Giáo án Giáo dục an toàn giao thông lớp 3 - Tuần 4 đến 6 - Năm học 2016-2017

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục an toàn giao thông lớp 3 - Tuần 4 đến 6 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo dục an toàn giao thông lớp 3 - Tuần 4 đến 6 - Năm học 2016-2017
Thứ sáu ngày 09/9/2016:
Tuần 4 Bài 1 
Hệ thống báo hiệu đường bộ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được hình dáng, màu sắc, nội dung nhóm biển báo hiệu đường bộ; biển hiệu lệnh, có thể giải thích được ý nghĩa của 8 biển hiệu lệnh.
- Nhận dạng được và biết thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo hiệu khi gặp biển báo trên đường đi.
- Luôn có ý thức chấp hành luật GT đường bộ, tuân theo hiệu lệnh và chỉ dẫn của các biển báo hiệu đường bộ.
II. Chuẩn bị: Các biển báo hiệu đường bộ.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
«Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định:
- Giới thiệu bài.
+ Các em đã bao giờ thấy đèn tín hiệu GT và các biển báo hiệu đường bộ chưa? Thấy ở đâu?
+ Người ta đặt đèn tín hiệu GT và các biển báo hiệu đường bộ để làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
«Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét và thực hiện.
*Mục đích: Nhận biết được hình dáng, màu sắc, nội dung nhóm biển báo hiệu đường bộ; biển hiệu lệnh, có thể giải thích được ý nghĩa của 8 biển hiệu lệnh. Nhận dạng được và biết thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo hiệu khi gặp biển báo trên đường đi.
* Hình thức: Cả lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 3 (sách ATGT), thảo luận:
+ Đèn tín hiệu GT có tác dụng gì? 
+ Màu đỏ, màu vàng, màu xanh của đèn thể hiện điều gì?
- GV nhận xét chốt ý đúng.
Kết luận: Đèn tín hiệu GT dành cho các loại xe khi tham gia GT: màu đỏ: cấm đi; màu vàng: dừng lại; màu xanh: được đi. Đèn tín hiệu GT dành cho người đi bộ khi tham gia GT: màu đỏ: cấm đi; màu xanh: được đi
- Yêu cầu HS quan sát các hình tr 4, 5 (sách ATGT).
+ Cảnh sát GT cầm cây giơ thẳng trước mặt báo hiệu điều gì? (người tham gia GT trước mặt và sau lưng dừng lại).
+ Cảnh sát GT giơ hai tay dang ngang báo hiệu điều gì? (người tham gia GT bên phải và bên trái được đi).
+ Cảnh sát GT giơ một tay ngang về một bên báo hiệu điều gì? (người tham gia GT được đi phía bên được chỉ).
- GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương.
- Yêu cầu HS quan sát các hình tr 6 (sách ATGT), đọc tên các biển báo.
+ Biển báo cấm có dạng hình gì? Màu gì?
- GV nhận xét.
Kết luận: Biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen, trừ biển dừng lại có 8 cạnh đều nhau.
- Yêu cầu HS quan sát các hình tr 7 (sách ATGT), đọc tên các biển báo.
+ Biển báo nguy hiểm có dạng hình gì? Màu gì?
- GV nhận xét.
Kết luận: Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen.
- Yêu cầu HS quan sát các hình tr 8-10 (sách ATGT), đọc tên các biển.
+ Biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn có dạng hình gì? Màu gì?
- GV nhận xét.
Kết luận: Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng hiệu lệnh cho người đi bộ phải chấp hành. Biển chỉ dẫn có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh lam, trên nền có hình vẽ chỉ dẫn những điều cần thiết cho người đi đường.
+ Vì sao mọi người phải chấp hành luật GT đường bộ?
- Nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Mọi người tham gia GT chấp hành luật GT đường bộ và báo hiệu đường bộ để GT có trật tự và an toàn.
«Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
+ Khi tham gia GT đường bộ em cần phải làm gì?
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn HS luôn có ý thức chấp hành luật GT đường bộ, tuân theo hiệu lệnh và chỉ dẫn của các biển báo hiệu đường bộ.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời, nhận xét.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát, 1 HS đọc.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát, 1 HS đọc.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát, 3 HS đọc.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài HS trả lời.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tuần 4:
Bài 2: AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ, XE BUÝT; THUYỀN, PHÀ
I. Mục tiêu: Giúp h/s:
- Biết giữ an toàn, tránh sự nguy hiểm khi đi trên ô tô, xe buýt; thuyền, phà. Khi lên, khi xuống, khi ngồi biết tuân theo những qui định chung.
- Tạo cho HS có thói quen khi lên, khi xuống, khi ngồi trên ô tô, xe buýt; thuyền, phà phải nhớ quan sát, không mở cửa, thò đầu, thò tay ra ngoài.
