TRƯỜNG THCS PHỔ VINH TỔ: HÓA – SINH – NÔNG – TD CHỦ ĐỀ: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI - HẠN CHẾ PHÁT SINH BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI, Ở HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI. (Môn: Sinh học 9) II. MẠCH KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ 1. Các bài học liên quan của chủ đề Môn Sinh học 9: - Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người. - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người. - Bài 30: Di truyền học với con người. - Bài 21: Đột biến gen. - Bài 23: Đột biến số lượng NST (thể dị bội) 2. Cấu trúc logic nội dung của chủ đề 2.1. Cơ sở khoa học - Nghiên cứu phả hệ. - Nghiên cứu trẻ đồng sinh. - Đặc điểm của bệnh và tật di truyền ở người. - Nguyên nhân phát sinh đột biến gen, đột biến NST. - Nguyên nhân phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. - Cơ chế phát sinh thể dị bội 2n + 1, 2n - 1 - Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. - Di truyền y học tư vấn. - Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình. - Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường. 2.2. Cơ sở thực tiễn: - Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương huyện Đức Phổ. - Các hành động cụ thể để hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền. - Các công việc cần làm để bảo vệ môi trường. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI CỦA CHỦ ĐỀ 2.1. Các năng lực chung 2.1.1. Năng lực tự học: HS tự xác định được mục tiêu học tập chủ đề là: + Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp phả hệ. + Nêu được phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa. + Nêu được các đặc điểm của bệnh và tật di truyền ở người. + Nêu được các nguyên của bệnh và tật di truyền ở người. + Giải thích được vì sao phải sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường + Trình bày được các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. - Lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề: Thời gian Nội dung công việc Người thực hiện Phương pháp thực hiện Sản phẩm 1 ngày - Nghiên cứu tài liệu về: - Phương pháp nghiên cứu di truyền người. - Đặc điểm các bệnh và tật di truyền ở người. - Nguyên nhân phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. - Di truyền học với con người. Cá nhân và cả lớp học - Nghiên cứu tài liệu qua sách, báo, TV, internet - Trao đổi trực tiếp với giáo viên - Báo cáo tóm tắt về các thông tin đã tìm hiểu. 2 ngày - Đánh giá thực trạng tình trạng ô nhiễm môi trường, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Phân tích nguyên nhân dẫn đến phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. - Đề xuất biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người.. Các nhóm đã được phân công - Sử dụng các kiến thức liên quan để phân tích. - Thảo luân thống nhất ý kiến. - HS đánh giá được thực trạng ô nhiễm môi trường . - Nêu ra được nguyên nhân phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. - Đề xuất được các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. 2.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề: + Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề đó. + Dự đoán hậu quả khi bị bệnh và tật di truyền, đề xuất các biện pháp phòng tránh bệnh và tật di truyền. 2.1.3. Năng lực tự quản lý: HS tự nghiên cứu thu thập thông tin về bệnh và tật di truyền ở người, tự đánh giá lẫn nhau. 2.1.4. Năng lực giao tiếp: Thực hiện tuyên truyền nguyên nhân phát sinh và hậu quả của bệnh và tật di truyền ở người, vận động mọi người đấu tranh và có những biện pháp phòng tránh bệnh và tật di truyền. 2.1.5. Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong các nhóm nghiên cứu... 2.1.6. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT): HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết báo cáo. 2. 2. Các năng lực chuyên biệt. 2.2.1. Quan sát: + Quan sát sơ đồ di truyền phả hệ, trẻ đồng sinh. +Quan sát tranh ảnh các dấu hiệu về bệnh và tật di truyền ở người . + Quan sát thực tế về tình hình môi trường sống ở địa phương cư trú và các nơi khác nếu có điều kiện 2.2.2. Tìm kiếm mối quan hệ: +Tìm kiếm mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, phát sinh thể dị bội. + Tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với tình hình sức khỏe của con người. 