Giáo án Khối 4 - Tuần 27 (Bản đẹp)

doc 43 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 27 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Khối 4 - Tuần 27 (Bản đẹp)
TẬP ĐỌC
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rải, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. ( Trả lời được các câu hỏi SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- Ảnh chân dung Co-péc-nic và Ga-li-lê
- Sơ đồ TĐ trong hệ MT.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 HS đọc phân vai truyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy-học bài mới: 32 phút
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc.
- Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. 
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó trong phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Ý kiến của Cô-péc-nich có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ ?
+ Vì sao phát hiện của Cô-péc-nich lại bị coi là tà thuyết ?
- Sử dụng sơ đồ hệ mặt trời và giảng bài.
- Hỏi:
+ Đoạn 1 cho ta biết điều gì ?
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
+ Vì sao toà án lúc ấy lại xử phạt ông ?
- GV giảng bài.
+ Đoạn 2 kể lại chuyện gì ?
+ Đoạn 3 có ý chính ?
- GV kết luận.
 c. HD đọc lại:
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
- Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò.
? Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
My, Vân, Anh, Nhiệm.
- 4 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS1: Xưa kia, ... phán bảo của Chúa trời.
+ HS2: Chưa đầy một thế kỉ ... gần bảy chục tuổi.
+ HS3: Bị coi là tội phạm ... đời sống ngày nay. HS đọc phần chú giải thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cạnh nối tiếp đọc.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi HS đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cạnh đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Lúc bấy giờ, người ta cho rằng TĐ là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn MTrời, mặt trăng, các vì sao quay xung quanh TĐ. Cô-péc -nich chứng tỏ TĐ mới là một hành tinh.
+ Vì nó ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời.
- Theo dõi GV giảng bài.
+ Đoạn 1 cho ta thấy Co-péc-nich dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
- 1 HS nhắc lại ý chính đoạn 1.
- 2 HS ngồi cạnh đọc thầm, trao đổi và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Co-péc-nic.
+ Toán án xử phạt ông vì cho rằng ông cũng như Cô-péc-nic nói ngược với những lời phán bảo của Cháa trời.
- Theo dõi GV giảng bài.
- Đoạn 2 kể chuyện Ga-li-lê bị xét xử.
+ Cho ta thấy sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê.
- 3 HS đọc.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan dến phân số.
- Làm bài tập 1,2,3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 131, kiểm tra vở 1 số em.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy-học bài mới.:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự rút gọn sau đó so sánh để tìm các phân số bằng nhau.
- GV chữa bài.
Bài 2.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Hỏi:
+ 3 tổ chiếm mấy phần số HS cả lớp ? Vì sao?
+ 3 tổ có bao nhiêu HS ?
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đặt câu hỏi hướng dẫn:
+ Bài toán cho biết những gì ?
+ Yêu cầu ta làm gì ?
+ Yêu cầu ta tìm gì ?
+ Làm thế nào tính số km còn phải đi ?
+ Vậy trước hết ta phải tính được gì ?
4. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS làm BT rèn luyện thêm.
1/ Tìm x, biết:
2/ Trong một vườn cây có 60 cây cam và bưởi. Số cây bưởi bằng 3/5 số cây chanh. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây bưởi, bao nhiêu cây chanh.
3/ Một trại chăn nuôi có 456 con gà, vịt, ngỗng. Biết số gà bằng 1/3 só gà, vịt, 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
Nhung, Diên
- 2 HS lên bảng thực hiện.
* Rút gọn :
* Các phân số bằng nhau:
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS làm bài.
+ 3 tổ chiếm 3/4 số HS cả lớp. Vì số HS cả lớp chia đều thành 4 tổ nghĩa là chia thành 4 phần bằng nhau, 3 tổ chiếm 3 phần.
+ 3 tổ có số HS là :
(HS)
+ Bài toán cho ta biết quãng đường dài 15 km Đã đi 2/3 quãng đường.
+ Tìm xem còn phải đi bao nhiêu km nữa.
+ Lấy cả quãng đường trừ đi số km đã đi.
+ Tính số km đã đi.
Bài giải
Anh Hải đã đi được đoạn đường dài :
(km)
Quãng đường anh Hải còn phải đi dài là:
15-10 = 5(km)
ĐS: 5km.
l
CHÍNH TẢ
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.
