Giáo án Giáo dục quyển và bổn phận trẻ em lớp 3 - Tuần 11 đến 15 - Năm học 2015-2016

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục quyển và bổn phận trẻ em lớp 3 - Tuần 11 đến 15 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo dục quyển và bổn phận trẻ em lớp 3 - Tuần 11 đến 15 - Năm học 2015-2016
Thứ sáu, ngày 06/ 11/ 2015
Tuần 11: Chủ đề 1: TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được trẻ em là một con người có những quyền: có cha mẹ, có tên họ, quốc tịch và tiếng nói riêng; có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
 - Hiểu được trẻ em cũng có bổn phận đối với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
-Có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp, không nhút nhát hèn yếu; biết đối xử tốt trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh.
-Biết nói về mình một cách rõ ràng, có thể giao tiếp, ứng xử đúng mực với tập thể, gia đình và cộng đồng.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Các bài tập trắc nghiệm, truyện kể về bạn Ngân, thẻ xanh đỏ.
+ HS: Đóng vai phóng viên
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: Giới thiệu bài.
- HT: Cả lớp.
- Ổn định tổ chức.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài. Ghi tên bài.
+ HĐ 2: Trò chơi”phóng viên”
-MĐ: Biết đóng vai phóng viên, hỏi và trả lời về tên tuổi,Biết được quyền và bổn phận trẻ em. 
- HT: Lớp
- GV chọn một học sinh đóng vai phóng viên báo Nhi Đồng.
- HD đi phỏng vấn: Chào bạn tôi là phóng viên báo Nhi Đồng. Tôi xin phép được hỏi: bạn tên gì? Bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy? Bạn học trường nào? Bạn thích nhất điều gì? Bạn có mơ ước gì? Bạn hãy kể một số việc làm hằng ngày ở gia đình? Hoặc những việc tốt mà bạn đã làm? Xin cám ơn bạn!
- GV nhận xét trò chơi, tuyên dương.
Kết luận: là trẻ con cũng là một con người, ai cũng có tên họ, cha mẹ, có gia đình, quê hương, quốc tịch, có sở thích và nguyện vọng riêng. Chúng ta là những con người có ích cho gia đình, xã hội. 
 + HĐ 3: Trưng bày ý kiến.
- MĐ: Biết xác định tình huống đúng sai qua các quyền trong bài tập trắc nghiệm.
- HT: Lớp.
- GV hướng dẫn: Chọn câu đúng giơ thẻ đỏ, sai giơ thẻ xanh.
- GV đọc cho h/s nghe các câu:
 1- Trẻ em có quyền có tên họ.
 2- Trẻ em có quyềncó cha mẹ.
 3- Trẻ em không cần có quốc tịch.
 4- Trẻ em có quyền được sống với cha mẹ.
 5- Trẻ em có quyền được đi học.
 6- Trẻ em không được giữ tiếng nói của dân tộc, địa phương mình.
 7- Trẻ em không bị phân biệt đối xử về màu da, con trai, con gái
 8- Trẻ em có quyền không bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn.
- Kết luận : các câu sai: 3, 6, còn lại đúng
+ HĐ 4: Kể chuyện
- MĐ: Biết được những quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử, không bị lăng mạ.Quyền giữ bản sắc dân tộc mình.
- HT: lớp.
- GV kể chuyện: “Bạn Ngân”.(SGK).
 + Các bạn lớp 3A đã có thái độ và hành động ntn với bạn Ngân?
 + Bạn Ngân có đáng bị các bạn đối xử như vậy không? Tại sao?
 + Bạn Ngân có quyền được giữ giọng nói quê hương của mình không?
Kết luận: Trẻ em có quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử, không bị lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, có quyền giữ bản sắc dân tộc, tiếng nói riêng dân tộc mình.
+ HĐ 5: Củng cố, dặn dò:
- Hãy kể những việc làm ở nhà mà bạn cho là có ích?
- Gọi vài HS nhắc lại quyền trẻ em.
