Ngày soạn: 28 / 8 / 2016 Ngày dạy: / 9 / 2016 Ngày dạy: / / 2016 Ngày dạy: / / 2016 TIẾT 4,5,6: BÀI 2: GIẢN DỊ VÀ KHIÊM TỐN (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nêu được ý nghĩa của sự giản dị và khiêm tốn đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và mối quan hệ giữa chúng. 2. Kĩ năng Chỉ ra đựơc những hành vi thể hiện sự giản dị và sự khiêm tốn qua các câu chuyện và trong thực tiễn cuộc sống. 3. Thái độ Nêu được những cách rèn luyện để biết sống giản dị và khiêm tốn. 4. Định hướng hình thành năng lực Biết cách thể hiện sự giản dị và khiêm tốn trong các tình huống khác nhau của cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: 1. Giáo viên: - Thiết bị dạy học: Loa, Tranh ảnh, giấy Ao,bút dạ. - Học liệu: bài tập tình huống. 2. Học sinh: - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học - Phiếu học tập III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình bài học: A. Hoạt động khởi động: Hoạt động 1 Cho học sinh nghe bài hát: “Đôi dép Bác Hồ”; nhạc Văn An; lời thơ Tạ Hữu Yên. HS thảo luận nhóm, trả lời 2 câu hỏi TL HDH – T13 Theo em sự giản dị vĩ đại của Bác được thể hiện ở câu thơ nào, ý nào trong bài hát? Qua bài hát “Đôi dép Bác Hồ”, em suy nghĩ gì về sự giản dị trong cuộc sống? B. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của giáo viên – Học sinh Nội dung chính Hoạt động 2: Tìm hiểu về tấm gương sống giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ - Cho 1 HS đọc bài viết về Bác, các HS khác theo dõi TL HDH của mình. - Cặp đôi thảo luận, trao đổi tìm câu trả lời cho 4 câu hỏi sau bài viết ? Từ bài viết về Bác, theo em sự giản dị của Bác đựơc thể hiện ở những mặt nào? ? Tìm những từ ngữ mô tả cụ thể về lối sống và hành vi giản dị của Bác? ? Sự khiêm tốn của Bác thể hiện ở những hành vi và thái độ nào? ? Em học tập được gì từ tấm gương của Bác về sự giản dị và khiêm tốn? Khuyết Danh đã nói: “ Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp và hãy nhìn xuống thấp để biết mình chưa cao” Hoạt động 3: Thảo luận tìm hiểu thế nào là sống giản dị và khiêm tốn? Hoạt động nhóm, thảo luận 3 câu hỏi mục 2 – Trang 15 ? Qua câu chuyện trên kể về Bác, theo em người như thế nào được gọi là người có đức tính khiêm tốn? Người như thế nào được gọi là có lối sống giản dị? ? Theo em, giản dị và khiêm tốn có mối liên hệ với nhau như thế nào? ? Tại sao rèn luyện cách sống giản dịu và khiêm tốn lại vừa dễ, vừa khó? - HS suy nghĩ đưa ra ý kiến cá nhân=> Thảo luận nhóm => thống nhất ý kiến chung. - Đại diện nhóm trả lời => các nhóm khác nhận xét cho ý kiến - Kết luận chung: Hoạt động 4: Tự khám phá sự giản dị và khiêm tốn ở bản thân – mục 3, 5 Trang 15,16 – TL HDH Giản dị: a. GV đưa ra các biểu hiện của người có lối sống giản dị, yêu cầu HS tự đánh giá bản thân. b. Cho HS hoạt động cá nhân thể hiện sự giản dị ở các lĩnh vực. - GV nhận xét đánh giá và đưa thêm 1 số biểu hiện về giản dị để minh họa. Khiêm tốn: a. GV đưa ra các hành vi của người có tính khiêm tốn, sau đó yêu cầu HS tự đánh giá bản thân theo các hành vi đó. b. Yêu cầu một số HS mô tả hành vi thể hiện tính khiêm tốn. GV nhận xét, đánh giá các hành vi học sinh thể hiện ở trên GV đưa ra một số hành vi về đức tính khiêm tốn để minh họa thêm. Hoạt động 5: Phân tích ý nghĩa của sự giản dị và khiêm tốn Phân tích ý nghĩa của giản dị - GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận các câu hỏi trong sách HDH theo từng cặp đôi. - GV gọi đại diện 1 số cặp trình bài kết quả - Cặp khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt kiến thức: Phân tích ý nghĩa của khiêm tốn - GV tổ chức HS thảo luận cặp đôi câu hỏi trong SKG. - GV gọi đại diện 1 số cặp trình bài kết quả - Cặp khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt kiến thức: 1. Tìm hiểu biểu hiện của lối sống Giản dị và Khiêm tốn? - Nơi làm việc cũng là nói ở của Bác chỉ là một ngôi nhà sàn cần thiết nhất. - Bữa cơm của Bác cơm, cà, măng. - Trang phục: Bác thường mặc dép cao su. - Lời nói: Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. - Bác khiêm tốn với tất cả mọi người từ già đến trẻ. - Đối với những người giúp việc những người trong gia đình. - Đối với các vị nhân sĩ lễ độ và đúng mục. - Bác Hồ luôn là một tấm gương mẫu mực về sự giản dị, khiêm tốn, tư tưởng của người không chỉ thể hiện bằng lời nói mà luôn đi đôi với việc làm. 2. Thế nào là lối sống giản dị và đức tính khiêm tốn? - Sống giản dị là người sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không cầu kì, xa hoa lãng phí, sống chân thành, lời nói đơn giản, dễ hiểu. - Người có đức tính khiêm tốn là người luôn nhã nhặn, trung thực, không có tính tự cao tự đại, nêu cao tinh thần học hỏi, không đề cao cá nhân với người khác, cần phải học hỏi thêm nhiều điều - Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quan yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. - Sự khiêm tốn giúp cá nhân sẽ đựơc mọi ngừơi yêu mến và tôn trọng. C. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 6:Làm bài tập BT1: Trò chơi: Nhận lời khen. - HS làm việc theo cặp đôi. - GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu các lời khen => cách ứng xử khi nhận được lời khen. - Cho các cặp đôi đại diện trả lời BT2: Đọc truyện “Thỏ và Rùa” trả lời câu hỏi - GV cho 1 học sinh đọc truyện, cả lớp theo dõi. - Phần tả lời câu hỏi hoạt động theo nhóm ( nhóm trưởng phân công, cắt cử thư kí) - Thời gian 5-7 phút, đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét bổ sung. - GV chốt vấn đề. BT 3, 4, 5 giao HS về nhà làm BT6: Chia thành các nhóm để phân tích 1 câu danh ngôn: Nhóm 1, 2, 3: làm lần lượt theo các câu trong TL HDH Nhóm 4: Làm BT1 (Hoạt động vận dụng) BT1: Y/c: HS biết cách thể hiện sự khiêm tốn và giản dị. BT2: Trả lời câu hỏi truyện đọc “Thỏ và Rùa” - Rùa: Biết được điểm yếu của mình nên Chăm chỉ, cố gắng. Thỏ quá tự tin, ham chơi, coi thường người khác nên. Thua Rùa - Hành vi không Khiêm tốn của Thỏ: - Nếu là Thỏ, em sẽ: BT6: D. Hoạt động vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 7: GV: Hướng dẫn HS làm bài theo TL hướng dẫn học. HS: Tự suy nghĩ làm bài. HS: chia sẻ những điều mình vừa làm. GV: đánh giá E. Hoạt động tìm tòi - GV cho HS về nhà làm các bài tập của mục D - GV kiểm tra vào tiết sau V.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP. 1. Tổng kêt. GV Khái quát lại các kiến thức cơ bản của bài học hoặc gọi HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài đã học 2.Hướng dẫn học tập - HS học thuộc KT cơ bản mà GV đã chốt. - Hoàn thành các bài tập đã làm và còn lại vào trong vở - Đọc và chuẩn bị những yêu cầu của bài mới Ký duyệt Ngày 22 tháng 9 năm 2016 Bùi Thị Huyên
Tài liệu đính kèm: