Giáo án dạy thêm Ngữ văn lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017 - Phạm Minh Thuật

doc 159 trang Người đăng dothuong Lượt xem 667Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017 - Phạm Minh Thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy thêm Ngữ văn lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017 - Phạm Minh Thuật
Ngày soạn: 10.09.2016
Ngày dạy : 14.09.2016
Tiết 1,2,3- 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ 
 CẢM THỤ VĂN BẢN
“CON RỒNG, CHÁU TIÊN” VÀ “BÁNH CHƯNG, BÁNH DÀY”
I.Kiến thức cần truyền đạt cho học sinh 
 - Hiểu được đặc điểm chung của văn nghị luân.
 - Hiểu được nguồn gốc bánh chưng, bánh dày, trân trọng giá trị vật chất mà cha ông ta để lại
 - Hiểu được nguồn gốc nòi giống dân tộc Việt, trân trọng biết ơn tổ tiên.Các dân tộc Việt đề là anh em một nhà phải biết yêu thương tôn trọng nhau
 - Có kĩ năng tìm, phát hiện các chi tiết hoang đường, kì ảo và nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn theo lối cảm thụ.
II. Tổ chức
6B..
III.Bài mới
1.Lí thuyết
Ôn tập lý thuyết
 . Ngôi kể trong văn tự sự
 * Ngôi kể : là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện
 * Các loại ngôi kể trong văn tứ ự
 - Ngôi kể thứ nhất : khi người kể xưng tôi.
 - Ngôi kể thứ ba : Khi người kể gọi các nhân vật bằng tên của chúng, người kể tự giấu mình đi.
 * Tác dụng của từng loại ngôi kể :
 - Kể theo ngôi thứ nhất : người kể có thể kể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
 - Kể theo ngôi thứ ba : người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
 *. Thứ tự kể trong văn tự sự
 - Kể theo dòng chảy thời gian, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau.
 - Có thể dem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó.
I. Con Rồng, cháu Tiên
 1. Chi tiết kì lạ:
- Cái bọc trăm trứng và đàn con lớn lên không cần bú mớm.
- Nguồn gốc, dung mạo: Cả hai đều là con của các vị thần.
- Những chiến công hiển hách của Lạc Long Quân.
- Cuộc sinh nở kì lạ của Âu Cơ.
a. Cốt lõi lịch sử (những sự kiện và con người có thực): Hình ảnh của tổ tiên ta trong những ngày đầu khai thiên lập địa mang vẻ đẹp phi phàm, dũng cảm, tài năng.
b. Yếu tố hoang đường, kì lạ.
- Cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử chỉ là cái nền, cái “phông” cho tác phẩm. Lịch sử ở đây đã được nhào nặn lại, đã được kì ảo hóa để khái quát hóa, lí tưởng hóa nhân vật và sự kiện, làm tăng “chất thơ” cho câu chuyện.
- Hình ảnh LLQ và AC: Hội tụ vẻ đẹp tinh túy nhất, cao sang nhất - vẻ đẹp của khí thiêng sông núi đất trời.
+ AC: thuộc họ thần Nông xinh đẹp, tâm hồn lãng mạn đầy cảm xúc, trái tim nhân ái với cuộc sống.
+ LLQ: nòi Rồng, dũng mãnh.
-> Dòng dõi cao sang, đẹp. Tài năng, nhân hậu.
 Dân tộc VN được sinh ra từ những con người đẹp đẽ như vậy -> Tự hào, tự tôn nguồn gốc của chính mình.
c. Chi tiết có ý nghĩa.
- “Bọc trăm trứng nở...người con khỏe mạnh”.
+ Yếu tố đậm chất thần thoại hoang đường: DT VN có dáng dấp Rồng Tiên nên khỏe mạnh, đẹp.
+ ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng.
+ Sức mạnh nội tàng, tiềm ẩn: bền bỉ, kiên gan trong cuộc sống đời thường.
 2. Viết đoạn văn: Nêu cảm nhận về chi tiết hoang đường, kí ảo 
 A. Câu mở đoạn: Giới thiệu được chi tiết kì ảo trong tác phẩm và ấn tượng mà chi tiết đó để lại.
 B.Thân đoạn:
 - Là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhân dân ta.
 - Thể hiện mối quan hệ thân thiết, ruột thịt bởi tất cả các dân tộc VN đều là anh em.
 - Khẳng định sự lớn lên mạnh mẽ của nhân dân ta( Đàn con không cần bú mớm mà cứ lớn nhanh như thổi)
C. Kết đoạn: 
 - Lòng tự hào về nguồn gốc và sứcc mạnh của dân tộc.
 - Tinh thần đoàn kết vì mọi người đều là anh em một nhà.
II. Bánh trưng, bánh dày
 1. Chi tiết kì lạ
- Chi tiết thần báo mộng: 
+ Lang Liêu mồ côi
Nên chịu nhiều thiệt thòi nhưng chàng có nhiều phẩm chất cao đẹp
+ Lang Liêu hiểu được ý thần: Chàng càng nghĩ càng thấy lời thần nói đúng
- Chi tiết: Lời nhận xét của vua cha về bánh chưng, bánh dày:
+ Nó mang ý nghĩa văn hoá sâu xa, là sự tượng trưng cho trời, đất
+ Chiếc báng gợi lên sự gắng bó, đùm bọc
+ Lang Liêu xứng đáng được truyền ngôi
2.Bài tập:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
 (Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng)
 Từ những vần thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) bày tỏ suy nghĩ tình cảm của em đối với nguồn gốc nòi giống của mình.
 Bài 2 Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự. Đặc điểm, vai trò của mỗi yếu tố đó.
3. Lời giải
Bài 2 
 a, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
 b, Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân dung. Nhân vật là kẻ thực hiện các sự việc; hành động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
 c, Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, xảy ra cụ thể trong thời gian, địa điểm, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất, phẩm chất của nhân vật nhằm thể hiện tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
d, Cốt truyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong không gian, thời gian. Cốt truyện được tạo bởi hệ thống các tình tiết, mang một nghĩa nhất định.
 e, Miêu tả: miêu tả làm nổi bật hành động, tâm trạng của nhân vật góp phần làm nổi bật chân dung nhân vật. 
 f, Yếu tố biểu cảm: biểu cảm nhằm thể hiện thái độ của người viết trước nhân vật, sự việc nào đó.
Bài 1
* Yêu cầu: Cần làm nổi bật những nội dung:
+ Nơi chốn: Chim - Rồng: thần tiên, đẹp đẽ -> thanh cao.
+ LLQ - AC: vị thần tiên tài hoa, lịch lãm.
+ Nhân duyên: bọc trăm trứng -> ý nghĩa nguyện đoàn kết.
=> Cảm của mình:
- Niềm tự hào về dòng dõi.
- Tôn kính đối với các bậc tổ tiên.
- Tâm trạng, ý nghuyện của mình trước lời nhắn nhủ.
IV. Hướng dẫn và bài tập về nhà
1.Bài Tập
 Kể về mẹ của em.
 Mở bài : Giới thiệu khái quát về mẹ em.
 Thân bài :
 - Ý thích của mẹ (làm việc gia đình, trồng hoa...)
 - Những việc làm của mẹ đối với :
 + Mọi người trong gia đình (ông, bà, bố, anh, chị em). Mẹ chăm lo sự bình yên cho cả gia đình.
 + Làng xóm, láng giềng
 - Những việc làm của mẹ đối với bản thân :
 + Lo cho bữa ăn, giấc ngủ
 + Chăm sóc việc học
 + Dạy làm việc vặt, dạy cách sống
 * Kết bài: Nêu ý nghĩ, tình cảm của em với mẹ, hướng phấn đấu của bản thân. 
	- Dựa vào văn bản, thay ngôi kể (xưng tôi)
	- Có sự sáng tạo từ các chi tiết trong truyện
	- Xen các yếu tố miêu tả+ biểu cảm
Ngày soạn: 11.09.2016
Ngày giảng: 17.09.2016
Tiêt 3, 4, 5
KHẢO SÁT
CẢM THỤ VĂN BẢN THÁNH GIÓNG
I. Kiến thức cần truyền dạt cho học sinh
Giúp học sinh :
 - Có kĩ năng tìm, phát hiện các chi tiết hoàng đường, kì ảo và nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn theo lối cảm thụ.
 - Nắm được tình hình học tập của các em về môn Văn để GV có hướng điều chỉnh kịp thời trong quá trình giảng dạy
 - Hiểu được nguồn gốc của các từ ngữ vẫn thường sử dụng.
 - Sử dụng từ ngữ hợp với văn cảnh.
II. Tổ chức
6B..
III.Bài mới
Khảo sát
Viết một bài văn giải thích phong tục làm bánh chưng bánh giầy trong dịp tết của người VN trong đó có sử dụng ít nhất 5 từ ghép, 5 từ Hán Việt
 Cảm thụ văn bản Thánh Gióng
a. Nội dung cần nắm
 - Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng: Người giẫm vào vết chân lạ-. TG là con thần
 - Bỗng cất tiếng nói sau 3 năm im lặng.
 - Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc
 - Gióng ra trận chiến đấu dũng mãnh
 - Thắng giặc Gióng bay về trời. ND lập đền thờ 
b. Chi tiết kì ảo:
- Sinh ra kì lạ
- Cất tiếng nói sau ba năm.
- Gióng lớn nhanh như thổi.
- Vóc dáng đẹp đẽ khác thường.
- Khi đánh giặc: Cách sử dụng vũ khí
- Bay về trời sau khi thắng giặc
c. Viết đoạn văn
*Gợi ý: Các ý cần thiết cho việc viết đoạn (Chi tiết bà mẹ dẫm vào một bàn chân lạ rồi mang thai)
- Câu mở đoạn: Giới thiệu được chi tiết kì ảo trong tác phẩm và ấn tượng mà chi tiết đó để lại.
- Thân đoạn:
+ Là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhân dân ta.
+ Thể hiện Gióng là một vị thần
+ Vị thần ấy được sinh ra bởi một người mẹ bình thường => Người anh hùng xuất thân từ nhân dân mà ra.
- Kết đoạn: 
+ Ca ngợi người VN đã sinh ra những người con anh dũng.
+ Sự gần gũi, xuất thân của người anh hùng
2.2. Từ mượn: 
 Vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượngmà TV chưa có
a. Nguồn gốc: 
 - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất là tiếng Hán 
b. Nguyên tắc mượn từ:
- Không nên mượn từ một cấch tuỳ tiện.
2. Bài tập:
 1. Tìm từ mượn
Cái Xe đạp bố mới mua cho con bị lệch ghi đông. 
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình.
Giang sơn ta thật hùng vĩ.
 d) Hôm nào bố em cũng lên in-tơ-nét để tìm thông tin.
2. Viết đoạn văn trong đó có từ mượn
 Đoạn văn mẫu:
 	Hôm nay là ngày khai giảng, cô giáo dặn chúng tôi phải đến trường sớm.m Mới 6 giờ 30 phút, tôi đã chuẩn bị lên đường.Tôi buộc chiếc cặp sách đằng sau gác- ba-ga xe.Tôi háo hức lắm vì đây là lần đầu tiên tôi được tự mình đi đến trường bằng chiếc Xe đạp mẹ tôi mới mua. Nhưng bỗng tôi loạng choạng tay lái và chiếc xe bị nghiêng đi.Tôi xuống xe và xem xét, thì ra chiêc xe của tôi bị thủng săm.
3. Viết chính tả bài Thánh Gióng
IV. Hướng dẫn và bài tập về nhà
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất về khái niệm từ:
A: Là đơn vị lớn nhất để tạo câu
B: Là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu.
C: Là đơn vị chỉ có một tiếng
2. Tạo câu từ các từ sau: nguồn gốc, cao quý, dân tộc, của, ta, là, con, cháu, Rồng, Tiên.
3. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất về cấu tạo từ đơn:
A: Là từ có nhiều tiếng.
B: Là từ do một tiếng tạo thành.
C: Các tiếng đồng nghĩa với nhau.
4. Viết đoạn văn kể về ngày đầu tiên em đến trường THCS An Hòa (có sử dụng 2 từ mượn)
Ngày soạn: 17.09.2016
Ngày giảng: 21.09.2016
Tiết 7, 8, 9
LUYỆN TẬP “TỪ MƯỢN”- CHÍNH TẢ “THÁNH GIÓNG”
VĂN TỰ SỰ (TIẾP)
I. Kiến thức cần truyền đạt cho học sinh:
- Hiểu được nguồn gốc của các từ ngữ vẫn thường sử dụng.
- Sử dụng từ ngữ hợp với văn cảnh.
