Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 10: Vòng tay bè bạn - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 10: Vòng tay bè bạn - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 10: Vòng tay bè bạn - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn
KẾ HOẠCH THÁNG 10
Thứ/ngày
Môn học
Chiều
Hai
6/10
HĐNGLL
GD KNS
 ATGT
Vòng tay bè bạn (2 tiết)
Chủ đề 2: Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người (1 tiết)
Chủ đề 2: Chiếc xe đạp an toàn (1 tiết)
Thứ 5 ngày 6 tháng 10 năm 2016
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ
Hoạt động 1: Nge kể chuyện: “Gương học sinh nghèo vượt khó” 
I. Mục tiêu
- HS biết cảm thông với những khó khăn của các bạn HS nghèo vượt khó.
- Biết học tập tinh thần nỗ lực vươn lên của các HS nghèo vượt khó.
- Giáo dục HS có ý thức quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. Tài liệu và phương tiện
- Các mẩu chuyện sưu tầm ở lớp, ở trường hoặc qua sách báo, truyện, mạng Internet về tấm gương HS nghèo vượt khó.
- Hình ảnh hoặc đoạn phim tư liệu (nếu có) về những tấm gương HS nghèo vượt khó.
III. Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 – 2 tuần GV phổ biến yêu cầu HS sưu tầm những gương HS vượt khó ở lớp, ở trường hoặc những câu chuyện, bài viết, mẩu tin, băng hình, tranh ảnh, sưu tầm qua các phương tiện thông tin đại chúng về gương HS nghèo vượt khó. Ai sưu tầm được sẽ đăng kí để thầy cô giáo sắp xếp tiết mục kể chuyện trong tuần tới.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
Bước 2: Kể chuyện
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu ý nghĩa của buổi kể chuyện.
- MC lần lượt giới thiệu và mời các bạn lên kể câu chuyện hoặc giới thiệu tranh ảnh, băng hình về HS nghèo vượt khó mà mình đã sưu tầm được.
- Sau mỗi phần kể của HS, MC/ GV có thể tổ chức cho lớp cùng trao đổi: Bạn có suy nghĩ gì về tấm gương vượt khó đó?
- Xen kẽ giữa các phần kể của HS là các tiết mục văn nghệ và một số câu chuyện, băng hình mà GV đã sưu tầm được.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
- GV khen ngợi những HS đã sưu tầm và kể những câu chuyện cảm động về tinh thần vượt khó của các bạn HS nghèo. Nhắc nhở HS hãy học tập gương vượt khó vươn lên trong học tập của các bạn.
- Khuyến khích HS trong lớp hãy thu gom sách vở, đồ dùng, đồ chơi, quần áo, của mình để giúp đỡ cho các bạn nghèo ở lớp, ở trường hay các bạn nghèo trong cả nước có điều kiện vượt qua những khó khăn.
- Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt.
Hoạt động 2: Quyên góp ủng hộ: Các bạn HS nghèo vượt khó 
I. Mục tiêu
- HS hiểu: quyên góp, ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- HS biết quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó phù hợp với khả năng của bản thân.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh, thông tin về những hoạt động từ thiện giúp đỡ những HS nghèo vượt khó.
- Những đồ dùng, sách vở, đồ chơi, quần áo cũ, của HS trong buổi lễ trao quà quyên góp.
III. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 3 – 4 tuần, GV phát động phong trào thi đua “Quyên góp, ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó” và phổ biến cho HS nắm được mục đích, ý nghĩa của buổi lễ trao quà quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó.
- HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bản thân (có thể là sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện, đồ dùng cá nhân, tiền mừng tuổi,).
- Đóng gói quà của cá nhân, nhóm hoặc tập trung đóng gói của cả tổ, thống kê số lượng các món quà quyên góp. Lưu ý: HS có thể tuyên truyền, vận động người thân cùng tham gia.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình.
- Thành lập Ban tổ chức tiếp nhận quà (GV chủ nhiệm, lớp trưởng, lớp phó).
Bước 2: Lễ quyên góp, ủng hộ
- Lần lượt từng cá nhân, hoặc đại diện từng tổ, từng nhóm HS lên trao quà quyên góp ùng hộ các bạn H nghèo vượt khó cho Ban tổ chức.
- Phát biểu ý kiến của HS (có thể là kể về mình đã làm những gì để chuẩn bị gói quà hôm nay hoặc cảm nghĩ của bản thân khi tham gia phong trào “Quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó”).
- Thay mặt Ban tổ chức, GV chủ nhiệm cảm ơn những tấm lòng nhân hậu của HS trong lớp đã quyên góp những món quà giúp đỡ các bạn HS nghèo vượt khó. Ban tổ chức tiếp nhận những món quà này và trao cho nhà trường để chuyển đến các bạn HS nghèo vượt khó.
- Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
------------------------------------------------
Giáo dục kĩ năng sống
CHỦ ĐỂ 2: KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI
I. Mục tiêu 
 - Biết lắng nghe người khác nói trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày để thể hiện mình là người lịch sự, văn minh.
- Biết cảm thông và chia sẻ với mọi người trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày để thể hiện mình là người lịch sự, văn minh qua các bài tập (4,5,6,7).
- Biết ứng xử khi đến nhà người khác và ứng xử lịch sự khi nhà có khách thông qua các bài tập 8, 9, 10.
- Biết giao tiếp có hiệu quả thông qua các bài tập 11, 13, 14.
- HS hiểu được cần phải lắng nghe người khác nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng hợp tác theo nhóm.
II. Hoạt động dạy – học
 *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài 
 *Bài tập 1: Tìm hiểu thông tin
- Gọi 2 – 3 HS đọc bài tập 1: Xử lí tình huống: Ba người cùng nói một lúc trang 8.
 Em hãy đoán xem kết quả nói chuyện của ba bạn sẽ như thế nào? Họ có
hiểu được kì nghỉ hè của nhau không? Vì sao?
 - Nghỉ hè, Hùng, Tân và Sang được đi chơi ở những đâu?
 - Khi gặp lại nhau ở trường ba bạn đã làm gì?
 - Kết quả cuộc nói chuyện giữa ba bạn sẽ như thế nào?
 Xử lí thông tin
- Yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết tình huống.
- Ba bạn có hiểu được kì nghỉ hè của nhau không? (Không)
- Vì sao họ không hiểu được kì nghỉ hè của nhau? ( Vì họ không nghe được bạn nói gì về kì nghỉ hè của bạn cả mà chỉ mãi tranh nói về kì nghỉ hè của mình thôi.)
 - Qua tình huống này em rút ra cho mình bài học gì? ( Trong cuộc sống cần phải biết lắng nghe nhau khi giao tiếp.)
 - Rút ra ghi nhớ: Người nói phải có kẻ nghe.
 - Gọi nhiều HS đọc lại ghi nhớ.
 *Bài tập 2: Thảo luận nhóm
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền tin bí mật.
 - GV phổ biến cách chơi, luật chơi, hướng dẫn HS chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc: Truyền tin nhanh và chính xác.
 - Sau khi HS chơi xong trò chơi hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
 Em nghĩ gì khi thực hiện trò chơi này? (Cần phải lắng nghe xem bạn nói gì để nhận tin một cách chính xác mới truyền tin được chính xác.)
Muốn truyền tin chính xác thì người truyền tin phải làm gì? Người nhận tin phải làm gì? (Người truyền tin phải nói chính xác nguồn tin, người nhận tin phải lắng nghe nguồn tin chính xác.)
 *Bài tập 3: Thực hành làm bài tập
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 trang 10 ở VBT.
 - HS làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài tập.
 - Sau khi HS làm xong bài tập, GV yêu cầu HS kể lại nên làm gì và không nên làm gì khi nghe người khác nói, GV chốt kết quả đúng.
 a) Nên làm các việc: 1, 2,3, 5, 6,12.
 b) Những việc không nên làm là : 4, 7, 8, 9, 10,11, 13
 *Củng cố, dặn dò:
 - Khi giao tiếp với người khác, em nên làm những gì và khong nên làm những gì?
 - Lắng nghe người khác nói giúp em điều gì?
 - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Bài tập 4: Giao tiếp không lời
 - Yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh trang11.
 - Em hãy đoán người trong tranh đang có tâm trạng như thế nào? 
 - HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn và đưa ra nhận xét.
 - GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng: Tranh 1: người đàn ông đang tức giận, tranh 2 người đàn ông đang buồn, tranh 3 em bé đang rất vui, tranh 4 người phụ nữ đang rất đau khổ.
 - Việc cảm nhận được tâm trạng của người khác qua ngôn ngữ cơ thể của họ như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười rất quan trọng. Vì như thế mình sẽ biết động viên, an ủi hoặc chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng họ
 * Bài tập 5: Cảm thông chia sẻ 
 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4: Quan sát bức tranh và nêu nhận 
xét về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh.
 - HS thảo luận nhóm và đưa ra nhận xét của nhóm mình trước lớp.
 - GV cùng cả lớp theo dõi và đưa ra kết luận đúng: 
 Tranh 1: Bạn gái đã biết quan tâm, giúp đỡ khi em bé bị lạc mẹ. 
 Tranh 2: Hai bạn nhỏ biết giúp bà cụ qua đường.
 Tranh 3: Các bạn cùng vui chơi trong giờ ra chơi.
 Tranh 4: Bạn gái biết chia sẻ động viên bạn khi Huy gặp chuyện buồn.
 - Qua tình huống này em rút ra cho mình bài học gì? ( Trong cuộc sống cần phải biết cảm thông, chia sẻ, động viên an ủi nhau.)
 *Bài tập 6: Liên hệ thực tế ( Hãy nhớ lại)
 - GV tổ chức cho HS suy nghĩ và tự nhớ lại : Em đã khi nào gặp khó khăn trong cuộc sống và được ai đó quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ chưa ? Người đó là ai ? Họ quan tâm, giúp đỡ như thế nào ? Khi đó em cảm thấy ra sao ?
 - Yêu cầu một số HS lần lượt trình bày trước lớp.
 - Cả lớp cùng theo dõi và đưa ra kết luận: Trong cuộc sống cần phải biết cảm thông, chia sẻ, động viên an ủi nhau khi gặp điều vui cũng như chuyện buồn.
 *Bài tập 7: Xử lí tình huống
 - GV hướng dẫn HS lần lượt xử lí 2 tình huống ở SGK.
 - Yêu cầu HS đọc tình huống, suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết tình huống của mình.
 - Cả lớp cùng GV đưa ra cách giải quyết:
 Tình huống 1: Nếu em cùng lớp với bạn Hà, em sẽ hỏi thăm, động viên an ủi bạn và rủ bạn cùng ra chơi trò chơi với mình.
 Tình huống 2: Nếu là bạn cùng lớp với An, em sẽ vận động các bạn đến thăm mẹ An, động viên an ủi An và cùng bạn quét dọn nhà cửa, vận động bạn trở lại lớp học.
- Rút ra ghi nhớ : Niềm vui sẽ được nhân đôi, nỗi buồn sẽ vơi nửa nếu được cảm thông, chia sẻ.
 - Gọi nhiều HS đọc lại ghi nhớ.
 *Củng cố, dặn dò:
 - Vì sao trong cuộc sống hằng ngày em cần biết cảm thông, chia sẻ với mọi người ?
 - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
 *Bài tập 8: Ứng xử khi đến nhà người khác
 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 8 trang14.
 - HS suy nghĩ và làm bài tập vào vở sau đó trình bày ý kiến của mình trước lớp.
 - GV cùng cả lớp đưa ra kết luận : 
 Ghi chữ Đ vào trước những việc cần làm là : 2, 3, 6, 7
 Ghi chữ S vào trước những việc không nên làm là : 1, 4, 5, 8, 9, 10, 11, 12.
 *Bài tập 9: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4: Đóng vai 4 tình huống ở vở bài tập thực hành kĩ năng sống trang14, 15.
 - GV cùng cả lớp theo dõi và đưa ra kết luận đúng: 
 Tình huống 1: Khi em sang nhà bạn chơi thấy bạn có bộ đồ chơi điện tử mà em rất thích em nên hỏi ý kiến của bạn muốn chơi cùng bạn. 
 Tình huống 2: Khi sang nhà bạn chơi mới biết bà của bạn bị mệt, em nên hỏi thăm bà và chơi những trò chơi yên tĩnh không ồn ào hoặc về hẹn bạn đến nhà chơi vào dịp khác.
 Tình huống 3: Khi sang nhà bạn chơi thấy nhà bạn đang có khách nên 
chào hỏi mọi người rồi xin phép ra về.
 Tình huống 4: Em đang chơi với thì đến giờ nhà bạn ăn cơm em nên chào gia đình bạn và về .
- Qua các tình huống này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải biết tế nhị, lịch sự khi đến nhà bạn chơi.)
 *Bài tập 10: Ứng xử khi nhà có khách
 - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4: Khi nhà có khách em nên làm gì và không nên làm gì ?
 - Yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.
 - Cả lớp cùng theo dõi và đưa ra kết luận: Khi nhà có khách cần chào hỏi khách niềm nở, rót nước mời khách, trả lời các câu hỏi của khách,Không nên hỏi khách những câu hỏi tò mò, không trả lời cộc lốc,
 *Bài tập 11: Đóng vai
 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 11 trang 16.
 - HS suy nghĩ và làm bài tập vào vở sau đó trình bày ý kiến của mình trước lớp.
 - GV cùng cả lớp đưa ra kết luận : 
 Khi bạn đến nhà em dự sinh nhật hay khi bạn đến nhà thăm em ốm thì em phải cư xử như thế nào ? bạn em nên cư xử như thế nào?
 Khi khách của bố mẹ đến chơi nhà trong khi bố mẹ đi vắng thì em phải mời khách vào nhà, chào hỏi khách, múc nước mời khách, trả lời các câu hỏi của khách,Không nên hỏi khách những câu hỏi tò mò, không trả lời cộc lốc,
 *Bài tập 12: Nói cách khác
 - Yêu cầu HS ghi lại 10 câu nói không hay mà em đã sử dụng để nói về một ai đó. Sau đó hãy tìm cách diễn đạt lại nội dung những câu này theo một cách khác cho dễ nghe.
- Qua bài tập này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải biết tế nhị, lịch sự khi giao tiếp. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.)
 *Bài tập 13: Giao tiếp hiệu quả 
 - GV tổ chức cho HS làm bài vào vở bài tập : 
 Đánh dấu + vào trước những điều nên làm khi giao tiếp với người khác là các ý:
 + Tôn trọng đối tượng giao tiếp.
 + Tự đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ.
 + Chăm chú lắng nghe khi nói chuyện.
 + Lựa chọn cách nói, lời nói sao cho phù hợp với người nghe..
 + Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,để tạo ra sự hấp dẫn đối với người khác khi giao tiếp.
 + Chân thành khi giao tiếp.
 + Biết khen ngợi, nói những điểm tốt của người khác trước khi nói đén những điểm họ cần cải tiến, thay đổi.
 + Luôn vui vẻ, hòa nhã khi giao tiếp.
 *HĐ 2: Tự đánh giá kĩ năng giao tiếp của bản thân
- HS tự đánh giá bản thân qua bài tập tự đánh giá và xếp loại bản thân trang 18.
- Rút ra bài học : Trong cuộc sống cần biết cách giao tiếp với bạn bè và mọi người.
*Củng cố, dặn dò:
 - Muốn giao tiếp với mọi người có hiệu quả em nên làm gì ?
 - Biết cách giao tiếp với mọi người mang lại cho em lợi ích gì ?
 - Dặn dò: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
------------------------------------------------------
An toàn giao thông
CHỦ ĐỀ 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG VÀ VẠCH KẺ ĐƯỜNG
I. Mục tiêu
	- HS biết thêm nội dung 6 biển báo hiệu giao thông phổ biến. HS hiểu ý nghĩa tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông. Tác dụng của vạch kẻ đường.
 	- HS nhận biết nội dung của các biển báo ở khu vực gần trường học ,gần nhà hoặc thường gặp. Các loại vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường.
	- Khi đi đường có ý thức tham gia giao thông chú ý đến các biển báo hiệu giao thông.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Chuẩn bị biển báo
	- HS: Vở + SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
*Hoạt động 1: - Tìm hiểu nội đung biển báo. 
a) Mục tiêu: HS biết thêm 6 biển báo mới trong nội dung đã học
- Củng cố nhận thức về đặc điểm của các lại biển báo
b) Cách tiến hành
+ Em có nhận xét gì về hình dạng màu sắc, hình vẽ của biển?
+ Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
+ Căn cứ vào hình vẽ trên em cho biết nội dung cấm của biển là gì?
+ GVđưa ra biển: thứ tự từ 1 đến 6 nêu hình dáng màu biển, hình vẽ ?
- Căn cứ vào hình vẽ bên trong em biết nội dung biển báo hiệu này là gì?
+ Căn cứ vào hình vẽ bên trong em biết nội dung biển báo hiệu sự nguy hiểm của biển?
*Hoạt động 2: Trò chơi biển báo 
- Chia làm 4 nhóm GV treo các biển báo.
+ Yêu cầu học sinh nhớ lại biển nào tên là gì?
- GVchỉ bất kỳ một biển báo nói ý nghĩa và tác dụng của biển báo
+ GVnhận xét
* Hoạt động 3: Vạch kẻ đường
a - Mục tiêu : HS hiểu được sự cần thiết của vạch kẻ đường
HS biết vị trí của các loại vạch kẻ khác nhau
b- Cách tiến hành
- Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường?
- Em có thể mô lại vạch kẻ trên đường mà em nhìn thấy.
- Em nào biết người ta kẻ những loại vạch ở trên đường để làm gì?
- GV giải thích thêm một số loại vạch kẻ đường và ý nghĩa .
*Hoat động 4: Xử lí tình huống
- GV phát phiếu và giải thích qua về nhiệm vụ của các nhóm.
- Các nhóm thực hiện báo cáo kết quả.
+ GV nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò:
+ Vạch kẻ đường có tác dụng gì ?
----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HĐNGLL tháng 10.doc