Giáo án Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 – 1925

doc 40 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1798Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 – 1925", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 – 1925
PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS YÊN LẠC
—&œ–
CHUYÊN ĐỀ: 
“HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TỪ NĂM 1919 – 1925”
Môn: LỊCH SỬ
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TRANG
Tổ: KHXH
Đơn vị công tác: TRƯỜNG THCS YÊN LẠC
Năm học: 2015 - 2016
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài 
1.1. Cơ sở lí luận 
Hồ Chí Minh- một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ kiên cường, một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Người vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lê- nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam- một nước thuộc địa nửa phong kiến để sáng lập ra Đảng cộng sản, từ đó đưa dân tộc ta bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do và đi lên Chủ nghĩa xă hội. Người cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng loài người và đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Là một giáo viên dạy, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử ở cấp THCS, tôi luôn trăn trở làm sao để quá khứ qua đi cũng ghi dấu lại trong từng trang sử hào hùng của dân tộc thực sự có ý nghĩa sâu sắc với thế hệ trẻ của đất nước. Thông qua việc tìm hiểu về lãnh tụ Hồ Chí Minh mà cụ thể là “ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở hải ngoại từ năm 1919-1925” muốn các em hiểu hơn về một phần chân dung của vị anh hùng dân tộc, hiểu hơn về một giai đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc từ đó bồi dưỡng cho các em những kiến thức nâng cao hơn trang bị cho các em kiến thức vững vàng trong kì thi HSG cấp THCS, giáo dục một cách sâu sắc tình yêu nước của các em. 
1.2: Cơ sở thực tiễn
a, Thuận lợi 
 Trường THCS Yên Lạc có truyền thống dạy tốt- học tốt , luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của các thế hệ lãnh đạo các ngành , của địa phương . Đó là nguồn khích lệ , động viên to lớn đối với các thế hệ giáo viên của trường 
Giáo viên bộ môn có trình độ chuyên môn vững vàng, có ý thức cao trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 
Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình 
 Đa số học sinh của trường có học lực khá, giỏi
 Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm , giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình 
b, Khó khăn 
Phụ huynh học sinh coi môn lịch sử là môn phụ vì vậy chưa có sự quan tâm đúng mức cho môn học này 
Môn Lịch sử chưa có phòng học bộ môn phù hợp với chức năng môn học 
 2. Mục đích nghiên cứu 
Qua việc thực hiện chuyên đề nhằm cung cấp cho các em những kiến thức nâng cao, hữu ích trang bị cho các em kiến thức trong các kì thi HSG. 
Bồi dưỡng cho các em các kĩ năng giải đề, luyện đề HSG 
Bồi dưỡng cho học sinh ḷòng tự hào dân tộc, giáo dục cho học sinh lòng kính yêu với vị anh hùng dân tộc, yêu quê hương, đất nước.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
	Giáo viên nắm được kiến thức xung quanh chuyên đề từ đó có phương pháp truyền đạt kiến thức tối ưu đến học sinh. Hình thành cho các em kĩ năng giải bài dành cho đối tượng HSG 
 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
	Đối tượng: Học sinh lớp 9
5. Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích và làm các dạng bài tập về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 1919-1925
6. Phương pháp nghiên cứu 
Sử dụng phương pháp tổng hợp: Sưu tầm, trao đổi, phân tích, đánh giá, áp dụng công nghệ thông tin
7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung
 I. Kiến thức cơ bản
 II. Bài tập
Phần III: Kết luận và kiến nghị
PHẦN II: NỘI DUNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. HỒ CHÍ MINH TÌM RA CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC MỚI, ĐÚNG ĐẮN CHO DÂN TỘC (1911- 1920).
a. Vì sao Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước ? 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho nghèo, nguồn gốc nông dân. 
Người xuất thân và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nướcc cách mạng. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ,  nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ, nghĩa là Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, đợc trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức . Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.
Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con.
Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bỏ tù đày. 
Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể.
Người sớm sinh ra trong cảnh nuớc mất nhà tan, hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; còn phần đông người lao động thì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những ngời cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố... Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của Nguyễn Sinh Cung.
 Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Đó là nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.
Lại được xuất thân từ quê hương có truyền thống yêu nước cách mạng lâu đời. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan. Trong những người mà ông Sắc thường gặp gỡ có ông Phan Bội Châu. Giống như nhiều nhà Nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng day dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc. 
Năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Một lần khác trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”. Điều đó thể hiện Nguyễn Ái Quốc là một người sớm có tinh thần trách nhiệm đối với dân, với nước. 
