Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 1: Ngày tết quê em - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 1: Ngày tết quê em - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4 - Chủ đề tháng 1: Ngày tết quê em - Năm học 2016-2017 - Lê Văn Hoàn
KẾ HOẠCH THÁNG 01
Thứ/ngày
Môn học
Chiều
Hai
5/01
HĐNGLL
GD KNS
 ATGT
Ngày tết quê em (2 tiết)
Chủ đề 5: Kĩ năng tìm kiếm và hỗ trợ khi khó khăn (1 tiết)
Chủ đề 5: Giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy (1 tiết)
Thứ 5 ngày 5 tháng 01 năm 20167
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG 1: TIỂU PHẨM “MỒNG MỘT TẾT”
I. Mục tiêu
- Thông qua tiểu phẩm “Mồng một Tết”, HS hiểu mồng một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà, đó là một phong tục tập quán có từ lâu đời của người VN.
- HS có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện
- Kịch bản “Mồng Một Tết”
- Tranh ảnh quang cảnh ngày Tết
- Ảnh chụp ngày Mồng Một Tết con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ của gia đình HS (nếu có).
IV. Các buốc tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- GV nghiên cứu trước kịch bản, có thể sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
- Lựa chọn một số HS có khả năng diễn xuất tốt, cung cấp kịch bản, phân vai và hướng dẫn các em tập tiểu phẩm.
- HS luyện tập tiểu phẩm và chuẩn bị các đạo cụ cần thiết.
Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm
HS xem các bạn trong nhóm kịch trình bày tiểu phẩm.
Bước 3: Thảo luận lớp
Sau khi tiểu phẩm kết thúc, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đến nhà ông bà để làm gì?
- Vì sao lúc đầu Thiện An định không đi cùng bố mẹ?
- Gia đình em thường làm gì vào ngày mồng Một Tết?
- Qua tiểu phẩm trên, em có thể rút ra được điều gì?
- GV kết luận: Tết Nguyên Đán là dịp để mọi thành viên trong gia đình có điều kiện gặp gỡ, vui vầy, xum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự quan tâm, thương yêu của mọi người đối với nhau. Người xưa có câu: “Mồng Một Tết nàh cha”. Thầy (cô) tin các em đã chuẩn bị những lời chúc mừng tốt đẹp nhất dành cho những người thân yêu trong ngày xum họp mừng năm mới.
KỊCH BẢN: MỒNG MỘT TẾT
* Các nhân vật: Bố, Mẹ, Thiện An, MC
- MC: Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đều mặc quần áo mới.
- Bố: Mẹ con chuẩn bị xong chưa? Mình đi chúc Tết ông bà.
- Mẹ: Em chuẩn bị xong rồi. Ở nhà ông bà về, buổi tối cả nhà mình đi chơi.
- Thiện An: Ứ! Con không về ông bà đâu. Con đã hẹn bạn đi chơi rồi. Nhà ông bà chẳng có gì chơi. Không có cả máy chơi game
- Bố: Ơ! Con dám nói thế hả? Lớp mấy rồi? Học đến lớp 4 rồi mà còn ăn nói như đứa trẻ mẫu giáo
- Mẹ: Thôi, anh đừng giận con. Thiện An à, chiều mồng Một Tết cả nhà mình phải về chúc Tết ông bà chứ, con. Ông bà đang mong gia đình mình lắm đấy!
- Thiện An: Nhưng tuần nào nhà mình chẳng về thăm ông bà. Hôm nay, mồng Một Tết, con đã hẹn các bạn rồi.
- Mẹ: Chắc các bạn con chưa biết đấy thôi. Gia đình nào cũng thế, theo truyền thống Việt Nam, sáng mồng Một Tết cúng tổ tiên, chiều mồng Một Tết con cháu quây quần về chúc Tết ông bà, cha mẹ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà con.
- Thiện An (phụng phịu): Thế là con không được chơi với bạn
- Mẹ: Có điện thoại kìa, anh!
- Bố (nghe điện thoại): Dạ, con chào bố mẹ. Vợ chồng con đang chuẩn bị về chúc tết bố mẹ đây ạ Dạ, cháu An đây, An này! Ông bà nói chuyện với con.
- Thiện An (nghe điện thoại): Dạ, con đây
- Tiếng ông: Từ sáng đến giờ ông bà ngóng cháu mãi. Cháu ông năm nay học giỏi, ông bà mừng lắm. Cháu vẫn nói với ông, muốn mời các bạn đến nhà chơi. Ông cháu mình chọn mồng Ba Tết nhé. Ông có nhiều quà đấy
- Thiện An: Cháu cảm ơn ông. Để Cháu điện thoại cho các bạn Dạ. Cháu về ngay đây  (gác điện thoại).
- Mẹ: Đấy. Con thấy không, ông bà lúc nào cũng nhớ con, lo cho con
- Thiện An: Con biết rồi ạ. Mẹ đừng nói với ông bà hổi nãy con không muốn về Thật ra con rất yêu ông bà.
- Mẹ: Mẹ biết, con chỉ ham chơi thôi. Nhưng con phải nhớ, nếu không có ông bà thì làm gì có bố mẹ
- Thiện An: Con xin lỗi bố mẹ. Con cũng có quà cho ông bà, để con vào lấy
- Bố: Quà gì vậy, con?
- Thiện An: Bí mật
HOẠT ĐỘNG 2: TRÒ CHƠI KÉO CO
I. Mục tiêu
- HS biết chơi trò chơi Kéo co và vận dụng trò chơi Kéo co trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể.
- HS biết yêu thích các trò chơi dân gian.
II. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện
- Tuyển tập các trò chơi dân gian, các sách báo, mạng Internet về trò chơi dân gian.
- Các dụng cụ phục vụ trò chơi.
IV. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 – 2 ngày, GV phổ biến cho HS chuẩn bị dây thừng to, chắc chắn và một dây vải màu đỏ để chơi trò chơi Kéo co.
Bước 2: Tiến hành chơi
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Số người được chia làm 2 đội, mỗi đội phải dùng sức mạnh để kéo dây về phía mình.
+ Để tạo sức mạnh kéo, hai bên nắm chặt lấy dây, chân choãi để tạo thế đứng vững.
+ Nghe quản trò phát lệnh, hai bên ra sức kéo, sao cho đội bên kia ngã về phía mình là thắng.
+ Các bạn đứng bên ngoài cổ vũ hai bên bằng tiếng hô “Cố lên!”.
- Quản trò tiến hành chia đội (nên chia đều lực lượng người khỏe, người yếu cho cân đối).
Quy định số lượt kéo co của một lần thi. Đội nào thắng sẽ được ghi điểm.
- Các đội còn lại đứng theo hàng dọc của sân để cổ vũ cho hai đội chơi.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
- Quản trò công bố số điểm các đội đã ghi được.
- GV hoan nghênh cả lớp đã nhiệt tình hưởng ứng trò chơi vui và rèn luyện sức khỏe tốt. Khuyến khích HS tăng cường chơi trò chơi dân gian có ích này để tạo không khí vui vẻ, thoải mái sau những giờ học hay những buổi sinh hoạt tập thể.
- Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt. 
------------------------------------------------
Giáo dục kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 5: KĨ NĂNG NĂNG TÌM KIẾM HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN 
I. MỤC TIÊU 
 - Hiểu được việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
 - HS biết xác định được đâu là những địa chỉ tin cậy có thể nhờ giúp đỡ khi cần thiết.
 - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
 ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành: Xử lí tình huống
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các tình huống ở bài tập 2 trang 29. 
- Hướng dẫn HS lần lượt xử lí tình huống 1, 2, 3.
- GV chia ba nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
- Các nhóm thảo luận, phân vai, xử lí tình huống.
- Gọi đại diện các nhóm đóng vai trước lớp và đưa ra cách xử lí phù hợp trong mỗi tình huống.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung.
+ Tình huống 1: Nam cần tìm đến những người thân: bố mẹ, thầy cô giáo,.. để nhận sự hỗ trợ giúp đỡ.
