Giáo án Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2014-2015

doc 46 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 18/07/2022 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2014-2015
 Môn : Tập đọc Ngày soạn : 30/11/2014
 Tiết : 43,44 Ngày dạy : 1/12/2014
 HAI ANH EM
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc Trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.
-Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật ( Người anh, người em). 
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: công bằng, kì lạ.
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình anh em.
 3. Giáo dục: Anh em trong nhà phải thương yêu nhau., lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
Xác định giá trị.
Tự nhận thức về bản thân.
Thể hiện sự cảm thông..
III. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc + Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.
 - HS: SGK.
 IV. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
32’
2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS đọc 2 mẩu tin trong SGK 
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài
 “ Hai anh em”.
 - Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài: 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
+ Chú ý hướng dẫn đọc đúng: rất đỗi ngạc nhiên, nghĩ, vất vả
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn 
- Hướng dẫn đọc đúng các câu:
+ Nghĩ vậy, / người em ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.//
+ Thế rồi/ anh ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.//
-Giúp HS hiểu nghĩa từ mới: công bằng, kì lạ.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Đọc đồng thanh bài.
IV. Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Theo dõi bài đọc ở SGK.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Hiểu nghĩa từ mới. 
-Đọc từng đoạn trong nhóm (cặp đôi).
 -Đại diện các nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài.
- Lắng nghe.
Tiết 2.
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
30’
 4’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 4 HS đọc bài “Hai anh em”.
Nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:“Hai anh em”.( Tiết 2 ).
2. Giảng bài: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Gọi HS đọc cả bài:
H: Lúc đầu, hai anh em chia lúa như thế nào?
H: Người em nghĩ gì và đã làm gì?
H: Người anh nghĩ gì và đã làm gì?
H: Mỗi người cho thế nào là công bằng?
H: Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
-Chia 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tự phân vai 
( người dẫn chuyện, người anh, người em), thi đọc toàn bài. 
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân đọc tốt nhất. 
IV. Củng cố 
- H: Câu chuyện này nói lên điều gì?
V .Dặn dò:
- Dặn: Xem bài sau: “ Bé Hoa”.
- Nhận xét tiết học.
-Hát
- Mỗi em đọc 1 đoạn.
- Lắng nghe.
-1HS đọc - Cả lớp đọc thầm.
 + Chia thành 2 đống bằng nhau để ở ngoài đồng.
 - Trả lời.
 + “ Em ta sống một mình vất vả ”, nên bỏ lúa thêm vào phần của em.
 + Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em  chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con.
- Trả lời.
- Phân vai đọc trong nhóm.
- Đại diện 4 nhóm lên thi đọc toàn bài.
- Anh em trong nhà phải thương yêu nhau., lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM: 
 Môn :TOÁN: Ngày soạn : 30/11/2014
 Tiết : 71 Ngày dạy : 1/12/2014
100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS biết cách thực hiện các phép trừ dạng 100 trừ đi một số. Tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục.
 2.Kỹ năng: HS làm tính và giải toán đúng , thành thạo.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :- GV: Bảng phụ .
 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
32’
 2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập : Đặt tính và tính: 63 – 8 ; 94 – 37.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: “100 trừ đi một số”. 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện các phép tính trừ dạng 100 – 36 và 100 – 5.
a. Phép trừ: 55 – 8.
- GV nêu bài toán: Có 100 que tính, bớt đi 36 que tính . Hỏi còn lại mấy que tính?
 H: Muốn biết còn lại mấy que tính em làm phép tính gì?
- Hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và tính 
(GV ghi lên bảng như SGK).
+ Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính kết quả phép tính 100 – 36 và nêu cách làm.
b. Phép trừ: 100 – 5
Tiến hành tương tự như trên.
vHoạt động2:Thực hành.
BÀI 1: Tính .
H: Em thực hiện tính kết quả theo thứ tự nào?
- Gọi HS lên bảng làm .
- Nhận xét, ghi điểm. Lưu ý HS viết kết quả ở hiệu cho đúng. 
BÀI 2 : Tính nhẩm 
- Hướng dẫn mẫu: 100 – 20 = ?
 Nhẩm: 10 chục – 2 chục = 8 chục.
 Vậy: 100 – 20 = 80.
- Tương tự gọi 3 HS lên bảng làm thi đua.
- Nhận xét – Ghi điểm.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép trừ 100 trừ đi một số.
- Dặn: Xem trước bài sau: “ Tìm số trừ”.
- Hát.
- 2 HS lên bảng – Cả lớp làm vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
+Phép trừ: 100 – 36.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính phép trừ 55 – 8. nêu cách đặt tính và tính. 
- Vài học sinh nhắc lại.
- HS thực hiện như trên
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
 - Trừ từ phải sang trái.
-HS lên bảng - lớp làm vào bảng con.
 100 100 100 100 100
 - 4 - 9 - 22 - 3 - 69
 96 91 78 97 31
- Theo dõi.
- 3 HS lên làm thi đua. Lớp làm vào bảng con..
Kết quả: 100 – 70 = 30
 100 – 40 = 60 
 100 – 10 = 90
-.
* RÚT KINH NGHIỆM: 
ĐẠO ĐỨC:
 GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết vì sao cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 2.Kỹ năng: HS thực hiện một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
3.Thái độ: Giáo dục có thái độ đồng tình, ủng hộ với những việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 III. Chuẩn bị: - GV: Phiếu câu hỏi cho hoạt động 3.
 - HS: Vở bài tập đạo đức 
 IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động củaHS.
1’
3’
1’
27’
3’
I.Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những việc làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp ?
- Trường lớp sạch đẹp có lợi gì ?
III. Bài mới :
1/Giới thiệu bài:Hôm nay các em sẽ học bài “Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp” ( Tiết 2). 
- Ghi đề lên bảng.
2/Giảng bài:
v Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống.
- Giao cho mỗi nhóm thực hiện đóng vai xử lí một tình huống:
+ Tình huống 1: Mai và An cùng làm trực nhật, Mai định đổ rác ra cửa sổ lớp cho tiện. An sẽ ...
+ Tình huống 2: Nam rủ Hà : “ Mình cùng vẽ Đô rê mon lên tường đi”. Hà sẽ 
- Mời các nhóm lên trình bày tiểu phẩm.
- Đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Em thích nhân vật nào nhất ? Tại sao ?
- Hướng dẫn rút ra kết luận ( Như SGV).
v Hoạt động 2: Thực hành làm sạch, đẹp lớp học.
- Yêu cầu HS thực hành xếp dọn lại lớp học cho sạch đẹp.
- Yêu cầu HS quan sát lớp học sau khi đã thu dọn và phát biểu cảm tưởng.
- Hướng dẫn kết luận.
v Hoạt động 3: Trò chơi: “ Tìm đôi”.
- Mời HS trong lớp tham gia chơi. Các em sẽ bốc thăm ngẫu nhiên mỗi em 1 phiếu. Mỗi phiếu là một câu hỏi hoặc một câu trả lời về chủ đề bài học.
- Đội nào tìm được nhau đúng và nhanh, đội đó sẽ thắng cuộc.
- Tổng kết, tuyên dương.
IV. Củng cố – Dặn dò:
H: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp có lợi gì? 
H: Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp ? 
-Dặn: Về nhà chuẩn bị bài:“Giữ gìn trật tư, vệ sinh nơi công cộng”.-Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 hs trả lời.
- Lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận đóng vai.
+ An nhắc Mai đổ rác đúng nơi quy định.
+ Hà khuyên bạn không nên vẽ lên tường.
- Các nhóm lên trình bày tiểu phẩm.
- Trả lời.
- Các tổ thực hành xếp, dọn lớp học cho sạch đẹp.
- Trả lời.
- 10 em tham gia chơi.
VD: + Nếu em lỡ tay làm dây mực ra bàn 
 +  thì em sẽ lấy khăn lau sạch.
- Trả lời.
- Trả lời.
-Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM: 
 Môn :Chính tả : (Tập chép). Ngày soạn : 30/11/2014
 Tiết : 29 Ngày dạy : 2/12/2014
HAI ANH EM
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS nghe viết chính xác đoạn 2 của bài “ Hai anh em”.
 2.Kỹ năng: HS viết đúng chính tả, trình bày bài viết đúng, đẹp.
 3.Thái độ: Tính cẩn thận, chịu khó, học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị - GV: SGK + bảng phụ.
 - HS : Vở + bảng con + SGK + bút chì.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
32’
 2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : -GV đọc cho HS viết : vương vương, kẽo cà kẽo kẹt, ngủ, phất phơ.
Nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ viết chính tả đoạn 2 của bài:“Hai anh em”. 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. 
a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc bài viết 1 lần.
H: Đoạn viết kể về ai? 
H: Người em đã nói gì và làm gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
H: Đoạn viết có mấy câu?
H: Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu câu nào?
c. Hướng dẫn viết đúng:
- Yêu cầu HS tìm đọc các từ khó viết trong bài.
- GV đọc cho HS viết : nghĩ, nuôi, công bằng.. 
- GV nhận xét , uốn nắn.
d. Chép bài vào vở :
 Yêu cầu HS nhìn bài trên bảng chép vào vở.
e. Chấm – Chữa lỗi:
- Đọc từng câu cho hs dò theo chấm lỗi. 
- Thu chấm 7-8 bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 2: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm thi đua.
- Nhận xét, sửa sai
* Bài 3: 
a - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS thảo luận nhóm rồi gọi đại diện các nhóm lên trả lời.
IV. Củng cố – Dặn dò :
- Dặn:+ Về nhà chữa lỗi chính tả trong bài
+Xem trước bài chính tả nghe viết:
“Tiếng võng kêu”.
- Hát.
- 2 HS lên bảng viết – Lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- 1- 2 HS đọc lại.
+ Người em.
- Trả lời.
+ 4 câu.
+ Đặt trong dấu ngoặc kép, ghi sau dấu hai chấm.
- Một số HS nêu từ khó viết.
- 2 HS lên bảng viết – Lớp viết vào bảng con.
- Nhìn bảng chép bài vào vở.
- Đổi vở chấm lỗi.
- Hs nộp vở
- Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ai, 2 từ có tiếng chứa vần ay.
- Lớp làm vào vở:
+ Tiếng có chứa vần ai: chai, dẻo dai, đất đai,
+ Tiếng có chứa vần ay: máy bay, chạy, ngày, 
- Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x.
- Làm việc theo nhóm
- Lớp làm vào vở.
- 2 em đại diện 2 nhóm lên đính bài làm lên bảng.
( Trả lời: Bác sĩ – sáo – xấu).
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM: 
 :Môn :Toán Ngày Soạn : 30/11/2014
 Tiết : 72 Ngày dạy : 2/12/2014
TÌM SỐ TRỪ
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS biết cách tìm số trừ khi biết hiệu và số bị trừ.
 2.Kỹ năng: HS làm tính và giải toán đúng , thành thạo.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :- GV: Bảng phụ; Hình vẽ phục vụ bài giảng; phiếu bài tập 2.
 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
32’
2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :- Gọi 2HS lên bảng làm bài tập : Đặt tính và tính: 100 – 8 ; 
100 – 35.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “Tìm số trừ”. 
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu. 
- Cho HS quan sát hình vẽ.
- Nêu: Có 10 ô vuông, sau khi bớt đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hỏi đã bớt đi mấy ô vuông?
- Gọi số ô vuông bớt đi chưa biết là x.
- Có 10 ô vuông bớt đi x ô vuông còn lại 6 ô vuông. Hãy đọc phép tính tương ứng?
- Viết bảng: 10 – x = 6.
H: Muốn biết số ô vuông chưa biết ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần trong phép tính: 10 – x = 6.
H: Vậy muốn tìm số trừ em làm thế nào?
vHoạt động2:Thực hành.
BÀI 1: 
- Gọi HS nhắc lại cách tìm số trừ, số trừ.
- Gọi mỗi lần 2 HS lên bảng làm thi đua.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 2 : Viết số thích hợp vào ô trống.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét – Ghi điểm.
BÀI 3: - Gọi HS đọc đề toán.
- Tóm tắt: Bến xe có: 35 ô tô.
 Trong bến còn lại: 10 ô tô.
 Ô tô rời bến:  ô tô?
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
-Gọi HS đọc bài giải
IV. Củng cố 
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm số trừ.
 V .Dặn dò : Xem trước bài sau: “Luyện tập.”
- Hát.
- 2 HS lên bảng – Cả lớp làm vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
+ 4 ô vuông.
+ 10 – x = 6.
+ Thực hiện phép trừ:10 – 6.
- Trả lời.
+ Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Trả lời.
- Lớp làm vào bảng con.
Kết quả: a. x = 5 ; x = 37.
 b. x = 18 ; x = 32.
- Lớp làm vào phiếu bài tập.
Kết quả lần lượt: 39; 24; 24; 53; 55. 
- HS đọc đề toán.
- 2 HS nhìn tóm tắt nêu lại đề toán.
Giải:
Số ô tô đã rời bến là:
35 – 10 = 25 (ô tô)
 Đáp số: 25 ô tô.
- 2 – 3 HS đọc bài giải
-HS nhắc lại qui tắc
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM: 
--------------------------------------
 Môn :Tự nhiên và xã hội Ngày soạn :30/11/2014
 Tiết : 15 Ngày dạy : 2/12/2014
TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS biết tên trường, địa chỉ của trường mình.
2.Kỹ năng: HS biết mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường; cơ sở vật chất của trường và một số hoạt động diễn ra trong trường.
3.Thái độ: Giáo dục HS yêu quý và tự hào về ngôi trường của mình.
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa bài dạy.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
27’
 2’
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : 
H: Hãy kể tên một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc ?
H: Chúng ta cần làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà ?
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Hôm nay các em học bài “ Trường học”.
 - Ghi đề lên bảng.
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1:Quan sát trường học.
- Tổ chức cho HS đi tham quan trường học để khai thác các nội dung sau:
+ Tên trường, nơi trường đóng.
+ Các lớp học.
+ Sân trường và vườn trường.
- Vào lớp, tổng kết buổi tham quan.
- Hướng dẫn rút ra kết luận.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3, 4, 5, 6 SGK và trả lời câu hỏi sau: 
+ Ngoài các phòng học, trường của bạn còn có những phòng nào?
+ Nói về hoạt động diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống và phòng y tế trong các hình.
+ Bạn thích phòng nào? Tại sao?
- Gọi 1 số HS trả lời trước lớp.
- Hướng dẫn rút ra kết luận.( Như SGV).
v Hoạt động 3: Trò chơi “ Hướng dẫn viên du lịch”.
- Gọi 1 số HS tự nguyện tham gia trò chơi.
- Phân vai và cho HS nhập vai:
+ 1 HS vai hướng dẫn viên du lịch: Giới thiệu trường học của mình.
+ 1 HS làm nhân viên thư viện: Giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện.
+ 1 HS làm nhân viên y tế giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng y tế.
+ 1 HS đóng vai là khách tham quan nhà trường: hỏi 1 số câu hỏi.
IV. Củng cố – Dặn dò :
 - Cho cả lớp hát bài: “ Em yêu trường em”.
- Dặn dò: Xem trước bài sau: “ Các thành viên trong nhà trường”.
- Nhận xét tiết học.
 - Hát
- Trả lời.
- Trả lời.
-Lắng nghe.
- Tham quan trường học theo các nội dung GV nêu.
- Nhớ lại và trả lời: Trường em là trường tiểu học số 1 Hoài Thanh. Khu em học ở Gò Đồng. Gồm có 6 lớp học buổi chiều,
- Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi GV nêu. Làm việc theo cặp.
- Nêu khu vực An Dinh
- Đại diện 1 số em trả lời.
- Một số HS lên tham gia trò chơi theo GV hướng dẫn.
- Phân vai, biểu diễn trước lớp.
- Cả lớp hát.
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM:
Âm nhạc:
Tiết15-Bài 15: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT
	I/- Mục tiêu :
Giúp HS hát đúng giai điệu 3 bài hát, thuộc lời ca 
Hát kết hợp trò chơi hoặc vận động 
Ôn tập nghiêm túc 
	II/-Chuẩn bị :
Giáo viên : nhạc cụ , thanh phách 
Học sinh : Thanh phách 
	III/- Các hoạt động dạy học :
TT
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định :
1’
- Kiểm tra sĩ số 
Trật tự 
2’
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1- 2 HS lên bảng hát bài Chiến sĩ tí hon.
- nhận xét .
-Lên bảng trả lời 
1’
3. Dạy bài mới :
- Lấy phần nhận xét phần trả bài của HS để vào phần giới thiệu bài 
-Nghe giới thiệu bài 
10’
HOẠT ĐỘNG 1 : 
ÔN BÀI CHÚC MỪNG SINH NHẬT
- Đàn/hát lại giai điệu bài hát 
- Cho HS hát
- Sửa sai nếu có 
- Cho dãy hát
- Cho tổ hát
- Cho nhóm hát
- Cho cá nhân hát
- Cho lớp hát – gõ phách, nhún theo nhịp 
-Nghe giai điệu bài hát
-Hát
-Hát
-Hát
-Hát
-Hát
-Hát
-Hát 
10’
HOẠT ĐỘNG 2 : 
ÔN BÀI CỘC CÁCH TÙNG CHENG
- Đàn/hát giai điệu cả bài 
- Cho HS hát
- Sửa sai 
- Cho từng dây hát
- Cho tổ hát
- Cho hát xen kẽ – gõ đệm theo phách
- Gọi nhóm /song ca. đơn ca 
- Cho HS hát hoàn chỉnh cả bài 
-Nghe 
-Hát
-Hát theo hướng dẫn
-Hát
-Hát
-Hát
-Hát
-Hát
7’
HOẠT ĐỘNG 3 : 
ÔN BÀI CHIẾN SĨ TÍ HON
- Đàn/hát giai điệu bài hát
- Cho HS hát
- Sửa sai 
- Cho tổ hát
- Cho dây hát
- Cho HS hát- giậm chân tại chỗ 
- Cho HS hát – gõ đệm theo phách 
-Nghe
-Hát
-Trật tự
-Hát
-Hát
-Hát
-Hát
2’
4. Nhận xét 
- Nhận xét hoạt động chung của lớp 
- Khen ngợi, tuyên dương nhóm 
-Trật tự 
2’
5.Củng cố dặn dò : 
- Hệ thống bài : Cho HS hát lại 1 trong 3 bài đã ôn .
- Dặn HS xem trước bài 16 
-Trật tự /hát 
IV/-Rútkinhnghiệm : ..............................................................	
Thể dục: 
 Bài 29: * TRÒ CHƠI VÒNG TRÒN
 * Đi đều
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 -Tiếp tục học trò chơi Vòng tròn .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi theo vần điệu ở mức ban đầu.
 -Ôn đi đều.Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác, đều và đẹp .
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm : Sân trường . 1 còi 
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
	NỘI DUNG
ĐỊNH
LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Khởi động
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn đi thường...bước Thôi
Ôn bài thể dục phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
Kiểm tra bài cũ : 4 hs
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a.Học trò chơi : Vòng tròn
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
 Nhận xét
b.Đi đều
Đi đềubước
Đứng lại..Đứng
HS vừa đi vừa hát theo nhịp Nhận xét
 III/ KẾT THÚC:
Thả lỏng :
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Hệ thống bài học và nhận xét giờ học
Về nhà ôn 8 động tác TD đã học
4phút
1lần
(26phút)
16phút
10phút
2-3lần
5phút
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học mới động tác TD
* * * * * * * 
 * * * * * * * 
* * * * * * * 
 * * * * * * * 
GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
 * RÚT KINH NGHIỆM: 
 Tập đọc : Ngày soạn : 30/12/2014
 Tiết ; 45 Ngày dạy : 3/12/2014
BÉ HOA
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
 - Biết đọc bài với giọng tình cảm, nhẹ nhàng.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu nghĩa từ mới: đen láy.
 - Hiểu nội dung bài: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ.
3. Giáo dục : HS biết yêu thương em, chăm sóc em chu đáo.
 II. Chuẩn bị:- GV: Tranh minh họa bài đọc; Bảng phụ chép sẵn câu văn luyện đọc. 
 - HS: SGK.
 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1’
4’
1’
32’
 2’
I. Ổn định tổ chức: hát
II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau bài “Hai anh em” và trả lời câu hỏi.
HS1 : Đọc đoạn 1,2 và TLCH 1 SGK.
HS2 : Đọc đoạn 3 và TLCH 2 SGK.
HS3 : Đọc đoạn 4 và TLCH : Bài tập đọc nói về điều gì?.
 Nhận xét – Ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài “Bé Hoa”.
 - Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài: 
 v Hoạt động 1: Luyện đọc. 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : 
a. Đọc từng câu :
- Hướng dẫn đọc đúng : đưa võng, viết thư, ngoan lắm, 
b. Đọc từng đoạn trước lớp : 
- Bài chia làm 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn; lá thư gửi bố là đoạn 3.
- Hướng dẫn đọc đúng câu khó 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Đọc đồng thanh bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_15_nam_hoc_2014_2015.doc