Tóm lại, những điều kiện khách quan (từ gia đình, quê hương, và nhà trường) cùng với nhân tố chủ quan (Ngời chủ động,có tinh thần yêu nước) đã sớm thúc đẩy người ra đi tìm cứu nước trong đó yếu tố chủ quan quyết định hơn cả.
b. Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi sang phương Đông mà đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước?
Khi người trưởng thành và lớn lên các phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo đã thất bại.
Khi Người chuẩn bị ra đi tìm đường cứu nước thì phong trào cứu nước theo khuynh hướng Dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX cũng thất bại: Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu; Phong trào Đông Kinh nghĩa thục; cuộc khởi nghĩa Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; cuộc vận động cải cách của cụ Phan Châu Trinh và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ, Anh rất khâm phục và coi trọng các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường đó. Thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi anh có một quyết định chính xác và táo bạo là xuất dương tìm đường cứu nước.
Ngay từ tuổi thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã có tinh thần: độc lập, tự chủ, sáng tạo.
Tháng 4-1908, Nguời tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động. 
Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học. Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết. ở đây anh xin vào làm trợ giáo (moniteur), được giao dậy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907. Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốn sách quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc. Lần đầu tiên anh được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp như Rutxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtéxkiơ (Montesquieu). Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng thôi thúc anh tìm đường đi ra nước ngoài.
Như vậy, Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lăng và đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhân dân bị nô lệ, đói khổ, lầm than. Quê hương có truyền thống đấu tranh anh dũng, chống giặc ngoại xâm. Thời gian 10 năm sống ở Kinh đô Huế - trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, tiếp xúc với nền văn hóa mới, với phong trào Duy Tân, đã cho Nguyễn Tất Thành nhiều hiểu biết mới. Nhìn lại các phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo; Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu; Phong trào Đông Kinh nghĩa thục; cuộc khởi nghĩa Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; cuộc vận động cải cách của cụ Phan Châu Trinh và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ, Anh rất khâm phục và coi trọng các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường đó. Thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi anh có một quyết định chính xác và táo bạo là xuất dương tìm đường cứu nước.
c. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước có động cơ và phương hướng đi đúng đắn. Cách đi tìm đường cứu nước của Người không giống với cách đi của những người khác, Nguyễn Ái Quốc không đi bằng con đường chính khách, bí mật mà Người đi một cách công khai. 
Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), Pháp.
Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. 
Về mục đích ra đi của mình, năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng: 
“Khi tôi độ mời ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”[Báo Ogoniok, số 39, ngày 23-12-1923]. Một lần khác trả lời một nhà văn Mỹ, Ngời nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thờng tự hỏi nhau ai sẽ là ngời giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”[Báo Nhân dân, ngày 18-5-1965].
Theo hành trình của tàu, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở cảng Mácxây, cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp. Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam, Người nhận thấy có những người Pháp trên đất Pháp tốt và lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương. 
Không dừng lại ở Pháp, năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng Sácgiơ Rêuyni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông Đến đâu cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị. 
Một trong những cảnh ấy Người đã trông thấy ở Đaca (Dacar): “Đến Đaca, bể nổi sóng rất dữ. Tàu không thể vào bờ. Cũng không thể thả canô xuống vì sóng rất to. Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen phải bơi ra chiếc tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia, họ bị sóng bể cuốn đi” . Cảnh tượng đó làm cho Nguyễn Tất Thành rất đau xót. Người liên tưởng một cách tự nhiên đến số phận của người dân Việt Nam, đồng bào khốn khổ của anh. Họ cũng là nạn nhân của sự hung ác, vô nhân đạo của bọn thực dân. Những sự việc như vậy diễn ra khắp nơi trên đường anh đi qua, tạo nên ở anh mối đồng cảm sâu sắc với số phận chung của nhân dân các nước thuộc địa. 
Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi qua Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912. Tại đây, Người có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong lịch sử. Người vừa đi làm thuê để kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động Mỹ. Người đã đến thăm quận Brúclin (Brooklin) của thành phố Niu Oóc (New York). Người đi xe điện ngầm đến khu Háclem (Harlem) để tìm hiểu đời sống và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của những người da đen.
 Với mục đích ra đi để tìm hiểu, do vậy, trong thời gian tàu dỡ hàng và lấy hàng, Nguyễn Tất Thành đã tranh thủ lúc rỗi rãi đi xem xét nhiều nơi, từ những khu phố hoa lệ nổi tiếng thế giới với những ngôi nhà cao chọc trời ở Niu Oóc đến những ngôi nhà ổ chuột ở khu Háclem.
