Giáo án dạy thêm môn Toán 8 - Trường THCS Hướng Đạo

doc 77 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1885Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Toán 8 - Trường THCS Hướng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy thêm môn Toán 8 - Trường THCS Hướng Đạo
Tuần: 2	NS: 01/09/2010
Tiết 1+2	NG: 03/09/2010
 ÔN TẬP PHÉP NHÂN ĐƠN THỨC, ĐA THỨC
I/ MỤC TIÊU:
-HS nắm được quy tắc phép nhân đơn thức với đơn thức, nhân đa thức với đa thức
-Rèn kỹ năng nhân đơn thức, đa thức.
-Áp dụng nhân đơn thức, đa thức vào các bài toán khác
II/CHUẨN BỊ:
GV: Soạn nội dung kiến thức cơ bản của bài dạy
HS: Ôn tập cách nhân đơn thức đa thức đã học
III/TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra kiến thức:
Nêu quy tắc nhân đơn thức với đơn thức, đơn thức với đa thức.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Làm tính nhân 
GV: Đưa ra bài tập
? Để nhân đơn thức với đa thức ta làm như thế nào?
HS: Ta nhân hệ số với nhau, các biến cùng loại nâng lên luỹ thừa.
GV: Cho HS làm nháp sau đó gọi lên bảng
Bài 1: Làm tính nhân
a. 2x(7x2 – 5x – 1) 
 = 2x.7x2 – 2x.5x – 2x.1
 = 14x3 – 10x2 – 2x
b. ( x2 + 2xy – 3)( - xy) 
 = x2( - xy) + 2xy(-xy) – 3(-xy)
 = - x3y – 2x2y2 + 3xy
c. -2x3y(2x2 – 3y + 5yz )
 = - 4x5y + 6x3y2 – 10x3y2z
d. ( 3xn+1 – 2xn). 4x2
 = 12xn+3 – 8xn+2
Hoạt động 2: Tính giá trị của đa thức 
GV: Để tính giá trị của biểu thức ta làm như thế nào?
HS: Ta thay giá trị của biến vào rồi thực hiện phép tính.
GV: Nhưng trước khi thay thì ta cần làm gì?
HS: Ta cần thu gọn đa thức
GV: Cho HS làm bài tập 3
? Nêu cách nhân đa thức với đa thức.
HS: Ta nhân từng hạng tử của đa thức này với đa thức kia
GV: Cho HS tính giá trị của các biểu thức.
Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức:
a/ 5x(4x2 – 2x + 1) – 2x( 10x2 – 5x – 2)
 với x = 15
Giải: 5x(4x2 – 2x + 1) – 2x( 10x2 – 5x – 2)
 = 20x3 – 10x2 + 5x – 20x3 + 10x2 + 4x
 = 9x
Với x = 15, ta có 
 9x = 9.15 = 135
b/ 5x( x- 4y) – 4y( y – 5x) với x = ,
 y = 
Giải: 5x( x- 4y) – 4y( y – 5x)
 = 5x2 – 20xy – 4y2 + 20xy
 = 5x2 – 4y2
Tại x = , y = ta có
 5x2 – 4y2 = 
Bài 3: Cho các đa thức
 A = - 2x2 + 3x + 5 và B = x2 – x + 3
a/ Tính A.B
b/ Tính giá trị của đa thức A. B và A.B khi x = -3
Giải: a/
 A.B = (- 2x2 + 3x + 5)( x2 – x + 3)
 = - 2x4 + 2x3 – 6x2 + 3x3 – 3x2 + 9x + 5x2 - 5x + 15
 = - 2x4 + 5x3 – 4x2 + 4x + 15
b/ Tại x = -3
 A = - 4; B = 15 ; A.B = - 60
Dạng 3: Rút gọn biểu thức – Tìm x, y
GV: Để rút gọn biểu thức ta làm như thế nào?
HS: Ta thực hiện phép tính rồi thu gọn các đơn thức đồng dạng
GV: Gọi HS lên bảng làm bài 5
Bài 4: Rút gọn biểu thức sau
 x( 2x2 – 3) – x2( 5x + 1) + x2
= 2x3 – 3x – 5x3 – x2 + x2
= - 3x3 – 3x
Bài 5: Tìm x , biết
 2x( x- 5) – x( 2x + 3) = 26
2x2 – 10x – 2x2 – 3x = 26
- 13x = 26
 x = - 2
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
Học và nắm chắc quy tác nhân đơn thức, đa thức
Xem lại các dạng toán đã học
Tuần: 3	NS: 08/09/2010
Tiết 3+4	NG: 10/09/2010
ÔN TẬP TỨ GIÁC – HÌNH THANG
I/ MỤC TIÊU:
Củng cố lại khái niệm tứ giác và hình thang
Củng cố việc nắm các định nghĩa tính chất của tứ giác, hình thang vào giải bài tập.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Chuẩn bị nội dung cơ bản cần nắm của tiết dạy
HS: Thước thẳng, thước đo góc
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
GV: Cho HS nêu lại các định nghĩa và tính chất của tứ giác, hình thang đã học.
Hoạt động 2: Tính các góc của tứ giác
Bài 1: Cho tứ giác ABCD có , , góc ngoài tại đỉnh C bằng 1200. Tính 
 HS vẽ hình và tóm tắt bài toán
GV: Tổng 4 góc của một tứ giác bằng bao nhiêu độ?
HS: Tổng 4 góc của một tứ giác bằng 3600
GV: Để tính được ta cần phảo biết được số đo của góc nào
HS: Ta cần biết them số đo của góc C
Bài 2: Hình thang ABCD ( AB // CD) có . Tính các góc của hình thang.
GV:Góc A và góc D có tổng số đo bao nhiêu? Vì sao?
HS: ( Vì hai góc trong cùng phía)
Bài 1:
Ta có :
BCD + BCx = 1800
( Hai góc kề bù)
BCD = 1800 – BCx
 = 1800 - 1200
 = 600
Ta lại có: 
 => 
 = 3600 – ( 1300 + 900 + 600)
 = 800
Bài 2:
Ta có: 
 ( Hai góc trong cùng phía)
Mà 
=> 
Ta lại có: => 
 => 
Hoạt động 2: Tính các cạnh của hình thang
Bài 3: Cho hình thang vuông ABCD có ; AB = 5cm; AD = 12cm;
BC = 13cm. Tính CD
GV: Hướng dẫn HS kẻ đường vuông góc BH
HS: Aùp dụng định lý Pitago để tính
Bài 3:
Kẻ BH CD =>
BH = AD = 12 cm
AB = DH = 5cm
Aùp dụng định lý Pitago
Ta có: HC = 
DC = DH + HC
 = 10cm
Hoạt động 3: Bài toán chứng minh
Bài 4: Hình thang ABCD ( AB // CD) có AB = 2cm; CD = 5cm. Chứng ming rằng AD + BC > 3cm
GV: Hướng dẫn HS vẽ thêm đường BE//AD
? So sánh BE và AD; AB và DE
HS: BE = AD ; AB = DE = 2cm
GV: Nêu bất đẳng thức trong tam giác?
Bài 4: 
Kẻ BE//AD
AB = DE = 2cm
AD = BE
EC = 3cm
Aùp dụng bất đẳng thức trong tam giác BEC ta có
 BE + BC > EC
ó AD + BC > 3cm
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
-Học và nắm chắc định nghĩa, tính chất của tứ giác, hình thang.
-Xem lại các dạng bài tập
Ngày soạn:......................................
Ngày giảng:....................................
BUỔI 3:
ÔN TẬP NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
I/ MỤC TIÊU:
Củng cố cho HS nắm chắc ba hằng đẳng thức: Bình phương một tổng; Bình phương một hiệu; Hiệu hai bình phương.
Biết vận dụng cả hai chiều của các hằng đẳng thức vào giải các loại bài tập.
Rèn kỹ năng vận dụng vào giải toán
II/ CHUẨN BỊ: 
GV: Soạn nội dung kiến thức cơ bản của bài học.
HS: Ôn tập các kiến thức đã học
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ
GV: Cho HS lên bảng viết và phát biểu ba hằng đẳng thức đã học.
HS: Lên bảng viết và phát biểu, áp dụng làm bài tập.
( 2x + 3y)2 = 4x2 + 12xy + 9y2
( 3x – y)2 = 9x2 – 6xy + y2
16x2 – 9y2 = (4x)2 – (3y)2
 = ( 4x – 3y)( 4x + 3y)
Hoạt động 2: Aùp dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ để tính
Bài 1: Tính
a) ( x + 2y)2 b) ( 3x – 2y )2
c) ( 2x – 3y)( 2x + 3y)
GV: Gọi 3 HS lên bảng thực hiện 3 câu.
Bài 2: Viết các đa thức sau thành tích
a) x2 – 4y2 b) 9 – 16y2
c) ( x - y)2 – ( x + y)2
GV: Ta áp dụng hằng đẳng thức nào để đưa về tích?
HS: Ta áp dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương.
