Giáo án Kiểm tra học kỳ 1 năm học 2012 - 2013 môn: Vật lý lớp 10 thời gian: 45 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra học kỳ 1 năm học 2012 - 2013 môn: Vật lý lớp 10 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Kiểm tra học kỳ 1 năm học 2012 - 2013 môn: Vật lý lớp 10 thời gian: 45 phút
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH	KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
 TRƯỜNG THPT	MÔN: VẬT LÝ 10
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
	(Học sinh làm bài trên giấy thi)
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. Trắc nghiệm: ( 5 điểm)
Chọn chữ cái đứng đầu các đáp án đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy thi, ví dụ 1A, 2B,
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất điểm:
 A. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi.
 B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ.
 C. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ.
 D. Chất điểm là một điểm.
Câu 2: Trong những phương trình dưới đây, phương trình nào biểu diễn quy luật của chuyển động thẳng đều ?
 A. x = 2t + 3. B. x = 4t2.	 C. x = 10 – 3t2. D. v = 5 – t.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều:
 A. Vectơ	 vận tốc không đổi.
 B. Tốc độ góc không đổi. 
 C. Quỹ đạo là một đường tròn. 
 D. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
Câu 4: Một vật rơi tự do từ độ cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc khi nó chạm đất là ...
 A. 10 m/s. B. 9,9 m/s.	 C. 4,9 m/s.	D. 5 m/s.
Câu 5: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga. Chuyển động nhanh dần đều, sau thời gian 20 s đạt đến vận tốc 10 m/s. Gia tốc của đoàn tàu có độ lớn là...
 A. 0,5 m/s2. B. 2 m/s2.	 C. 5 m/s2. D. 0,2 m/s2.
Câu 6: Lúc 6 giờ sáng một ô tô xuất phát từ tỉnh A chuyển động thẳng đều về phía tỉnh B với tốc độ 30 km/h. Cùng lúc đó một ô tô thứ hai xuất phát từ tỉnh B chuyẻn động thẳng đều về phía tỉnh A với tốc độ 60 km/h. A và B cách nhau 135 km. Chọn chiều dương từ A đến B, gốc tọa độ tại A, gốc thời gian lúc 6 giờ. Phương trình chuyển động của ô tô xuất phát từ A là...
 A. x = 30t km B. x = 60t km	 C. x = 135 + 30t km	D. x = 135 – 60t km
Câu 7: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn còn đi tiếp chưa dừng lại ngay, đó là nhờ...
 A. quán tính của xe.	 B. lực ma sát.	 
 C. trọng lượng của xe. D. phản lực của mặt đường. 
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
 A. Nếu vật đang chuyển động thẳng đều mà có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
 B. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
 C. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật dừng lại.
 D. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
Câu 9: Lực và phản lực là hai lực...
 A. cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.	 B. cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều.
 C. cân bằng nhau.	 D. cùng giá, ngược chiều, có độ lớn khác nhau.
Câu 10: Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 kg. Lấy g = 10 m/s2. Khi người đó ở trên Trái Đất thì trọng lượng bằng bao nhiêu ?
 A. 700 N.	 B. 7 N.	 C. 70 N. D. 7000 N.
Câu 11: Một lò xo có chiều dài tự nhiên lo = 30 cm, có độ cứng k = 200 N/m được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 10 N. Khi đó lò xo dài bao nhiêu ?
 A. 35 cm. B. 25 cm.	 C. 30 cm. D. 55 cm.
Câu 12: Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với
 A. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.	 B. tâm hình học của vật.
 C. điểm chính giữa vật.	 D. điểm bất kỳ trên vật.
Câu 13: Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm
 A. thấp nhất so với các vị trí lân cận.	 B. cao nhất so với các vị trí lân cận.
 C. cao bằng với các vị trí lân cận. D. bất kỳ so với các vị trí lân cận.u 14 
Câu 14: Một vật rắn có thể quay quanh một trục cố định O. Tác dụng vào vật một lực F = 30 N, có giá cách trục quay một đoạn 0,2 m. Momen của lực đối với trục quay O có giá trị bằng bao nhiêu ?
 A. 6 Nm.	B. 150 Nm.	C. 30 Nm.	D. 600 Nm.
Câu 15: Một người gánh một thùng gạo nặng 500 N và một thùng ngô nặng 300 N. Đòn gánh dài 1 mét, trọng lượng không đáng kể. Vai người đó chịu một lực bằng bao nhiêu ?
 A. 800 N. B. 200 N. C. 400 N.	D. 600 N.
II. Tự luận: ( 5 điểm )
Bài 1: ( 1,5 điểm )
 Một cánh quạt máy dài 50 cm, quay 10 vòng mất thời gian 2 s. Lấy = 3,14. Hãy tính:
 a. Chu kỳ quay của cánh quạt.
 b. Tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt.
 c. Tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt.
Bài 2: ( 3,5 điểm )
 Một vật có khối lượng m = 0,5 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang 
rất dài ( Hình vẽ ). Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 3 N 
có phương nằm ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn 
là = 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
 a. Tính gia tốc chuyển động của vật.
 b. Tính vận tốc và quãng đường vật đi được sau thời gian 2 s.
 c. Sau thời gian trên, muốn vật chuyển động thẳng đều thì lực 
kéo có độ lớn bằng bao nhiêu ?

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ GỐC.doc