Dừng chân ở nước Mỹ không lâu nhưng Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra bộ mặt thật của đế quốc Hoa Kỳ. Đằng sau khẩu hiệu "cộng hòa dân chủ" của giai cấp tư sản Mỹ là những thủ đoạn bóc lột nhân dân lao động rất tàn bạo. Người cảm thông sâu sắc với đời sống của người dân lao động da đen và rất căm giận bọn phân biệt chủng tộc, hành hình người da đen một cách man rợ, mà sau này anh đã viết lại trong bài báo Hành hình kiểu Linsơ.
Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ, sau đó sang Anh. Đến nước Anh, để kiếm tiền sinh sống, Người nhận cào tuyết cho một trường học, rồi làm thợ đốt lò. Công việc hết sức nặng nhọc, nhưng sau mỗi ngày Người đều tranh thủ thời gian học tiếng Anh. 
Từ nước Anh, Nguyễn Tất Thành gửi thư liên hệ với cụ Phan Châu Trinh, lúc này đang ở Pháp, thông báo tình hình sinh hoạt, học tập của mình, hỏi thăm tình hình người thân của cụ Phan. Trong thư Nguyễn Tất Thành cũng bày tỏ và thăm dò ý kiến của cụ Phan về tình hình thời cuộc.
Cuối năm 1913, sau hai tuần nghỉ việc vì bị cảm, Nguyễn Tất Thành đến làm thuê ở khách sạn Đraytơn Cơớc, đại lộ Đraytơn, khu Oét Ilinh (Drayton Court, Drayton Av., West Ealing), phía tây Luân Đôn. 
Một thời gian sau, Nguyễn Tất Thành lại chuyển sang làm phụ bếp ở khách sạn Cáclơtơn (Carlton), phố Hây Makét, một khách sạn sang nổi tiếng ở Luân Đôn. 
Tại Anh, Nguyễn Tất Thành đã hăng hái tham dự những cuộc diễn thuyết ngoài trời của nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia Hội những người lao động hải ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Airơlen. Cũng trong thời gian này Người được đọc một tờ báo Anh đưa tin về ông Terence Mac Swiney, Thị trưởng thành phố (Cork), nhà đại ái quốc Airơlen, đấu tranh chống đế quốc Anh, bị bắt. Trong tù ông đã tuyệt thực. Ông nằm nghiêng một phía, không ăn, không cử động hơn 40 ngày và hy sinh. Hàng ngàn người Airơlen lưu vong nối nhau thành hàng dài trên đường phố Luân Đôn đa tiễn ông Mac Swiney về yên nghỉ tại Cork. 
Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt, tình hình Đông Dương đang có những biến động, vào khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
Thời gian đầu khi tới Pari, chưa có giấy tờ hợp pháp, Nguyễn Tất Thành được các đồng chí trong Ban đón tiếp những người lao động nhập cư của Đảng Xã hội Pháp giúp đỡ. Trong khi chờ các đồng chí tìm cho giấy tờ quân dịch hợp pháp, anh phải sống ẩn náu, hạn chế đi lại để tránh sự kiểm tra của cảnh sát. Cuộc sống của Người lúc đó gặp rất nhiều khó khăn. Vừa hoạt động chính trị, vừa phải kiếm sống một cách chật vật, khi thì làm thuê cho một hiệu ảnh, khi thì vẽ thuê cho một xưởng đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa, nhưng anh vẫn kiên trì, hăng say học tập và hoạt động. Người thường xuyên gặp gỡ với những người Việt Nam ở Pháp, có tư tưởng và khuynh hướng tiến bộ như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường. Nguyễn Ái Quốc từng bước tham gia vào cuộc đấu tranh của phong trào công nhân và lao động Pháp.
Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Khi được hỏi vì sao vào Đảng, anh trả lời: Vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: "Tự do, Bình đẳng, Bác ái".
Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxai (Versailles) (Pháp). Hội nghị này còn gọi là Hội nghị hoà bình Pari, nhưng thực chất đó là nơi chia phần giữa các nước đế quốc thắng trận và trút hậu quả chiến tranh lên đầu nhân dân các nước thua trận và các dân tộc bị áp bức. Văn kiện chính của hội nghị là Hiệp ước Vécxai xác định sự thất bại của nước Đức và các nước Đồng minh của Đức, phân chia lại bản đồ thế giới theo hướng có lợi cho các đế quốc thắng trận, chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp.
Thay mặt Hội những người yêu nớc Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trờng thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxai. Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện. Nguyễn Ái Quốc tới lâu đài Vécxai gửi bản Yêu sách cho văn phòng Hội nghị, sau đó lần lợt gửi b

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_HSG_Su_chuyen_de_Hoat_dong_cua_NAQ.doc