I. MỤC TIÊU
- Nhớ viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2 (a, b) hoặc bài 3 ( a,b) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn BT 3.
- Một tờ giấy nhỏ ghi sẵn các từ cần kiểm tra bài cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 3 HS lên bảng kiểm tra đọc và viết các từ cần phân biệt của tiết chính tả.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy-học bài mới: 
 a. Giới thiệu bài..
 b. Hướng dẫn viết chính tả.
 * Trao đổi về nội dung đoạn thơ.
- Gọi HS đọc 3 khổ thơ cuối trong bài bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Hỏi:
+ Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
+ Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?
 * Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm lên bảng.
 * Viết chính tả.
- Nhắc HS: Tên bài lùi vào 2 ô, viết các dòng thơ sát lề, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng.
 * Soát lỗi, chấm bài.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2.
a. -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS tìm các từ chỉ viết với s không viết với x hoặc chỉ viết x không viết với s.
- Yêu cầu 2 nhóm dán bài lên bảng.
b. Tiến hành tương tự a.
Bài 3.
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm, trao đổi cặp.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
b) Tổ chức cho HS làm bài như phần 3a.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ở BT2, viết lại đoạn văn 3a hoặc 3b vào vở bài tập.
Vấn, Nhiệm, My
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Hình ảnh: Không có kính, ừ thì ướt áo, Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
+ Câu thơ: Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới, Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
- HS đọc và viết các từ: xoa mắt đắng, sa, ùa vào, ướt áo, tiểu đội.
- HS hoạt động trong nhóm.
- Với s: sàn, sạn, sân, sún, sùng,
- Với x: xem, xoay, xuống, xuân, 
- Không viết với dấu hỏi: đãi, miễn, vũng, muỗi, ngẫu,.
- Không viết với dấu ngã: bản, biển, cảng, cảnh, nẻo, khoản, bẩn, ngửi, 
 1 HS đọc thành tiếng.
- sa mạc – xen kẻ.
- đáy biển, thung lũng.
- 2 HS đọc.
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA 
CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (TT)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. 
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- Giấy khổ to.
- Nội dung cho trò chơi " Dòng chữ kì diệu ".
- Nội dung 1 số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lòng nhân đạo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu những hoạt động nhân đạo mà em biết?
? Em đã từng tham gia các hoạt động nhân đạo nào?
 3. Bài mới:
Hoạt động 1.
Trò chơi : "Những dòng chữ kỳ diệu"
- GV phổ biến luật chơi.
+ GV đưa ra các ô chữ cùng với các lời gợi ý.
+ Nhiệm vụ HS là nghe gợi ý, đoán nội dung của ô chữ.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, hãy tỏ ý kiến và giải thích lí do về các ý kiến được đưa ra dưới đây:
1. Uống nước ngọt để lấy thưởng.
2. Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
3. Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ trẻ em khuyết tật.
4. Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
5. Hiến máu tại các bệnh viện.
6. Nhịn ăn buổi sáng để đóng góp tiền, ủng hộ các bạn nghèo vượt khó.
7. Chỉ có hành động nhân đạo với những người xung quanh, gần gũi với mình.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Liện hệ bản thân.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra.
- Nhận xét.
- Hỏi: Khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo, em có cảm giác như thế nào ?
- Kết luận.
Hướng dẫn hoạt động ở nhà.
Để chuẩn tiết sau, GV yêu cầu HS về nhà thu thập ghi chép các thông tin về an toàn giao thông.
- Lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
1. Sai. Vì lợi ích này chỉ mang lại lợi ích cho riêng cá nhân, không mang lại lợi ích chung.
2. Đúng. Vì với nguồn quỹ này, nhiều gia đình và người nghèo sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ.
3. Đúng. Vì giúp đỡ các em khó khăn cũng là giúp đỡ những em vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn cuộc sống.
4. sai. Vò đó chỉ là hỗ trợ cho đội bóng, mang tính giải thưởng.
5. Đúng. Hiến máu sẽ giúp các bác sĩ có thêm nguồn máu bổ sung để giúp đỡ các bệnh nhân.
6. Sai. Vì để giúp người nghèo ta có nhiều cách, không nhất thiết phải nhịn ăn sáng.
7. Sai. Vì hoạt động nhân đạo thì không phân biệt ai cả.
- HS trình bày.
- Em cảm thấy vui vì đã làm được một việc tốt.
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Nhận diện được câu khiến, sử dụng linh hoạt câu khiến trong văn cảnh, lời nói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- Giấy khổ to viết từng đoạn văn ở BT 1 phần luyện tập.
- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở BT1 phần nhận xét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng các thành ngữ ở chủ điểm Dũng cảm và giải thích 1 thành ngữ mà em thích.
- Gọi HS đặt câu hoặc nêu tình huống sử dụng một trong các thành ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Dạy-học bài mới: 32 phút
 a. Giới thiệu bài.
 b. Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1,2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
+ Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng ?
+ Câu in nghiêng đó dùng để làm gì ?
+ Cuối câu đó sử dụng dấu gì ?
- GV giảng bài.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu 2 HS viết trên bảng lớp. HS dưới lớp tập nói, GV sửa chữa cách dùng từ.
- Gọi HS nhận xét.
- Hỏi:
 + Câu khiến dùng để làm gì ? Dấu hiệu nào để nhận biết câu khiến ?
- Kết luận.
 c. Ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ ở SGK.
 d. Luyện tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- HS tự làm bài.
- GV nhận xét:
Đoạn 1: - Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
Đoạn 2: - Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu !.
Đoạn c: - Nhà vua hoàn giươm lại cho Long Vương !
- Gọi HS đọc lại câu khiến trên bảng
- HS quan sát tranh minh họa và nêu xuất xứ từng đoạn văn.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Phát giấy và bút dạ. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Gọi các nhóm đọc các câu khiến tìm được.
- Nhận xét, khen ngợi.
Bài 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Tổ chức HS hoạt động theo cặp.
- Gọi ý: Khi đặt câu khiến các em phải chú ý đến đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn, là bạn cùng lứa tuổi, anh chị là người lớn tuổi hơn, thầy cô giáo là bậc trên.
- Gọi HS đọc câu mình đặt.
- Nhận xét bài làm của HS.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, viết một đoạn văn trong đó có sử dụng câu khiến và chuẩn bị bài sau.
Huy, My
- HS đọc thuộc lòng và giải thích.
- hS đặt câu hoặc nêu tình huống.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con !
+ Câu in nghiêng là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
+ Cuối câu đó sử dụng dấu chấm than.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 3 - 5 HS đứng tại chỗ đóng vai một HS mượn vở, 1 HS đóng vai cho mượn vở.
HS mượn vở đề nghị :
* Nam ơi, cho mình mượn quyển vở của bạn !
* Làm ơn, cho tớ mượn quyển vở của cậu một lát nhé !
* Nga ơi, cho mình mượn quyển vở của bạn đi !
* Cho mình mượn quyển vở của bạn với !
- HS nhận xét.
- Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, ... của người nói, người viết với người khác. Cuối câu khiến có dấu than.
- Lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- HS làm bài.
+ Đoạn 1 trong truyện Ai mua hành tôi.
+ Đoạn 2 trong bài Cá heo trên biển Trường Sa.
+ Đoạn 3 trong bài Sự tích Hồ Gươm.
+ Đoạn 4 trong truyện Cây tre trăm đốt.
- 1 HS đọc
- HS làm việc.
- 1 HS đọc.
- HS làm việc theo cặp.
LỊCH SỬ
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
I- MỤC TIÊU 
- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI- XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển ( cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,)
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- Phiếu học tập.
- Các hình minh họa trong SGK. 
- Bản đồ VN. 
- GV và HS sưu tầm các tư liệu về ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của bài 22.
- GV nhận xét việc học bài ở nhà, cho điểm HS.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài mới.
 b. Hoạt động 1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - Ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII
- Hỏi: Theo em, thành thị là gì ?
- GV: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Treo bản đồ VN lên bảng, yêu cầu HS tìm và chỉ vị trí của ba thành thị lớn ở thế kỉ XVI-XVII
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Phát phiếu học tập.
+ Yêu cầu HS đọc SGK.
+ Yêu cầu HS làm việc
- GV tổ chức cho HS thi mô tả các thành thị lớn ở thế kỉ XVI-XVII.
Hoạt động 2: Tình hình kinh tế nước ta
thế kỉ XVI-XVII
- Tổ chức cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó ?
