Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2014-2015

doc 39 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 18/07/2022 Lượt xem 250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2014-2015
 Môn :Tập đọc Ngày soạn : 21 / 3 /2015
 Tiết : 91,92 
NHỮNG QUẢ ĐÀO. 
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
-Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật qua giọng đọc (ông, 3 cháu: Xuân, Vân, Việt).
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: hài lòng, thơ dại, nhân hậu, ...
-Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
3. Giáo dục: HS có lòng tốt, nhân hậu.
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
32p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài “Cây dừa” và trả lời câu hỏi nội dung đoạn vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: “ Những quả đào”.
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài: 
-Đọc mẫu toàn bài.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
+ Chú ý hướng dẫn đọc đúng: làm vườn, nhận xét, tiếc rẻ, ..
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài.
- Chú ý hướng dẫn đọc đúng một số câu: Đọc lên cao giọng ở cuối các câu hỏi.
-Giúp HS hiểu nghĩa từ mới ở phần chú giải SGK và giải nghĩa thêm “nhân hậu” (thương người, đối xử có tình nghĩa với mọi người.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
IV. Nhận xét tiết học.
- Hát.
-HS đọc bài
- Lắng nghe.
- Theo dõi bài đọc ở SGK.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Hiểu nghĩa từ mới. 
-Đọc từng đoạn trong nhóm 
-Đại diện các nhóm thi đọc.
- Lắng nghe.
Tiết 2.
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
31p
 3p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài “ Những quả đào”.
Nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: “ Những quả đào” (Tiết 2).
2. Giảng bài: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Gọi HS đọc lại từng đoạn và trả lời câu hỏi.
H: Người ông dành những quả đào cho ai?
H: Mỗi người cháu của ông đã làm gì với những quả đào?
H: Nêu nhận xét của ông về từng cháu. Vì sao ông nhận xét như vậy?
H: Em thích nhân vật nào? Vì sao?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
- Tổ chức các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, người ông, Vân, Việt, Xuân) thi đọc lại truyện.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm và cá nhân đọc tốt nhất. 
IV. Củng cố – Dặn dò : 
- H: Nội dung câu chuyện nói về điều gì? 
- Dặn:Xem bài sau: “ Cây đa quê hương”.
-Hát
- Mỗi HS đọc1 đoạn.
- Lắng nghe.
-HS đọc - Cả lớp đọc thầm.
+ Cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ.
+ Xuân đem hạt trồng vào một cái vò; Vân ăn hết quả đào và vứt hạt đi; Việt dành quả đào cho Sơn bị ốm ...
+ Xuân sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây; Vân còn thơ dại quá vì Vân háu ăn ; khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì Việt biết thương bạn, nhường cho bạn món ăn ngon.
- Hs nêu ý kiến riêng
- Các nhóm tự phân vai đọc truyện trong nhóm. Sau đó đại diện các nhóm lên thi đọc lại truyện.
+ Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
- Lắng nghe.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn : Toán Ngày soạn : 21 / 3 /2015
 Tiết : 141 Ngày dạy ; 23 /3/2015
CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200. 
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200.
 2.Kỹ năng: HS đọc, viết, so sánh thành thạo các số từ 111 đến 200.
 3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị : - GV: Các hình vuông to, các hình vuôn nhỏ , các hình chữ nhật như ở bài học trang 144. Bảng phụ ghi sẵn các bài tập ở SGK. Phiếu bài tập 2.
 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
32p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS lên làm bài tập 2 trang 143.
- Gọi 1 HS lên bảng làm BT 3 trang 143 
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: “ Các số từ 111 đến 200”. 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Đọc và viết số từ 111 đến 200.
a. Làm việc chung cả lớp.
* Viết và đọc số 111:
- Yêu cầu HS xác định số trăm, số chục và số đơn vị, cho biết cần điền chữ số thích hợp nào.( GV điền vào ô trống).
- Nêu cách đọc số 111 ( viết lời đọc). HS đọc theo giáo viên.
* Viết và đọc số 112:
Tổ chức cho HS làm việc như với số 111.
* Đọc và viết các số khác trong bảng:
- Cho HS nhận xét và điền các số thích hợp vào ô trống, nêu cách đọc.
- Làm tương tự như trên với các số 115, 118, 120,121, 122, 127, 135. 
v Hoạt động 2: Thực hành.
BÀI 1: 
- Hướng dẫn làm mẫu dòng đầu.
- Gọi lần lượt HS lên bảng làm.
- Nhận xét 
BÀI 2 : 
- Đính bài tập (như SGK) lên bảng.
- Cho HS nhận biết dãy số.
- Gọi 3 HS lên bảng làm 
- Thu chấm 1 số bài tập.
- Nhận xét , ghi điểm.
BÀI 3 : Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
- Tổ chức cho 2 nhóm lên làm thi đua tiếp sức.
- Tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh hơn.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Gọi HS nêu cách đọc, viết các số từ 111 đến 100.
- Dặn: Xem trước bài sau: Các số có 3 chữ số
- Hát.
- Lớp làm vào bảng con.
- 1 HS lên bảng làm. 
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời. Đọc số theo giáo viên.
- Nhận xét và điền số thích hợp, nêu cách đọc.
- Cả lớp đọc các số này.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện:
110: Một trăm mười
111: Một trăm mười một
117: Một trăm mười bảy
154: Một trăm năm mươi bốn
181: Một trăm tám mươi mốt
195: Một trăm chín mươi lăm
- Lớp làm vào vở BT
- Dãy số từ bé đến lớn.
- Lớp làm bài vàovở bài tập.
+ Kết quả lần lượt: 
a.+ 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120.
 + 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130.
b. +151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160.
 + 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170.
c. 1 91, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200.
- Mỗi nhóm 5 em, lần lượt mỗi em sẽ làm 1 câu.
Kết quả:
123 < 124 120 < 152
129 > 120 186 =186
126 > 122 135 >125
136 = 136 148 > 128
155 < 158 199 < 200
- Trả lời.
- Lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiết 2). 
 I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:
Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
2.Kỹ năng: HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng của bản thân.
3.Thái độ: Có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
 II. Chuẩn bị: - GV: Tư liệu giúp đỡ về người khuyết tật.
 - HS: Vở BT Đạo đức (nếu có).
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động củaHS.
1p
3p
1p
29p
 1p
I.Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: 
-Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật?
- Em cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật 
III. Bài mới :
1/Giới thiệu bài: Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 2)
- Ghi đề lên bảng.
2/Giảng bài:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
 - GV nêu tình huống:
 Đi học về đến đầu làng thì Thủy và Quân gặp một người bị mù. Thủy chào: “Chúng cháu chào chú ạ”. Người đó bảo: “Chú chào các cháu. Nhờ cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với”. Quân liền bảo: 
“Về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi, cậu ạ!”.
 - GV hỏi: Nếu thấy bạn trêu chọc người khuyết tật, em sẽ làm gì? 
(Sách giáo viên trang 78, 79).
à GV kết luận: Thủy nên khuyên bạn: cần chỉ đường hoặc dẫn người bị mù đến tận nhà cần tìm.
* Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật.
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được.
- Sau mỗi lần trình bày, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận.
- Kết luận: Khen ngợi học sinh và khuyến khích học sinh thực hiện những việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
- Kết luận chung:
+ Người khuyết tật chịu những mất mát gì?
+ Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật?
+ Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật?
IV. Củng cố – Dặn dò:
-Dặn: Chuẩn bị bài sau “ Bảo vệ loài vật có ích (Tiết 1)”.
- Hát.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Nội dung tranh: Một số HS đang đẩy xe cho một bạn bị bại liệt đi học.
- Trình bày tư liệu.
+ Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
- Lắng nghe.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------
 Chính tả :( Tập chép). Ngày soạn : 21/3/2015
 Tiết : 57 Ngày dạy : 24/3/2015
NHỮNG QUẢ ĐÀO.
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS chép lại chính xác đoạn tóm tắt truyện “Những quả đào”.
 2.Kỹ năng: HS viết đúng chính tả, trình bày bài viết đúng, đẹp.
 3.Thái độ: Tính cẩn thận, chịu khó, học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị - GV: SGK + bảng phụ.
 - HS : Vở + bảng con + SGK + bút chì.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
3p
1p
32p
3p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng viết:dang tay, gật đầu, bạc phếch, chiếc lược.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài: “ Những quả đào”.
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc bài viết 1 lần.
H: Đoạn viết này nói về điều gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao viết hoa? 
- Hướng dẫn viết đúng:
+ Yêu cầu HS tìm đọc các từ khó viết trong bài.
+ GV đọc cho HS viết một số từ khó viết: làm vườn, Việt, Xuân, dại, nhân hậu, 
b. Yêu cầu HS nhìn bài trên bảng để chép bài vào vở. 
c. Chấm – Chữa lỗi:
- Đọc từng câu cho học sinh dò theo chấm lỗi. 
- Thu chấm 7-8 bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 2a: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 2 HS đại diện 2 nhóm lên bảng làm thi đua. 
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Hướng dẫn HS khắc phục một số lỗi chính tả cơ bản.
- Dặn:+ Về nhà chữa lỗi chính tả trong bài 
 +Xem trước bài chính tả: Hoa phượng.
- Hát.
- Lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- 1,2 HS đọc lại.
- Trả lời.
- Những chữ cái đứng đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa.
- Một số HS nêu từ khó viết.
- 2 HS lên bảng viết – Lớp viết vào vở nháp
- HS chép bài vào vở.
- Đổi vở chấm lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Theo dõi.
- Lớp làm vào vở.
 Đang học bài, Sơn bỗng nghe tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo trước cửa sổ, em thấy lồng trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã sổ lồng. Chú đang nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo đã nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn :TOÁN Ngày soạn : 21/3/2015
 Tiết : 142 Ngày dạy : 24/3/2015
CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ. 
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS :
Đọc và viết thành thạo các số có 3 chữ số.
Củng cố về cấu tạo số.
 2.Kỹ năng: HS đọc, viết thành thạo các số có 3 chữ số.
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật (như SGK).
 - HS: Bộ bộ đồ dùng học toán, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
32p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS lên làm bài 1.
- Gọi 2 HS lên làm bài tập 3.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: “ Các số có ba chữ số”.
- GVghi đề bài lên bảng.
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1: Đọc và viết số từ 111 đến 200.
a. Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày lên bảng như trang 146 SGK.
* Viết và đọc số 243:
- Yêu cầu HS xác định số trăm, số chục và số đơn vị, cho biết cần điền chữ số thích hợp nào, viết số (HS nêu ý kiến, GV điền vào ô trống). 
- Cho HS nêu cách đọc 
- Tương tự hướng dẫn HS làm như vậy với số 235 và các số khác.
b. Làm việc cá nhân:
- Nêu tên số, chẳng hạn “ hai trăm mười ba” và yêu cầu HS lấy các hình vuông (trăm), các hình chữ nhật (chục) và đơn vị (ô vuông) để được hình ảnh trực quan của số đã cho.
- Cho HS làm tiếp với các số khác, chẳng hạn: 312, 132, 407, 
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS trả lời nối tiếp
- Nhận xét, ghi điểm.
 Bài 2: Gọi 2 hs lên bảng 
- Nhận xét, tuyên dương. 
Bài 3: 
- Hướng dẫn làm mẫu 1 câu.
- Lần lượt gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Dặn: Xem trước bài sau “ So sánh các số có ba chữ số”
- Hát.
- Lớp làm vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Quan sát, trả lời.
- Nêu nhận xét.
+ Dựa vào hai chữ số sau cùng để suy ra cách đọc số có ba chữ số. VD: bốn mươi ba – hai trăm bốn mươi ba.
- Lấy các hình vuông, hình chữ nhật để biểu diễn số .
- Học sinh đọc số:
 Số 110 tương ứng với hình d
 Số 205 tương ứng với hình c
 Số 310 tương ứng với hình a
 Số 132 tương ứng với hình b
 Số 123 tương ứng với hình e
 - 2HS thực hiện
	a) Bốn trăm linh năm: 405
	b) Bốn trăm năm mươi: 	450.
	c) Ba trăm mười một: 	311
	d) Ba trăm mười lăm: 	315
	e) Năm trăm hai mươi mốt: 	521
	g) Ba trăm hai mươi hai: 	322
- Trả lời.
- Theo dõi.
+ Kết quả lần lượt như sau:.
	Chín trăm mười một: 	911
	Chín trăm chín mươi mốt: 	991
	Sáu trăm bảy mươi ba: 	673
	Sáu trăm bảy mươi lăm: 	675
	Bảy trăm linh năm: 	705
	Tám trăm:	800
	Năm trăm sáu mươi: 	560
	Bốn trăm hai mươi bảy: 	427
	Hai trăm ba mươi mốt: 	231
	Ba trăm hai mươi: 	320
	Chín trăm linh một: 	901
- Lắng nghe.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Môn : TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ngày soạn : 21/3/2015
 Tiết : 29 Ngày dạy : 24/3/2015
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Sau bài học, HS biết: Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống ở dưới nước; nói tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
2.Kỹ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
3.Thái độ: Giáo dục HS thích sưu tầm và biết chăm sóc loài vật.
 II. Chuẩn bị: - GV: Tranh SGK. Sưu tầm tranh ảnh một số con vật sống ở dưới nước.
 - HS: SGK. Sưu tầm tranh ảnh một số con vật sống ở dưới nước.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
3p
1p
 28p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : 2em
- Kể tên một số loài vật sống trên cạn mà em biết?
- Nêu ích lợi của một số loài vật sống ở trên cạn?
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài : “ Một số loài vật sống dưới nước”.
 - Ghi đề lên bảng.
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Yêu cầu quan sát các hình trong SGK và TLCH: “Chỉ, nói tên và nêu ích lợi của một số con vật trong hình vẽ”. 
Khuyến khích HS tự đặt thêm các câu hỏi trong quá trình quan sát, tìm hiểu các con vật ở SGK.
- Đính tranh vẽ (như SGK) lên bảng. Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
* Kết luận: Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt (ao, hồ, sông) có những loài vật sống ở nước mặn (biển). Muốn cho các loài vật sống dưới nước được tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.
v Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống dưới nước sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- Yêu cầu các nhóm đem những tranh ảnh đã sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ to.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm, sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
v Hoạt động 3: Trò chơi “Thi kể tên các con vật sống ở nước ngọt, các con vật sống ở nước mặn”.
- Hướng dẫn cách chơi:
+ Cho một số HS làm trọng tài.
+ Chia lớp thành hai đội chơi.
+ Lần lượt đội 1 nói tên một con vật, đội kia nói tiếp ngay một con vật khác.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Dặn dò: Xem trước bài sau 
- Nhận xét tiết học.
 - Hát
- Trả lời.
- Trả lời.
-Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm cặp đôi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
+ H.1: Cua + H.2: Cá vàng.
+ H.3: Cá quả + H 4: Trai.
+ H.5: Tôm 
+ H.6: Cá mập – cá ngừ, sò, ốc, tôm.
- Làm việc theo nhóm (4 nhóm).
Từng HS đưa ra tranh ảnh cho cả nhóm cùng quan sát, phân loại . Lựa chọn tiêu chí để phân loại và trình bày. VD:
+ Loài vật sống ở nước ngọt.
+ Loài vật sống ở nước mặn.
Hoặc:
+ Các loại cá.
+ Các loại tôm.
+ Các loại trai, sò, ốc. hến, 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Lắng nghe.
- Hai đội tham gia trò chơi.
- Lắng nghe.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚ ẾCH CON
Cô Nguyệt dạy
Thể dục
Bài 57: Trò chơi Con cóc là cậu ông trời
 Chuyền bóng tiếp sức.
I.Mục tiêu.
- Làm quen với trò chơi: Con cóc là cậu ông trời – Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức đầu
- Ôn trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức – Yêu cầu HS chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II.Chuẩn bị
Địa điểm: sân trường
Phương tiện: Còi.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Nội dung
TG
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Chạy nhẹ nhàng trên một địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Xoay các khớp.
- Ôn bài thể dục phát trển chung 
B.Phần cơ bản.
1)Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời.
- Giới thiệu trò chơi.
-HD cách chơi: Làm mẫu cách nhảy bật và đọc vần điệu.
“Con cóc  nhớ ghi” Cứ bật nhảy đến chữ “ ghi” thì thôi.
-Vài HS đọc và tập nhảy.
-Thực hành chơi.
2)Trò chơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2014_2015.doc