Môn :TẬP ĐỌC Ngày soạn : 10/1/2015 Tiết : 58,59 Ngày dạy : 12/1/2015 ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: -Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ. -Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với việc thể hiện nội dung từng đoạn. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: -Hiểu nghĩa các từ ngữ: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ. -Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. 3. Giáo dục: Biết yêu thiên nhiên, có ý chí khắc phục thiên nhiên. II. Các kĩ năng sống cơ bản: Giao tiếp: ứng xử văn hóa. Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề. Kiên định. III. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc. - HS: SGK. IV. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Tiết 1 TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1’ 4’ 1’ 32’ 2’ I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc thuộc lòng bài “ Thư Trung thu” và trả lời câu hỏi nội dung đoạn vừa đọc. - Nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: “ Ông Mạnh thắng Thần Gió”. - Giáo viên ghi đề bài lên bảng. 2. Giảng bài: -Giáo viên đọc mẫu toàn bài. -Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu: -Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. + Chú ý hướng dẫn đọc đúng: hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, quật đổ, vững chãi, b. Đọc từng đoạn trước lớp: - Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn - Hướng dẫn đọc đúng các câu: + Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà.// + Cuối cùng / ông quyết vững chãi.// -Giúp HS hiểu nghĩa từ mới: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm. e. Đọc đồng thanh đoạn 3. IV. Nhận xét tiết học. - Hát. - 3 HS, mỗi em đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi - Lắng nghe. - Theo dõi bài đọc ở SGK. -Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. -Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. - Hiểu nghĩa từ mới. -Đọc từng đoạn trong nhóm(nhóm cặp). -Đại diện các nhóm thi đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh bài. - Lắng nghe. Tiết 2. TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1’ 4’ 1’ 30’ 4’ I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS đọc bài “ Ông Mạnh thắng Thần Gió”. Nhận xét – Ghi điểm. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài:“ÔngMạnh thắng Thần Gió.”(Tiết 2 ). 2. Giảng bài: v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài. + Gọi HS đọc lại từng đoạn và trả lời câu hỏi. H: Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? H: Kể việc làm của ông Mạnh chống Thần Gió? H: Hình ảnh nào cho biết Thần Gió phải bó tay? H: Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? H: Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người như thế nào? H: Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho cái gì? H: Câu chuyện này nói lên điều gì? v Hoạt động 2: Luyện đọc lại. -Chia 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tự phân vai, thi đọc toàn truyện. -Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân đọc tốt nhất. IV. Củng cố – Dặn dò : - H: Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên, các em phải làm gì? - Dặn:Xem bài sau: “ Mùa xuân đến”. - Nhận xét tiết học. -Hát - 3 HS đọc bài -HS đọc - Cả lớp đọc thầm. + Xô ngã ông Mạnh. Khi ông nổi giận, Thần Gió còn cười ngạo nghễ, chọc tức ông. + Ông vào rừng lấy gỗ, cả 3 lần đều bị sập. Ông định xây một ngôi nhà thật vững chãi. + Cây cối xung quanh nhà đã đổ rạp, riêng ngôi nhà vẫn đứng vững. + Khi Thần Gió đến nhà ông với vẻ ăn năn, biết lỗi, ông đã an ủi Thần, mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. + Ông là người nhân hậu, biết tha thứ. + Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. + Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. - Phân vai đọc trong nhóm. - Đại diện 4 nhóm lên thi đọc toàn truyện. + Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh sạch, đẹp, - Lắng nghe. Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Môn :TOÁN Ngày soạn : 10/1/2015 Tiết :96 Ngày dạy : 12/1/2015 BẢNG NHÂN 3. I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS biết lập bảng nhân 3 và học thuộc bảng nhân 3; thực hành nhân 3 , giải bài toán và đếm thêm 3. 2.Kỹ năng: HS làm đúng , thành thạo các bài toán và lập được bảng nhân 3. 3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán. II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ; các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. - HS: Sách giáo khoa, bảng con. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1’ 4’ 1’ 32’ 2’ I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 SGK, 1 HS lên bảng làm bài tập 3 SGK. - Nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới :- 1. Giới thiệu bài: “ Bảng nhân 3”. - Ghi đề bài lên bảng. 2. Giảng bài: v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS lập bảng nhân 3 (lấy 3 nhân với 1 số). - Giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa, tức là 3 (chấm tròn) được lấy 1 lần. Ta viết: 3 x 1 = 3. Đọc là: Ba nhân một bằng ba. - Tương tự, GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm 3 chấm tròn. Hỏi HS trả lời, GV ghi lên bảng: 3 được lấy 2 lần và viết được: 3 x 2 = 6. - Cứ như thế giới thiệu đến 3 được lấy 10 lần. - Giới thiệu đó là bảng nhân 3 - Tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 3. + vHoạt động2:Thực hành. BÀI 1: Tính nhẩm. - Hướng dẫn HS vận dụng bảng nhân 3 để nhẩm tính kết quả của mỗi phép nhân. . BÀI 2 : - Gọi 1 HS đọc đề toán. - Hướng dẫn HS tóm tắt và giải bài toán. - Gọi 1HS lên bảng làm - Nhận xét – Ghi điểm. BÀI 3 : Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Hướng dẫn HS làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng làm thi đua. - Nhận xét, ghi điểm. IV. Củng cố – Dặn dò : - Tổ chức HS thi đua đọc thuộc bảng nhân 3. - Dặn: Xem trước bài sau: “ Luyện tập”. - Hát. - 3 HS lên bảng làm. Lớp làm vào bảng con. - Lắng nghe. - Theo dõi, trả lời theo GV hướng dẫn. + Ta viết: 3 x 1 = 3 3 x 2 = 3 3 x 3 = 9 3 x 4 = 12 3 x 5 = 15 3 x 6 = 18 3 x 7 = 21 3 x 8 = 24 3 x 9 = 27 3 x 10 = 30. - Đọc thuộc bảng nhân 3. - HS trả lời miệng: mỗi em lần lượt nối tiếp nhau trả lời kết quả của mỗi phép tính cho đến hết bài. 3 x 3 = 9 3 x 8 = 24 3 x 1 = 3 3 x 5 = 15 3 x 4 = 12 3 x 10 =30 3 x 9 = 27 3 x 2 = 6 3 x 6 = 18 - 1 HS đọc . - Theo dõi. - Lớp làm vào bảng con. Bài giải: Số học sinh của mười nhóm là: 3 x 10 = 30 (học sinh) Đáp án: 30 học sinh - Lắng nghe. - Lớp làm vào bảng con. Kết quả: 3 , 6 , 9 , 12 , 15 , 18 , 21 , 24 , 27 , 30. - HS thi đua đọc thuộc bảng nhân 3. Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đạo Đức : TRẢ LẠI CỦA RƠI T2 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS hiểu : - Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. - Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng. 2.Kỹ năng: HS trả lại của rơi khi nhặt được. 3.Thái độ: HS có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi. II. Các kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà). Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi. III. Chuẩn bị: - GV: Đồ dùng đơn giản để hóa trang trò chơi sắm vai. - HS: Vở bài tập đạo đức ( nếu có). IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động củaHS. 1’ 1’ 1’ 30’ 2’ I.Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: - Khi nhặt được của rơi em phải làm gì? Vì sao?. III. Bài mới : 1/Giới thiệu bài: “Trả lại của rơi ( Tiết 2)”. - Ghi đề lên bảng. 2/Giảng bài: v Hoạt động 1: Đóng vai. - Chia nhóm và giao cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống. + Tình huống 1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn Em sẽ + Tình huống 2: Giờ ra chơi, em nhặt được một chiếc bút rất đẹp ở sân trường. Em sẽ + Tình huống 3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không trả lại. Em sẽ - Thảo luận cả lớp: H: Các em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa lên đóng vai không? Vì sao? H: Vì sao em làm như vậy khi nhặt được của rơi? Khi thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho bạn đánh mất em sẽ làm gì? H: Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật đã đánh mất? H: Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn? - Hướng dẫn rút ra kết luận ( Như SGV). v Hoạt động 2: Trình bày tư liệu. - Yêu cầu các nhóm trình bày các tư liệu đã sưu tầm được. - Kết luận: Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện. IV. Củng cố – Dặn dò: -Dặn: Về nhà xem trước bài sau “ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị ( Tiết 1) - Hát. - Trả lời. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm , chuẩn bị đóng vai xử lí tình huống. - Lên đóng vai xử lí tình huống. + TH1: Em cần hỏi xem bạn nào mất để trả lại. + TH2: Em nộp lên văn phòng để nhà trường trả lại người mất. + TH3: Em cần khuyên bạn hãy trả lại cho người mất, không nên tham của rơi. - Cả lớp thảo luận trả lời câu hỏi. - Trình bày cá nhân. - Cả lớp thảo luận về: + Nội dung tư liệu. + Cách thể hiện tư liệu. + Cảm xúc của em qua các tư liệu. -Lắng nghe. Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Môn : Chính tả : (Nghe viết) Ngày soạn : 10/1/2015 Tiết : 39 Ngày dạy : 13/1/2015 GIÓ I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS nghe viết chính xác bài thơ “Gió”. Biết trình bày bài thơ 7 chữ 2.Kỹ năng: HS viết đúng chính tả, trình bày bài viết đúng, đẹp. 3.Thái độ: Tính cẩn thận, viết đúng chính tả II. Chuẩn bị - GV: SGK + bảng phụ. - HS : Vở + bảng con + SGK + bút chì. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1’ 4’ 1’ 31’ 3’ I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng viết:ngoan ngoãn, tuổi, tùy, giữ gìn. III. Bài mới : 1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ viết chính tả bài:“Gió”. - Ghi đề bài lên bảng. 2. Giảng bài: v Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết chính tả. a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết: - Đọc bài viết 1 lần. - Giúp HS nắm được nội dung bài viết. H: Trong bài thơ, ngọn gió có một số ý thích và hoạt động như người. Hãy nêu những ý thích và hoạt động ấy? b. Hướng dẫn nhận xét: H: Bài viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? H: Những chữ nào trong bài có dấu hỏi, dấu ngã? c. Hướng dẫn viết đúng: - Yêu cầu HS tìm đọc các từ khó viết trong bài. - GV đọc cho HS viết một số từ khó viết. d. GV đọc, HS viết bài vào vở. e. Chấm – Chữa lỗi: - Đọc từng câu cho học sinh dò theo chấm lỗi. - Thu chấm 7-8 bài. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài 2a: - Hướng dẫn HS làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng làm thi đua. - Nhận xét, ghi điểm. * Bài 3: - Hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS thảo luận nhóm rồi gọi đại diện các nhóm lên trả lời. IV. Củng cố – Dặn dò : - Hướng dẫn HS khắc phục một số lỗi chính tả cơ bản. - Dặn:+ Về nhà chữa lỗi chính tả trong bài +Xem trước bài chính tả nghe viết: “Mưa bóng mây ”. - Hát. - Lớp viết vào bảng con. - Lắng nghe. - 1, 2 HS đọc lại. - Lắng nghe. + Gió thích chơi thân với mọi nhà, gió rủ ong mật đến thăm hoa, gió đưa những cánh diều bay lên, gió thèm ăn bưởi, ăn na, + Có 2 khổ thơ, mỗi khổ có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 chữ. + Trả lời. - Một số HS nêu từ khó viết. - 2 HS lên bảng viết – Lớp viết vào bảng con. - Nghe đọc, viết chính tả vào vở. - Đổi vở chấm lỗi. - 1 HS đọc yêu cầu bài - Lớp làm vào vở: + hoa sen/ xen lẫn; hoa súng/ xúng xính. - Tìm các từ chứa âm s/x - Làm việc theo nhóm - Lớp làm vào vở. - 4 em đạidiện 4 nhóm lên đính bài làm lên bảng. + Lời giải: - Mùa xuân. - Giọt sương. - Lắng nghe. - Lắng nghe. Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Môn :Toán Ngày soạn : 10/1/2015 Tiết : 97 Ngày dạy : 13/1/2015 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS: Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 3 qua thực hành tính. Giải bài toán đơn về nhân 3. Tìm các số thích hợp của dãy số. 2.Kỹ năng: HS làm tính, giải toán đúng, nhanh, thành thạo. 3.Thái độ: Tính cẩn thận, tính chính xác II. Chuẩn bị :- GV: Bảng phụghi sẵn bài tập 1, 3, 4 SGK. - HS: Sách giáo khoa, bảng con. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1’ 4’ 1’ 31’ 3’ I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ :- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2,3 SGK. - 1 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3. - Nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: “ Luyện tập”. - Ghi đề bài lên bảng. 2. Giảng bài: BÀI 1: - Hướng dẫn HS cách làm bài. - Tổ chức cho 2 nhóm làm thi đua tiếp sức. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. BÀI 2 : Bỏ - GV hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân 3 để tìm thừa số thứ hai thích hợp trong mỗi phép nhân. BÀI 3 : - Gọi HS đọc đề toán - Tóm tắt lên bảng bằng hình vẽ (Như SGK). - Gọi 1 HS lên bảng giải - Nhận xét, ghi điểm. BÀI 4 : - Tóm tắt lên bảng bằng hình vẽ (Như SGK). - Hướng dẫn HS giải bài toán. - Gọi 1 HS lên bảng giải - Nhận xét, ghi điểm. IV. Củng cố – Dặn dò : - Dặn:+ Về làm BT vở bài tập. + Xem trước bài sau: “ Bảng nhân 4.” - Hát. - 2 HS lên bảng – Cả lớp làm vào bảng con. - 1 HS đọc thuộc . - Lắng nghe. - Theo dõi. - Mỗi nhóm 3 em, lần lượt nối tiếp nhau ghi kết quả của mỗi câu cho đến hết bài. 3 24 x 8 3 9 x 3 3 18 x 6 3 27 x 9 3 21 x 7 3 15 x 5 x 4 3 12 x 1 3 3 x 10 3 30 x 2 3 6 x 6 3 18 x 8 3 24 - 1, 2 HS đọc đề toán. - 2 HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán. - HS