GV giới thiệu: Vào thế kỉ thứ XVI-XVII sản xuất nông nghiệp đặc biệt là Đàng Trong rất phát triển, tạo ra nhiều nông sản. Bên cạnh đó, các ngành tiểu thủ công nghiệp như làm gốm, kéo tơ, dệt lụa, làm đường, rèn sắt, làm giấy, ... cũng rất phát triển. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp cùng với chính sách mở cửa của chúa Nguyễn và chú Trịnh tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển, thành thị lớn mạnh.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV tổ chức cho HS giới thiệu các tài liệu, thông tin đã sưu tầm được về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Tuyên dương nhữung em thực hiện tốt yêu cầu.
- Tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị tiết sau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- 3 HS lên bảng thực yêu cầu.
+ Nhận phiếu.
- HS trao đổi, trả lời câu hỏi: Thành thị nước ta thời đó đông người, buôn bán sầm uất, chứng tỏ ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán.
ĐỊA LÝ
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu cần đạt
- Nêu được một một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải Miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
* BVMT: Môi trường tự nhiên của đồng bằng duyên hải miền Trung: nắng nóng, bão lụt gây nhiều khó khăn đối với đời sống và hoạt động sản xuất
*BĐKH: Vùng Duyên Hải miền Trung có khí hậu khác biệt với khí hậu khu vực phía Bắc và phía Nam. Gió Lào khô và nóng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở khu vực này.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- Bản đồ VN, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Các tranh ảnh về đồng bằng duyên hải miền Trung: đèo Hải Vân, dãy Bạch Mã, các cảnh đẹp.
- Bảng phụ ghi các bảng biểu cho các hoạt động.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- GV treo bản đồ tự nhiên VN.
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ hai vùng ĐBBB và ĐBNB.
- Yêu cầu HS cho biết: các dòng sông nào đã bồi đắp lên các vùng ĐB rộng lớn đó
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới.
 v Hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
	- Nhằm đạt mục tiêu số: 1
- Hoạt động lựa chọn: Quan sát 
- Hình thức tổ chức: cả lớp, nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV treo và giới thiệu lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ và cho biết: có bao nhiêu dải đồng bằng ở duyên hải miền Trung?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ trên lược đồ và gọi tên.
- Yêu cầu HS thảo luận, trao đổi cặp đôi cho biết:
1. Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này.
2. Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng.
- Yêu cầu HS cho biết: Quan sát trên lược đồ em thấy các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu ?
- GV kết luận.
- Yêu cầu HS cho biết: ở các vùng ĐB này có nhiều cồn cát cao, do đó thường có hiện tượng gì xảy ra?
- Người ta làm gì để ngăn chặn hiện tượng này ?
* BVMT: Môi trường tự nhiên của đồng bằng duyên hải miền Trung: nắng nóng, bão lụt gây nhiều khó khăn đối với đời sống và hoạt động sản xuất
- HS quan sát.
- HS trả lời: 5 dải đồng bằng.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- HS trả lời: Các đồng bằng này nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp với ĐBNB, phía Đông là biển Đông.
- HS quan sát, trả lời: Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển.
- Tên gọi của các đồng bằng lấy từ tên gọi của các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó.
- Lắng nghe.
- Thường có hiện tượng di chuyển của các cồn cát.
- Trông phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đát liền
v Hoạt động 2: Bức tường cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung
Nhằm đạt mục tiêu số: 2
Hoạt động lựa chọn: thảo luận
Hình thức tổ chức: cá nhân –nhóm 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát trên bản đồ cho biết dãy núi nào đã cắt ngang dải ĐB duyên hải miền Trung.
- GV giải thích thêm: dãy núi này đã chạy thẳng ra bờ biển nằm giữa Huế và Đà Nẵng. Có thể gọi đây là bức tường cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
 *BĐKH: Vùng Duyên Hải miền Trung có khí hậu khác biệt với khí hậu khu vực phía Bắc và phía Nam. Gió Lào khô và nóng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở khu vực này.
? Để đi từ Huế vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng ra Huế phải đi bằng cách nào ?
- Giới thiệu đường đèo Hải Vân.
? Đường hầm Hải Vân có lợi ích gì so với đường đèo ?
- Đó là dãy Bạch Mã.
- Lắng nghe.
- Đi đường bộ trên sườn đèo Hải Vân hoặc di chuyển qua núi bằng đường hầm Hải Vân.
- Rút ngắn đường đi, an toàn giao thông.
- Lắng nghe.
IV Củng cố – Dặn dò:
V. Rút kinh nghiệm:
TẬP ĐỌC
CON SẺ
I- MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ n

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_27_ban_dep.doc