2.2.3. Đưa ra các tiên đoán: dự đoán hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường với tình hình sức khỏe của con người. III. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/ BÀI TẬP/THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC (sử dụng các động từ trong bảng phần phụ lục) Các NL hướng tới trong chủ đề NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO Nội dung 1: Phương pháp nghiên cứu di truyền người - Nêu được những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người. - Nêu được phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa - Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp phả hệ 1.1, 1.2 Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu DT, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp. 1.3 Phân biệt được 2 trường hợp: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. 1.4 Sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng. 1.5 - Năng lực tự học: những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người - Năng lực giao tiếp: tuyên truyền về nguyên nhân phát sinh bệnh và tật di truyền, biện pháp hạn chế. - Tìm kiếm mối quan hệ: +Tìm kiếm mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, phát sinh thể dị bội. + Tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với tình hình sức khỏe của con người. Nội dung 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Các tác nhân gây đột biến gen. 2.1.1 Giải thích được vì sao các tác nhân vật lí, hóa học gây nên đột biến gen. 2.1.2 -Cơ chế phát sinh đột biến gen. -Hậu quả của đột biến gen. 2.1.3 -Biện minh vai trò có lợi của đột biến gen. - Đề xuất các biện pháp hạn chế phát sinh đột biến gen 2.1.4, 2.1.5 - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp: Tuyên truyền về nguyên nhân phát sinh và hậu quả của đột biến gen, NST. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Nội dung 3: Sự phát sinh thể dị bội Các tác nhân gây phát sinh thể dị bội 2.2.1 Giải thích được vì sao các tác nhân vật lí, hóa học gây nên sự phát sinh thể dị bội. 2.2.2 - Cơ chế phát sinh thể dị bội. -Hậu quả của đột biến dị bội thể. 2.2.3 Biện pháp hạn chế phát sinh thể dị bội. 2.2.4 - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp: tuyên truyền về nguyên nhân phát sinh và hậu quả của đột biến dị bội thể - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Nội dung 4: Bệnh và tật di truyền ở người. - Nhận biết được bệnh nhân bị bệnh, tật di truyền qua đặc điểm hình thái. - Nguyên nhân bị bệnh và tật di truyền. 2.3.1, 2.3.2 So sánh được sự khác nhau giữa bộ NST của người bình thường với người bị bệnh Đao và tơcnơ. - Cơ chế phát sinh bệnh Đao và tơcnơ. 2.3.3, 2.3.5 -Dự đoán hậu quả khi bị bệnh, tật di truyền - Phân biệt được bệnh và tật di truyền. 2.3.4, 2.3.6 Đề xuất các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. 2.3.7 - Năng lực tự học: Tự phát hiện vấn đề nảy sinh và tìm cách giải quyết - Năng lực giải quyết vấn đề đã được phát hiện - Năng lực tự quản lí: phân công nhiệm vụ, trao đổi thảo luận, trình bày nội dung kết quả và đánh giá lẫn nhau. - Năng lực quan sát tranh về các loại bệnh. - Năng lực hợp tác làm việc trong nhóm hoặc với nhóm khác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ trình bày lại nội dung kết quả nghiên cứu của mình - Năng lực giao tiếp: tuyên truyền về nguyên nhân phát sinh bệnh và tật di truyền, biện pháp hạn chế. - Tìm kiếm mối quan hệ: +Tìm kiếm mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, phát sinh thể dị bội. + Tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với tình hình sức khỏe của con người. Nội dung 5: Di truyền học với con người Biết tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất của tính di truyền con người. -Nhận xét tình hình ô nhiễm môi trường ở huyện Đức Phổ hiện nay 2.4.1, 2.4.2 Hiểu được DT học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này. 2.4.3 Giải thích vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 2.4.4 - Lập kế hoạch hành động cụ thể nhằm hạn chế