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả
- Phương pháp miêu tả
II. Tổ chức:
	6B
III. Bài mới:
1. Lí thuyết
 1.1 Từ mượn: 
 Vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượngmà TV chưa có
 Nguồn gốc: 
 - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất là tiếng Hán 
 Nguyên tắc mượn từ:
Không nên mượn từ một cấch tuỳ tiện.
1.2. Khái niệm tự sự:
 	- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc Theo một trình tự nhất định nhằm giải thích sự việv, tìm hiểu con người và tỏ thái độ của người viết.
- Tự sự bao gồm: Trần thuật, tường thuật, kể truyện.
1.3. Chính tả: Bài Thánh Gióng
* Gv đọc chính tả cho học sinh viết bài “Thánh Gióng”- đoạn 2.
2. Bài tập
Câu 1. Tìm từ mượn
Cái xe đạp bố mới mua cho con bị lệch ghi đông. 
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình.
Giang sơn ta thật hùng vĩ.
 d) Hôm nào bố em cũng lên in-tơ-nét để tìm thông tin.
Câu 2. Viết đoạn văn trong đó có từ mượn
3. Lời giải
 Đoạn văn mẫu:
 	Hôm nay là ngày khai giảng, cô giáo dặn chúng tôi phải đến trường sớm. Mới 6 giờ 30 phút, tôi đã chuẩn bị lên đường.Tôi buộc chiếc cặp sách đằng sau gác- ba-ga xe. Tôi háo hức lắm vì đây là lần đầu tiên tôi được tự mình đi đến trường bằng chiếc xe đạp mẹ tôi mới mua. Nhưng bỗng tôi loạng choạng tay lái và chiếc xe bị nghiêng đi. Tôi xuống xe và xem xét, thì ra chiêc xe của tôi bị thủng săm.
Bài tập * Cho hs đọc bài tập 5 sgk/t 30
 1.Bài số 5:sgk/ t30
* Gợi ý: Khi Giang có ý định bầu Minh làm lớp trưởng, G cần kể vắn tắt một vài thành tích của M cho các bạn nghe để các bạn thấy M hoàn toàn xứng đáng giữ trọng trách này. VD:
_ M tính tình hoà nhã với bạn bè, khi bạn gặp khó khăn, m sẫn sàng giúp đỡ.
_ M học rất giỏi và đều tất cả các môn. Bạn luôn luôn dẫn đầu về học tập trong lớp.
_ M đã từng tham gia học sinh giỏi cấp TP và đạt giải nhì.
_ M không bao giờ vi phạm nội quy của trường và của lớpKiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.. . . .
Bài tập 2: Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản ?
Trò chuyện
Ra lệnh
Dạy học
Giao tiếp
Bài tập 3: Tại sao lại khẳng định câu ca dao sau đây là một văn bản ?
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh
Có hình thức câu chữ rõ ràng
Có nội dung thông báo đầy đủ
Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh
Được in trong sách
Bài tập 4: Câu ca dao trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào?
Tự sự
Miêu tả
Hành chính công vụ
Biểu cảm
Bài tập5: Vì sao TG được xếp vào thể lại truyền thuyết?
Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác 
Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa
Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử
Đó là các câu chuyện dân gian, có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, có liên quan đến các nhân vật lịch sử.
IV. Hướng dẫn và bài tập về nhà
Câu 1. Liệt kê các từ mượn có trong các văn bản truyền thuyết đã được học
Câu 2. Viết đoạn văn kể về một người than của em (có sử dụng 5 từ mượn)
Ngày soạn: 23.9.2016
Ngày giảng: 27.9.2016
Tiết 10, 11, 12
SƠN TINH, THUỶ TINH, NGHĨA CỦA TỪ
NHÂN VẬT VÀ SỰ VIỆC TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Kiến thức cần truyền đạt cho học sinh:
 	 - Có kĩ năng tìm, phát hiện các chi tiết hoàng đường, kì ảo và nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn theo lối cảm thụ.
 - Hiểu được nghĩa của từ là sự thể hiện về mặt nội dung.
 - Biết cách giải thích nghĩa của từ
 	 - Hiểu được cách trình bày sự việc trong văn tự sự
 - Biết trình bày sự việc theo đúng thứ tự thời gian và không gian, biết tìm các sự việc chính.
 	 - Thấy rõ được hệ thống nhân vật và vai trò của từng loại nhân vật.
