Giáo án Khối 4 - Tuần 4

doc 49 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Khối 4 - Tuần 4
CHỦ ĐIỂM
MĂNG MỌC THẲNG 
TẬP ĐỌC
Một người chính trực
I. Mục tiêu cần đạt
1. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
2. Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lịng vì dân vì nước của Tơ Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. Trả lời được các câu hỏi trong bài.
* KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân và tư duy phê phán.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc, tranh minh họa
Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy – học
 v Hoạt động 1: Luyện đọc
 	- Nhằm đạt mục tiêu số: 1
- Hoạt động lựa chọn: Quan sát 
- Hình thức tổ chức: cả lớp, nhóm	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Luyện đọc 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trang 36 , SGK . (2 lượt ) 
- Gọi 2 HS đọc lại toàn bài .GV sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS 
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải .
-GV đọc mẫu lần 1. 
3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự : 
+ Đoạn 1 : Tô Hiến Thành  Lý Cao Tông .
+ Đoạn 2 : Phò tá  Tô Hiến Thành được .
+ Đoạn 3 : Một hôm  Trần Trung Tá .
- 2 HS tiếp nối đọc toàn bài .
- 1 HS đọc thành tiếng .
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Nhằm đạt mục tiêu số: 2
Hoạt động lựa chọn: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: cá nhân –nhóm 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* 
- Gọi HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm 
? Tô Hiến Thành làm quan triều nào ?
? Mọi người đánh giá ông là người như thế nào ?
? Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
+ Đoạn 1 kể chuyện gì ?
- Tóm ý chính đoạn 1 .
- Gọi HS đọc đoạn 2 .
? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông ?
? Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao ?
? Đoạn 2 ý nói đến ai ?
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 3 .
? Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì ?
? Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
? Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ?
? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- Nhân dân ca ngợi những người trung trực như Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết . Họ làm những điều tốt cho dân cho nước .
* KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân và tư duy phê phán.
+ Đoạn 3 kể chuyện gì ?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài , cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài .
- Ghi nội dung chính của bài
1 HS đọc thành tiếng .
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý .
+ Ông là người nổi tiếng chính trực .
+ Tô H Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán .
+ Đoạn 1 kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua .
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh .
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được .
+ Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ .
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất 
+ Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá .
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh , tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử . Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử .
+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình .
+ Vì ông quan tâm đến triều đình , tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân .
+ Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung Tá .
- Lắng nghe .
- Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước .
- 1 HS đọc thầm và nêu nội dung chính của bài . 
ND: Ca ngợi sự chính trực và tấm lòng vì dân vì nước của bvị quan Tô Hiến Thành
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Nhằm đạt mục tiêu số: 1
Hoạt động lựa chọn: đọc
Hình thức tổ chức: cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc toàn bài .
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc .
- GV đọc mẫu .
- YC HS luyện đọc,tìm ra cách đọc hay.
- Yêu cầu HS đọc phân vai .
- Nhận xét , cho điểm HS .
3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn , cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc .
- Lắng nghe .
- Luyện đọc và tìm ra cách đọc hay .
- 1 lượt 3 HS tham gia thi đọc .
IV Củng cố – Dặn dị:
 	- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài và nêu đại ý .
-Vì sao nhân dân ngợi ca những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? 
- Nhận xét tiết học .
V. Rút kinh nghiệm:
CHÍNH TẢ (Nhớ viết)
Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu cần đạt
1. Nhớ viết đúng 10 dịng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dịng thơ lục bát.
2. Làm đúng bài tập 2a, b
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:Bài tập2 cho các nhóm
Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy – học
 v Hoạt động 1:
 	- Nhằm đạt mục tiêu số: 1
- Hoạt động lựa chọn: Quan sát 
- Hình thức tổ chức: cả lớp, nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Trao đổi về nội dung đoạn thơ 
-GV đọc bài thơ .
? Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà ?
? Qua những câu chuyện cổ , cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì ?
- 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ .
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc , nhân hậu .
+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau , ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn , hạnh phúc .
v Hoạt động 2: Viết chính tả
Nhằm đạt mục tiêu số: 2
Hoạt động lựa chọn: Nhớ viết
Hình thức tổ chức: cá nhân 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó , dễ lẫn .
- YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được .
 * Viết chính tả 
YC HS nhớ viết bài chính tả vào vở.
Lưu ý HS trình bày bài thơ lục bát .
 * Thu và chấm bài .
 b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 Bài 2 
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài , 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng .
- Gọi HS nhận xét , bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .
Các từ : truyện cổ , sâu xa , nghiêng soi , vàng cơn nắng 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu .
- HS dùng bút chì viết vào vở .
- Nhận xét , bổ sung bài của bạn .
- Lời giải : gió thổi – gió đưa – gió nâng cánh diều .
IV Củng cố – Dặn dị:
	- Nhận xét tinh thần và thái đợ học tập của học sinh
	- Về nhà viết lại các từ mà các em đã viết sai
V. Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ ghép và từ láy
I. Mục tiêu cần đạt
	1. Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng cĩ nghĩa lại với nhau ( từ ghép ); phối hợp những tiếng cĩ âm hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau ( từ láy ).
	2. Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản ( BT 1 ); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho ( BT 2 ).
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng lớp viết sẵn ví dụ của Phần nhận xét
Học sinh: Từ điển
III. Các hoạt động dạy – học
 v Hoạt động 1: 
 	- Nhằm đạt mục tiêu số: 1
- Hoạt động lựa chọn: Quan sát 
- Hình thức tổ chức: cả lớp, nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào ? Lấy ví dụ .
- Nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài 
 b. Tìm hiểu ví dụ 
- Gọi HS đọc ví dụ và gợi ý .
- YC HS suy nghĩ , thảo luận cặp đôi .
? Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ?
? Từ truyện , cổ có nghĩa là gì ?
? Từ phức nào do những tiếng có vần , âm lặp lại nhau tạo thành ?
- Kết luận : 
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép .
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy 
c. Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ .
?Thế nào là từ ghép , từ láy ? Cho ví dụ
- 2 HS thực hiện yêu cầu .
+ Từ đơn là từ có 1 tiếng : xe, ăn, uống, áo.
+ Từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng trở lên : xe đạp , uống bia , hợp tác xã , 
- 2 HS đọc thành tiếng .
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận 
+ Từ phức : truyện cổ , ông cha , đời sau , lặng im do các tiếng : truyện + cổ , ông + cha , đời + sau tạo thành . Các tiếng này đều có nghĩa .
+ Từ "truyện" : tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến của sự kiện .
"Cổ" : có từ xa xưa , lâu đời .
"Truyện cổ" : sáng tác văn học có từ thời cổ 
+ Từ phức : thầm thì , chầm chậm , cheo leo , se sẽ .
· Thầm thì : lặp lại âm đầu th .
· Cheo leo : lặp lại vần eo .
· Chầm chậm : lặp lại cả âm đầu ch,vần âm
· Se sẽ : lặp lại âm đầu s và âm e .
- Lắng nghe .
 v Hoạt động 2: Luyện tập 
 	- Nhằm đạt mục tiêu số: 2
- Hoạt động lựa chọn: thực hành
- Hình thức tổ chức: cả lớp, nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm HS 
- Yêu cầu HS trao đổi , làm bài .
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên, các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Kết luận lời giải đúng 
- 2 HS đọc thành tiếng yc và nội dung bài 
- Nhận đồ dùng học tập .
- Hoạt động trong nhóm .
- Dán phiếu , nhận xét , bổ sung .
- Chữa bài .
Câu
Từ ghép
Từ láy
a
ghi nhớ , đền thờ , bờ bãi , tưởng nhớ
nô nức
b
dẻo dai , vững chắc , thanh cao ,..
mộc mạc , nhũn nhặn , cứng cáp , ..
? Tại sao em xếp từ bờ bãi vào trong từ ghép 
* Chú ý : Nếu trường hợp HS xếp cứng cáp là từ ghép ,GV giải thích thêm : trong từ ghép , nghĩa của từng tiếng phải phù hợp với nhau , bổ sung nghĩa cho nhau cứng là rắn , có khả năng chịu tác dụng , cáp có nghĩa là chỉ loại dây điện to nên chúng không hợp nghĩa với nhau , hai tiếng này lặp lại âm đầu c nên nó là từ láy .
·	Nếu HS xếp : dẻo dai , bờ bãi vào từ láy ,GV giải thích tiếng dẻo dễ uốn cong , dai có khả năng chịu lực , khó bị làm đứt , cho rời ra từng mảnh . Hai tiếng này bổ sung nghĩa cho nhau tạo thành nghĩa chung dẻo dai có khả năng hoạt động trong thời gian dài . Nên nó là từ ghép .
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm . Yêu cầu HS trao đổi , tìm từ và viết vào phiếu .
- Gọi các nhóm dán phiếu , các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Vì tiếng bờ tiếng bãi đều có nghĩa .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Hoạt động trong nhóm .
- Dán phiếu , nhận xét , bổ sung .
- Đọc lại các từ trên bảng .
IV Củng cố – Dặn dị:
	+Từ ghép là gì ? Lấy ví dụ .
	+ Từ láy là gì ? Lấy ví dụ .
	- Nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà viết lại các từ đã tìm được vào sổ tay từ ngữ và đặt câu với các từ đó .
V. Rút kinh nghiệm:
KỂ CHUYỆN:
Một nhà thơ chân chính
I. Mục tiêu cần đạt
1. Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý SGK; kể nối tiếp được tồn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính.
2. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi nhà thơ chân chính, cĩ khí phách cao đẹp, thà chết chứ khơng chịu khuất phục cường quyền.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh họa truyện trang 40 , SGK phóng to 
Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy – học
 v Hoạt động 1: Kể chuyện
 	- Nhằm đạt mục tiêu số: 1
- Hoạt động lựa chọn: Quan sát 
- Hình thức tổ chức: cả lớp, nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe , đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu , đùm bọc lẫn nhau .
3. Bài mới:
 a . Giới thiệu bài : ( Bằng tranh vẽ )
 b. GV kể chuyện 
-GV kể chuyện lần 1 : 
- YC HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1 
- GV kể lần 2 ( tranh minh họa )
 c. Kể lại câu chuyện
- 2 HS kể chuyện .
- Bức tranh vẽ cảnh một người đang bị thiêu trên giàn lửa , xung quanh mọi người đang la ó , một số người đang dội nước , dập lửa .
v Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện
Nhằm đạt mục tiêu số: 2
Hoạt động lựa chọn: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: cá nhân –nhóm 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Tìm hiểu truyện
- YC HS trong nhóm , trao đổi , thảo luận 
- GV HD những nhóm gặp khó khăn. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia .
- YC nhóm nào làm trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Kết luận câu trả lời đúng .
? Trước sự bạo ngược của nhà vua , dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
? Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?
? Trước sự đe dọa của nhà vua , thái độ của mọi người thế nào ?
? Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?
1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào phiếu .
- Dán phiếu , nhận xét , bổ sung .
- Chữa vào phiếu của nhóm mình ( Nếu sai) 
+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân .
+ Vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy . Vì không thể tìm được tác giả của bài hát ấy , nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong .
+ Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục . Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua . Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng .
+ Vì vua thật sự khâm phục , kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy , nhất định không chịu nói sai sự thật .
IV Củng cố – Dặn dị:
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện .
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe , sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp .
V. Rút kinh nghiệm:
TẬP ĐỌC
Tre Việt Nam
I. Mục tiêu cần đạt
	1. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
	2. Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: Giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
* GDMT: GV kết hợp bảo vệ mơi trường thơng qua câu hỏi 2.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 41 , SGK .
	- Học sinh: HS sưu tầm các tranh , ảnh vẽ cây tre .
III. Các hoạt động dạy – học
 v Hoạt động 1: Luyện đọc
Nhằm đạt mục tiêu số: 1
Hoạt động lựa chọn: Đọc
Hình thức tổ chức: cả lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS mở SGK trang 41 và luyện đọc từng đoạn ( 2 lượt HS đọc ) .
- Gọi 2 HS đọc lại toàn bài .
- GV chú ý sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS .
-GV đọc mẫu : chú ý giọng đọc .
Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng , cảm hứng ngợi ca .
Bức tranh vẽ cảnh làng quê với những con đường rợp bóng tre .
- 4 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự :
+ Đoạn 1 : Tre xanh ... bờ tre xanh .
+ Đoạn 2 : Yêu nhiều ...hỡi người .
+ Đoạn 3 : Chẳng may ... gì lạ đâu .
+ Đoạn 4 : Mai sau ... tre xanh .
- 2 HS đọc thành tiếng .
v Hoạt động 2: Tim hiểu bài
Nhằm đạt mục tiêu số: 2
Hoạt động lựa chọn: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: cá nhân –nhóm 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 .
? Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam ?
- Không ai biết tre có tự bao giờ . Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa . Tre là bầu bạn của người Việt .
+ Đoạn 1 ý nói với chúng ta điều gì ? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 , 3 .
? Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người ? 
? Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại ?
? Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng ?
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi : 
- Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng ? Vì sao ?
* GDMT: GV nhấn mạnh những hình ảnh vừa cho thấy vẻ đẹp của mơi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.
? Đoạn 2 , 3 nói lên điều gì ?
- YC HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : ? Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì ?
- Tóm ý chính đoạn 4 .
- Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ , điệp ngữ : xanh , mai sau , thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già , măng mọc.
+ Nội dung của bài thơ là gì ?
- Ghi nội dung chính của bài .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Tre xanh
Xanh tự bao giờ ?
- Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh .
- Lắng nghe .
+ Nói lên sự gắn bó lâu đời của tre với người Việt Nam .
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng .
+ Chi tiết : không đứng khuất mình bóng râm .
+ Hình ảnh : Bão bùng thân bọc lấy thân – tay ôm tay níu tre gần nhau thêm – thương nhau tre chẳng ở riêng – lưng trần phơi nắng phơi sương – có manh áo cộc tre nhường cho con .
+ Nòi tre đâu chịu mọc cong , cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng , thân tròn của tre , tre già truyền gốc cho măng .
-1 HS đọc , trả lời tiếp nối .
Em thích hình ảnh : 
+ Bão bùng thân bọc lấy thân 
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm .
Hình ảnh này cho thấy cây tre cũng giống như con người : biết yêu thương , đùm bọc nhau khi gặp khó khăn .
+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre .
- Sức sống lâu bền của cây tre .
+ Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre 
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
Nhằm đạt mục tiêu số: 1
Hoạt động lựa chọn: Đọc
Hình thức tổ chức: cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HD đọc lại và học thuộc lòng 
- Gọi 1 HS đọc bài thơ, cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc .
- HD HS đđọc đđoạn 4 .
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm .
- Nhận xét , tuyên dương HS đọc hay .
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài .
- Gọi HS thi đọc .
- Nhận xét , tìm ra bạn đọc hay nhất .
- Nhận xét và cho điểm HS đọc hay , nhanh thuộc .
3 HS đọc đoạn thơ và tìm ra cách đọchay.
- 4 HS thi đọc hay .
- HS thi đọc trong nhóm .
- Mỗi tổ cử 1 HS tham gia thi .
- 1 HS nêu
IV Củng cố – Dặn dị:
- Qua hình tượng cây tre , tác giả muốn nói lên điều gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
V. Rút kinh nghiệm:
TẬP LÀM VĂN
Cốt truyện
I. Mục tiêu cần đạt
	1. Hiểu thế nào là cốt chuyện và ba phần của cốt truyện: mở đầu, diễn biến kết thúc.
	2. Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đĩ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Hai bộ băng giấy – mỗi bộ gồm 6 băng giấy viết các sự việc ở bài 1 
Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy – học
 v Hoạt động 1:
 	- Nhằm đạt mục tiêu số: 1
- Hoạt động lựa chọn: Quan sát 
- Hình thức tổ chức: cả lớp, nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: hát
2. KTBC:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi : Một bức thư thường gồm những phần nào ? Hãy nêu nội dung của mỗi phần .
- Gọi HS đọc lại bức thư mà mình viết cho bạn.
- Nhận xét cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài 
 b . Tìm hiểu ví dụ 
 Bài 1 
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Hỏi : Theo em thế nào là sự việc chính ?
 - Yêu cầu các nhóm đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và tìm các sự việc chính .
-GV đi giúp đỡ từng nhóm . Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_4.doc