Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn
KẾ HOẠCH THÁNG 12
Thứ/ngày
Môn học
Chiều
Hai
1/12
HĐNGLL
GD KNS
 ATGT
Uống nước nhớ nguồn (2 tiết)
Chủ đề 4: Kĩ năng tự bảo vệ mình (1 tiết)
Chủ đề 4: Thực hành đi xe đạp (1 tiết)
Thứ 2 ngày 1 tháng 12 năm 2016
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được công lao to lớn và những chiến công hiển hách của các vị anh hùng dân tộc trong quá trình đấu tranh, bảo vệ đất nước chống ngoại xâm.
- Giáo dục các em lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
- Giúp HS hình thành những tình cảm tốt đẹp, lòng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ đang canh giữ vùng biển đảo, biên giới của Tổ quốc.
- Rèn luyện kĩ năng viết, thể hiện cảm xúc ở các em.
- Tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
- Giúp HS hiểu được gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là những gia đình có những đóng góp to lớn về con người, của cải vật chất cho cách mạng, cho đất nước.
- Giáo dục HS lòng biết ơn, kính trọng đối với các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
- Tổ chức theo quy mô lớp hoặc toàn trường.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, câu đố, câu hỏi liên quan đến các trận đánh lớn, các anh hùng giải phóng dân tộc.
- Bảng, phấn màu để kẻ ô chữ, máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Cờ hoặc chuông báo tín hiệu trả lời cho các đội chơi.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV: 
Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được:
- Chủ đề của cuộc thi.
- Nội dung thi: Thi tìm hiểu về các vị anh hùng dân tộc.
- Hình thức thi: Mỗi nhóm sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 3 – 4 người, trong đó có một nhóm trưởng.
- Luật chơi:
+ Các đội thi sẽ lựa chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm.
+ Mỗi ô hàng ngang sẽ chứa một từ khóa. Thời gian cho mỗi câu trả lời là 15 giây.
+ Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi, đội nào có tín hiệu sẽ được trả lời trước. Nếu câu trả lời không đúng, cơ hội trả lời sẽ được dành cho các đội còn lại. Trường hợp các đội không có câu trả lời khi hết giờ hoặc các câu trả lời đều chưa chính xác thì cơ hội trả lời sẽ dành cho cổ động viên.
+ Mỗi câu trả lời đúng (ô chữ hàng ngang) sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai không được tính điểm.
+ Nếu đội nào tìm ra được từ khóa (ô chữ hàng dọc) sẽ được cộng 30 điểm, trả lời sai sẽ mất quyền chơi.
* Đối với HS:
- Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, bài thơ, bà hát, về chủ đề “các anh hùng dân tộc”.
- Phân công trang trí (sân khấu, kê bàn ghế, hoa, nước, ) phụ trách gói phần thưởng.
- Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Viết giấy mời đại biểu.
Bước 2: Tổ chức cuộc thi
- Ổn định tổ chức.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua nội dung chương trình, các phần thi.
- Giới thiệu Ban giám khảo.
- Phổ biến luật chơi.
- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang mà các đội 1, 2, 3, 4 lựa chọn.
- Đối với những câu trả lời khó, MC sẽ mời thầy cô cố vấn cho lĩnh vực đó giải đáp.
- Đan xen giữa các phần thi, là các tiết mục văn nghệ.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng
- BGK hội ý để đánh gái, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội.
- Trong khi BGK hội ý, đội văn nghệ tổ chức một số tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
- Công bố kết quả cuộc thi. MC mời đại diện các đội thi đạt giải lên nhận phần thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp.
- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến.
- MC cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
HOẠT ĐỘNG 2: VIẾT THƯ CHO CÁC CHIẾN SĨ 
Ở BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO
I. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
- Tổ chức theo quy mô lớp.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tư liệu, tranh ảnh, băng hình về hoạt động bảo vệ Tổ quốc của các chiến sĩ đóng quân nơi biên giới, hải đảo.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV:
- Thông báo chủ đề hoạt động đến tất cả HS trong lớp (khối lớp).
- Nội dung: Viết thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ đang đóng quân nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Qua đó bày tỏ tình cảm yêu quí, lòng biết ơn đối với các chú bộ đội đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới, hải đảo thiêng liêng của đất nước.
- Hình thức: Mỗi HS/ nhóm HS viết 1 bức thư theo chủ đề trên.
Lưu ý: Thư viết tay, không được đánh máy, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng.
* Đối với HS:
- Thực hiện theo yêu cầu của Ban tổ chức. Nội dung bức thư được viết theo đúng chủ đề qui định.
- Trình bày mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng.
- Bài viết được cho vào bì thư, ghi rõ họ tên, lớp, trường mình đang học và nộp về BTC cuộc thi đúng thời gian qui định.
- Ngoài bì thư ghi rõ:
+ Người gửi
+ Người nhận: Gửi các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo.
Bước 2: Tổ chức đọc và gửi thư
- Ổn định tổ chức (có thể hát bài hát liên quan đến chủ đề).
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- BTC thông báo số lượng thư đã nhận được của HS.
- Một số HS/ nhóm HS có thể đọc thư của mình đã viết cho cả lớp cùng nghe.
- Đóng gói các bức thu.
- Hát và đọc thơ về “anh Bộ đội”.
- GV phát biểu ý kiến; cảm ơn tình cảm tốt đẹp của HS đối với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đạo và nhấn mạnh rằng các lá thư của các em sẽ có tác dụng động viên rất lớn đối với các anh bộ đội. 
------------------------------------------------
Giáo dục kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 4: KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ MÌNH (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
 	- Biết cách tự bảo vệ mình trong các tình huống ở bài tập 3,4.
- Biết cách tự bảo vệ mìnhthông qua cách đóng vai ở bài tập 5.
 	- HS hiểu được tự bảo vệ mình là một kĩ năng sống rất quan trọng để giúp trẻ em tự bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe và tính mạng của bản thân.
 - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 	*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
 	*HĐ2: Xử lí tình huống
 	- Yêu cầu HS đọc tình huống của bài tập 3 trang 25: Đánh dấu + vào trước những tình huống mà trẻ em có nguy cơ bị buôn bán, bắt cóc hoặc xâm hại tình dục.
 	- HS suy nghĩ và đưa ra quyết định.
 	- GV giúp HS đưa ra kết luận đúng, đánh dấu + vào trước các tình huống 1, 4, 6, 7, 10, 11, 12, 13
 * HĐ 3 : Giải quyết tình huống: Cách phòng tránh từ xa các nguy cơ.
 	- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 4 trang 26. Theo em, để phòng tránh từ xa nguy cơ bị xâm hại, bị buôn bán, bắt cóc, chúng ta cần phải làm gì?( Đánh dấu + vào trước những việc làm mà trẻ em cần thực hiện.)
 	 - GV cùng cả lớp đưa ra cách giải quyết: Đánh dấu + vào trước các tình huống, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13
- Qua bài tập này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải biết bảo vệ mình bao gồm cả việc biết nhận dạng các tình huống có nguy cơ, biết tránh xa các tình huống có nguy cơ và biết ứng phó phù hợp khi rơi vào những tình huống có thể gâyđó.)
*HĐ4: Tìm hiểu thông tin
 	- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 5 trang 27: Hãy cùng các bạn đóng vai thực hành cách ứng xử cần thiết khi em cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm, hay xâm hại tình dục em (dù là người lạ, người quen hay là người thân) theo các hướng dẫn.
 	- HS suy nghĩ và đưa ra quyết định.
 	* HĐ 5: Đóng vai.
 	- Yêu cầu HS lần lượt đóng vai theo các yêu cầu bài tập 5 trang 27. 
 	- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung.
 - Đưa ra kết luận: Các hướng dẫn ở bài tập chính là các cách ứng xử cần thiết khi em cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm, hay xâm hại tình dục em (dù là người lạ, người quen hay là người thân.)
- Qua bài tập này em rút ra cho mình bài học gì? (Trong cuộc sống cần phải biết bảo vệ mình bao gồm cả việc biết nhận dạng các tình huống có nguy cơ, biết tránh xa các tình huống có nguy cơ và biết ứng phó phù hợp khi rơi vào những tình huống có thể gây đó.)
*HĐ 6: Củng cố, dặn dò:
 	- Biết cách tự bảo vệ mình mang lại cho em lợi ích gì?
 	- Kể tên một số việc làm mà em cho là biết tự bảo vệ mình trong cuộc sống hằng ngày?
 	- Dặn dò: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
------------------------------------------------
An toàn gia thông
LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I. Mục tiêu .
	- Học sinh biết giải thích so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn. Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường bộ an toàn ĐBAT đi tới trường ...
	- Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường . Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn.
	- Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II. Đồ dùng day - học:
	- GV: Phiếú thảo luận, thước để chỉ, sơ đồ bằng giấy lớn.
	- HS: SGK, vở
III. Các hoạt dạy - học chủ yếu:
1. Ổn định tổp chức.
2. Bài mới.
*Hoạt động 1: Ôn bài trước. 
a- Mục tiêu.
- Giúp học sinh nhớ lại kiến thức bài đi xe đạp an toàn.
b- Cách tiến hành
Hoạt động cá nhân.
+ Em muốn đi ra đường bằng xe đạp để bảo đảm an toàn em có những điều kiện gì?
+ Khi đi xe đạp ra đường em cần thực hiện tốt những qui định gì?
c- Kết luận : Nhắc lại kiến thức đi xe đạp trên đường.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn: 
a-Mục tiêu:
- HS hiểu ntn là con đường đi an toàn. Có ý thức và cách lựa chọn con đường đi an toàn để đi học.
b- Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
+Theo em con đường hay đoạn đường ntn là an toàn?
+ Theo em con đường ntn là con đường không an toàn?
- GV nhận xét
c- Kết luận : Nêu những điều kiện đảm bảo con đường an toàn.
*Hoạt động 3: Chọn con đường đi an toàn đến trường. 
a- Mục tiêu:
- HS biết vận dụng kiến thức về con đường an toàn để đi học hay đi chơi.
- HS xác định được những điểm ,đoạn đường kém an toàn.
b- Cách tiến hành:
- GV đưa ra sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có 2 - 3 đường đi đẻ học sinh quan sát.
- GV chọn 2 điểm trên sơ đồ.
- GV gọi 1 - 2 học chỉ ra con đường đi an toàn từ A-B.
- Y/C học sinh phân tích.
c- Kết luận :
- Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường đi an toàn dù phải đi xa hơn.
* Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ. 
a- Mục tiêu:
- HS biết vận dụng vào thực tế con đường đi học của các em...
- Luyện cho HS biết tự vạch cho mình đường đi học an toàn nhất.
b- Cách tiến hành
- Gọi 1-2 em học sinh lên giới thiệu con đường từ nhà em đến trường.
+ Em có thể đi đường nào khác đến trường? vì sao em không chọn con đường đó?
c- Kết luận:
- Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp ,các em cần lựa chọn con đường đi tới trường hợp lí và bảo đảm an toàn :Ta chỉ đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn.
V. Củng cố:
+ Em có thể chọn con đường đi qua sông suối để đi gần hơn không?
? Đi như thế nào là an toàn.
VI. Tổng kết - Dặn dò: 
=> Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông các em phải....
- Về nhà học bài thực hiện như bài học và chuẩn bị bài sau.
- NX tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HĐNGLL tháng 12.doc