 Trẻ em có quyền có tên họ, có cha mẹ, gia đình, quê hương.Có quyền được chăm sóc bảo vệ, được đối xử bình đẳng, được tôn trọng. Có quyền giử bản sắc dân tộc, tiếng nói riêng của dân tộc mình.
 Trẻ em có bổn phận tham gia công việc ở gia đình và trong cộng đồng, tùy theo sức của mình, giúp ích cho mọi người.
- Dặn về nhà phụ giúp cha mẹ những công việc vừa sức.
- Nhận xét tiết học.
- 1 h/s làm.phóng viên.
- Có thể hỏi 1 bạn vài câu.
- H/s trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- H/s giơ thẻ chọn đúng sai, giải thích vì sao?
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS trao đổi cặp, trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS phát biểu- Nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu, ngày 13/ 11/ 2015
Tuần 12: Chủ đề 2: GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- HS hiểu đuợc mình là một thành viên trong gia đình; gia đình là nơi em đuợc nuôi dưỡng, dạy bảo và thuơng yêu.Hiểu được hưởng quyền và bổn phận của em đối với gia đình.
- Biết chào hỏi, yêu quý, kính trọng và hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình.Có thái độ đúng với quyền mình được hưởng, không yêu cầu quá mức so với điều kiện thực tế của gia đình mình.
- HS có thói quen chào hỏi, nói năng lễ độ. Có thói quen quan tâm, chăm sóc đối với những người thân trong gia đình
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh ảnh về gia đình có 2, 3 thế hệ, tranh trẻ em không gia đình, tranh gia đình hạnh phúc, GĐ không hạnh phúc, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân
- Ổn định: Hát: “Cả nhà thương nhau”
- KTBC: CĐ1: Tôi là một đứa trẻ.
+ Trẻ em có những bổn phận gì đối với gia đình và cộng đồng?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GT: CĐ2: Gia đình.
+ HĐ 2: Xem tranh nói nội dung
- MĐ: Nhận biết về gia đình bao gồm những người thân thiết: ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- HT: Cá nhân, lớp.
- GV treo tranh giới thiệu: Đây là gia đình có ba thế hệ.
- GV y/c h/s kể cho nhau nghe về những người thân trong gia đình.
- Gọi vài h/s kể về gia đình của mình.
+ Những người trong gia đình có thương yêu em không?
- Nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: GĐ bao gồm những người thân thiết đó là cha mẹ và các con. Họ cùng chung sống với nhau. 
+HĐ 3: Đóng vai
- MĐ: Nhận biết được GD là nơi em được nuôi dưỡng, yêu thương và che chở cho em. Trẻ em có quyền được sống cùng cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ.
- HT: Trò chơi.
- GV hướng dẫn tiểu phẩm: Gia đình bạn Hoa (nhân vật: Bố, mẹ Hoa, Hoa, bác sĩ, các bạn Hoa).
- GV yêu cầu HS thảo luận, đóng vai và trình bày.
+ Câu chuyện vừa xem nói về điều gì?
+ Khi Hoa bị ốm, cha mẹ Hoa có thái độ như thế nào?
+ Việc làm của cha mẹ Hoa nói lên điều gì?
+ Sau khi khỏi bệnh Hoa có ý nghĩ ntn? Suy nghĩ của hoa ntn? Vì sao?
+ Khi em bị bệnh cha, mẹ và người thân ntn?
- Kết luận: GĐ là nơi nuôi dưỡng, yêu thương và che chở cho em.Trẻ em có quyền được sống cùng cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ.
+ HĐ 4: Làm việc theo nhóm.
- MĐ: Biết được bổn phận của em đối với gia đình, phải biết ơn và giúp đỡ cha mẹ, thương yêu anh chị em.
- HT: nhóm, lớp.
- GV đính bảng phụ. Y/c các nhóm thảo luận :
+ Đoạn thơ nói về điều gì?
+ Qua đọan thơ, em thấy bổn phận của em ntn?
- Nhóm 1, 2: “Ngày nào em bé cỏn con / bây giờ em đã lớn khôn thế này / cơm cha, áo mẹ, công thầy / lo sao cho đáng những ngày ước mong”.
- Nhóm 3, 4: “Anh em nào phải người xa / cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân / yêu nhau như thể chân tay / anh em hòa thuận hai thân vui vầy”.