sự phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. - Giải thích được cơ sở DT học của hôn nhân một vợ, một chồng, cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời. 2.4.5, 2.4.6 - Năng lực tự học: Tự phát hiện vấn đề nảy sinh và tìm cách giải quyết - Năng lực giải quyết vấn đề đã được phát hiện - Năng lực tự quản lí: phân công nhiệm vụ, trao đổi thảo luận, trình bày nội dung kết quả và đánh giá lẫn nhau. - Năng lực hợp tác làm việc trong nhóm hoặc với nhóm khác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ trình bày lại nội dung kết quả nghiên cứu của mình ngữ. - Tìm kiếm mối quan hệ: Tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với tình hình sức khỏe của con người. IV. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI- BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC: 1. Khả rất thích nghiên cứu về các giống vật nuôi và cây trồng. Trong một tiết ngoại khóa lớp Khả được nghe báo cáo của chú giám đốc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ,về việc phát triển giống vật nuôi cây trồng. Trong bài báo cáo có đoạn: áp dụng các quy luật di truyền của Menden vào chọn giống đã tạo ra được những giống vật nuôi, cây trồng có có nhiều đặc điểm tốt giống với bố mẹ hoặc lai tạo được các giống mới khác với bố mẹ. Khả rất hứng thú, bạn liền nghĩ người cũng là động vật, vậy có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu của Menden để tìm hiểu những đặc điểm di truyền được không? Khi nghiên cứu di truyền người, người ta sử dụng những phương pháp nào? Bằng những hiểu biết của mình em hãy giúp bạn bằng cách trả lời các câu hỏi sau: Nội dung 1: 1.1.Khi nghiên cứu di truyền người thường gặp những khó khăn gì? 1.2. Phương pháp nghiên cứu phả hệ, trẻ đồng sinh là gì? Ý nghĩa của những phương pháp này. 1.3. Giải thích ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong di truyền 1.4. Phân biệt sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. 1.5. Cho sơ đồ phả hệ như H.28.1 trang 78 SGK, hãy phân tích sự di truyền tính trạng màu mắt (mắt đen và mắt nâu) của hai gia đình trong phả hệ. 2. Trong chương trình nghĩa tình đồng đội phát song trên VTV3 của đài truyền hình Việt Nam vô tình bạn Nga xem được đoạn phim nói về nỗi bất hạnh của những người lính thanh niên xung phong trong thời kháng chiến chống mỹ, họ không may mắn như những người làm cha, làm mẹ khác khi những đứa con của họ sinh ra lại không bình thường về hình dạng cơ thể cũng như sinh líNhưng họ không hiểu tại sao lại như vậy? Làm thế nào để những đứa con tiếp theo của họ sẽ không bị như vậy nữa? Em hãy giúp họ giải đáp các thắc mắc đó bằng cách trả lời các câu hỏi: Nội dung 1: 2.1.1. Có những tác nhân nào gây đột biến gen? Vì sao các tác nhân vật lí, hóa họcgây nên đột biến gen? Đột biến gen diễn ra như thế nào? Hậu quả của nó. Bằng kiến thức của mình em hãy biện minh vai trò có lợi của đột biến gen. Nội dung 2: Nêu các tác nhân gây phát sinh thể dị bội Vì sao các tác nhân vật lí, hóa học gây đột biến thể dị bội? Sự phát sinh thể dị bội diễn ra như thế nào? Hậu quả của nó. Làm thế nào để hạn chế sự phát sinh thể dị bội? Nội dung 3: Có thể nhận biết bệnh nhân bị bệnh và tật di truyền qua những đặc điểm nào? Nguyên nhân gây nên bệnh và tật di truyền ở người? So sánh sự khác nhau giữa bộ NST của người bình thường với người bị bệnh Đao và tơcnơ Dự đoán hậu quả khi bị bệnh di truyền? Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Đao, tơcnơ Phân biệt được bệnh và tật di truyền Trước tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay em phải là gì? Nội dung4: Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ sở vật chất của tính di truyền con người? Em có nhận xét gì về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương huyện Đức Phổ hiện nay Thế nào là di truyền y học tư vấn? Nội dung của di truyền y học tư vấn. Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35? Cơ sở khoa học của hôn nhân 1 vợ 1 chồng? Vì sao không được kết hôn gần trong vòng 3 đời Hãy lập kế hoạch hành động cụ thể nhằm hạn chế sự phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. Người lập bảng mô tả Nguyễn Thị Ánh .
Tài liệu đính kèm: