Giáo án Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2014-2015

doc 37 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 18/07/2022 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2014-2015
 Môn : Tập đọc Ngày soạn : 11-3-2015
 Tiết : 89,90 Ngày dạy : 16-3-2015 
KHO BÁU 
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật người cha qua giọng đọc.
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu, của ăn của để.
-Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
3. Giáo dục: Biết chăm chỉ lao động để mai sau có cuộc sống sung sướng.
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
3p
1p
33p
2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở học tập môn.
III. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: “ Kho báu”.
 - Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài: 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu 
+ Chú ý hướng dẫn đọc đúng: hão huyền, cơ ngơi, đàng hoàng, chuyên, cuốc bẫm cày sâu, 
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn 
- Chu ý hướng dẫn đọc đúng một số câu:
+ Ngày xưa, / có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà / thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng / và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. // 
-Giúp HS hiểu nghĩa từ mới: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu, của ăn của để .
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Đọc đồng thanh đoạn 1.
IV. Nhận xét tiết học.
- Háau1
- Lắng nghe.
- Theo dõi bài đọc ở SGK.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Hiểu nghĩa từ mới. 
-Đọc từng đoạn trong nhóm (cặp đôi).
-Đại diện các nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
- Lắng nghe.
Tiết 2.
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
32p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài “ Kho báu”.
Nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: “ Kho báu” (Tiết 2).
2. Giảng bài: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Gọi HS đọc lại từng đoạn và trả lời câu hỏi.
H: Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân?
H: Nhờ chăm chỉ lao động, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?
H: Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không?
H: Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
H: Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
H: Vì sao mấy mùa liền lúa bội thu?
H: Cuối cùng, kho báu mà hai người con tìm được là gì?
H: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
- Tổ chức cho HS thi đọc lại.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm và cá nhân đọc tốt nhất. 
IV. Củng cố – Dặn dò : 
- H: Từ câu chuyện “Kho báu”, các em cần rút ra bài học gì cho mình? 
- Dặn:Xem bài sau: “ Cây dừa”.
-Hát
- Mỗi HS đọc1 đoạn.
- Lắng nghe.
-HS đọc - Cả lớp đọc thầm.
+ Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng, trở về nhà khi lặn mặt trời, không cho đất nghỉ, chẳng lúc nào ngơi tay.
+ Gây dựng một cơ ngơi đàng hoàng.
+ Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
+ Người cha dặn dò: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.
+ Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến, họ đều trồng lúa.
+ Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
+ Kho báu đó là đất đai màu mỡ, là lao động chuyên cần.
- Chăm chỉ lao động để mai sau có cuộc sống sung sướng 
- Đại diện các nhóm lên thi đọc lại 
+ Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc, có nhiều niềm vui.
- Lắng nghe.
 RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG :	
ĐẠO ĐỨC
 GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiết 1). 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:
Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
2.Kỹ năng: HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng 
3.Thái độ: Có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
 II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa cho hoạt động 1; phiếu thảo luận nhóm cho hoạt động 2.
 - HS: Vở BT Đạo đức (nếu có).
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động củaHS.
1p
3p
1p
28p
 2p
I.Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác?
- Em cần làm gì khi đến nhà người khác?
III. Bài mới :
1/Giới thiệu bài: “ Giúp đỡ người khuyết tật”.
- Ghi đề lên bảng.
2/Giảng bài:
* Hoạt động 1: Phân tích tranh.
- Cho cả lớp quan sát tranh và sau đó thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
H: Tranh vẽ gì?
H: Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật?
H: Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi hoặc nhóm.
- Yêu cầu các cặp hoặc nhóm thảo luận nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Yêu cầu từng cặp hoặc nhóm thảo luận.
- Cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp bổ sung, tranh luận 
- Kết luận (như SGV).
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Lần lượt nêu từng ý kiến cho HS bày tỏ thái độ.
Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.
Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em.
Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn, thiệt thòi của họ.
- Cho cả lớp thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung 
IV. Củng cố – Dặn dò:
- Hỏi lại nội dung bài học.
-Dặn: Chuẩn bị bài sau “ Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 2).
- Hát.
 - 2 hs trả lời.
- Lắng nghe.
- Nội dung tranh: Một số HS đang đẩy xe cho một bạn bị bại liệt đi học.
- Các nhóm thảo luận. Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày.
- Liên hệ trả lời.
- Thảo luận nhóm – nêu lên những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Vỗ tay nếu tán thành, giơ cao tay phải nếu không tán thành, ngồi xoa hai bàn tay nếu lưỡng lự hoặc không biết.
+ Các ý kiến a, c, d là đúng; ý kiến b là chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
 RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG :	
 Môn : Chính tả ( Nghe - viết). Ngày soạn : 15/3/2015
 Tiết : 55 Ngày dạy : 17/3/215
KHO BÁU. 
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS nghe viết chính xác một đoạn văn trích trong bài “Kho báu”.
 2.Kỹ năng: HS viết đúng chính tả, trình bày bài viết đúng, đẹp.
 3.Thái độ: Tính cẩn thận, chịu khó, học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị - GV: SGK + bảng phụ.
 - HS : Vở + bảng con + SGK + bút chì.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
3p
1p
33p
 2p
I.Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn của HS.
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài: “ Kho báu”.
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc bài viết 1 lần.
H: Đoạn viết này nói về điều gì? (G)
- Hướng dẫn viết đúng:
+ Yêu cầu HS tìm đọc các từ khó viết trong bài.
+ GV đọc cho HS viết một số từ khó viết: quanh năm, cuốc bẫm, lặn mặt trời, trồng khoai, 
b. Đọc bài cho HS nghe và viết bài vào vở. 
c. Chấm – Chữa lỗi:
- Đọc từng câu cho học sinh dò theo chấm lỗi. 
- Thu chấm 7-8 bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 2: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm thi đua. 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc .
* Bài 3b: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Hướng dẫn HS sửa lỗi chính tả.
- Xem trước bài “ Cây dừa”.
- Hát.
- Lắng nghe.
- 1,2 HS đọc lại.
+ Nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.
- Một số HS nêu từ khó viết.
- 2 HS lên bảng viết – Lớp viết vào bảng con.
- Nghe đọc và viết bài vào vở chính tả.
- Đổi vở chấm lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Theo dõi.
- Lớp làm vào vở.
+ voi huơ vòi + mùa màng
+ thuở nhỏ + chanh chua.
- 1 HS đọc yêu cầu bài
+ Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ra ngay.
+ Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
 Tò vò ngồi khóc tỉ tê
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào?
- Lắng nghe.
 RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG :	
 Môn : Toán Ngày soạn : 15 – 3-2015
 Tiết : 137 Ngày dạy : 17-3-2015
 ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN. 
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS :
Ôn lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.
Nắm được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
Biết cách đọc và viết các số tròn trăm.
 2.Kỹ năng: HS nắm chắc quan hệ chục, trăm, nghìn; đọc, viết các số tròn trăm đúng, thành thạo.
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, nhanh nhẹn, thích học toán.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bộ ô vuông biểu diễn số (như SGK).
 - HS: Bộ ô vuông trong bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
32p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:“ Đơn vị, chục, trăm, nghìn”.
- GVghi đề bài lên bảng.
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1: Ôn tập về đơn vị, chục và trăm.
- Gắn các ô (các đơn vị – từ 1 đến 10 đơn vị như SGK), yêu cầu HS nhìn và nêu số đơn vị, số chục rồi ôn lại: 10 đơn vị bằng 1 chục.
- Gắn các hình chữ nhật ( các chục – từ 1 chục đến 10 chục) theo thứ tự như SGK. Yêu cầu HS quan sát và nêu số chục, số trăm, rồi ôn lại: 10 chục bằng 100.
v Hoạt động 2: Một nghìn.
a. Số tròn trăm.
- Gắn các hình vuông to (các trăm theo thứ tự như SGK). Yêu cầu HS nêu số trăm và cách viết số tương ứng.
- Cho HS nhận xét về số tròn trăm.
b. Nghìn.
- Gắn 10 hình vuông to liền nhau như SGK rồi giới thiệu: 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn. Viết là 1000 – đọc là : một ngfhìn.
- Cho cả lớp ôn lại: 10 đơn vị bằng 1 chục.
 10 chục bằng 1 trăm.
 10 trăm bằng 1 nghìn.
v Hoạt động 3: Thực hành.
a. Làm việc cả lớp:
- Gắn các hình trực quan về đơn vị, các chục, các trăm lên bảng. Yêu cầu HS lên viết số tương ứng và đọc tên số đó.