+ Tình huống 2: Na cần tìm đến thầy cô giáo, bạn bè,.. để nhận sự hỗ trợ giúp đỡ.
+Tình huống 3: Thông cần tìm đến và chia sẻ với những người thân: bố mẹ, thầy cô giáo,.. để giúp Thông tránh được sự nguy hiểm.
- GV rút ra kết luận : Việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Các em cần biết tìm những địa chỉ tin cậy có thể chia sẻ và nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.
*HĐ3: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 3 trang 30. 
- Hướng dẫn HStự làm việc cá nhân vào vở.
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở.
- Gọi HS lần lượt nêu kết quả trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung: Đánh dấu X vào trước những địa chỉ đáng tin cậy, có thể giúp đỡ trẻ em khi gặp khó khăn hoặc bị quấy rối, xâm hại cơ thể hay bị buôn bán, bắt cóc:
+ Cha mẹ.
+ Người thân trong gia đình.
+Các thầy cô giáo.
+ Cán bộ y tế của bệnh viện, trung tâm y tế địa phương, phòng y tế.
+ Ban giám hiệu nhà trường
*HĐ4: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 4 trang 30. 
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập vào vở.
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở.
- Gọi đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung: Đánh dấu + vào trước cách ứng xử phù hợp khi tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ: 
+Tôn trọng, chân thành.
+Cư xử lễ phép, tự tin.
+Trình bày khó khăn của mình một cách rõ ràng, ngắn gọn, từ tốn, bình tĩnh.
+ Tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ từ địa chỉ hoặc người khác, nếu bị từ chối.
- GV rút ra kết luận: Việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Các em cần biết tìm những địa chỉ tin cậy có thể chia sẻ và nhận sự giúp đỡ khi cần thiết. Các em cần ứng xử phù hợp khi tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ và không nên nản chí nếu bị từ chối mà tiếp tục tìm đến địa chỉ khác.
*HĐ5: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 5 trang 31. 
- Hướng dẫn HS tự làm việc cá nhân vào vở.
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở.
- Gọi HS lần lượt nêu kết quả trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung: Đánh dấu X vào trước những ý kiến sau:
+ Trẻ em là có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ khi bị quấy rối, bị ngược đãi, hành hạ, bị bóc lột.
+ Những kẻ quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em là vi phạm pháp luật, sẽ bị pháp luật nghiêm trị.
+ Trẻ em cần chủ độngtìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người đáng tin 
cậy, qua việc tâm sự, hỏi khi có thắc mắc, thố lộ khi thấy lo sợ, bất an.
+Nếu im lặng, không tìm kiếm sự giúp đỡ, vấn đề có thể nghiêm trọng hơn mà không ai biết để có thể giúp đỡ.
*HĐ 6: Củng cố, dặn dò:
- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn mang lại cho em lợi ích gì?
- Khi tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ em cần ứng xử như thế nào?
- Dặn dò: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
------------------------------------------------
An toàn gia thông
CHỦ ĐỀ 5: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ 
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I. Mục tiêu
	- HS biết mặt nước cũng là phương tiện giao thông. Nước ta có đường bờ biển dài ,có nhiều sông ...nên giao thông đường thủy thuận lợi và cố vai trò rất quan trọng.
	+ HS biết tên gọi các loại giao thông đường bộ.
	+ HS biết biển báo hiệu giao thông trên đường thủy...
	- HS nhận biết các loại phương tiện giao thông đường đường thủy thường thấy và tên gọi của chúng , HS nhận biết 6 biển báo hiệu giao thông đường thủy.
	- Thêm yêu quý Tổ Quốc vì biết có điều kiện phát triển giao thông đường thủy . Có ý thức khi đi trên đường thủy.
II. Chuẩn bị 
	- GV: Mẫu 6 biển báo hiệu giao thông đường thủy. Hình ảnh các phương tiện giao thông đường thủy.
