Giáo án Hoạt động ngoài giờ lớp 1 - Bài 1: An toàn và nguy hiểm - Năm học 2016-2017 - Hoàng Thị Thùy

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lớp 1 - Bài 1: An toàn và nguy hiểm - Năm học 2016-2017 - Hoàng Thị Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lớp 1 - Bài 1: An toàn và nguy hiểm - Năm học 2016-2017 - Hoàng Thị Thùy
Tuần 3
Tiết 1 
Ngày dạy
Lớp
Chiều 23/9/2016
1A
Bài 1: An toàn và nguy hiểm
A. MỤC TIÊU 
	Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
- Nhận biết được những tình huống , hành động nguy hiểm hay an toàn ở nhà, ở trường, hay khi em tham gia giao thông...
- Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà hay ở trường...
- Biết hợp tác với bạn khác để hoàn thành một công việc thông qua trò chơi đưa bóng
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Giáo viên chuẩn bị nhạc bài hát, bóng bay
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Giới thiệu
 Giáo viên giới thiệu nội dung bài học
III. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
- Yêu cầu quản ca của lớp bắt nhịp hát bài “Tạm biệt búp bê thân yêu” 
- Giáo viên mở nhạc bài hát “Tạm biệt búp bê thân yêu”
- GV giới thiệu: Các em ạ như vậy sau ban năm gắn bó với trường mầm non thân yêu, các em được chơi với nhiều đồ chơi như: búp bê, bộ xếp chữ. Vậy các em hãy cho cô biết khi chơi với búp bê, búp bê có làm em bị đau không?
- Vậy hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu một số tình huống, hành động nguy hiểm và an toàn khi chơi ở nhà hay ở trường hay khi em tham gia giao thông nhé.
* Hoạt động 2: Trải nghiệm và khám phá
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách trải nghiệm và khám phá bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Nếu nhóm em chọn đáp án đúng thì nhóm giơ cờ màu xanh, còn nếu nhóm chọn đáp án sai thì em chọn đáp án màu đỏ. Mỗi câu hỏi các em suy nghĩ trong 30 giây và giơ đáp án.
- Câu hỏi gồm:
	Câu 1: Khi ở nhà em chơi với búp bê có an toàn không?
	Câu 2: Bạn An và bạn Hà trong giờ học mỹ thuật cầm kéo chọc nhau có an toàn không?
	Câu 3: Các bạn đá bóng dưới lòng đường có nhiều xe cộ đi lại có an toàn không?
	Câu 4: Các bạn chơi đá bóng ở trong sân bóng của trường có đúng không?
	Câu 5: Bạn Hà khi chơi ở nhà tuyệt đối không sờ lên các ổ điện theo em đúng hay sai?
	Câu 6: Em thích chơi trong bếp khi mẹ đang nấu ăn theo em đúng hay sai?
	Câu 7: Các bạn lớp mình rất thích trèo lên bàn ghế theo em như vậy có nguy hiểm không?
	Câu 8: Hôm nay bạn Khanh được mẹ cho đi chợ phố, nhìn cái gì Khanh cũng thích nên quên mất lời mẹ là phải nắm lấy tay mẹ, như vậy bạn Khanh có đúng không?
	Câu 9: Do trời nóng nực quá nên các bạn rủ nhau đi tắm sông như vậy có an toàn không?
Giáo viên cho một số em kể lại các tình huống mà em bị đau ở nhà, ở trường hoặc đi trên đường và từ đó giáo viên rút ra kết luận để giúp học sinh tránh một số tình huống không an toàn.
* Hoạt động 3: Trò chơi
	- Giáo viên nêu luật chơi như sau: Hai bạn trong tổ cùng cầm tay nhau và dùng hai má đưa quả bóng vào rổ. Sau khi nhóm thứ nhất đưa bóng vào rổ và về vị trí xuất phát thì đến hai bạn khác. Nếu bóng rơi giữa đường thì các bạn phải quay lại vị trí xuất phát. Và giáo viên mở bài hát “Em yêu trường em” trong mỗi phần thi của mỗi tổ.
	IV. Củng cố
Giáo viên rút ra kết luận: Để đảm bào an toàn cho bản thân, các em cần:
+ Không chơi các trò chơi nguy hiểm như dùng các vật sắc dọa nhau, đá bóng trên vỉa hè.
+ Không chơi ở một số nơi không an toàn như trong bếp khi mẹ nấu ăn, chơi với ổ điện.
+ Khi đi đến đám đông phải nắm tay người lớn.
+ Không được tự ý đi tắm sông, hay chơi ở các bờ sông suối khi không có người lớn
Giáo viên nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_HDNGLL_ve_an_toan_giao_thong_tiet_2.doc