- Nhóm 5, 6:” Hôm qua chủ nhật / Được nghỉ ở nhà / em giúp mẹ cha / nhặt rau, quét dọn / Cha mẹ cùng cười / Khen “con ngoan quá”.
- Kết luận: Là một thành viên trong gia đình em có bổn phận biết ơn và giúp đỡ cha mẹ, yêu thương anh chị em.
+ HĐ 5: Thảo luận.
- MĐ: Biết phân biệt thế nào là gia đình hạnh phúc và không hạnh phúc. Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng.
- HT: Nhóm, lớp.
- GV treo tranh: gia đình hạnh phúc, gia đình không hạnh phúc, trẻ em lang thang không gia đình. Y/c các nhóm thảo luận :
+ Trong gia đình hạnh phúc, các con được đối xử chăm sóc ntn? Đó là thể hiện những quyền gì của trẻ em?
+ Trong GĐ không hạnh phúc, bố mẹ, đánh nhau cãi nhau, con cái sẽ như thế nào? Như thế em không được hưởng quyền gì?
+ Trẻ em nếu không có GĐ thì sẽ nth? Đó là những đứa trẻ bị mất quyền gì?
- KL: Trẻ em có quyền có cha mẹ và có quyền được hưởng sự chăm sóc của cha mẹ. Trẻ em không có cha mẹ đó là một thiệt thòi lớn, các em cần được nhà nước hoặc các tổ chức từ thiện nuôi dưỡng chăm sóc. 
- HĐ 6: Củng cố dặn dò.
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn về nhà thực hiện bổn phận của mình với gia đình.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- Vài h/s kể.
- Nhận xét.
- Quan sát.
- H/s thảo luận nhóm 2.
- Trình bày, nhận xét.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Thảo luận, trình bày.
- Nhận xét.
- Phát biểu.
-
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Thảo luận nhóm.
- Vài h/s trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Quan sát.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Vài h/s phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu, ngày 20/ 11/ 2015
Tuần 13: Chủ đề 3: Đất nước và cộng đồng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- HS hiểu được khái niệm đất nước, cộng đồng, hiểu được quyền của các em được hưởng sự quan tâm, chăm sóc của cộng đồng.HS hiểu được trách nhiệm của em đối với đất nước và cộng đồng.
- Biết yêu quê hương, đất nước, quý mến tôn trọng những người sống xung quanh mình, phục vụ mình.Biết tôn trọng pháp luật và những quy định của cộng đồng.Có thái độ bất bình đối với những việc làm sai trái, xâm phạm đến quyền của trẻ em
- Có ý thức tự giác thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự cộng đồng, vệ sinh môi trường, luật an toàn giao thông. Biết tham gia các hoạt động XH ở địa phương, ở trường
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh ảnh về sinh hoạt của cộng đồng: (chợ, bệnh viện, giao thông trên đường phố, đi chơi công viên)
+ HS: Trò chơi sắm vai trong tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân
- Ổn định: Hát: “Cả nhà thương nhau”
- KTBC: CĐ2: Gia đình
+ Trong gia đình trẻ em có những quyền và bổn phận gì ?
- GV nhận xét, nhắc nhở.
- GT: CĐ3: Đất nước và cộng đồng.
+ HĐ 2: Nhận biết về cộng đồng và đất nước.
- MĐ: Nhận biết về cộng đồng và đất nước là gì?
- HT :nhóm, cá nhân, lớp.
- GV treo một số tranh đã chuẩn bị (4 tranh). Y/c HS thảo luận:
+Tranh miêu tả hoạt động gì? Hoạt động đó cần cho cuộc sống của mọi người không? Có quan hệ với em không? Có giúp ích gì cho em không?
- GV: Nhận xét, chốt ý đúng.
Kết luận: Tất cả các hoạt động trong tranh đều gọi là cộng đồng. Cộng đồng là bao gồm tất cả mọi người chung sống và làm việc có quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau trong những ĐV, cơ quan như: trường học, bệnh viện, công an, nhà máy, nhà hàng, công viên,Cộng đồng người, có chung truyền thống, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán,cùng chung sống trên một mảnh đất từ lâu đời họp thành một dân tộc, một đất nước.
+ HĐ 3: Trưng bày ý kiến.
- MĐ: Nhận biết được trách nhiệm của cộng đồng và đất nước đối với trẻ em.
- HT: nhóm, lớp.
- GV đọc cho HS giơ thẻ xanh, đỏ.
1-Trẻ em có quyền được cộng đồng chăm sóc sức khỏe khi ốm đau. 
2-Nhà nước không có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe trẻ em.
3-Trẻ em có quyền lao động nặng nhọc như người lớn.
4-Trẻ em hư phải bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn.
 5-Trẻ em được quyền ăn no, mặt ấm, được học hành.
6-Trẻ em không được bảo vệ khi bị hành hạ, bị bóc lột.
7-Trẻ em được quyền hưởng sự bảo đảm an toàn của xã hội.
8-Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của:
+ Gia đình- Các cơ quan nhà nước- Các tổ chức xã hội.
Kết luận: Trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc về sức khỏe và tinh thần của gia đình và xã hội.Trẻ em có quyền được hưởng sự an toàn của xã hội. Trẻ em không phải làm những việc nặng nhọc, được bảo vệ khỏi sự gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay, các em đã và đang được hưởng sự chăm sóc của nhà nước và cộng đồng ntn? (XD trường học, nơi vui chơi cho trẻ em, khám chữa bệnh, tiêm chủng ngừa, nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật,)
+ HĐ 4: Trò chơi
- MĐ: Biết được bổn phận phải tuân theo pháp luật, những quy định của cộng đồng và đất nước
- HT: Trò chơi đóng vai.
- GV giới thiệu tên trò chơi: “Câu chuyện trên đường phố”.Gợi ý HD diễn biến của câu chuyện: (Nam và 3 người bạn trên đường đi học về, đùa nghịch, giỡn, la hét, xô cả người đi đường, suýt làm té ngã bà cụ già. Một người đi đường nhắc nhở, nhưng Nam và các bạn không nghe vẫn tiếp tụcBỗng xe thắng phanh, Nam cũng té. Một số người đi đường chạy tới đỡ Nam dậy và bác đi xe máy dậy. Nam đến xin lỗi Bác đi xe máy rất bực tức nhưng cố nén và khuyên, phân tích những tai hại nếu như bác không thắng xe kịp.
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
+ Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì?
- GVnhận xét, giáo dục HS.
Kết luân: Trẻ em có quyền được mọi người quan tâm, chăm sóc, nhưng trẻ em cũng phải có bổn phận tuân theo luật pháp, tuân theo những quy định của cộng đồng như: giữ gìn nếp sống văn minh, trật tự, vệ sinh nơi công cộng, an toàn giao thông,
+HĐ5: củng cố dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn về thực hiện giống như bài học (phải có bổn phận).
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp.
- 3 Hs
- Nhận xét.
- 4 nhóm thảo luận.
- ĐD nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS giơ thẻ trưng bày ý kiến.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thảo luận đóng vai.
- Trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu, ngày 27/ 11/ 2015
Tuần 14: Chủ đề 4: TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đi học là một quyền lợi và là trách nhiệm của trẻ em. Các hoạt động ở trường nhằm giúp em trưởng thành.
- Biết chào hỏi, kính trọng thầy cô giáo, công nhân viên, biết cách giao tiếp bạn bè.
- Có thái độ yêu quý bạn bè, kính trọng thầy cô, biết giữ trật tự, chấp hành nội qui trường lớp. 
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh cảnh trường tiểu học. Tiểu phẩm: “Bạn Nam không muốn đi học”
+ HS: Quan sát khuôn viên trường, đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân
- Ổn định: Hát: “ Bài ca đi học”
- KTBC: KT lại 3 chủ đề đã học.
- Nhận xét
- Bài mới: Chủ đề 4: Nhà trường
+ HĐ 2: Tiểu phẩm “ Bé Nam không muốn đi học”
- MĐ: Thấy được đi học là một quyền lợi, là trách nhiệm của trẻ em
- HT: đóng vai
- GV kể chuyện bé Nam không muốn đi học.
- Hướng dẫn cho h/s đóng vai ( Nam, người bán hàng, bà cụ già, mẹ Nam và một số bạn h/s
(Nam bước vào hiệu thuốc tây, mua bánh bao. Người bán hàng hỏi mua gì? Nam nói đói quá muốn mua bánh bao ăn. Người bán hàng liền chỉ Nam lại tiệm bánh bao. Nam mua bánh ăn, đi, gặp 1 bà cụ già nhờ đọc giúp tờ giấy tìm địa chỉ nhà cháu của bà. Nam cầm giấy xoay ngược chữ. (không đọc được) Cụ già: Sao cháu không đi học, mù chữ khổ lắm! Nam lang thang, gặp 1 số bạn h/s đi học về, Nam hỏi thăm đi học như thế nào? Bạn giải thích. Nam về nhà gặp mẹ và xin được đi học. Mẹ mừng rỡ, Nam hứa sẽ học giỏi).
+ Vì sao bạn Nam không giúp được cụ già?
+ Vì sao Nam thay đổi thái độ, muốn đến trường học?
Kết luận: Trẻ em có quyền đến trường để học, đó là quyền lợi và trách nhiệm của trẻ em.
+ HĐ3: Xem tranh.
- MĐ: Nêu được ích lợi của việc đi học, kể được những sự vật, sự việc ở trường và ước mơ của em
- HT: lớp.
- GV cho HS quan sát tranh quang cảnh hoạt động của nhà trường.
+ Vì sao các em phải đến trường học? (được học chữ, học tính toán được vui chơi và tham gia các hoạt động khác,)
+ Ở trường em gặp những ai? Có những ai làm việc? (Thầy hiệu trưởng, cô hiệu phó, các thầy cô và các bạn h/s. Những người đó giúp em học tập, rèn luyện, vui chơi)
+ Ước mơ sau này lớn lên em sẽ làm nghề gì?
+ Để đạt được những ước mơ đó, các em phải làm gì từ bây giờ? 
( phải chăm học, thực hiện và vâng lời thầy cô dạy bảo).
Kết luận: Đi học là quyền lợi và cũng là nhiệm vụ của trẻ em. Học tâp vui chơi đều là các quyền của trẻ em, nhưng hai việc đó phải song song với nhau.
+ HĐ 4: Trò chơi “Thi tiếng hát tiểu học”
- MĐ: Tham gia các hoạt động ở trường.
- HT: đóng vai.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho các em đóng vai làm ban giám khảo, thí sinh tiểu học thi tiếng hát.
- GV nhận xét khen những em đóng vai hay.
Kết luân: trường học là nơi trẻ em học tập và vui chơi, rèn luyện sức khỏe tài năng để trở thành con người có ích. Mọi trẻ em đều có quyền được đến trường học tập.
- GD: Bổn phận của trẻ em là phải đi học, chăm học, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, phải vâng lời thầy cô giáo. 
+HĐ5: Tổng kết,dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn về nhà chăm chỉ học, làm bài, chuẩn bị bài tốt khi đến trường.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Vài h/s trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đóng vai trình bày tiểu phẩm.
- Lớp quan sát nhận xét.
- HS phát biểu.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS quan sát.
- Trả lời.
- Lớp bổ sung và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Đóng vai và thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, thực hiện
Thứ sáu, ngày 04/ 12/ 2015
Tuần 15: Chủ đề 5: Ý KIẾN CỦA EM CŨNG QUAN TRỌNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được mọi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và những ý kiến đó cần được mọi người tôn trọng.
- Biết ý kiến, được mọi người tôn trọng phải là những ý kiến chân thực, thẳng thắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, nhà trường và xã hội. Biết cách nói năng thưa gởi khi nói lên ý kiến của mình với người lớn tuổi. Biết cách diễn đạt những ý nghĩ, đề nghị của mình. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
- Có thái độ mạnh dạng, tự tin vào bản thân mình. Có thái độ thẳng thắn, thành thật khi nói lên ý kiến của mình.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Các câu hỏi hái hoa dân chủ.
+ HS: đóng vai tiểu phẩm “Câu chuyện buổi tối ở gia đình”.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động
- MĐ: Giới thiệu bài, KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân
- Ổn định.
- KTBC: Gọi h/s KT lại 4 chủ đề đã học.
- Nhận xét.
- Bài mới: Chủ đề 5: Ý kiến của em cũng quan trọng
+ HĐ 2: Trò chơi phóng viên.
- MĐ: Biết trình bày phát biểu ý kiến chân thực. Hiểu ý kiến cũng quan trọng
- HT: Trò chơi phỏng vấn.
+ Trẻ em có quyền được nói lên ý kiến của mình không? (có)
- GV chọn h/s làm phóng viên và giới thiệu cho lớp gặp gỡ để nhà báo trao đổi (phỏng vấn về học tập, vui chơi, đề nghị, nói về tương lai,)
(VD: Tôi là PV báo TNTP, xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của bạn về chương trình học ở lớp 3? Có khó không? Bạn suy nghĩ gì về phương pháp dạy của thầy? Bạn có đề nghị gì với ban giám hiệu để cho việc học của bạn được tốt hơn không? Bạn suy nghĩ gì về đợt thi HKI này?...)
- GV nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Qua trò chơi cho thấy ý kiến của em cũng quan trọng, chân thật. Các em điều có quyền phát biểu ý kiến phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, nhà trường và xã hội.
+ HĐ 3: Hái hoa dân chủ.
- MĐ: Biết suy nghĩ, đề nghị những ý kiến chân thật.
- HT: Trò chơi.
- GV hướng dẫn trò chơi, chia nhóm.
- Y/c mỗi nhóm lần lượt lên hái hoa và trả lời câu hỏi:
1/ H/s lớp Ba đề nghị thầy cho đi tham quan TP HCM vì các em chưa biết TP. Đề nghi đó đúng không?
2/ Bố mẹ làm mướn, lương chỉ đủ tiêu xài trong gia đình, em đòi bố mẹ mua cho chiếc xe đạp mới. Có hợp lý không?
3/ Em muốn được tham gia vào đội văn nghệ của trường, em nói mong muốn của mình ntn?
4/ Em muốn lớp em có sự thay đổi trực vệ sinh sân trường ngày khác, em nói gì với ban giám hiệu?
5/ Ở lớp cô giáo hiểu lầm em chép bài của bạn, cô phê bình em có chấp nhận không? Hay có ý kiến gì?
6/ Ở nhà em đang học bài thì bị anh chị em làm ồn, em sẽ khóc hay nói gì?
- GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương.
* Kết luận: Ý kiến của em muốn được tôn trọng, chấp nhận cần phải chân thật, thẳng thắn, phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đìng, nhà trường và xã hội.
+ HĐ 4: Đóng vai.
- MĐ: Biết đề nghị ý kiến phù hợp.
- HT: Trò chơi.
- GV giới thiệu buổi tối trong gia đình bạn Lan ( SGK).
+ Lan có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào?
+ Cách giải quyết của Lan có phù hợp với hoàn cảnh thực tế gia đình không?
+ Nếu em là Lan em sẽ có ý kiến gì?
* Kết luận: Trong đời sống có biết bao gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Là con cái, chúng ta cần phải cùng suy nghĩ với cha mẹ để giải quyết những khó khăn đó. Bạn Lan tuy còn nhỏ nhưng có ý kiến rất đáng được tôn trọng. Vì ý kiến đó rất đúng và chân thật.
- Trẻ em có quyền có ý kiến riêng, quan điểm riêng, được quyền phát biểu những quan điểm riêng. Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan của trẻ em.
- GD: Ý kiến của trẻ em cần phải chân thật, thẳng thắn phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
+HĐ5: Tổng kết,dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn về nhà phải biết ý kiến giúp đỡ gia đình, ý kiến phải phù hợp.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS phát biểu.
- Nhận xét.
- Trả lời.
- Đóng vai trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm hái hoa và trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời, bổ sung.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGD QBP TE LOP 3.doc