II. Tổ chức:
	6B.
III. Bài mới:
1. Lí thuyết
1.1. Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh
 - Giải thích hiện tượng lũ lụt xày ra thường cuyên hàng năm.
 - Thể hiện khát vọng chế ngự và chuến thắng lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
- Ca ngợi công lao dựng nước của cha ông.
1.2. Nghiã của từ
 - Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
* Cách giải thích nghĩa của từ.
 	 - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
 - Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ mà mình định giải thích.
1.3 Sự việc trong văn tự sự
 - Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả
- Sự việc và chi tiết phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt.
Gợi ý:
Giới thiệu về LLQ
Giới thiệu về ÂC
LLQ kết hôn cùng ÂC
ÂC sinh ra một trăm người con khoẻ mạnh từ bọc trăm trứng
LLQ Không thể sống trên cạn, họ chia Tay và chia đôi số con.
6) Con cả của ÂC làm vua, lấy hiệu là HV
1.4. Nhân vật trong văn tự sự:
 - Vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới
- Nhân vật được kể như thế nào:
 	+ Được gọi tên, đặt tên
 + Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng
 	+ Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói
 + Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu
2. Bài tập
 Bài tập 1
*Gợi ý: Các ý cần thiết cho việc viết đoạn (Nước lên cao bao nhiêu, đồi núi cũng cao lên bấy nhiêu)
- Câu mở đoạn: Giới thiệu được chi tiết kì ảo trong tác phẩm và ấn tượng mà chi tiết đó để lại.
- Thân đoạn:
+ Là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhân dân ta.
+ Thể hiện sức mạnh của nhân dân ta trong việc chống lại bão lũ thiên tai.
+ Sơn Tinh là đại diện cho sức mạnh to lớn ấy.
- Kết đoạn: 
+ Ca ngợi công lao trị thuỷ của ông cha ta.
+ Thấy được sự tài giỏi của Sơn Tinh.
Truyện STTT có 4 nhân vật. STST là nhân vật chính: NV chính xuât hiện từ đầu đến cuối truyện
Nhân vật phụ là các Lạc hầu: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ, tô đậm n/v chính.
Hãy giải thích nghĩa của các từ sau theo những cách đã học:
học sinh:
giáo viên:
tuỳ tòng:
thuận thiên:
nhuệ khí:
phó thác:
phú ông:
tích sự:
học sinh:
giáo viên:
tuỳ tòng:đi theo để giúp việc
thuận thiên: thuận theo ý trời
nhuệ khí: nhuệ khí
phó thác: tin cẩn mà giao cho
phú ông: người giàu có( phú:giàu, trái nghĩa với bần: nghèo)
tích sự: ở làm việc có ích, hiệu quả.
IV. Hướng dẫn và bài tập về nhà
 Hãy điền các từ tương ứng với những nghĩa sau:
- Cung điện dưới nước: 
- Sáng sủa, thông minh: ô
- Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo: 
- Phúc của tổ tiên để lại cho con cháu: 
- Soi xét và làm chứng: 
- Các quan trong triều: 
- Cúng lễ: 
- Ngốc nghếch: 
* Cho hs làm - Gọi chữa bài.
 Ngày soạn: 26.9.2016
 Ngày giảng: 01.10.2016
Tiết 13, 14, 15
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM, ÔN LẠI TRUYỀN THUYẾT
CHỦ ĐỀ VÀ VÀ DÀN BÀI VĂN TỰ SỰ
TÌM HIỂU ĐÊ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ 
I. Kiến thức cần truyền đạt cho học sinh
 - Có kĩ năng tìm, phát hiện các chi tiết hoàng đường, kì ảo và nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ.
 - Hiểu thêm về chủ đề và mối quan hệ giữa chủ đề và các chi tiết trong truyện.
 - Biết cách phân tích đề và cách làm bài văn tự sự.
 	 - Biết cách xây dựng dàn bài theo nội dung bài học
II. Tổ chức:
	6B.
III. Bài mới
	1. Lí thuyết
1.1 Văn bản Sự tích Hồ Gươm
 a. Nội dung:
- Truyện tập trung giải thích nguồn gốc ra đời của Hồ Gươm (TT địa danh)
 - Truyện còn là TT về người anh hùng Lê Lợi
 - Truyện có kết cấu chặt chẽ, các chi tiết NT thực - ảo đan xen hợp lí.
 b. Ý nghĩa:
- Ca ngợi cuộc hiến tranh ND.
- Đề cao nhà Lê và Lê Lợi
- Giải thích nguồn gốc Hồ Gươm.
1. 2 Chủ đề:
- Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
1.3 Dàn bài:
- Bao gồm 3phần: MB; TB; KB
1.3 Tìm hiểu đề:
- Phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Để yêu cầu làm gì? Nội dung ra sao? Từ ngữ nào cho biết điều đó
- Sau khi tìm hiểu đề-> Lập ý: Xác định nội dung sẽ viết y/c + Xác định nhân vật, sự việc diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Sau khi tìm được ý -> Lập dàn bài
- Viết văn
2. Bài tập
Hãy tìm những chi tiết kì ảo trong truyện “Sự tích HG” 
? Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận của con về chi tiết đó?
*Gợi ý: Các ý cần thiết cho việc viết đoạn (Gươm thần)
- Câu mở đoạn: Giới thiệu được chi tiết kì ảo trong tác phẩm và ấn tượng mà chi tiết đó để lại.
- Thân đoạn:
+ Là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhân dân ta.
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong việc chống lại giặc ngoại xâm. Mọi người trên dưới một lòng đánh giặc.
+ Khả năng chống giặc có ở khắp nơi, từ miền sông nước đến vùng non cao.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời nên được giúp đỡ
- Kết đoạn: 
+ ý nghĩa to lớn của chi tiết
Đánh giá cách mở bài kết bài ở hai truyền thuyết “ ST, TT"và “ STHG”?
STTT
STHG
Mở bài
Nêu tình huống
Nêu tình huống nhưng dẫn giải
Kết bài
Nêu sự việc tiếp diễn
Nêu sự việc kết thúc
Có 2 cách mở bài:
1)Giới thiệu chủ đề câu chuyện
2)Kể tình huống nảy sinh câu chuyện
Có 2 cách kết bài
1)Kể sự việc kết thúc câu chuyện
2) Kể sự việc tiếp tục sang truyện khác như vẫn đang tiếp diễn.
 1. Tìm hiểu đề văn sau: 
 a. Hãy kể lại truyện STTT bằng lời văn của em.
 b. Kì nghỉ hè của em trong năm qua
 c.Kỉ niệm thời thơ ấu
 d.Một chuyện đáng tiếc xảy ra với em.
 2. Hãy lập dàn ý cho đề văn sau
Em hãy kể kại một buổi sinh nhật gần đây nhất của em.
A. Mở bài: Giới thiệu buổi sinh nhật.
B. Thân bài:
 - Buổi sinh nhật diễn ra vào hôm nào?
 - Sự chuẩn bị của em
 - Tâm trạng của em
 - Diễn biến của buổi sinh nhật:
 + Các bạn tới nhiều không?
 + Các bạn chúc những gì?
 + Không khí ra sao?
 + Sự việc nào ấn tượng nhất?
 - Kết thúc ntn?
 C. Kết luận:
Cảm nghĩ và những điều em cảm nhận được sau buổi sinh nhật này?
 Câu 1: Ai là người cho nghĩa quân LS mượn gươm thần?
Long vương
Long nữ
Long Quân
Không phải 3 nhân vật trên
 Câu 2: Sự tích HG được gắn với Sự kiện lịch sử nào?
Lê Thận bắt được lưỡi gươm
Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc
Lê Lợi có vật báu là gươm thần
Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang
Câu 3: Hãy tìm sự thật để giải thích nguyên nhân buổi đầu khởi nghĩa nhiều lần nghĩa quân bị thua:
Chưa có gươm thần
Đức Long Quân chưa phù hộ độ trì
Thế và lực nghĩa quân còn non yếu
 Câu 4: Gươm thần Long Quân cho LL mượn tượng trưng cho điều gì?
Sức mạnh thần linh
Sức mạnh của LL và nghĩa quân LS 
Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm
Sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc
 Câu5: Việc trả gươm của LL có ý nghĩa gì?
Thể hiện mong ước hoà bình
Không muốn nợ nần
Không cần đến thanh gươm nữa
LL đã tìm được chủ nhân đích thực của thanh gươm thần
 Câu 6: Đánh dấu V vào những việc chính trong phần TB c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_van_6.doc