Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 5: Giao tiếp có văn hóa - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Huyên

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 5: Giao tiếp có văn hóa - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Huyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 5: Giao tiếp có văn hóa - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Huyên
Tiết 12, 13, 14 Ngày soạn: 08 /11/ 2016	Ngày dạy: / / 2016
Ngày dạy: / / 2016
Ngày dạy: / / 2016
Bài 5 GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA (3 Tiết )
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
Trình bày được yêu cầu cơ bản của hành vi giao tiếp có văn hóa và ý nghĩa của hành vi giao tiếp có văn hóa.
 2. Kĩ năng: 
Thực hiện được hành vi giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.
 3.Thái độ: 
Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi giao tiếp có văn hóa; phản đối những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.
 4. Định hướng hình thành năng lực
Biết cách thể hiện hành vi có văn hóa trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên:
Máy chiếu.
Bảng phụ. 
Loa
 2. Học sinh: 
- Bảng nhóm, bút dạ. 
- Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP	
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Cho cả lớp hát tập thể bài hát: Đi học về (ST:)
? Qua bài hát này em rút ra bài học gì cho bản thân?
	Phải biết ngoan ngoãn, lễ phép.
GV đãn dắt vào nội dung B.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Hoạt động 2: Hoạt động cặp đôi
1. Chơi trò chơi 
- GV cho 1 vài cặp thực hiện cách chào hỏi theo tình huống cụ thể:
+ Học sinh gặp thầy cô
+ Bạn bè gặp nhau
+ Hai nhà sư gặp nhau
2. Thảo luận các câu hỏi
 - Vì sao người ta chào nhau khi gặp gỡ?
- Cách chào hỏi trong các tình huống trên có giống nhau không?
- Qua trò chơi, em thấy cách chào hỏi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Hoạt động 3:
Hoạt động cá nhân – mục a
Yêu cầu HS tự đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ trả lời.
- Xác định những biểu hiện của giao tiếp có văn hóa bằng cách khoanh tròn vào chữ số trước câu đúng:
- Gọi HS trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động nhóm – mục b, c, d
- Tìm hiểu: Hành vi giao tiếp có văn hóa được dựa trên những phẩm chất nào?
- Các em có băn khoăn, thắc mắc gì không?
- Chia sẻ kết quả
? Em hiểu thế nào là giao tiếp có văn hóa?
Giao tiếp có văn hóa là cách cư xử lịch sự, tế nhị trong giao tiếp thể hiện là người có văn hóa
Hoạt động 3: 
Hoạt động cả lớp mục a, b
a. Yêu cầu Hs suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
- Em đã cư xử như thế nào?
- Họ đã biểu lộ ra sao khi nhận được hành vi giao tiếp có văn hóa?
- Cảm xúc của em?
b. Gọi 1 HS đọc câu chuyện:
Chuyện xảy ra trên đường phố
Suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- Vì sao ông Giang lại nói: Ông đau nhói ở tim?
- Hành vi giao tiếp, ứng xử của những thanh niên trong truyện đã tác động đến ông ntn?
Hoạt động nhóm mục c
Hành vi giao tiếp có văn hóa có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
1. Chào hỏi
- Thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp.
- Cách chào không giống nhau:
Với thầy cô: Lễ phép
Với bạn bè: Thân mật, chan hòa.
Với người tu hành: 
- Cách chào hỏi phụ thuộc vào dịa điểm, đối tượng, không gian, thời gian.
2. Tìm các biểu hiện của giao tiếp:
- Câu đúng: 1, 3, 4, 5, 8, 11, 12, 15, 16, 18, 19, 20, 23.
- Tất cả các phẩm chất trên , trừ TIẾT KIỆM.
3. Ý nghĩa của giao tiếp có văn hóa. 
- Vì cách cư xử thiếu trách nhiệm, thiếu văn hóa và lối sống vô cảm của lũ trẻ
- Khiến ông thấy lo lắng cho giới trẻ và cho cả xã hội.
- Thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức trong giao tiếp, được mọi người yêu quý.
- Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa người với người.
- Làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp cho các cá nhân dễ dàng hòa hợp hơn, cộng tác với mọi người dễ dàng hơn. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Hoạt động 4: Hoạt động cá nhân
- Nhận xét về hành vi giao tiếp của các bạn HS trong trường, lớp, ở địa phương hiện nay.
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào khi chứng kiến các hành vi đó?
Em sẽ hành động như thế nào trong mỗi tình huống sau:
Hoạt động 5: Hoạt động nhóm ở nhà
Mỗi nhóm lựa chọn một tình huống đóng vai, trình bày vào buổi học sau.
BT1. Liên hệ thực tế
* Nêu được 2 khía cạnh: giao tiếp có văn hóa, chưa văn hóa.
- Trong trường, lớp: 
Có văn hóa: Nói năng lễ phép (Thưa, xin phép, cảm ơn) với thầy cô, xưng tôi, gọi bạn.với bạn bè.
Chưa có văn hóa: Nói tục, nói ngang với thầy cô,
- Ở địa phương:
* Nêu được:
- Phê phán hành vi thiếu văn hóa
- Công nhận, ủng hộ hành vi có văn hóa
BT2: xử lí tình huống
a. Tình huống 1: B
b. Tình huống 2: C
c. Tình huống 3: C
Hoạt động 6: Hoạt động cá nhân
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Về nhà chuẩn bị các nội dung theo hướng dẫn của của hoạt động D.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động 7: Hoạt động cặp đôi
Làm bài 1: Tìm những câu giao tiếp có văn hóa trong các tình huống (theo bảng Trang 63 – TL HDH)
Làm bài 2 – mục b: Sưu tầm một số quy tắc giao tiếp của các dân tộc Việt nam và thế giới, chia sẻ cùng bạn bè.
V.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
 1. Tổng kêt. 
GV Khái quát lại các kiến thức cơ bản của bài học hoặc gọi HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài đã học
 2. Hướng dẫn học tập
- HS học thuộc KT cơ bản mà GV đã chốt.
- Hoàn thành các bài tập đã giao vào trong vở
- Thực hiện các yêu cầu ở mục D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG và mục C3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
- Ôn lại các bài đã học
Ký duyệt
Ngày 10 tháng 11 năm 2016
Bùi Thị Huyên

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_5_GIAO_TIEP_CO_VAN_HOA_VNEN_6.docx