Giáo án Giao thoa sóng cơ

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2424Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giao thoa sóng cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giao thoa sóng cơ
GIAO THOA SÓNG CƠ
Câu 1. Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10cm có phương trình dao động là uA = uB = 5cos 20πt (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm trung điểm M của AB là
	A. uM = 10cos (20πt) (cm).	B. uM = 5cos (20πt – π/2) (cm).
	C. uM = 10cos (20πt – π) (cm).	D. uM = 5cos (20πt + π/2) (cm).
Câu 2. Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B có phương trình dao động là uA = uB = 2cos 10πt (cm).Tốc độ truyền sóng là 3m/s. Phương trình dao động sóng tại M cách A, B một khoảng lần lượt là d1 = 15cm; d2 = 20cm là
	A. u = 2cos (π/12) sin (10πt – 7π/12) (cm)	B. u = 4cos (π/12) cos (10πt – 7π/12) (cm)
	C. u = 4cos (π/12) cos (10πt + 7π/6) (cm)	D. u = 2cos (π/12) sin (10πt – 7π/6) (cm)
Câu 3. Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động cùng pha và cùng tần số f = 12Hz. Tại điểm M cách các nguồn A, B những đoạn d1 = 18cm, d2 = 24cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai đường vân dao động với biên độ cực đại. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng:
	A. 24cm/s.	B. 26cm/s.	C. 28cm/s.	D. 20cm/s.
Câu 4. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 15Hz và cùng pha. Tại một điểm M trên mặt nước cách A, B những khoảng d1 = 16cm, d2 = 20cm sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
	A. 24cm/s.	B. 20cm/s.	C. 36cm/s.	D. 48cm/s.	
Câu 5. Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10cm dao động theo phương trình u = Acos100t(mm) trên mặt thoáng của thủy ngân, coi biên độ không đổi. Xét về một phía đường trung trực của AB ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MA – MB = 1cm và vân bậc (k + 5) cùng tính chất dao động với vân bậc k đi qua điểm N có NA – NB = 3 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt thủy ngân là
	A. 10cm/s.	B. 20cm/s.	C. 30cm/s.	D. 40cm/s.
Câu 6. Tạo tại hai điểm A và B hai nguồn sóng kết hợp cách nhau 8cm trên mặt nước luôn dao động cùng pha nhau. Tần số dao động 80Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s. Giữa A và B có số điểm dao động với biên độ cực đại là
	A. 30điểm.	B. 31điểm.	C. 32 điểm.	D. 33 điểm.
Câu 7. Tạo tại hai điểm A và B hai nguồn sóng kết hợp cách nhau 10cm trên mặt nước dao động cùng pha nhau. Tần số dao động 40Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là
	A. 10 điểm.	B. 9 điểm.	C. 11 điểm.	D. 12 điểm.
Câu 8. Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha với tần số f = 20Hz, cách nhau 8cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước v = 30cm/s. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là
	A. 11 điểm.	B. 5 điểm.	C. 9 điểm.	D. 3 điểm.
Câu 9. Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 50mm, dao động cùng pha theo phương trình u = Acos (200πt) (mm) trên mặt thủy ngân. Tốc độ truyền sóng trên mặt thủy ngân là v = 80cm/s. Điểm gần nhất dao động cùng pha với nguồn trên đường trung trực của AB cách nguồn A một đoạn là
	A. 16mm.	B. 32cm.	C. 32mm.	D. 24mm.
Câu 10. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 10cm, cùng dao động với tần số 80Hz và pha ban đầu bằng không. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40cm/s. Điểm gần nhất nằm trên đường trung trực của AB dao động cùng pha với A và B cách trung điểm O của AB một đoạn là
	A. 1,14cm.	B. 2,29cm.	C. 3,38cm.	D. 4,58cm.
Câu 11. Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 50mm lần lượt dao động theo phương trình u1 = Acos 200πt (cm) và u2 = Acos (200πt + π) (cm) trên mặt thoáng của thủy ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có MA – MB = 12mm và vân bậc (k + 3) (cùng loại với vân bậc k) đi qua điểm N có NA – NB = 36mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là
	A. 12	B. 13	C. 11	D. 14
Câu 12. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số 28Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 21cm, d2 = 25cm. Sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có ba dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
	A. 37cm/s.	B. 112cm/s.	C. 28cm/s.	D. 57 cm/s.
Câu 13. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số f = 16 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 30cm, d2 = 25,5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
	A. 24m/s.	B. 24cm/s.	C. 36m/s.	D. 36cm/s.
Câu 14. Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn A, B dao động cùng pha với tần số f. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 19cm, d2 = 21cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB không có dãy cực đại nào khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 26cm/s. Tần số dao động của hai nguồn là
	A. 26Hz.	B. 13Hz.	C. 16Hz.	D. 50Hz.
Câu 15: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi
	A. hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.
	B. hai sóng chuyển động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
	C. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ giao nhau.
	D. hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha giao nhau.
Câu 16: Khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì
	A. sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe.
	B. sóng gặp khe và phản xạ lại.
	C. sóng truyền qua khe giống như khe là một tâm phát sóng mới.
	D. sóng gặp khe dừng lại mà không truyền qua.
Câu 17. Trên mặt nước tại A, B có hai nguồn sóng kết hợp có phương trình uA = Acos ωt và uB = Acos (ωt + π). Những điểm nằm trên đường trung trực của AB sẽ
	A. dao động với biên độ lớn nhất.	B. dao động với biên độ nhỏ nhất.
	C. dao động với biên độ bất kì.	D. dao động với biên độ trung bình.
Câu 18. Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ học với hai nguồn kết hợp A và B thì khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại là
	A. λ / 4.	B. λ / 2.	C. λ.	D. 2λ.
Câu 19. Ký hiệu λ là bước sóng, k là số nguyên, Δd = d2 – d1 là hiệu khoảng cách từ điểm M đến các nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cùng pha trong một môi trường truyền sóng. Điểm M sẽ luôn dao động với biên độ cực đại khi
	A. Δd = (2k + 1)λ.	B. Δd = λ.	C. Δd = kλ.	D. Δd = (k + 0,5)λ.
Câu 20. Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B. Phương trình dao động tại A, B là uA = cos ωt (cm); uB = cos (ωt + π) (cm). Tại O là trung điểm của AB, sóng có biên độ
	A. 0 cm.	B. 2 cm.	C. 1 cm.	D. 1,41 cm.
Câu 21. Hiện tượng giao thoa là
	A. hiện tượng giao nhau của hai sóng tại một điểm trong môi trường.
	B. hiện tượng tổng hợp của hai dao động kết hợp.
	C. hiện tượng sóng truyền đi gặp vật cản trên mặt nước.
	D. hiện tượng hai sóng tăng cường nhau, hoặc triệt tiêu nhau tại mỗi điểm gặp nhau tùy theo lộ trình của chúng.
Câu 22. Hai sóng kết hợp là các nguồn sóng có
	A. cùng tần số dao động.
	B. cùng biên độ dao động.
	C. độ lệch pha không đổi theo thời gian.
	D. cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Câu 23. Hai sóng nào sau đây chưa giao thoa được với nhau?
	A. Hai sóng có cùng tần số, cùng biên độ.
	B. Hai sóng có cùng tần số và cùng pha.
	C. Hai sóng có cùng tần số, cùng biên độ và ngược pha.
	D. Hai sóng có cùng tần số, khác biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian.
Câu 24. Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp. Hai điểm liên tiếp nằm trên đoạn nối hai nguồn trong môi trường truyền sóng gồm một cực tiểu và một cực đại thì cách nhau một khoảng là
	A. λ / 4.	B. λ / 2.	C. λ.	D. 2λ.
Câu 25. Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số và cùng pha ban đầu, số đường cực tiểu giao thoa nằm trong khoảng AB là
	A. số chẵn.
	B. số lẻ.
	C. số chẵn hay lẻ tùy thuộc vào tần số.
	D. số chẵn hay lẻ tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai nguồn.
Câu 26. Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian, số đường cực đại giao thoa nằm trong khoảng AB là
	A. số chẵn.
	B. số lẻ.
	C. số chẵn hay lẻ tùy thuộc vào hiệu pha giữa hai nguồn.
	D. số chẵn hay lẻ tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai nguồn.
Câu 27. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số 50Hz, cùng biên độ dao động, cùng pha ban đầu. Tại một điểm M cách hai nguồn sóng đó những khoảng lần lượt là d1 = 42cm, d2 = 50cm, sóng tại đó có biên độ cực đại. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80cm/s. Số đường cực đại giao thoa nằm trong khoảng giữa M và đường trung trực của hai nguồn là
	A. 2 đường.	B. 3 đường.	C. 4 đường.	D. 5 đường.
Câu 28. Giả sử phương trình sóng tại hai nguồn kết hợp A, B là uA = uB = Acos ωt. Xét một điểm M trên mặt chất lỏng cách A, B lần lượt là d1, d2. Coi biên độ sóng không thay đổi khi truyền đi. Biên độ sóng tổng hợp tại M là
	A. AM = 2A|cos [π(d2 – d1)/λ]|.	B. AM = 2A|cos [π(d2 + d1)/λ]|.	
	C. AM = 2A|cos [π(d2 – d1)/v]|.	D. AM = A|cos [2π(d2 – d1)/λ]|.
Câu 29. Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số, cùng biên độ A và dao động ngược pha, các điểm nằm trên đường trung trực của AB
	A. có biên độ sóng là A.	B. có biên độ sóng là 2A.
	C. hoàn toàn không dao động.	D. có biên độ lớn hơn A và nhỏ hơn 2A.
Câu 30. Hai nguồn điểm phát sóng trên mặt nước có cùng bước sóng λ, cùng pha, cùng biên độ, đặt cách nhau một khoảng L = 25,4λ. Số đường dao động với biên độ cực đại là
	A. 25	B. 50	C. 51	D. 49
Câu 31. Hai nguồn điểm phát sóng trên mặt nước có cùng bước sóng λ, cùng pha, cùng biên độ, đặt cách nhau một khoảng L = 22,8λ. Vẽ một vòng tròn lớn trên mặt nước bao cả hai nguồn sóng vào trong. Số điểm cực tiểu trên vòng tròn là
	A. 23	B. 44	C. 46	D. 45.
Câu 32. Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động với tần số 80Hz và lan truyền với tốc độ 0,8m/s. Điểm M cách hai nguồn những khoảng lần lượt 20,25cm và 26,75cm ở trên
	A. đường cực tiểu thứ 6.	B. đường cực tiểu thứ 7.
	C. đường cực đại bậc 6.	D. đường cực đại bậc 7.
Câu 33. Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn S1 và S2 cách nhau 16 cm; dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng pha, cùng biên độ, cùng tần số 80 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Ở mặt nước, gọi d là đường trung trực của đoạn S1S2. Trên d, điểm M cách S1 một khoảng 10 cm, điểm N dao động cùng pha với M và gần M nhất sẽ cách M một đoạn có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 6,8 mm	B. 7,8 mm	C. 9,8 mm	D. 8,8 mm
SÓNG DỪNG
Câu 1. Trên một sợi dây dài 1,5m, có sóng dừng được tạo ra, ngoài 2 đầu dây người ta thấy trên dây còn có 4 điểm không dao động. Biết tốc độ truyền sóng trên sợi dây là 45m/s. Tần số sóng bằng
	A. 45Hz.	B. 60Hz.	C. 75Hz.	D. 90Hz.
Câu 2. Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2m đầu A cố định, đầu B tự do, dao động với tần số f = 85Hz. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 bụng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
	A. 12cm/s.	B. 24m/s.	C. 24cm/s.	D. 12m/s.
Câu 3. Một sợi dây dài 120cm đầu B cố định. Đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động với tần số 40 Hz. Biết tốc độ truyền sóng v = 32m/s, đầu A nằm tại một nút sóng. Số nút trên dây là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 4. Một dây thép AB dài 60cm hai đầu được gắn cố định, được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện nuôi bằng dòng điện xaoy chiều tần số f’ = 50Hz. Trên dây có sóng dừng với 5 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây này là
	A. 18m/s.	B. 20m/s.	C. 24m/s.	D. 28m/s.
Câu 5. Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 11cm với đầu B tự do, bước sóng bằng 4cm thì trên dây có
	A. 5 bụng, 5 nút.	B. 6 bụng, 5 nút.	C. 6 bụng, 6 nút.	D. 5 bụng, 6 nút.
Câu 6. Tạo sóng ngang trên một sợi dây AB = 0,3 m căng ngang, với chu kì 0,02s, biên độ 2mm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1,5m/s. Sóng lan truyền từ đầu A cố định đến đầu B cố định rồi phản xạ về A. Chọn sóng tới B có dạng uB = Acos ωt. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm M cách B một đoạn 0,5 cm là
	A. u = 2cos (100πt – π/2) (mm)	B. u = 2cos 100πt (mm)
	C. u = 2cos (100πt + π) (mm)	D. u = 2cos (100πt – π/2) (mm).
Câu 7. Một dây đàn chiều dài ℓ, biết tốc độ truyền sóng ngang theo dây đàn bằng v. Tần số của âm cơ bản do dây đàn phát ra bằng
	A. f = v/ℓ	B. f = v/(2ℓ).	C. f = 2v/ℓ.	D. f = v/(4ℓ)
Câu 8. Một sóng dừng trên một sợi dây được mô tả bởi phương trình u = 4cos (πx/4 + π/2) cos(20πt – π/2) (cm), trong đó x đo bằng cm và t đo bằng giây. Tốc độ truyền sóng dọc theo dây là
	A. 80cm/s.	B. 40cm/s.	C. 60cm/s.	D. 20cm/s.
Câu 9. Một sợi dây dài ℓ = 2m, hai đầu cố định. Người ta kích để có sóng dừng xuất hiện trên dây. Bước sóng dài nhất bằng
	A. 1,0 m.	B. 2,0 m.	C. 4,0 m.	D. 0,5 m.
Câu 10. Một sợi dây dài 120cm đầu B cố định. Đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động với tần số 40Hz. Biết tốc độ truyền sóng v = 32m/s, đầu A nằm tại một nút sóng. Số bụng trên dây là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 11. Một sợi dây đàn hồi dài 100cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền với tốc độ trên dây là 25m/s, trên dây đếm được 3 nút sóng, không kể 2 nút A, B. Tần số dao động trên dây là
	A. 50Hz.	B. 100Hz.	C. 25Hz.	B. 20Hz.
Câu 12. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng
	A. một bước sóng.	B. nửa bước sóng.
	C. một phần tư bước sóng.	D. hai bước sóng.
Câu 13. Một sợi dây đàn hồi có chiều dài ℓ, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là
	A. 2ℓ	B. ℓ/4	C. ℓ	D. ℓ/2
Câu 14. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp bằng
	A. một bước sóng.	B. hai bước sóng.
	C. một phần tư bước sóng.	D. một nửa bước sóng.
Câu 15. Người ta nói sóng dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng vì
	A. sóng dừng là sự giao thoa của các sóng xét cùng một phương truyền sóng.
	B. sóng dừng xảy ra khi có sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ.
	C. sóng dừng là sự ngừng chuyển động của vật chất trong môi trường truyền sóng.
	D. sóng dừng là sự giao thoa của các sóng truyền ngược chiều nhau.
Câu 16. Một sợi dây AB dài 1,25m căng ngang, đầu B cố định, đầu A dao động với tần số f. Người ta đếm được trên dây có ba nút sóng, kể cả hai nút ở hai đầu A, B. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Tần số sóng bằng
	A. 8Hz.	B. 16Hz.	C. 12Hz.	D. 24Hz.
Câu 17. Khi có sóng dừng trên một dây AB hai đầu cố định, thì thấy có 7 nút trên dây, tần số sóng là 42Hz. Với dây AB và tốc độ truyền sóng như trên, muốn trên dây có 5 nút thì tần số sóng là
	A. 30Hz.	B. 28Hz.	C. 58,8Hz.	D. 63Hz.
Câu 18. Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi người ta thấy khoảng thời gian giữa hai thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0,2s, khoảng cách giữa hai chỗ luôn đứng yên liền nhau là 10cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là
	A. 25cm/s.	B. 50cm/s.	C. 20cm/s.	D. 100cm/s.
Câu 19. Dây AB dài 21cm treo lơ lửng, đầu trên A gắn vào âm thoa dao động với tần số 100Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s, ta thấy trên dây có sóng dừng. Số nút và số bụng trên dây lần lượt là
	A. 10; 10.	B. 11; 11.	C. 10; 11.	D. 11; 10.
Câu 20. Một dây cao su dài 1m căng ngang, một đầu gắn cố định, đầu kia gắn vào âm thoa cho dao động, trên dây hình thành hệ sóng dừng có 7 nút không tính hai đầu. Tốc độ truyền sóng trên dây là 36km/h. Tần số dao động trên dây là
	A. 20Hz.	B. 50Hz.	C. 30Hz.	D. 40Hz.
Câu 21. Cho một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định và một đầu tự do. Để trên dây có sóng dừng thì chiều dài sợi dây thỏa mãn điều kiện
	A. ℓ = mλ.	B. ℓ = mλ/2.	C. ℓ = (2m + 1)λ/2.	D. ℓ = (2m + 1)λ/4.
Câu 22. Một sợi dây dài 2 m, hai đầu cố định. Kích thích để có sóng dừng trên dây với 4 múi sóng. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm không dao động trên dây bằng
	A. 1,0 m.	B. 0,5 m.	C. 4,0 m.	D. 2,0 m.
Câu 24. Một sợi dây dài 2 m, hai đầu cố định. Kích thích để có sóng dừng trên dây với 4 múi sóng. Khoảng cách ngắn nhất giữa điểm không dao động và điểm dao động cực đại trên dây bằng
	A. 1,0 m.	B. 0,5 m.	C. 0,25 m.	D. 2,0 m.
Câu 25. Trên một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định đang có sóng dừng. Không xét các điểm bụng hoặc nút, quan sát thấy những điểm có cùng biên độ và ở gần nhau nhất thì đều cách đều nhau 15cm. Bước sóng trên dây có giá trị là
	A. 30 cm.	B. 60 cm.	C. 90 cm.	D. 45 cm.
Câu 26. Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 6 cm. Trên dây có những phần tử sóng dao động với tần số 5 Hz và biên độ lớn nhất là 3 cm. Gọi N là vị trí của một nút sóng; C và D là hai phần tử trên dây ở hai bên của N và có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 10,5 cm và 7 cm. Tại thời điểm t1, phần tử tại C có li độ 1,5 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Vào thời điểm t2 = t1 + 79/40 s, phần tử D có li độ là
	A. 1,50 cm	B. –1,50 cm	C. 0,75 cm	D. –0,75 cm
SÓNG ÂM
Câu 1. Khi cường độ âm tăng gấp 10 lần thì mức cường độ âm tăng 10 dB. Khi cường độ âm tăng 100 lần thì mức cường độ âm tăng
	A. 20dB.	B. 50dB.	C. 100dB.	D. 104 dB.
Câu 2. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10–5 W/m². Biết cường độ âm chuẩn là Io =10–12 W/m². Mức cường độ âm tại điểm đó là
	A. 50dB.	B. 60dB.	C. 70dB.	D. 80dB.
Câu 3. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1 m, có mức cường độ âm là LA = 90 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là Io = 0,1 nW/m². Cường độ của âm tại A là
	A. I = 0,1 nW/m².	B. I = 0,1 mW/m².	C. I = 0,1 W/m².	D. I = 0,1 GW/m².
Câu 4. Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20 dB. Tỉ số cường độ âm của chúng là
	A. 10	B. 10²	C. 10³	D. 104.
Câu 5. Một người gõ một nhát búa trên đường ray và cách đó 528m, một người áp tai vào đường ray nghe thấy tiếng gõ sớm hơn 1,5s so với tiếng gõ nghe được trong không khí. Tốc độ âm trong không khí là 330 m/s. Tốc độ âm trên đường ray là
	A. 5100m/s.	B. 5280m/s.	C. 5300m/s.	D. 5400m/s.
Câu 6. Tốc độ âm trong không khí và trong nước lần lượt là 330m/s và 1450m/s. Khi âm truyền từ trong không khí vào nước thì bước sóng của nó tăng lên bao nhiêu lần?
	A. 6,4 lần.	B. 5,4 lần.	C. 4,4 lần.	D. 1,4 lần.
Câu 7. Một người đứng ở gần chân núi hét lớn tiếng thì sau 7s nghe thấy tiếng vang từ núi vọng lại. Biết tốc độ âm trong không khí là 330m/s. Khoảng cách từ chân núi đến người đó bằng
	A. 4620m.	B. 2310m.	C. 1775m.	D. 1155m.
Câu 8. Một ống sáo hở hai đầu tạo sóng dừng cho âm cực đại ở hai đầu sáo, ở giữa có hai nút. Chiều dài ống sáo là 80cm. Bước sóng của âm là
	A. 20cm.	B. 40cm.	C. 80cm.	D. 160cm.
Câu 9. Cột không khí trong ống thuỷ tinh có độ cao l có thể thay đổi được nhờ điều chỉnh mực nước trong ống. Đặt một âm thoa trên miệng ống thuỷ tinh đó. Khi âm thoa dao động, nó phát ra âm cơ bản, ta thấy trong cột không khí có một sóng dừng ổn định. Khi độ cao cột khí nhỏ nhất lo = 13cm ta nghe được âm to nhất, biết đầu A hở là một bụng sóng, đầu B là nút, tốc độ truyền âm là 340m/s. Tần số âm do âm thoa phát ra là
	A. 563,8Hz.	B. 658Hz.	C. 653,8Hz.	D. 365,8Hz.
Câu 10. Tai người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm ở trong khoảng
	A. từ 0 dB đến 1000 dB.	B. từ 10 dB đến 100 dB.
	C. từ 0 B đến 13 dB.	D. từ 0 dB đến 130 dB.
Câu 11. Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 2 do cùng một dây đàn ghi ta phát ra thì
	A. họa âm bậc 2 có cường độ gấp 2 lần cường độ âm cơ bản.
	B. tần số họa âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản.
	C. tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2.
	D. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ âm bậc 2.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
	A. Dao động âm thanh có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz.
	B. Về bản chất vật lí thì âm thanh, siêu âm và hạ âm đều là sóng cơ.
	C. Sóng âm có thể là sóng ngang.
	D. Sóng âm trong chất rắn luôn là sóng ngang.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Cả ánh sáng và sóng âm đều có thể truyền được trong chân không.
	B. Cả ánh sáng và sóng âm trong không khí đều là sóng ngang.
	C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc, trong khi sóng ánh sáng là sóng ngang.
	D. Cả ánh sáng và sóng âm trong không khí đều là sóng dọc.
Câu 14. Khi truyền âm từ không khí vào trong nước, kết luận nào không đúng?
	A. Tần số âm không 

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_Giao_Thoa_Song_Co_Song_Dung_Song_Am.doc