- Luôn có ý thức tuân theo những qui định khi đi ô tô, xe buýt; thuyền, phà không đùa nghịch gây nguy hiểm cho mọi người.
II. Chuẩn bị: Các hình trong tài liệu ATGT.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- Ổn định:
- Giới thiệu bài.
+ Các em đã bao giờ đi ô tô, xe buýt; thuyền, phà chưa? 
+ Khi đi ô tô, xe buýt; thuyền, phà em cần chú ý điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
+ HĐ 2: An toàn khi đi ô tô, xe buýt.
- MĐ: Biết giữ an toàn, tránh sự nguy hiểm khi đi trên ô tô, xe buýt; Khi lên, khi xuống, khi ngồi biết tuân theo những qui định chung. Tạo cho HS có thói quen khi lên, khi xuống, khi ngồi trên ô tô, xe buýt phải nhớ quan sát, không mở cửa, thò đầu, thò tay ra ngoài.
- HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 3,4,5,6,7 (sách ATGT), thảo luận và trả lời:
+ Khi đi ô tô, xe buýt em cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét chốt ý đúng.
Kết luận: Em chờ cho xe dừng hẳn mới được lên, xuống xe; lên, xuống xe ở phía bên phải của xe; ngồi trên ô tô phải thắt dây an toàn; ngồi trên xe buýt em ngồi ngay ngắn trên ghế, không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa khi xe đang chạy; nếu đứng phải bám chắt vào thành ghế, tay vịn.
- Thông tin cho HS nắm các trường hợp tai nạn do không chấp hành qui định khi đi ô tô, xe buýt.
- GD HS luôn có ý thức tuân theo những qui định khi đi ô tô, xe buýt không đùa nghịch gây nguy hiểm cho mọi người.
+ HĐ 3: An toàn khi đi thuyền, phà.
- MĐ: Biết giữ an toàn, tránh sự nguy hiểm khi đi thuyền, phà; khi lên, khi xuống, khi ngồi biết tuân theo những qui định chung. Tạo cho HS có thói quen khi lên, khi xuống, khi ngồi trên thuyền, phà phải nhớ quan sát, tuân theo những qui định chung.
- HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 14, 15, 16 (sách ATGT), thảo luận và trả lời:
+ Khi đi thuyền, phà em cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét chốt ý đúng.
Kết luận: Em chờ cho thuyền, phà cập bến, neo buộc chắc mới được lên, xuống thuyền, phà; phải bám chắc vào tay vịn để bước xuống hoặc bước lên. Ngồi trên thuyền phà em phải mặc áo phao bảo hiểm và ngồi ngay ngắn một chỗ, không thò chân, thò tay xuống nước khi thuyền, phà đang chạy; Không đứng lên đi lại, đổi chỗ, đùa nghịch trên thuyền, phà.
- Thông tin cho HS nắm các trường hợp tai nạn do không chấp hành qui định khi đi thuyền, phà.
- GD HS luôn có ý thức tuân theo những qui định khi đi thuyền, phà không đùa nghịch gây nguy hiểm cho mọi người.
+ HĐ 3: Củng cố dặn dò:
+ Khi đi ô tô, xe buýt em cần chú ý điều gì?
+ Khi đi thuyền, phà em cần chú ý điều gì?
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn HS luôn có ý thức tuân theo những qui định khi đi ô tô, xe buýt, thuyền, phà không đùa nghịch gây nguy hiểm cho mọi người.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời, nhận xét.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài HS trả lời.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tuần 5:
Bài 3: ĐI XE ĐẠP TRÊN ĐƯỜNG AN TOÀN
I. Mục tiêu: Giúp h/s:
- Biết các bộ phận chính của chiếc xe đạp, cách bảo quản, sử dụng một chiếc xe đạp an toàn; biết đi xe trên đường phố theo đúng qui định của Luật giao thông.
- Tạo cho HS có thói quen kiểm tra xe trước khi đi, luôn đi bên tay phải và quan sát khi đi đường.
- Luôn có ý thức tuân theo những qui định của Luật giao thông khi đi xe đạp trên đường, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và cho mọi người.
II. Chuẩn bị: Các hình trong tài liệu ATGT.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- Ổn định:
- Giới thiệu bài.
+ Em nào thường đi trên đường bằng xe đạp? 
+ Khi đi xe đạp em cần chú ý điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
+ HĐ 2: An toàn khi đi xe đạp.
- MĐ: Biết các bộ phận chính của chiếc xe đạp, cách bảo quản, sử dụng một chiếc xe đạp an toàn; biết đi xe trên đường phố theo đúng qui định của Luật giao thông. Tạo cho HS có thói quen kiểm tra xe trước khi đi, luôn đi bên tay phải và quan sát khi đi đường.
- HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 3 (sách ATGT), thảo luận và trả lời:
+ Hãy chỉ các bộ phận chính của xe đạp?
- GV nhận xét chốt ý đúng.
+ Những sự cố về kỹ thuật nào có thể xảy ra khi đi xe đạp trên dường?
- GV nhận xét chốt ý đúng.
Kết luận: Thắng xe bị hỏng do gôm bị tuột hoặc không bám vào vành bánh xe; vỏ xe bị vỡ, ruột xe bị thủng; sên bị tuột hoặc đứt; bánh xe lệch về một bên; đèn chiếu sáng không hoạt động.
+ Em xử lý trong các trường hợp đó bằng cách nào?
+ Nếu một trong các sự cố trên xảy ra mà em vẫn cố chạy xe đạp thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Em xử lý trong các trường hợp đó bằng cách nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
- GD HS phải thường xuyên kiểm tra và sửa chữa lại xe trước khi chạy.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 5,6,7,8,9,10,11 (sách ATGT), thảo luận và trả lời:
+ Khi đi xe đạp em cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét chốt ý đúng.
Kết luận: Kiểm tra đảm bảo xe an toàn trước khi đi; đi ở mép đường phía tay phải dành cho xe thô sơ; khi vượt xe đi trước phải quan sát phía trước, nếu an toàn mới vượt về phía tay trái; khi rẽ phải giơ tay báo hiệu về hướng muốn rẽ; chú ý quan sát các biển báo hiệu đường bộ trên đường; khi đi qua đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt, em phải dừng lại quan sát, nếu có tàu chạy phải dừng xe cách rào chắn an toàn ít nhất 5 mét. 
- GD HS luôn có ý thức tuân theo những qui định khi đi xe đạp.
+ HĐ 3: Quan sát và nhận xét.
- MĐ: Biết những điều không được làm khi đi xe đạp.
- HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 13,14,15 (sách ATGT), thảo luận và trả lời:
+ Những điều nào em không được làm khi đi xe đạp?
- GV nhận xét chốt ý đúng.
Kết luận: Những điều nào em không được làm khi đi xe đạp: Đi dàn hàng ngang từ 3 người trở lên; chở quá một người trên xe, chở hàng cồng kềnh; lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu; bám tay vào sau xe cơ giới; buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh xe; đi ở nơi dành cho người đi bộ.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em vi phạm một trong những điều trên?
- Nhận xét, tuyên dương.
- GD HS không vi phạm những điều không được làm.
+ HĐ 4: Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn HS luôn có ý thức tuân theo những qui định của Luật giao thông khi đi xe đạp trên đường, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và cho mọi người.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời, nhận xét.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài HS trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tuần 6:
Bài 4: ĐI XE ĐẠP TRÊN ĐƯỜNG AN TOÀN (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp h/s:
- Biết tuân theo những qui định của Luật giao thông khi đi xe đạp trên đường, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và cho mọi người.
- Khi đi xe đạp, luôn đi bên tay phải và quan sát khi đi đường.
- Luôn có ý thức tuân theo những qui định của Luật giao thông khi đi xe đạp trên đường, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và cho mọi người.
II. Chuẩn bị: Các câu hỏi hái hoa.
III. Các hoạt động dạy học:
	GIÁO VIÊN	
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- Ổn định:
- Giới thiệu bài.
+ Khi đi xe đạp em cần chú ý điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
+ HĐ 2: Trò chơi: Hái hoa dân chủ.
- MĐ: Biết tuân theo những qui định của Luật giao thông khi đi xe đạp trên đường, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và cho mọi người.
- HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
- GV chia lớp làm 6 nhóm.
- Phổ biến luật chơi.
- Cho HS tiến hành chơi các câu hỏi:
1/ Đi xe đạp bên lề tay phải của đường, đúng hay sai?
2/ Không đi xe đạp bên lề tay trái của đường, đúng hay sai?
3/ Đi xe đạp trên đường không cần nhường đường, đúng hay sai?
4/ Có thể chạy xe đạp trên vĩa hè, đúng hay sai?
5/ Nên đi xe đạp đúng phần đường dành cho xe đạp, đúng hay sai?
6/ Gặp tín hiệu đèn đỏ phải dừng lại, đúng hay sai?
7/ Được phép đi khi có tín hiệu đèn xanh, đúng hay sai?
8/ Nếu đường vắng có thể đi xe đạp hàng đôi, hàng ba, đúng hay sai?
9/ Xe đạp được phép chạy vào các đường có biển cấm, đúng hay sai?
10/ Xe đạp được phép chở ba người, đúng hay sai?
11/ Xe đạp được phép chạy lạng lách trên đường phố, đúng hay sai?
12/ Xe đạp bị hỏng thắng nên chạy chậm lại, đúng hay sai?
13/ Xe đạp được phép chở đồ cồng kềnh, đúng hay sai?
14/ Ai cũng được phép đi xe đạp của người lớn, đúng hay sai?
15/ Các loại xe máy phải nhường đường cho xe đạp, đúng hay sai?
16/ Xe đạp bị hư một số bộ phận phải đi sửa chữa, đúng hay sai?
17/ Không được đùa giỡn trên đường khi đi xe đạp, đúng hay sai?
18/ Không được chạy một tay hoặc buông tay khi đi xe đạp, đúng hay sai?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GD HS luôn có ý thức tuân theo những qui định của Luật giao thông khi đi xe đạp trên đường, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và cho mọi người.
+ HĐ 3: Liên hệ thực tế.
- MĐ: Khi đi xe đạp, luôn đi bên tay phải và quan sát khi đi đường.
- HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
- GV yêu cầu HS trình bày lại cách đi học bằng xe đạp hàng ngày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông?
- Nhận xét, tuyên dương.
- GD HS luôn có ý thức tuân theo những qui định của Luật giao thông khi đi xe đạp trên đường, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và cho mọi người.
+ HĐ 4: Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn HS luôn có ý thức tuân theo những qui định của Luật giao thông khi đi xe đạp trên đường.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhóm cử đại diện.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Phát biểu.
- Nhận xét.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, thực hiện.
Giáo dục an toàn giao thông
Bài 4: KỸ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. Mục tiêu: Giúp h/s:
- Nhận biết các đặc điểm an toàn và không an toàn.
- Biết chọn nơi qua đường an toàn, biết xử lý khi gặp tình huống không an toàn.
- Chấp hành những quy định của luật GT đường bộ.
 II. Chuẩn bị: 
 Tranh vẽ về những nơi qua đường an toàn và không an toàn.
III Hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* HĐ: Quan sát, nhận xét và thực hiện.
- MĐ: Nhận biết các đặc điểm an toàn và không an toàn. Biết chọn nơi qua đường an toàn, biết xử lý khi gặp tình huống không an toàn. Chấp hành những quy định của luật GT đường bộ.
- HT: Nhóm, cá nhân, lớp.
- GV treo tranh.
- Yêu cầu h/s quan sát, thảo luận tranh nào thể hiện an toàn, không an toàn.
+ Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?
+ Nếu vỉa hè có vật cản hoặc không có vỉa hè thì em đi như thế nào?
+ Khi qua đường em phải đi như thế nào để dược an toàn?
- GV nhận xét, kết luận:
* Đi bộ trên vỉa hè bên phải, đi với người lớn, nắm tay người lớn. Phải chú ý trên đường đi. Nếu không có vỉa hè phải đi sát lề phải đường.
* Không qua đường ở giữa đoạn đường, nơi nhiều xe cộ qua lại. Không qua đường chéo ở ngã tư. Không qua đường gần xe buýt hoặc xe ô tô đang đỗ. Không qua đường cao tốc. Không qua đường ở nơi có đường dốc hoặc sát đầu cầu, đường quanh co, nơi che khuất tầm nhìn.
*Kỹ năng qua đường an toàn: Dừng lại – quan sát – lắng nghe – suy nghĩ – đi thẳng.
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Dặn về thực hiện tốt an toàn GT khi trên đường đi học.
- Quan sát.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trả lời, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
Giáo dục an toàn giao thông
Bài 5: KỸ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. Mục tiêu: Giúp h/s:
- Nhận biết đường phố xung quanh trường.
- Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường đi. Biết lựa chọn con đường đến trường an toàn nhất.
- Có thói quen chỉ đi trên con đường an toàn.
II. Chuẩn bị: 
 Tranh vẽ những con đường an toàn và không an toàn.
III Hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* HĐ: Quan sát, nhận xét và thực hiện.
- MĐ: Nhận biết các đặc điểm an toàn và không an toàn. Biết chọn con đường an toàn. Chấp hành những quy định của luật GT đường bộ.
- HT: Nhóm, cá nhân, lớp.
- GV treo tranh.
- Yêu cầu h/s quan sát, thảo luận tranh nào thể hiện con đường an toàn, không an toàn.
+ Theo em con đường như thế nào là an toàn? Không an toàn?
- GV nhận xét, kết luận:
* Con đường an toàn đến trường là những con đường ít xe cộ qua lại, không có đường giao nhau nhiều. Cần lựa chọn con đường an toàn đến trường. Con đường ngắn có thể là con đường không an toàn.
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Dặn về thực hiện tốt việc lựa chọn con đường an toàn đến trường và chấp hành GT khi trên đường đi học.
- Quan sát.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trả lời, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo dục an toàn giao thông.doc