Giáo án đề 2 kiểm tra 1 tiết sinh học 8

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1488Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án đề 2 kiểm tra 1 tiết sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án đề 2 kiểm tra 1 tiết sinh học 8
KIỂM TRA 1 TIẾT
II. MA TRẬN
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Chương I: Khái quát về cơ thể người
05 tiết 
-Thành phần hóa học trong tế bào
- Các loại mô chính 
-Luồng xung thần kinh trong cung phản xạ
Nêu vd về phản xạ.Phân tích đường đi của xung thần kinh theo cung phản xạ
17,5% = 1,75đ
	28,5	% = 0,5 đ
14,25 =0,25đ
57 %= 1 đ
2. Chương II: Hệ vận động
06 tiết
Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương
-Nêu được cấu tạo và cơ chế dài ra của xương
- Hiện tượng liền xương khi gãy
-Nguyên nhân mỏi cơ
-Thành phần và tính chất của xương
40 % = 4đ
 50 % = 2đ
50 % =2đ
3. Chương III: tuần hoàn 
06 tiết
-Thành phần cấu tạo và chức năng của máu
- Cấu tạo của hệ mạch
-Cấu tạo tim 
-Nêu được các loại miễn dịch.
-Nguyên tắc truyền máu
-Phân biệt hiện tượng đông máu
-Nêu được khái niệm huyết áp
-Cách phòng tránh bệnh cao huyết áp
42,5 %= 4,25 đ
 11,5 % = 0,5 đ
 41,5 % =1,75đ
47 % = 2đ
Tổng số câu: 17
Tổng số điểm: 10đ
Tỉ lệ 100%=10đ
 Số câu :5
Số điểm :3đ
Tỉ lệ: 30 %
Số câu :10
Số điểm : 4 đ 
Tỉ lệ : 40%
Số câu :1
Số điểm :2đ
Tỉ lệ : 30%
Số câu :1
Số điểm :1đ 
Tỉ lệ :10 %
Đề:
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 đ) : Đánh dấu X vào chữ cái đầu câu trả lời đúng hoặc đúng nhất 
Câu 1 Thành phần của máu gồm:
 A .Nước mô và các tế bào máu B. Nước mô và bạch huyết
 C .Huyết tương và bạch huýêt D. Huyết tương và các tế bào máu
Câu 2 Các chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào gồm : 
 A.prôtêin, gluxit, lipit, Axit nuclêic	 B. prôtêin, lipit, muối khoáng, Axit nuclêic
 C. prôtêin, lipit, nước, muối khoáng, Axit nuclêic D. prôtêin, gluxit, muối khoáng, Axit nuclêic
Câu 3 Thành động mạch được cấu tạo bởi:
 A.1 lớp tế bào B. 2 lớp tế bào C. 3 lớp tế bào D. 4 lớp tế bào 
Câu 4 Dùng vắcxin tiêm vào cơ thể người khỏe gây miễn dịch. Đó là miễn dịch:
 A.bẫm sinh B. tập nhiễm C. tự nhiên D.nhân tạo
Câu 5 Trong cơ thể có các loại mô chính:
 A. mô cơ, mô liên kết C. mô thần kinh, mô biểu bì
 B. mô mỡ, mô xương D. mô cơ, mô thần kinh, 
Câu 6 Những người bị tai nạn gãy xương được băng bột một thời gian xương liền lại được là nhờ :
 A.sự phân chia của tế bào màng xương B. sự phân chia của tế bào mô xương cứng 
 C.sự phân chia của tế bào khoang xương D.sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng
Câu 7 Nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già (xương xốp, giòn, dễ gãy) là do:
 A.Quá trình xương bị phá hủy nhanh hơn được tạo thành. B.Tỉ lệ cốt giao giảm đi rõ rệt.
 C.Tỉ lệ cốt giao tăng lên D.Tỉ lệ sụn tăng lên..
Câu 8 Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là: 
 A.tâm nhĩ phải B. tâm thất phải C. tâm nhĩ trái D.tâm thất trái
Câu 9 Thành phần nào của xương là cơ quan sinh máu :
 A. màng xương B. mô xương cứng C.tủy xương đỏ D.tủy xương vàng
Câu 10 Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ là: 
 A. lượng nhiệt sinh ra nhiều B. do dinh dưỡng thiếu hụt 
 C. do lượng CO2 quá cao
 D. lượng O2 trong máu thiếu nên tích tụ axit lactic trong cơ
 Câu 11 Một cung phản xạ, xung thần kinh bắt đầu xuất hiện từ đâu?
 A.Nơron cảm giác B.Cơ quan thụ cảm
 C.Nơron vận động D.Nơron trung gian
Câu 12 Một bác sĩ A có máu nhóm O vợ bác sĩ có nhóm máu A. Một bệnh nhân cần phải truyền máu gấp, khi thử máu để truyền với vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính. Bệnh nhân đó có nhóm máu gì? 
 A. Nhóm máu O B. Hoặc nhóm máu AB 
 C. Hoặc nhóm máu B D. Hoặc nhóm máu A 
 II. Tự luận ( 7đ) 
Câu 1: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?( 1đ) 
Câu 2: Trình bày phương pháp sơ cứu và băng bó cho người bị tai nạn gãy xương cẳng tay ( 2đ) 
Câu 3: Lấy ví dụ về phản xạ và phân tích đường đi trong cung phản xạ đó (1đ) 
Câu 4 : Khi khám bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ kết luận huyết áp 120mmHg/80mmHg (huyết áp tốt). Em cho biết chỉ số trên liên quan đến những khái niệm nào đã học, phát biểu khái niệm? Cần phải làm gì để phòng tránh bệnh cao huyết áp?( 2đ )
Câu 5: Phân biệt nguyên nhân của hiện tượng đông máu trong hai trường hợp sau : (1đ )
- Do máu chảy 
- Do truyền máu không đúng nhóm máu .
ĐÁP ÁN
TRẮC NGHIỆM ( 3 đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
A
C
D
A,C
A
A,B
A
C
D
B
A,C
II. Tự luận ( 7đ) 
Câu 1:
 - Thành phần hóa học: ( 0,5đ )
 - Ý nghĩa đối với chức năng: ( 0,5đ )
Câu 2:
-Trình bày được các thao tác sơ cứu ( 1,5 đ)
- Cách băng bó ( 0,5 đ)
Câu 3
-Nêu được VD ( 0,25đ)
-Phân tích luồng xung thần kinh ( 0,75đ)
Câu 4
- Nguyên nhân của đông máu do máu chảy : do các sợi tơ máu ( fibrin) hình thành khi chảy máu tạo thành một mạng lưới giữ các tế bào máu lại tạo thành cục máu đông .( 0,5đ)
- Nguyên nhân truyền máu không đúng nhóm máu : là do chất gây ngưng có trong huyết tương người nhận kết hợp với chất bị kết ngưng có trong hồng cầu người cho làm hồng cầu bị dính lại. ( 0,5đ)
Câu 5
* Chỉ số huyết áp 120mmHg/80mmHg liên quan đến các khái niệm huyết áp, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu. Mỗi khái niệm đúng ( 0,5 đ)
- Huyết áp: Là áp lực của máu lên thành mạch 
- Huyết áp tối thiểu ( 80 mmHg) : Khi tâm thất dãn 
- Huyết áp tối đa( 120mmHg ) : Khi tâm thất co 
* Biện pháp phòng tránh bệnh cao huyết áp ( 0,5đ )
- Hạn chế ăn mặn ( NaCl), chất béo ( nhất là mỡ ĐV), không uống rượu, hút thuốc lá và dùng các chất kích thích.
- Tránh làm việc căng thẳng, lao động quá sức hoặc xúc động mạnh, lo lắng, buồn phiền.
KIỂM TRA 1 TIẾT
II.LẬP MA TRẬN 
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Chương VI: Trao đổi chất
03 tiết 
 Nêu các bước thành lập khẩu phân
10% = 1đ
	100	% = 1 đ
2. Chương VII: Bài tiết
03 tiết
- Mô tả cấu tạo và chức năng của thận
- Các phòng tránh các bệnh về thận và đường tiết niệu
- Bệnh về đường tiết niệu
17,5 % = 1,75đ
 50 % = 2đ
87,5 % =1,5đ
 14,3% =0,25đ
3. Chương VIII: Da
02 tiết
- Cấu tạo của da
Giải thích kiến thức thực tế liên quan dến cấu tạo của da
12,5 %= 1,25 đ
 20 % =0,25đ
80 % = 1đ
4.Chương IX: Thần kinh và giác quan
12 tiết
-Biện pháp bảo vệ hệ thần kinh
-Mô tả cấu tạo và chức năng của tủy sống
- Mô tả cấu tạo và chức năng của não bộ
- Phòng tránh các tật về mắt 
- So sánh cấu tạo tiểu não với tủy sống
-Phân biệt phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện
Liên hệ vận dụng giải thích hiện tượng liên quan đến phản xạ có điều kiện
60 %= 6 đ
 33,3 % = 2 đ
 37,5 % =2,25đ
12,5 % = 0,75đ
16,7=1 đ
Tổng số câu: 18
Tổng số điểm: 10đ
Tỉ lệ 100%=10đ
 Số câu :6
Số điểm :3đ
Tỉ lệ: 30 %
Số câu :6
Số điểm : 4 đ 
Tỉ lệ : 40%
Số câu :5
Số điểm :2đ
Tỉ lệ : 20%
Số câu :1
Số điểm :1đ 
Tỉ lệ :10 %
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 đ) : Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng hoặc đúng nhất 
Câu 1. Các đơn vị chức năng của thận gồm : 
 A. cầu thận, nang cầu thận, ống thận B. ống đái, nang cầu thận, bóng đái 
 C. cầu thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái D. ống thận, ống đái, bóng đái 
Câu 2. Da có cấu tạo gồm : 
 A. lớp biểu bì, tầng sừng và tầng tế bào sống B. lớp bì, các sợi mô liên kết, tầng sừng 
 C. lớp mỡ, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn D. lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da 
Câu 3. Chức năng của cầu thận là: 
 A. lọc máu và hình thành nước tiểu B. lọc máu và hình thành nước tiểu chính thức 
 C. hình thành nước tiểu và thải nước tiểu D. lọc máu hình thành nước tiểu và thải nước tiểu 
Câu 4. Bệnh sỏi xuất hiện ở thận và đường dẫn nước tiểu là do: 
 A. nước tiểu tạo quá nhiều ở thận B. ăn thức ăn chứa nhiều vitamin
 C. sự kết tinh muối khoáng và một số chất khác trong nước tiểu D. cả A, B, C
Câu 5. Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt là chức năng của:
 A. trụ não B. não trung gian C. tiểu não D. đại não
Câu 6. Trong các ví dụ sau ví dụ nào là phản xạ có điều kiện ? 
 A. Kim đâm vào tay, tay co giật B. Mắt nheo lại khi có ánh sáng mạnh chiếu vào 
 C. Trẻ reo vui khi thấy bố, mẹ D. Trời rét, da tái và cơ thể bị run 
Câu 7. Người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi là do :
 A. trụ não bị rối loạn, điều khiển các hoạt động không chính xác
 B. não trung gian bị rối loạn không thực hiện được chức năng
 C. tiểu não bị rối loạn không điều hòa và phối hợp được các hoạt động
 D. cả A, B, C
Câu 8. Ếch đã hủy não ( để nguyên tủy) kích thích chi sau bên phải bằng HCl 1% thì kết quả : 
 A. chi sau bên phải co B. chi sau bên trái co 
 C. cả 2 chi sau đều co D. co cả 4 chi 
Câu 9. Tủy sống có dạng:
 A. hình trụ B.hình tròn C.hình sao D.hình bướm
Câu 10. Tủy sống có hai chỗ phình tương ứng với 2 vùng của cơ thể là :
 A. cổ và cùng B. ngực và cùng C. cổ và thắt lưng D. ngực và thắt lưng.
Câu 11. Chức năng của tủy sống là :
 A. điều khiển các hoạt động ở phần thân, tay và chân
 B. dẫn truyền các xung thần kinh
 C. thực hiện các phản xạ có điều kiện
 D. dẫn truyền các xung thần kinh và thực hiện các phản xạ không điều kiện 
Câu 12. Vỏ não nếu bị cắt bỏ hay bị chấn thương sẽ:
 A. mất tất cả các phản xạ có điều kiện đã được thành lập
 B. mất tất cả các phản xạ không điều kiện và có điều kiện đã được thành lập 
 C. mất tất cả các phản xạ không điều kiện 
 D. không ảnh hưởng đến phản xạ có điều kiện 
II. Tự luận ( 7đ) 
Câu 1: Trình bày các bước lập khẩu phần?(1đ)
Câu 2: Trình bày các thói quen tốt để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ( 1đ) 
Câu 3: Trình bày các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh? ( 1đ)
Câu 4: Vì sao trời rét không ra mồ hôi, mặc nhiều quần áo cho nên không bị bụi bám mà khi tắm kì vẩn có 
“ghét bẩn” (1đ) 
Câu 5: Ở lứa tuổi học sinh, mắt thường mắc tật nào? Nêu nguyên nhân, biểu hiện, cách khắc phục và phòng tránh?( 2đ)
Câu 6: Khi đội kèn của xã tập luyện, cu Tí mang me ra ăn thì bố mắng vì đội kèn không thể tập được.Điều đó có đúng không ? Vì sao? (1đ)
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 đ) : Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng hoặc đúng nhất 
1.A 2. D 3. A 4.C 5.B 6.C
 7.C 8.A 9.A 10.D 11.D 12.A
II. Tự luận ( 7đ) 
Câu 1:
 Có 4 bước, mỗi bước 0,25 đ
Câu 2:
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu ( 0,5đ )
- Khẩu phần ăn uống hợp lí ( 0,25đ )
- Đi tiểu đúng lúc ( 0,25đ )
Câu 3: Có 4 ý mỗi ý đúng 0,25đ
Câu 4: Giải thích đúng đầy đủ (1đ )
 Lớp ngoài cùng của da là tầng sừng là những tế bào chết dễ bong ra tạo thành “ghét bẩn”
Câu 5:
Ở lứa tuổi học sinh thường mắc tật cận thị( 0,25đ )
* Nguyên nhân:
 - Bẩm sinh, vì cầu mắt quá dài so với người bình thường ( ngay từ khi sinh ) nên ảnh luôn hiện trước màng lưới( 0,25đ )
 - Hoặc do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách ( đọc quá gần ) làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, làm ảnh hiện phía trước màng lưới nhìn không rõ. ( 0,5đ )
 * Cách khắc phục và phòng tránh
- Khắc phục bằng cách đeo kính lõm ( kính cận ) để làm giảm độ hội tụ của ảnh, đưa ảnh của vật lùi về đúng màng lưới mới nhìn rõ. ( 0,5đ )
- Khi đọc sách phải giữ đúng khoảng cách ( khoảng từ 25 – 30em ) ( 0,25đ )
- Tránh đọc ở chổ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên tàu xe bị xóc nhiều ( 0,25đ )
Câu 6: Điều đó đúng.Vì cu Tí mang me ra ăn những người trong đội kèn nhìn thấy me sẽ tiết nước bọt theo phản xạ có điều kiện không thổi được kèn. ( 1đ )

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kt_1_tiet_2015.doc