- Tiếp tục đưa ra mô hình trực quan các số: 500, 400; 700; 600, 
b. Làm việc cá nhân:
- Viết số lên bảng, yêu cầu HS chọn ra các hình vuông hoặc hình chữ nhật.
- Tiếp tục chọn lần lượt các số tròn trăm 
( không theo thứ tự tăng dần), chẳng hạn: 300, 100, 500, 700, 800, 6 00, 900.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Dặn: Xem trước bài “So sánh các số tròn trăm ”.
- Hát.
- Lắng nghe.
- Quan sát, trả lời.
+ Nêu: 10 đơn vị bằng 1 chục.
+ Nêu: 10 chục bằng 1 trăm.
- Quan sát và nêu các số từ 1 trăm tới 9 trăm và cách viết số tương ứng.
+ Có 2 chữ số 0 ở sau cùng.
- Vài HS nhắc lại.
- Lên viết số tương ứng và đọc số đó.
- Lên bảng viết số tương ứng dưới mô hình trực quan đã cho.
* Sử dụng bộ ô vuông cá nhân.
- Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Lần lượt chọn đủ các hình vuông tương ứng đặt trước mặt. 1 HS lên bảng làm – Cả lớp thống nhất kết quả.
- Lắng nghe.
 RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG :	
 Môn : TN&XH Ngày soạn : 15-3-2015
 Tiết : 28 Ngày dạy : 17-3-2015
 MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Sau bài học, HS biết: Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn.
2.Kỹ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
3.Thái độ: Giáo dục HS thích sưu tầm và biết chăm sóc loài vật.
 II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa bài dạy. Sưu tầm tranh ảnh một số con vật sống trên cạn.
 - HS: SGK. Sưu tầm tranh ảnh một số con vật sống trên cạn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
3p
1p
28p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Loài vật có thể sống ở đâu?
- Kể tên một số loài vật sống trên cạn, dưới nước mà em biết?
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài : “ Một số loài vật sống trên cạn”.
 - Ghi đề lên bảng.
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Yêu cầu quan sát các hình trong SGK và cho biết: 
+ Tên các con vật ở từng hình .
+ Con nào là con vật nuôi, con vật nào sống hoang dã?
- Đính tranh vẽ (như SGK) lên bảng. Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
* Kết luận: Có rất nhiều động vật sống trên cạn trong đó có những loài vật chuyên sống trên mặt đất nhu voi, hươu, lạc đà, chó, gà có loài vật đào hang sống dưới mặt đất như thỏ rừng, giun, dế,
 Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm
v Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống trên cạn sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- Yêu cầu các nhóm đem những tranh ảnh đã sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ to.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm, sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
v Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn con gì?”.
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi,
- Một HS được giáo viên đeo hình vẽ một con vật sống trên cạn ở sau lưng, em đó không biết con gì nhưng cả lớp biết rõ.
- HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng / sai để đoán xem đó là con gì. Cả lớp trả lời đúng hoặc sai.
Bước 2: Cho HS chơi thử.
Bước 3: Cho HS chơi trò chơi.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Dặn dò: Xem trước bài sau: “ Một số loài vật sống dưới nước”.
- Nhận xét tiết học.
 - Hát
- Trả lời.
-Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm cặp đôi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhóm trình bày 1 tranh.
- Làm việc theo nhóm (4 nhóm).
Từng HS đưa ra tranh ảnh cho cả nhóm cùng quan sát, phân loại ( Phân loại dựa vào cơ quan di chuyển hoặc điều kiện khí hậu nơi các con vật sống).
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Lắng nghe.
- Chơi thử.
- Chơi theo nhóm.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
 RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG :	
ÂM NHẠC: HỌC BÀI HÁT: Chú ếch con
Thể dục: Bài 55 *Trò chơi : Tung vòng vào đích
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 -Tiếp tục làm quen với trò chơi Tung vòng vào đích.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia 
 được vào trò chơi tương đối chủ động . 
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
 - Địa điểm : Sân trường . 1 còi , sân chơi .
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
	NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
Khởi động
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thường.bước Thôi
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a. Ôn bài TD phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
Nhận xét
b.Trò chơi : Tung vòng vào đích .
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi .
Nhận xét
 III/ KẾT THÚC:
Đi đều.bước Đứng lại.đứng
HS vừa đi vừa hát theo nhịp
Thả lỏng
Hệ thống bài học và nhận xét giờ học
Về nhà tập tung vòng vào đích
7p
 26p
 1-2lần
 7p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Môn : Tập đọc Ngày soạn : 15/3/2015
Tiết : 90 Ngày dạy : 18/3/2015
CÂY DỪA. 
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ.
Biết đọc bài thơ với giọng tả nhẹ nhàng, hồn nhiên, có nhịp điệu.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ : tỏa, bạc phếch, đánh nhịp, đủng đỉnh.
- Hiểu nội dung bài: Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.
.3. Giáo dục : Biết yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp của quê hương đất nước.
 II. Chuẩn bị:- GV: Tranh minh họa bài giảng.
 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
4p
1p
32p
 2p
I. Ổn định tổ chức: hát
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau bài “ Kho báu”và trả lời câu hỏi nội dung đoạn văn vừa đọc.
 Nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: “ Cây dừa”.
 - Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài: 
 v Hoạt động 1: Luyện đọc. 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : 
a. Đọc từng câu:
- Hướng dẫn đọc đúng : gật đầu, bạc phếch, quanh cổ, hũ rượu, 
b. Đọc từng đoạn trước lớp : 
- Chia bài làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu.
+ Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp theo.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi để tách các cụm từ ở một số câu: 
 Cây dừa xanh / tỏa nhiều tàu, /
 Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng.//
 Thân dừa / bạc phếch tháng năm,/
 Quả dừa – / đàn lợn con / nằm trên cao.//
 Đêm hè / hoa nở cùng sao,/
 Tàu dừa – /chiếc lược / chải vào mây xanh.//
 Ai mang nước ngọt, / nước lành,/
 Ai đeo / bao hũ rượu / quanh cổ dừa.//
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới: tỏa, tàu (lá), canh, đủng đỉnh, bạc phếch, đánh nhịp.
 c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
H: Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
- Gọi 1 HS đọc lại 8 dòng thơ đầu.
H: Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào?
H: Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
v Hoạt động 3: Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ. ( HS học thuộc lòng 8 dòng thơđược chấp nhận).
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm và cá nhân đọc hay nhất.
IV. Củng cố – Dặn dò :
H: Nội dung bài thơ nói về điều gì? 
- Dặn : Xem trước bài sau 
- Lớp hát
- Mỗi HS đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Theo dõi bài đọc ở SGK.
- Tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Hiểu nghĩa từ.
- Đọc theo nhóm cặp đôi.
- Thi đọc.
+ Lá/ tàu dừa: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
 + Ngọn dừa: như cái đầu của người, biết gật gật đầu để gọi trăng.
 + Thân dừa: như tấm áo bạc phếch đứng canh trời đất.
 + Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.
- 2 HS đọc lại 8 dòng thơ đầu
- HS đọc 6 dòng thơ còn lại, trả lời:
 + Với gió: dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa, reo.
 + Với trăng: gật đầu gọi trăng.
 + Với mây: là chiếc lược chải vào mây xanh.
 + Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào bay ra.
- Trả lời.
- Cả lớp đọc thuộc lòng.
- Đại diện các nhóm thi đọc .
+ Cây dừa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.
.
 RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG :	
 Môn : KỂ CHUYỆN Ngày soạn : 15/3/2015
 Tiết : 28 Ngày dạy : 16/3/2015
KHO BÁU. 
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình với giọng điệu thích hợp, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
 2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe và ghi nhớ lời kể của bạn để nhận xét hoặc kể tiếp phần bạn đã kể.
 3. Giáo dục : Biết chăm chỉ lao động, chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ chép sẵn gợi ý như SGK.
 - HS: SGK.
 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1p
3p
1p
32p
 2p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sách vở học tập môn.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em tập kể lại câu chuyện “ Kho báu”.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Kể từng đoạn theo gợi ý.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT 1 và các gợi ý.
- Mở bảng phụ đã viết nội dung gợi ý của từng đoạn, giải thích 
- Hướng dẫn 1, 2 HS làm mẫu đoạn 1 
- Nhắc HS kể đoạn 2, 3 giống như đoạn 1.
- Kể từng đoạn trong nhóm.
- Thi kể trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
v Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện.
- Chia 2 nhóm, yêu cầu các nhóm tập kể lại câu chuyện.
- Thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất.
IV. Củng cố – Dặn dò:
- Cho HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. 
- Dặn: + Về tập kể l

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_28_nam_hoc_2014_2015.doc