Giáo án Khoa học lớp 4 - Tuần 18 đến 31 - Nguyễn Ngọc Anh

doc 36 trang Người đăng dothuong Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 4 - Tuần 18 đến 31 - Nguyễn Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Khoa học lớp 4 - Tuần 18 đến 31 - Nguyễn Ngọc Anh
Tuần 18
Khoa học
Không khí cần cho sự cháy
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Làm thí nghiệm chứng minh: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn; muốn sự cháy diễn ra liên tục không khí phải được lưu thông
- Nói về vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: Tuy không duy trì sự cháy nhưng nó dữ cho sự cháy sảy ra không quá mạnh, quá nhanh.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 70, 71 (SGK)
- Chuẩn bị: 2 lọ thuỷ tinh (một to, một nhỏ), hai cây nến bằng nhau. Một lọ thuỷ tinh không có đáy, nến, đế kê ( như hình vẽ )
C. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: Sự chuẩn bị dụng cụ thực hành
III- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi với sự cháy
* Mục tiêu: Làm t. nghiệm CM càng có nhiều KK thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức và hướng dẫn
 - GV chia nhóm và k/ tra dụng cụ t/ nghiệm
 - Cho HS đọc mục thực hành trang 70
B2: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm
 - GV yêu cầu HS quan sát sự cháy rồi ghi lại những nhận xét và ý kiến giải thích
B3: Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
 - GV giúp HS rút ra KL: Càng có nhiều KK thì càng có nhiều ô-xi để duy trì cháy lâu hơn
+ HĐ2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm CM muốn sự cháy diễn ra liên tục KK phải được lưu thông. Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của KK đối với sự cháy
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức và hướng dẫn 
 - GV chia nhóm và kiểm tra dụng cụ
 - Đọc mục thực hành trang 70, 71 
B2: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm như mục I trang 70 và nhận xét kết quả. Làm tiếp thí nghiệm như mục II trang 71 và thảo luận
B3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
 - GV nhận xét và kết luận: Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp KK
 - Hát
 - Các tổ tự kiểm tra chéo dụng cụ và báo cáo
 - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm
 - HS đọc SGK
 - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và ghi ý kiến về: Kích thước của lọ thuỷ tinh; thời gian cháy; giải thích
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và rút ra nhận xét
 - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm
 - HS đọc SGK trang 70, 71
 - HS lần lượt làm 2 thí nghiệm và thảo luận để giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục
 - HS liên hệ việc nhóm và đun bếp củi
 - Đại diện các nhóm báo cáo
 - Nhận xét và bổ sung
IV- Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố:- Nhận xét và đáng giá kết quả và thái độ học tập, làm thí nghiệm của HS.
2. Dặn dò:Học bài, xem trước bài sau.
Khoa học
Không khí cần cho sự sống
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở
- Xác định vai trò của khí ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này vào đời sống
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 72, 73 (SGK)
- Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi; bể cá có bơm không khí
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thậy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: Không khí cần cho sự cháy ntn?
III- Dạy bài mới:
+ HĐ1: T.hiểu vai trò của KK đối với c. người
* Mục tiêu: Nếu dẫn chứng để chứng minh con người cần KK để thở. Xác định vai trò của khí ô-xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng vào đời sống
* Cách tiến hành:
 - Cho HS làm như mục thực hành trang 72
 - HS nín thở và mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở
 - Yêu cầu HS nêu lên được vài trò của KK đối với con người và ứng dụng của nó
+ HĐ2: Tìm hiểu vai trò của KK đối với động vật và thực vật
* Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để CM động vật và thực vật đều cần KK để thở
* Cách tiến hành: 
 - GV cho HS quan sát hình 3, 4 SGK và trả lời
+ Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết?
+ Nêu vai trò của KK đối với đ. vật và thực vật
+ HĐ3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi
* Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này 
* Cách tiến hành:
B1: Cho HS quan sát hình 5, 6 trang 73 và thảo luận theo cặp
B2: Gọi HS trình bày kết quả quan sát và thảo luận: Thành phần nào trong không khí quan trọng với sự thở. Trường hợp nào người phải thở bằng ô-xi?
 - Nhận xét và kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở
 - Hát
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS làm thực hành như trang 72 để dễ dàng nhận thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do thở ra
 - HS nín thở và mô tả lại cảm giác
 - Vài HS nêu
 - HS trả lời: Vì thiếu ô-xi
 - Đối với động vật cũng cần ô-xi để thở, nếu thiếu sẽ bị chết mặc dù đầy đủ thức ăn, uống
 - Thực vật cũng cần hô hấp là hút khí ô-xi
 - HS quan sát hình và thảo luận: Người thợ lặn có thể lặn sâu nhờ bình ô-xi đeo ở lưng; bể cá có nhiều KK hoà tan nhờ máy bơm KK vào nước
 - Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu,... cần phải thở bằng ô-xi
IV- Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố:- Không khí cần cho sự sống như thế nào?
2. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài sau theo nhóm.: nến, vài nén hương( hoặc miếng giẻ).
Tuần 19:
Khoa học
Tại sao có gió?
A. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Làm thí nghiệm CMKK chuyển động tạo thành gió. Giải thích tại sao lại có gió.
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm thổi từ đất liền ra biển
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 74, 75 (SGK); chong chóng
- Chuẩn bị đồ dùng: Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74 SGK; nến, diêm, miếng giẻ
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: KK cần cho sự sống ntn?
III- Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Cho HS quan sát hình trang 74
+ HĐ1: Chơi chong chóng
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh KK chuyển động tạo thành gió
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức hướng dẫn
 - GV kiểm tra chong chóng của HS
 - HS chơi và tìm hiểu : Khi nào chong chóng không quay? quay? Khi nào nhanh, chậm?
B2: Cho HS chơi ngoài sân theo nhóm
 - Cho HS chơi theo nhóm. Nếu đứng yên mà không có gió thì nó có quay không? Tại sao?
Muốn quay phải làm gì?
B3: Làm việc trong lớp
 - Đại diện các nhóm lên báo cáo
 - GV nhận xét và kết luận (SGV) trang 137
+ HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió
* Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao có gió
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức hướng dẫn
 - Cho HS đọc mục T.Hành trang 74 để làm
B2: Nhóm làm thí nghiệm và th/ luận câu hỏi 
B3: Đại diện các nhóm trình bày
 - GV nhận xét kết luận: (SGV-138)
+ HĐ3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của KK trong tự nhiên
* Mục tiêu: G/ thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và đêm từ đất ra biển
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức hướng dẫn
Cho HS làm việc theo cặp và đọc mục BCB-75 để giải thích mục tiêu
B2: HS làm việc theo cặp
B3: Đại diện nhóm trình bày
 - Hát
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS lấy chong chóng đã chuẩn bị
 - Ra sân và thực hành chơi và tự trả lời các câu hỏi GV giao cho: Chong chóng không quay khi không có gió. Quay khi có gió. Gió mạnh quay nhanh. Gió nhẹ quay chậm.
 - Khi không có gió ta cần tạo gió bằng cách chạy. Bạn nào chạy nhanh thì chong chóng quay nhanh.
 - Đại diện các nhóm báo cáo
 - HS đọc mục thực hành trang 74
 - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và thảo luận
 - Đại diện các nhóm trình bày
 - HS đọc mục bạn cần biết trang 75 và thảo luận theo cặp
 - Đại diện nhóm lên trả lời và kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm 
IV- Hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố: Tại sao lại có gió ?
 2. Dặn dò:Về nhà sưu tầm tranh ảnh về các cấp gió.
Khoa học
Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết:
- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ
- Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 76, 77 (SGK); phiếu học tập của nhóm
- Sưu tầm tranh ảnh về các cấp gió
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Tại sao có gió ?
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió
* Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ
* Cách tiến hành
B1: Cho học sinh đọc sgk và tìm hiểu
B2: Cho học sinh quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trang 76 và làm phiếu học tập
 - Chia nhóm và cho học sinh làm phiếu
B3: Gọi một số học sinh lên trình bày
 - Giáo viên nhận xét và chữa bài
+ HĐ2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão
* Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dông bão gây ra và cách phòng chống bão
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo nhóm
 - Cho học sinh quan sát hình 5, 6 và đọc mục bạn cần biết sgk trang 77 và trả lời câu hỏi:
 - Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão
 - Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống. Liên hệ thực tế địa phương
B2: Làm việc cả lớp
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
 - Nhận xét và kết luận
HĐ3: Trò chơi “ Ghép chữ vào hình ”
Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của học sinh về các cấp độ của gió
Cách tiến hành
 - Giáo viên phô tô lại 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 – sgk và viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời
 - Gọi HS thi gắn chữ vào hình cho phù hợp
 - Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc
 - Hát
 - Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh đọc sách giáo khoa và tìm hiểu về cấp độ của gió ( 13 cấp độ )
 - Học sinh điền vào phiếu theo thứ tự :
 - Cấp 5- gió khá mạnh; Cấp 9- Gió dữ ( bão to ); Cấp 0- không có gió; Cấp 7- gió to ( bão ); Cấp 2- gió nhẹ.
 - Học sinh quan sát hình 5, 6 sgk và trả lời
 - Bão xảy ra là có gió lớn gây thiệt hại về người và của như đổ nhà, cây cối, cột điện...
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh tự liên hệ địa phương
 - Học sinh lắng nghe yêu cầu
 - Các nhóm tiến hành chơi
IV- Hoạt động nối tiếp: 1: củng cố:- Người ta phân chia thành mấy cấp gió ?
 2: Dặn dò: học bài, Sưu tầm tranh ảnh về bầu không khí trong lành và ô nhiễm.
Tuần 20
Khoa học
Không khí bị ô nhiễm
A. Mục tiêu : Sau bài học học sinh biết
- Phân biệt không khí sạch ( trong lành ) và không khí bẩn ( không khí bị ô nhiễm ) 
- Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bầu không khí
B. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 78, 79 sgk
- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về bầu không khí trong sạch và bị ô nhiễm
C. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Nêu cách phòng và chống bão
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch
* Mục tiêu: Phân biệt được không khí sạch và không khí bẩn
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo cặp
 - Cho học sinh quan sát hình ở trang 78, 79 sgk và chỉ ra đâu là không khí sạch ? Không sạch ?
B2: Làm việc cả lớp
 - Gọi một số học sinh trình bày kết qủa
 - Giáo viên nhận xét và kết luận: Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỷ lệ thấp không làm hại đến sức khoẻ con người. Không khí bẩn là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, bụi....có hại cho sức khoẻ con người...
+ HĐ2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
* Mục tiêu: Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí
* Cách tiến hành
 - Cho học sinh liên hệ thực tế
 - Giáo viên nhận xét và kết luận: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm là do bụi tự nhiên, bụi núi lửa, bụi do hoạt động của con người. Do khí độc của sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy than đá, dầu mỏ, tàu xe, nhà máy....
 - Hát 
 - Hai em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh quan sát hình 78, 79 sgk và chỉ ra hình 1 là ô nhiễm; Hình 2 là trong lành vì có cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng; Hình 3, 4 cũng là ô nhiễm
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh tự liên hệ thực tế trong cuộc sống hàng ngày
 - Nhận xét và bổ xung
IV- Hoạt động nối tiếp :
1. Củng cố:- Nêu những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm
2. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị dụng cụ cho bài học sau
Khoa học
Bảo vệ bầu không khí trong sạch
A. Mục tiêu: sau bài học, HS biết
- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Cam kết hực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 80, 814 SGK
- Sưu tần các tư liệu, tranh, ảnh; giấy, bút màu...
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: Nêu nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm ?
III- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch
* Mục tiêu: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu KK trong lành
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo cặp
Cho HS quan sát hình 80,81và trả lời
B2: Làm việc cả lớp
 - Gọi một số HS trình bày kết quả
 - Cho HS liên hệ bản thân, gia đình...
 - GV nhận xét và kết luận: Chống ô nhiễm KK bằng cách thu gom và sử lí rác, phân hợp lí. Giảm lượng khí thải độc hại.... Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh
+ HĐ2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch
* Mục tiêu: Bản thân HS cam kết bảo vệ bầu KK trong sạchvà tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức và hướng dẫn
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
B2: Thực hành
 - Cho HS thực hành theo nhóm
 - GV đi đến các nhóm để kiểm tra và giúp đỡ
B3: Trình bày và đánh giá
 - Cho HS treo sản phẩm
 - Gọi đại diện các nhóm phát biểu cam kết
 - GV đánh giá và nhận xét
 - Hát
 - Vài HS trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - HS quan sát hình 80, 81 và trả lời: Các hình 1,2, 3, 5, 6, 7 là những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành. Còn H 4 là không nên làm
 - Một số HS báo cáo kết quả
 - HS tự liên hệ về biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành
 - Các nhóm nhận nhiệm vụ
 - HS phân công vẽ tranh cổ động và viết cam kết bảo vệ bầu không khí trong lành
 - HS thực hành theo nhóm
 - Các nhóm trình bày 
IV- Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố:- Cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch
2. Dặndò:- Dặn dò về nhà
Tuần 21
Khoa học
Âm thanh
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
- Nêu được VDoặc làm thí nghiệm đơn giản CM về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh
B. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị theo nhóm: ống bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, một ít giấy vụn....
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh
* Mục tiêu:Biết được các âm thanh xungquanh
* Cách tiến hành
 - Cho học sinh nêu các âm thanh mà em biết và phân loại
+ HĐ2: Thực hành cách phát ra âm thanh
* Mục tiêu: HS biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra â/thanh
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo nhóm
 - Cho các nhóm tạo ra âm thanh với các vật cho trên hình 2- trang 82
B2: Làm việc cả lớp
 - Các nhóm báo cáo kết quả
+ HĐ3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản CM về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh cuả một số vật
* Cách tiến hành
B1: Giáo viên giao nhiệm vụ
 - Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở trang 83
B2: Các nhóm báo cáo kết quả
B3: Làm việc theo cặp để tay vào yết hầu để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói
+ HĐ4: Trò chơi “ Tiếng gì, ở phía nào thế ”
* Mục tiêu: Ph/ triển th/ giác, phân biệt được các âm thanh khác nhau, định hướng nơi phát
* Cách tiến hành: Một nhóm gây tiếng động. - Một nhóm phát hiện tiếng động phát ở đâu
 - Nhận xét và tuyên dương
 - Hát
 - Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh nêu các âm thanh và phân loại âm thanh nào do con người gây ra, âm thanh nào thường nghe được sáng sớm, ban ngày, buổi tối...
 - Học sinh thực hành tạo ra âm thanh với các dụng cụ đã chuẩn bị như hình 2 trang 82
 - Các nhóm báo cáo kết quả làm việc
 - Học sinh lắng nghe và thực hành làm thí nghiệm gõ trống để liên hệ sự rung động của trống và âm thanh do trống phát ra
 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả
 - Học sinh thực hành để nhận biết được âm thanh do các vật rung động phát ra
 - Học sinh thực hành chơi
IV- Hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố: Có những cách nào để cho vật phát ra âm thanh.
 2. Dặn dò: Học bài, xem trước bài sau.
Khoa học
Sự lan truyền âm thanh
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể
- Nhận biết được tai ta nghe được những âm thanh rung động từ các vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường ( khí lỏng hoặc rắn ) tới tai.
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền khi xa nguồn
- Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng
B. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị nhóm: 2 ống bơ, vài vụn giấy, 2 miếng ni lông, dây chun, trống, đồng hồ...
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Âm thanh được phát ra do đâu
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh
* Mục tiêu: Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai
* Cách tiến hành
B1: Tại sao tai ta nghe được tiếng trống
 - Cho học sinh quan sát hình 1 trang 84
B2: HS dự đoán h/ tượng và t/ hành thí nghiệm
B3: Thảo luận về nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai
+ HĐ2: Tìm hiểu về sự lan truyền của âm thanh qua chất lỏng, chất rắn
* Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn
* Cách tiến hành
B1: Cho học sinh làm thí nghiệm như hình 2 trang 85
B2: Học sinh liên hệ với kinh nghiệm hiểu biết để tìm thêm các dẫn chứng cho sự truyền âm của âm thanh qua chất lỏng và rắn
+ HĐ3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn
* Mục tiêu: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi và lan truyền ra xa nguồn âm 
* Cách tiến hành
 - Cho học sinh làm thí nghiệm về âm thanh khi lan truyền thì càng xa nguồn càng yếu đi
+ HĐ4: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại
* Mục tiêu: Củng cố vận dụng tính chất âm thanh có thể lan truyền qua vật rắn
* Cách tiến hành: Cho từng nhóm thực hành làm điện thoại ống nối dây
 - Hát 
 - Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh quan sát hình 1 trang 84 và dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi gõ trống
 - Tiến hành làm thí nghiệm và quan sát các vụn giấy nảy
 - Học sinh giải thích: khi rungđộng lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm các vụn giấy chuyển động
 - Học sinh làm thí nghiệm như hình 2 trang 85 để rút ra kết luận âm thanh có thể truyền qua chất lỏng hoặc chất rắn ví dụ :
 - áp tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa từ xa
 - Cá nghe thấy tiếng chân người bước...
 - Học sinh thực hành làm thí nghiệm để chứng minh về âm thanh khi lan truyền càng xa nguồn thì càng yếu đi
 - Các nhóm thực hành làm điện thoại nối dây
IV- Hoạt động nối tiếp :1. Củng cố: Sự lan truyền âm thanh trong môi trường như thế nào 
 2. Dặn dò:CB sau: tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
Tuần 22
Khoa học
Âm thanh trong cuộc sống
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể
- Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống ( giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe; - Dùng để làm tín hiệu : tiếng trống, tiếng còi xe...)
- Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
B. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị theo nhóm: 5 chai hoặc cốc giống nhau, tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống, tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau
- Một số đĩa, băng cát sét, đài cát sét.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Nêu ví dụ về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn
III- Dạy bài mới
Khởi động: Tr/ chơi “Tìm từ diễn tả âm thanh”
 - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm chơi: Một nhóm nêu tên nguồn phát âm thanh. Một nhóm tìm từ phù hợp diễn tả âm thanh
+ HĐ1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống...
* Cách tiến hành
B1: Cho

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hk2.doc