tự đọc bài toán và giải: Bài giải: Số lít dầu đựng trong 5 can là: 3 x 5 = 15 (lít dầu) Đáp số : 15 lít dầu - HS đọc bài toán và giải: Bài giải: Số kg gạo đựng trong 8 túi là: 3 x 8 = 24 (lít dầu) Đáp số : 24 kg gạo Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Môn : Toán Ngày soạn : I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS: Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 3 qua thực hành tính. Giải bài toán đơn về nhân 3. Tìm các số thích hợp của dãy số. 2.Kỹ năng: HS làm tính, giải toán đúng, nhanh, thành thạo. 3.Thái độ: Tính cẩn thận, tính chính xác II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. ’ 4’ 1’ 31’ 3’ I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ :- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2,3 SGK. - 1 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3. - Nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: “ Luyện tập”. - Ghi đề bài lên bảng. 2. Giảng bài: BÀI 1: - Hướng dẫn HS cách làm bài. - Tổ chức cho 2 nhóm làm thi đua tiếp sức.- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. BÀI 2 - Gọi HS đọc đề toán - Tóm tắt lên bảng bằng hình vẽ (Như SGK). - Gọi 1 HS lên bảng giải - Nhận xét, ghi điểm. BÀI 3 : - Tóm tắt lên bảng bằng hình vẽ (Như SGK). - Hướng dẫn HS giải bài toán. - Gọi 1 HS lên bảng giải - Nhận xét, ghi điểm. BÀI 4 : - Hướng dẫn HS tự làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng làm thi đua. - Nhận xét, ghi điểm. IV. Củng cố – Dặn dò : - Dặn:+ Về làm BT vở bài tập. + Xem trước bài sau: “ Bảng nhân 4.” - Hát. - 2 HS lên bảng – Cả lớp làm vào bảng con. - 1 HS đọc thuộc . - Lắng nghe. - Theo dõi. - Mỗi nhóm 3 em, lần lượt nối tiếp nhau ghi kết quả của mỗi câu cho đến hết bài. - 1, 2 HS đọc đề toán. - 2 HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán. - HS tự đọc bài toán và giải: Bài giải: Số lít mắm trong 6 can là: 3 x 5 = 18 (lít ) Đáp số : 15 lít mắm - HS đọc bài toán và giải: Bài giải: Số kg gạo đường trong 9 túi là: 3 x 8 = 27(kg) Đáp số : 24 kg đường - HS thực hành. a/ 3; 6; 9; 12; 15. b/ 10; 12; 14; 16; 18. c/ 21; 24; 27; 30; 33. - HS nêu đặc điểm. Dãy a/ mỗi số đếm thêm 3. Dãy b/ đếm thêm 2. Dãy c/ đếm thêm 3. mmmmmmmmm TỰ NHIÊN XÃ HỘI: Môn : TN&XH Ngày soạn : 10/1/2015 Tiết : 20 Ngày dạy : 13/1/2015 AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS biết : - Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. - Một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông. 2.Kỹ năng: Biết an toàn khi đi các phương tiện giao thông. 3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức chấp hành tốt những quy định về trật tự, an toàn giao thông. II. Các kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì khi đi các phương tiện giao thông. Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán những hành vi sai qui định khi đi các phương tiện giao thông. Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm thực hiện đúng các qui định khi đi các phương tiện giao thông.. III. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa bài dạy; một số tình huống cụ thể có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình. - HS: SGK. IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1’ 3’ 1’ 27’ 3’ I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ : - Hãy kể tên các loại đường giao thông? - Hãy kể tên các loại xe đi trên đường bộ? III. Bài mới : 1.Giới thiệu bài : “ An toàn khi đi các phương tiện giao thông”. - Ghi đề lên bảng. 2.Giảng bài: v Hoạt động 1:Thảo luận tình huống. Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm và giao tình huống cho mỗi nhóm. Bước 2: Mỗi nhóm thảo luận một tình huống và trả lời theo câu hỏi gợi ý: + Điều gì có thể xảy ra? + Đã có khi nào, em có những hành động như tình huống đó không? + Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào? - Bước 3: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. * Kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên xe ô tô, tàu hoả, thuyền, bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài,khi đi tàu, xe đang chạy. v Hoạt động 2: Quan sát tranh. Bước 1: Làm việc theo cặp. - Hướng dẫn HS quan sát các hình ở SGK và TLCH với các bạn. + Ở bức tranh em quan sát, hành khách đang làm gì? Bước 2: Gọi 1 số HS trả lời trước lớp. - Hướng dẫn rút ra kết luận.( Như SGV). v Hoạt động 3: Vẽ tranh. Bước 1: HS vẽ một phương tiện giao thông. Bước 2: Hai HS ngồi cạnh nhau cho nhau xem tranh và nói với nhau
Tài liệu đính kèm: