Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 20: Không khí bị ô nhiễm bảo vệ bầu không khí trong sạch (Tiết 1) - Năm học 2016-2017 -

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 20: Không khí bị ô nhiễm bảo vệ bầu không khí trong sạch (Tiết 1) - Năm học 2016-2017 -", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 20: Không khí bị ô nhiễm bảo vệ bầu không khí trong sạch (Tiết 1) - Năm học 2016-2017 -
TUẦN 19 Thứ tư, ngày 11 tháng 01 năm 2017
KHOA HỌC
BÀI 20. KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH (TIẾT 1)
I. Mục tiêu : 
 Sau bài học, em :
- Xác định được không khí sạch và không khí bị ô nhiễm. 
- Nêu được những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra với con người.
- Trình bày được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị :
 - Tài liệu Hướng dẫn học Môn Khoa học 4
III. Các hoạt động học tập :
A. Hoạt động cơ bản
Quan sát và trả lời 
- Lần lượt tưởng tượng các em đang ở trong môi trường không khí được thể hiện trong hình 1 & hình 2 (TLHDH)
- Hãy nhận xét bầu không khí ở hình 1 & hình 2. Dựa vào kết quả quan sát bầu không khí để đặt tên cho hai hình đó.
- HS làm việc nhóm → GV kiểm tra → KQ
+Hình 1: Là nơi bầu không khí bị ô nhiễm, ở đây có nhiều ống khói nhà máy đang thải những đám khói đen lên bầu trời và lò phản ứng hạt nhân đang thải khói và lửa đỏ lên bầu trời.
 +Hình 2: Là nơi bầu không khí sạch, cao và trong xanh, cây cối xanh tươi, không gian rộng, thoáng đãng.
- Nguyên nhân nào làm cho bầu không khí bị ô nhiễm? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhiệm vụ 2
Quan sát các hình 3-4 và trả lời:
- Liệt kê những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí trong hình 3&4
- HS làm việc nhóm → GV kiểm tra: 
-Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do:
 +Do khí thải của nhà máy.
 +Khói, khí độc của các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe chở hàng thải ra.
 +Bụi, cát trên đường tung lên khí có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông.
 +Mùi hôi thối, vi khuẩn của rác thải thối rữa.
- Ngoài nguyên nhân làm ô nhiễm không khí trong hình 3&4, trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, để tìm hiểu kĩ hơn chúng ta cùng sang nhiệm vụ 3
Liên hệ thực tế và trả lời 
 Kể tên một số hoạt động trong đời sống hàng ngày của chúng ta góp phần làm ô nhiễm không khí.
- HS trả lời cá nhân: 
 +Khói nhóm bếp than của một số gia đình.
 +Đốt rừng, đốt nương làm rẫy.
 +Sử dụng nhiều chất hoá học, phân bón, thuốc trừ sâu.
 +Vứt rác bừa bãi tạo chỗ ở cho vi khuẩn, 
Sống trong môi trường không khí ô nhiễm, chúng ta có thể mắc những bệnh gì? 
- HS trả lời cá nhân: 
+Gây bệnh viêm phế quản mãn tính
+Gây bệnh ung thư phổi.
+Bụi vô mắt sẽ làm gây các bệnh về mắt.
+Gây khó thở.
- HS trả lời → Gv nhận xét 
 GV chốt ý: Có nhiều nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm, nhưng chủ yếu là do:
 +Bụi: bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người ở vùng đông dân: bụi đường do xe cộ sinh ra, bụi xi măng, bụi than của các nhà máy, bụi ở công trường xây dựng, bụi phóng xạ, 
 +Khí độc: Các khí độc sinh ra do sự lên men, thối của các sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học.
- KK bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh như: bệnh đường hô hấp, ung thư, các bệnh về mắt,  
-Để giữ cho bầu không khí trong sạch chúng ta cần phải làm gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu sang nhiệm vụ 4.
Quan sát và trả lời
- HS quan sát các hình 5-9 và trả lời câu hỏi: nên và không nên làm gì để giữ cho bầu không khí trong sạch
- HS làm việc nhóm → GV kiểm tra: H5 nên làm, H6-9 là những việc không nên làm
- GV nhận xét kết hợp GDHS: Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí; Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp,; Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu KK trong sạch.
5. Đọc kĩ nội dung sau
- HS đọc kĩ nội dung TL 
- GV kiểm tra: Nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí? Chống ô nhiễm không khí bằng cách nào?
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau
- Nhận xét tiết học (tuyên dương HS tích cực học tập)
TUẦN 19 Thứ tư, ngày 11 tháng 01 năm 2017
KHOA HỌC
BÀI 20. KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH (TIẾT 1)
I. Mục tiêu : 
 Sau bài học, em :
- Xác định được không khí sạch và không khí bị ô nhiễm. 
- Nêu được những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra với con người.
- Trình bày được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị :
 - Tài liệu Hướng dẫn học Môn Khoa học 4
III. Các hoạt động học tập :
a) Kiểm tra bài cũ: HS trả lời câu hỏi nội dung bài Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão.
	- GV nhận xét ghi điểm.
b) Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Không khí có ở mọi nơi trên Trái Đất. Không khí rất cần cho sự sống của mọi sinh vật. Không khí không phải lúc nào cũng trong lành. Nguyên nhân nào làm không khí bị ô nhiễm? Không khí bị ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người, thực vật, động vật? các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về KK bị ô nhiễm và KK trong sạch.
- MT: - Phân biệt KK sạch và KK bẩn.
	HS quan sát các hình 1&2 thảo luận nội dung sau: 
	- Hình nào thể hiện bầu KK trong sạch? Hình nào thể hiện bầu KK bị ô nhiễm? Chi tiết nào cho em biết điều đó?
- HS thảo luận nhóm 4 
	- Đại diện nhóm nêu kết quả- nhóm khác nhận xét – bổ sung
+Hình 1: Là nơi bầu không khí bị ô nhiễm, ở đây có nhiều ống khói nhà máy đang thải những đám khói đen lên bầu trời và lò phản ứng hạt nhân đang thải khói và lửa đỏ lên bầu trời.
 +Hình 2: Là nơi bầu không khí sạch, cao và trong xanh, cây cối xanh tươi, không gian rộng, thoáng đãng.
- GV: Các em đã nhận biết được hình ảnh thể hiện bầu không khí sạch, bầu không khí bị ô nhiễm qua các hình trong sách giáo khoa. Vậy không khí như thế nào là sạch và không khí như thế nào là bẩn các em sẽ trả lời cho cô qua bài tập sau. Nhưng trước khi làm bài tập em hãy nhắc lại cho cô biết Không khí có những tính chất gì? (trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định).
- GV phát phiếu bài tập. HS làm cá nhân trên phiếu bài tập. 
PHIẾU BÀI TẬP
Điền các từ : không màu, bụi, khói, không vị, khí độc, vi khuẩn, không mùi, tỉ lệ thấp, hại, sức khỏe vào những chỗ còn trống trong các câu sau cho phù hợp: 
a) Không khí sạch là không khí trong suốt, , , , chỉ chứa khói, , , vi khuẩn với một , không làm hại đến của con người.
 b) Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại , khí độc, các loại , quá tỉ lệ cho phép, có  cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
HS nêu kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét chốt ý: 
+Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ của con người.
 +Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
HS nhắc lại Thế nào là không khí sạch? Thế nào là không khí bị ô nhiễm? 
- KL: Không khí sạch là không khí không có những thành phần gây hại đến sức khoẻ con người. Không khí bị ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác
2. Hoạt động 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm KK.
 - MT: -HS nêu được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu KK. 
- GV: Không khí bị ô nhiễm là không khí có chứa nhiều bụi, khói, mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến người, động vật, thực vật. Vậy nguyên nhân nào làm nhiễm bẩn bầu không khí các em cùng quan sát hình 3&4, thảo luận.
HS làm việc nhóm đôi – nêu kết quả, nhận xét bổ sung.
GV:Em hãy cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
HS trả lời – HS khác nhận xét – bổ sung 
 -Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do:
 +Do khí thải của nhà máy.
 +Khói, khí độc của các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe chở hàng thải ra.
 +Bụi, cát trên đường tung lên khí có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông.
 +Mùi hôi thối, vi khuẩn của rác thải thối rữa.
- Ngoài nguyên nhân làm ô nhiễm không khí trong hình 3&4, trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, để tìm hiểu kĩ hơn chúng ta cùng sang hoạt động tiếp theo
Hoạt động 3. Liên hệ thực tế và trả lời 
a) Kể tên một số hoạt động trong đời sống hàng ngày của chúng ta góp phần làm ô nhiễm không khí.
- Hs trả lời cá nhân
 +Khói nhóm bếp than của một số gia đình.
 +Đốt rừng, đốt nương làm rẫy.
 +Sử dụng nhiều chất hoá học, phân bón, thuốc trừ sâu.
 +Vứt rác bừa bãi tạo chỗ ở cho vi khuẩn, 
b) Sống trong môi trường không khí ô nhiễm, chúng ta có thể mắc những bệnh gì? 
- HS trả lời cá nhân: 
+Gây bệnh viêm phế quản mãn tính
+Gây bệnh ung thư phổi.
+Bụi vô mắt sẽ làm gây các bệnh về mắt.
+Gây khó thở.
- GV Kết luận : KK bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh như: bệnh đường hô hấp, ung thư, các bệnh về mắt,  
- GDHS ý thức BVMT: Không khí ô nhiễm gây ra nhiều bệnh có hại cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta cần hạn chế những việc làm gây ô nhiễm không khí. Cụ thể như không vất rác bừa bãi, nhà ở hạn chế để bụi bẩn, hạn chế việc sử dung bếp có hun khói 
-Để giữ cho bầu không khí trong sạch chúng ta cần phải làm gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu sang hoạt động 4.
4. Hoạt động 4. Quan sát và trả lời
- HS quan sát các hình 5-9 và trả lời câu hỏi: nên và không nên làm gì để giữ cho bầu không khí trong sạch
- HS làm việc nhóm → GV kiểm tra: H5 nên làm, H6-9 là những việc không nên làm
- GV nhận xét kết hợp GDHS: Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí; Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp,; Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu KK trong sạch.
GV nhận xét tiết học 
 Dặn dò HS: Các em về nhà tìm hiểu xem những việc gì nên làm và những việc không nên làm để giữ bầu không khí trong sạch. Địa phương em đã làm những việc gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch
	 Người thực hiện
 Phan Trần Như Nguyện

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_VNEN.doc