc nhắc lại nội dung
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài: “Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 2) “
- HS hát: “Vui đến trường ”
+ HS trả lời: Giúp đỡ, quan tâm đến hàng xóm láng giềng để tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn bó 
- Nghe
- Nghe
- Theo dõi
- Quan sát
- HS thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi VBT
- Đại diện từng nhóm trả lời các câu hỏi 
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến
+ Đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng. 
+ Để thăm sức khoẻ và nghe các cô chú kể chuyện . 
+ Cần biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh liệt sĩ- 
- Nghe, quan sát tranh 
- Nghe
- 1 đến 2 HS nhắc lại kết luận. 
- Tiến hành thảo luận cặp đôi. 
- Đại diện mỗi nhóm trả lời. 
 Ví dụ: 
 + Chào hỏi lễ phép. 
 + Thăm hỏi sức khoẻ. 
 + Giúp làm việc nhà. 
 + Giúp các con của các cô chú học bài. 
 + Chăm sóc mộ thương binh liệt sĩ. 
- Nhắc lại
- Nhóm 4, trả lời vào phiếu của nhóm. 
- Các nhóm khác lắng nghe bổ sung ý kiến, nhận xét. 
- Đ
- S
- Đ
- S
- Đ
- Vì hành động đó thể hiện sự không kính trọng, lễ phép đối với thương binh, liệt sĩ. 
- Nghe
- Nhắc lại nội dung
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 2) “
--------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 4 tháng 12 năm 2012
Chính tả (Nghe -viết)
ĐÔI BẠN 
I. Mục tiêu:
 - Chép và trình bày đúng bài chính tả.
 - Làm đúng BT(2) a/ b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập.
 - HS: Vở chính tả; Vở bài tập.
III. Phương pháp dạy học
 - Đàm thoại, quan sát, luyện tập - thực hành
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Ổn định: Cho Hs
 - Kiểm tra bài cũ: Nhà rông ở Tây Nguyên
 + Kiểm tra viết: Cho Hs viết các từ: Khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây.
 + Nhận xét
1 Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe viết bài “ Đôi bạn ”
2. Phát triển bài: 
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc đoạn chính tả
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại 
* Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Đoạn viết có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn viết phải viết hoa ? 
+ Lời của bố viết như thế nào ?
- HD từ khó : chuyện, làng quê, sẵn, ngần ngại
* Đọc cho HS viết:
+ GV đọc thong thả, mỗi cụm từ câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn
 * Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại cả bài.
- Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 + Bài 2 b: Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, làm CN, các em chỉ viết từ chứa tiếng cần điền.
- Dán bảng phụ bài tập 2b lên bảng lớp, gọi 3 HS lên bảng thi làm bài
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Giải nghĩa từ: chần hẫu: ngồi chực sẵn bên cạnh ( để chờ nghe bà kể chuyện )
- Cho HS đọc lại
- Cho HS làm bài vào vở BT
3. Kết luận: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS sửa lỗi đã mắc trong bài
 - Dặn: Chuẩn bị bài: nhớ viết “Về quê ngoại”
 - Hát: “ Quê hương tươi đẹp”
- 2 HS viết bảng lớp
- Cả lớp viết giấy nháp
 - Nghe
- Nghe
- Cả lớp theo dõi SGK. 
- 2 HS đọc lại
+ 6 câu
+ Chữ cái đầu đoạn, đầu câu và tên riêng chỉ người.
+ Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, lùi vào 1 ô.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp: chuyện, làng quê, sẵn, ngần ngại
- HS viết bài vào vở. Lưu ý cách trình bày.
- Nghe
- HS dò theo GV đọc
- HS soát lỗi.
- Nghe
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm vào vở . 
- 3 HS lên bảng thi làm bài, cả lớp theo dõi bình chọn bạn làm đúng và nhanh.
 + (bão, bảo) : Mọi người bảo nhau dọn dẹp đường làng sau cơn bão.
 + (vẻ, vẽ) : Em vẽ mấy bạn vẻ mặt tươi vui đang trò chuyện.
 + (sửa, sữa) : Mẹ em cho em bé uống sữa rồi sửa soạn đi làm 
- HS nhận xét 
- Nghe
- Hs nhìn bảng đọc lời giải đúng.
- Cả lớp chữa bài vào vở BT
- Nghe
- Chuẩn bị bài: nhớ viết “Về quê ngoại”
--------------------------------------------------------- 
TOÁN
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I Mục tiêu:
 - Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức .
 - Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản 
II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Bảng phụ, SGK
 * HS: Vở , SGK
III. Phương pháp dạy học : 
 - Đàm thoại, quan sát, thực hành
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ổn định: Cho HS
- KT bài cũ: Luyện tập chung
 + Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính: 
 684 : 6 = 630 : 9 = 
 + Gọi HS nhận xét bài bạn
 + GV nhận xét và cho điểm.
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài làm quen với biểu thức
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS Làm quen với biểu thức
* Ví dụ về biểu thức
+ GV viết bảng : 126 + 51 nói : 
Ta có : 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51.
- Cho 1 vài Hs nhắc lại
+ GV viết : 62 - 11 lên bảng. Nói : 
 Ta có biểu thức 62 trừ 11.
- Cho Hs nhắc lại 
- GV viết tiếp : 13 x 3 lên bảng .
- Làm như vậy với biểu thức : 
 84 : 4; 125 + 10 - 4;......
* Giá trị biểu thức : 
- GV nói : Em tính xem : 126 + 51 bằng bao nhiêu ? 
Vì: 126 + 51 = 177 nên ta nói : "Giá trị của biểu thức 126 cộng 51 là 177"
- Cho HS tính : 62 - 11 và nêu rõ giá trị của biểu thức .
- Cho HS tính : 13 x 3 và nêu rõ giá trị của biểu thức 
- Tương tự: 84 : 4; 125 + 10 - 4;......
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm ý đầu của bài 1: 284 + 10 = 294
“ Giá trị của biểu thức 284 + 10 là 294”
- Cho HS tự làm vào SGK. Gọi vài em lên bảng làm
- Cho lớp nhận xét 
- Gv nhận xét, chốt lại, cho điểm 
 - HS yếu
Bài 2: Mỗi biểu thức sau có giá trị là số nào
- Gọi Hs đọc yêu cầu 
- Cho Hs tính rồi nối với số 
- Cho HS tự làm vào SGK, rồi nêu miệng
- Cho Hs nhận xét
- Gv nhận xét, chốt lại
- HS yếu
3. Kết luận.
+ Giá trị của biểu thức 128 + 18 là:
A. 100 ; B. 146 ; C. 200 ; D. 150
- Gọi HS nhắc lại ND bài 
- GV nhận xét giờ. học
- Dặn: Chuẩn bị bài “Tính giá trị của biểu thức”
- Hát: “ Đàn gà con”
- 2 HS lên bảng (lớp làm giấy nháp)
- HS nhận xét
- Nghe
- Nghe
-HS nhắc lại, lớp đồng thanh.” Đây là biểu thức 126 cộng 51”
- HS nhắc lại
- HS đọc biểu thức : Biểu thức 13 nhân 3.
- Hs nhắc lại
- HS nêu kết quả : 126 + 51 = 177.
- HS nhắc lại.
- HS tính và nêu kết quả : 62 -11 = 51."Giá trị của biểu thức 62 trừ 11 là 51
- HS tính và nêu kết quả : 13 x 3 = 39 "Giá trị của biểu thức 13 nhân 3 là 39"
- Hs tính và nêu
- HS nêu yêu cầu
- HS theo dõi
- HS làm vào SGK. 4 HS lên bảng phụ làm
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a, b
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào SGK, nêu miệng
- HS nhận xét
- Nghe
- HS yếu làm câu a, b, c
- HS trả lời: B. 146
- HS nhắc lại ND bài 
- Nghe
- Chuẩn bị bài: “ Tính giá trị của biểu thức”
 -----------------------------------------------------------------------------
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP- THƯƠNG MẠI
 I. Mục tiêu:
 - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
 - Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
 - HSK, G: Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại..
 * BVMT: Liên hệ HS biết các hoạt động nông nghiệp, lợi ích và một số tác hại ( nếu thực hiện sai ) của các hoạt động đó 
 * KNS: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về HĐ công nghiệp thương mại nơi minh đang sống.
 - Tổng hợp, sắp xếp các thông tin về HĐ công nghiệp, thương mại nơi mình sống.
 II. Đồ dùng dạy học:
 * GV: Các hình trang 60, 61 SGK, tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán,

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2012_2013.doc