Giáo án Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1911-1925

doc 19 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 9767Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1911-1925", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1911-1925
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO HUYỆN LẬP THẠCH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LẬP THẠCH
Chuyên đề:
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
 Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1911-1925
MÔN: LỊCH SỬ
Người thực hiện: Nguyễn Quang Tuấn
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lập Thạch
NĂM HỌC 2015 - 2016
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1911-1925
PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong trường phổ thông, môn lịch sử là một trong những môn quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh, qua môn này học sinh hiểu biết vế quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất nước. Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, gìn giữ, bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, quê hương, đất nước. Học sinh học lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ, hay để biết những câu chuyện đời xưa mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “lịch sử là tấm gương soi”. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay, mỗi con người Việt Nam chúng ta cần có ý thức hơn về dân tộc mình, bởi vậy chúng ta chỉ có thể khép lại quá khứ chứ không thể quên quá khứ.
Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm để có thể giúp các em học sinh học tốt hơn về môn lịch sử. Thời gian gần đây qua trao đổi với các đồng nghiệp cùng bộ môn tôi nhận thấy do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên để làm cho học sinh hứng thú học lịch sử, biết và hiểu lịch sử là rất khó, và từ những hiểu biết đơn giản để học giỏi lịch sử, cũng như để trở thành học sinh giỏi môn lịch sử lại càng khó hơn. Để thúc đẩy quá trình nhận thức và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, trang bị cho các em có được những năng lực cần thiết của một học sinh giỏi môn lịch sử thì việc phát hiện và bồi dưỡng là việc làm rất quan trọng đối với người giáo viên lịch sử ở các trường THCS.
Trong nhiều năm qua ở trường THCS Lập Thạch nói riêng và các trường THCS trên địa bàn huyện Lập Thạch nói chung, vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn, đặc biệt là môn sử rất được các nhà trường hết sức quan tâm: Ban giám hiệu các nhà trường chỉ đạo các tổ, nhóm bộ môn nói chung và môn lịch sử nói riêng xây dựng kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phân công giáo viên có năng lực ôn luyện, tổ chức ôn luyện cho học sinh vào các buổi học trong tuần. Chính vì vậy mà trách nhiệm của người giáo viên được phân công trở nên hết sức nặng nề. Để đạt được kết quả cao trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi, khảo nghiệm cách thức, biện pháp, phương pháp phù hợp nhất, làm thế nào để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử, để các em nắm vững kiến thức bước vào kỳ thi học sinh giỏi cũng như các kỳ thi khác.Vì vậy tôi đã mạnh dạn thực hiện chuyên đề « Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1911-1925 » với hy vọng những kinh nghiệm này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào thành tích giáo dục của nhà trường nói riêng và của huyện Lập Thạch chung.
Thực trạng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi những năm qua còn nhiều bất cập, chất lượng giải không đồng đều. Đây là điều trăn trở của những người làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm liền, hầu như đội ngũ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi chưa tiếp cận với cách ra đề của cục khảo thí kiểm định chất lượng của Sở GD - ĐT. Dạy bám sát, chuyên sâu là một yêu cầu bức thiết đáp ứng cho yêu cầu thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử, việc giáo viên dẫn dắt giúp các em đi vào nắm bản chất các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay vấn đề lịch sử có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó giúp các em tự tìm ra quy luật phát triển của con người và xã hội, phát hiện ra mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đây chuyên đề này để nghiên cứu cho mình. 
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Nghiên cứu chuyên đề “ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925)” Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi cấp tỉnh và góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức cần thiết và kĩ năng làm bài lịch sử, hình thành phong cách tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề lịch sử, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh chuyên sử. Học sinh có kỹ năng vận dụng thành thạo các dạng bài tập trong các đề thi học sinh giỏi.
	- Phát huy khả năng tư duy suy luận lô gic, phán đoán và tính linh hoạt của học sinh. 
	- Coi chuyên đề là một tài liệu để nghiên cứu và tham khảo cho đồng nghiệp và học sinh.
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Chuyên đề được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm ở các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trường THCS Lập Thạch.
- Học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Lập Thạch và học sinh giỏi của các trường THCS trong huyện Lập Thạch về ôn luyện để dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử như: sách giáo khoa - sách giáo viên lịch sử 9, các tài liệu ôn luyện môn lịch sử, một số đề thi các cấp.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và làm bài của học sinh để từ đó có điều chỉnh. 
V- PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
	 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1911-1925 và quá trình đến với chủ nghĩa Mác Lê nin, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 đến ngày 10 tháng 11 năm 2015
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Dạy kiến thức cơ bản.
- Từ đó tìm ra các dạng câu hỏi lý thuyết liên quan đến đề thi và cách giải quyết.
- Từ kiến thức lý thuyết rút ra cách giải các đề thi.
- Lựa chọn trong các đề thi các câu hỏi bài tập liên quan đến chương trình học để học sinh giải đề.
 Cụ thể đối với học sinh và giáo viên như sau:
 - Học sinh: Để nắm được kiến thức và đạt kết quả cao trong các kì thi chọn HSG, học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, biết suy luận và đặt các câu hỏi vì sao? Câu hỏi so sánh từ lý thuyết và rút ra phương pháp giải đề thi, biết tìm tòi tài liệu tham khảo một cách hợp lý .Có ý thức tự giác tích cực học và trao đổi với bạn bè.
- Giáo viên: Cần thực hiện các nguyên tắc sau: 
- Nắm chắc kiến thức cơ bản, biết mối liên hệ kiến thức giữa các chương, các bài với nhau, có khả năng dự kiến các câu hỏi, tình huống có thể xảy ra trong đề thi và có phương pháp giải quyết các câu hỏi, tổ chức cho học sinh học tập tích cực, dễ nắm bắt kiến thức. Tích cực sưu tầm tài liệu đề thi cấp huyện, cấp tỉnh các năm, các đề thi giao lưu với huyện bạn, tỉnh bạn.
 - Cung cấp tài liệu đề thi cho học sinh để học sinh làm quen dần với đề thi học sinh giỏi.
 - Luôn giao lưu trao đổi tài liệu, đề thi và kinh nghiệm với các giáo viên các trường, các huyện và các tỉnh để nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm dạy đội tuyển.
 - Thường xuyên tổ chức luyện đề, chữa đề thi, kiểm tra đánh giá một cách cụ thể sát sao.
 - Phân loại học sinh, chia ra các nhóm đối tượng ở các mức giỏi khá, trung bình để có biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển.
 - Quan tâm sát sao đến học sinh, liên hệ với gia đình học sinh, động viên thường xuyên các em, tạo điều kiện tốt nhất để các em yên tâm học tập. 
PHẦN B. NỘI DUNG
I-KIẾN THỨC CƠ BẢN
1- NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH SAU KHI RA ĐI 
TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC TỪ NĂM (1911-1918).
- Nguyễn Ái Quốc, hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi tên là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19 – 5 – 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở một miền quê có truyền thống đấu tranh quật khởi.
- Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
+ Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, điều đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương
+ Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau"
+ Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhưng cụ còn nặng cốt cách phong kiến
- Người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc – đi sang phương Tây
- 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc, Nhật Bản, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp
- Từ năm 1911-1917 Người đã đi qua nhiều nước, ở nhiều châu lục khác nhau. Người nhận thấy rằng: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
- Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, tại đây người làm nhiều nghề 
học tập, rèn luyện trong trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp
 công nhân Pháp. Tham gia hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.
- 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người
- Năm 1918 Người tham gia sáng lập Đảng XH Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga.
=> Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga làm chuyển biến tư tưởng và là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
1/ NGUYỄN ÁI QUỐC Ở PHÁP (1917-1923)
- 18 / 6 / 1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam à đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam, tuy không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân Pháp và nhân dân các thuộc nước thuộc địa.
- 7/ 1920, Người đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin, và Người tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản. 
- 12/ 1920, Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp -> đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Năm 1921, Người sáng lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pa ri với mục đích đoàn kết các dân tộc thuộc địa và chống CNĐQ và CNTD.
- Năm 1922, Người sáng lập báo "Người cùng khổ", viết bài cho báo "Nhân đạo", "Đời sống công nhân" và viết cuốn “Bản án CĐTD Pháp".Mặc dù bị ngăn cấm, các sách báo tiến bộ vẫn được truyền về trong nước thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh.
=> Với những hoạt động trên nhằm xây dựng tinh đoàn kết chiến đấu giữa các nước thuộc địa với giai cấp công nhân và người Pháp tiến bộ, những hoạt động ấy chẳng những vì lợi ích của nhân dân VN mà còn vì lợi ích của nhân dân các nước thuộc địa, của giai cấp công nhân Pháp.
2/ NGUYỄN ÁI QUỐC Ở LIÊN XỐ (1923-1924)
- 6 / 1923 Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. Trong thời gian ở Liên Xô, người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo sự thật, tạp chí thư tín quốc tế.
- 7/ 1924, Người dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản và tham luận về vị trí, chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
=> Sau khi tìm thấy con đường cách mạng chân chính cho dân tộc con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc chuyên tâm hoạt động theo hướng đó. Từ 1920 à 1924 người đó chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam VN à Đây là nhân tố quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng VN.
3/ NGUYỄN ÁI QUỐC Ở TRUNG QUỐC (1924-1925)
 * Sự thành lập Hội VN cách mạng thanh niên.
- Sau một thời gian ở Liên Xô học tập và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Đảng kiểu mới. Cuối 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để thực hiện dự định; về nước đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết, đưa họ ra đấu tranh. Người liên lạc với các nhà yêu nước tại Quảng Châu, tìm hiểu tình hình thực tế, lựa chọn thanh niên...
- 6-1925 thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên mà nòng cốt là Cộng sản đoàn. Hội VNCMTN là tổ chức cách mạng đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra khi Người tiếp thu được CN Mác Lê-Nin. Nhằm đào tạo những cán bộ cách mạng, đem CN Mác Lê-Nin truyền bá vào trong nước, chuẩn bị điều kiện thành lập chính đảng vô sản ở VN.
* Tổ chức và hoạt động.
+ Trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo những cán bộ nòng cốt cho cách mạng. Phần lớn sau khi kết thúc các khoá học đào tạo (khoảng 2 à 3 tháng) một số người được chọn đi học trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và một số được cử đi học quân sự ở Liên Xô hay Trung Quốc, còn phần lớn được đưa về nước hoạt động.
+ Từ năm 1925 à 1927 Hội VNCMTN đã tổ chức được trên 10 lớp huấn luyện, với khoảng trên 200 hội viên. Mỗi lớp kéo dài khoảng 2 à 3 tháng. Giảng viên chính là Nguyễn Ái Quốc, giảng viên phụ là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn.
+ Ngoài công tác huấn luyện, Hội VNCMTN còn chú ý xuất bản báo chí để tuyên truyền như: Báo thanh niên xuất bản (1925) là cơ quan ngôn luận của Hội VNCMTN.
+ Đầu 1927 tác phẩm "Đường cách mệnh" xuất bản, vạch ra những phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc.à Cuốn "Đường cách mệnh" của Nguyễn Ái Quốc tập hợp tất cả các bài giảng của người ở Quảng Châu. được bí mật truyền về trong nước. Là những luồng gió mới thúc đẩy phong trào cách mạng trong nước phát triển sôi nổi hơn, mạnh mẽ hơn.
+ Cuối 1928, với phong trào "Vô sản hóa" Hội VNCMTN đó tích cực đưa các hội viên vào đồn điền, nhà máy, hầm mỏ để truyền bá CN Mác -Lê Nin vào phong trào cách mạng, mặt khác, hội viên được đào luyện trong đấu tranh, lập trường cách mạng kiên định, ý thức giai cấp cao hơn. Nhờ vậy, cách mạng trong nước phát triển mạnh hơn.
 + Đầu 1929, Hội có cơ sở khắp toàn quốc, các tổ chức quần chúng xuất hiện như: Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ...
 => Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta với những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam.
II- MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI:
1- Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Con đường cứu nước của Người có gì khác so với những nhà yêu nước trước đó?
Hướng dẫn trả lời:
* Tiểu sử:
- Nguyễn Ái Quốc, hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi tên là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19 – 5 – 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở một miền quê có truyền thống đấu tranh quật khởi.
- Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
- Người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc – đi sang phương Tây tìm đường cứu nước mới.
- 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc, Nhật Bản, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp
- Từ năm 1911-1917 Người đã đi qua nhiều nước, ở nhiều châu lục khác nhau. Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
- Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, tại đây người làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Tham gia hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.
- 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người. Năm 1918 Người tham gia sáng lập Đảng XH Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga.
=> Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga làm chuyển biến tư tưởng và là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
* Con đường cứu nước của Người có điểm khác so với những nhà yêu nước trước đó: 
+ Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, điều đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương.
+ Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
+ Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhưng cụ còn nặng cốt cách phong kiến.
+ Nguyễn Ái Quốc: Đi sang phương Tây, sang Pháp là kẻ thù của nhân dân ta để tìm hiểu về kẻ thù rồi sau đó tìm con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc.
+ Đường lối cứu nước: Tìm đến và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc phù hợp với Việt Nam đó là “con đường cách mạng vô sản”.
2- Những hoạt động chính của Nguyễn Ái quốc tư năm 1919-1923. Ý nghĩa của những hoạt động đó?
Hướng dẫn trả lời:
* Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1919-1923):
- 18 / 6 / 1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam à đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam, tuy không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc nước thuộc địa.
- 7/ 1920, Người đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin, và Người tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đó là “con đường cách mạng vô sản”. 
- 12/ 1920, Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp -> đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lê Nin và đi theo “con đường cách mạng vô sản”.
- Năm 1921, Người sáng lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pa ri với mục đích đoàn kết các dân tộc thuộc địa và chống CNĐQ và CNTD.
- Năm 1922, Người sáng lập báo "Người cùng khổ", viết bài cho báo "Nhân đạo", "Đời sống công nhân" và viết cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp". Mặc dù bị ngăn cấm, các sách báo tiến bộ vẫn được bí mật truyền về Việt Nam làm thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh.
=> Với những hoạt động trên nhằm xây dựng tinh đoàn kết chiến đấu giữa các nước thuộc địa với giai cấp công nhân và người Pháp tiến bộ, những hoạt động ấy chẳng những vì lợi ích của nhân dân Việt Nam mà còn vì lợi ích của nhân dân các nước thuộc địa, của giai cấp công nhân Pháp.
* Ý nghĩa:
 Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, con đường cách mạng vô sản theo CN Mác – Lê Nin. Bước đầu truyền bá CN Mác –Lê Nin về nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
 3- Hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng ở Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc?
Hướng dẫn trả lời:
* Nguyễn Ái Quốc ở Pháp:
- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin đến các dân tộc thuộc địa.
- Năm 1922 Người viết báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp và cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp.
=> Những sách báo này được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa và truyền bá tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, làm thức tỉnh đồng bào trong nước.
* Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô:
- 6 / 1923 Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. Trong thời gian ở Liên Xô, người làm nhiều việc, nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo “ Sự thật”, “tạp chí thư tín quốc tế”...
- 1924, tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Người đọc bản tham luận về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_HSG_Su_cap_Tinh_NAQ_19111925.doc