	- HS: Sách vở
III. Các hoạt động chủ yếu:
1. Ổn địng tổ chức
2 KTBC
3 Bài mới
*Hoạt động 1: Ôn tập bài cũ giới 
thiệu bài mới 
a- Mục tiêu
- HS biết ngoài giao thông đường bộ người ta còn đi lại trên mặt nước gọi là giao thông đường thủy.
- HS biết được những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước.
b-Cách tiến hành.
- Chúng ta đã được học các phương tiện giao thông nào?
- Ngoài hai loại dường này , em nào biết người ta có thể đi lại bằng đường giao thông nào?
- GV sử dụng bản đồ để giới thiệu sông ngòi và đường biển nước ta .
c-Kết luận: Ngoài giao thông đường bộ ,giao thông đường sắt người ta còn sử dụng các loại tàu thuyền đi trên mặt nước gọi là giao thông đường thủy.
- Giao thông đường thủy rẻ tiền vì không phải làm đường...
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao thông đường thủy trên biển.
a-Mục tiêu:
- HS hiểu nơi nào có phương tiện giao thông đường thủy.
- Giao thông đường thủy có ở khắp nơi thuận tiện như giao thông đường bộ.
b- Cách tiến hành .
- Em thấy tàu thuyền đi trên mặt nước ở những đâu?
+ Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được?
- Tàu thuyền có thể đi lại từ tỉnh này sang tỉnh khác ,tàu thuyền đi lại trên mặt nước tạo thành...
- Người ta chia giao thông đường bộ thành hai loại :GT đường thủy nội địa và đường biển.
c-Kết luận: GT đường thủy ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông...
*Hoạt động 3: Phương tiện giao thông đường thủy nội địa. 
a-Mục tiêu:
- HS biết mặt nước ở những đâu có phương tiện giao thông đường thủy
- HS biết tên gọi các phương tiện giao thông đường thủy nội địa.
b- Cách tiến hành .
+ Ở đâu có mặt nước cũng có thể đi lại được trở thành đường giao thông?
+ Nêu ví dụ?
+ Để di lại trên đường bộ có các loại ô tô ,xe máy ...Ta có thể dùng phương tiện này để đi trên mặt nước được không?
+ Để đi lại trên mặt nước được em cần những loại phương tiện cơ giới nào?
- Đó là các loại phương tiện cơ giới chạy bằng động cơ có sức chở lớn đi nhanh.
- Cho học sinh xem tranh ảnh về các loại phương tiện GTĐT
*Hoạt động 3: Biển báo hiệu giao thông đường thủy nội địa. 
+ Trên mặt nước cũng là đường giao thông có rất nhiều tàu thuyền đi lại vậy có thể xảy ra tai nạn được không?
+ Có thể xảy ra tai nạn ntn?
GV: Trên đường thủy cũng cố tai nạn giao thông ,vậy để đảm bảo ATGT người ta cũng có biển báo hiệu giao thông.
+ Em nào đã nhìn thấy biển báo hiệu giao thông đường bộ?
GV giới thiệu 6 biển báo hiệu giao thông đường bộ cần biết
1-Biển báo cấm đậu
+ Nhận xét về hình dáng mầu sắc, hình vẽ?
- Biển này cấm các loại tàu thuyền đỗ ở khu vực cắm biển .
2-Biển cấm phương tiện thô sơ đi qua.
-Biển báo cấm thuyền không được đi qua.
3-Biển báo cấm rẽ phải .rẽ trái.
4-Biển báo được phép đỗ.
5-Biển báo phía trước có bến phà bến đò.
c-Kết luận: Đường thủy cũng là một loại phương tiện giao thông,có rất nhiều phương tiện để đi lại trên đường thủy...
IV. Củng cố:
- Cho lớp hát bài con kênh xanh xanh 
V. Tổng kết - Dặn dò:
* Tổng kết
Có rất nhiều loại biển báo giao thông, mặt nước cũng là phương tiện giao thông .Nước ta có đường bờ biển dài,có nhiều sông ...nên giao thông đường thủy thuận lợi và cố vai trò rất quan trọng.
* Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HĐNGLL tháng 1.doc