Bài 1:
( x + 2y)2 = x2 + 4xy + y2
( 3x – 2y )2 = 9x2 – 12xy + 4y2
Bài 2: 
a) x2 – 4y2 = x2 – (2y)2
 = ( x – 2y)( x + 2y)
b) 9 – 16y2 = 32 – (4y)2
 = ( 3 – 4y)( 3 + 4y)
c) ( x - y)2 – ( x + y)2
 = ( x – y + x + y)(x – y –x – y)
 = 2x.( - 2y)
 = - 4xy 
Hoạt động 2: Chứng minh đẳng thức
Bài 3: Chứng minh các đẳng thức sau:
( x + y)2 – y2 = x( x + 2y)
( x2 + y2)2 – (2xy)2 = ( x + y)2( x-y)2
GV: Để chứng minh một đẳng thức ta có thể chứng minh như thế nào?
HS: Ta có thể chứng minh VT = VP hoặc VP = VT hoặc VT và VP cùng bằng một biểu thức thứ ba.
GV: VT có dạng hằng đẳng thức nào?
HS: Hằng đẳng thức hiệu hai bình phương.
GV: Đối với bài này ta chứng minh như thế nào?
HS: Ta chứng minh VT = VP
Bài 3:
( x + y)2 – y2 = x( x + 2y)
VT = ( x + y)2 – y2
 = ( x + y – y)( x + y + y)
 = x( x + 2y)
Vậy VT = VP ( Đpcm)
( x2 + y2)2 – (2xy)2 = ( x + y)2( x-y)2
VT = ( x2 + y2)2 – (2xy)2
 = ( x2 + y2 + 2xy )( x2 + y2 - 2xy)
 = ( x + y)2( x- y)2
Vậy VT = VP ( ĐPCM)
Hoạt động 3: Tính nhanh
Bài 4: Tính nhanh
a/ 10012 ; 29,9 . 30,1
b/ ( 31,8)2 – 2.31,8.21,8 + ( 21,8)2
GV: Để tính nhanh ta có thể đưa các số về dạng tròn trăm tròn chục.
GV: Ta thấy số trung gian của hai số này là số nào?
HS: số 30
GV: Làm thế nào để đưa hai số này về các số trung gian của nó?
HS: Aùp dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương
Củng cố:
Bài 4:
a/ 10012 ; 29,9 . 30,1
10012 = ( 1000 + 1)2
 = 10002 + 2.1000.1 + 12
 = 1000000 + 2000 + 1
 = 10002001
29,9 . 30,1 = ( 30 – 0,1)( 30 + 0,1)
 = 302 – 0,12
 = 900 – 0,01
 = 899,99
b/ ( 31,8)2 – 2.31,8.21,8 + ( 21,8)2
 = ( 31,8 – 21,8)2
 = 102 = 100
Hoạt động 4: Rút gọn biểu thức rồi tính gí trị của biểu thức
Bài 5: Rút gọn biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức.
a/ ( x- 10)2 – x( x + 80) với x = 0,98
b/ ( 2x + 9)2 – x( 4x + 31) với x = - 16,2
GV: Để rút gọn ta làm thế nào:
HS: T khai triển biểu thực rồi thu gọn các đơn thức đồng dạng
Hướng dẫn về nhà:
Bài 5:
a/ ( x- 10)2 – x( x + 80)
 = x2 – 20x + 100 – x2 + 80x
 = 60x + 100
Với x = 0,98 ta có
60. 0,98 + 100 = 158,8
b/ ( 2x + 9)2 – x( 4x + 31)
 = 4x2 + 36x + 81 – 4x2 - 31x
 = 5x + 81
Với x = - 16,2 ta có:
 5.( - 16,2) + 81 = 0
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
GV: nhắc nhở học sinh:
-Về nhà học lại ba hằng đẳng thức
-Xem lại các dạng toán đã học
-Tiết sau ôn tập hình học
Tuần: 5	NS: 22/09/2010
Tiết 7+8	NG: 24/09/2010
ÔN TẬP HÌNH THANG CÂN ,ĐƯỜNG 
TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC, CỦA HÌNH THANG
I/ MỤC TIÊU:
Củng cố cho HS nắm chắc định nghĩa, tính chất hình thang cân ,đường trung bình của tam giác, của hình thang.
Biết vận dụng cả định nghĩa tính chất hình thang cân, đường trung bình vào giải các bài toán.
Rèn kỹ năng chứng minh cho HS
II/ CHUẨN BỊ: 
GV: Soạn nội dung kiến thức cơ bản của bài học.
HS: Ôn tập các kiến thức đã học
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Oån định tổ chức:
2.Ôn tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
GV: Cho HS nhắc lại nội dung định nghĩa và tính chất hình thang cân,đường trung bình của tam giác, hình thang
Hoạt động 2: Nhận biết hình thang cân
GV: Để chứng minh một tứ giác là hình thang cân ta làm thế nào?
HS: ta chứng minh tứ giác đó là hình thang, rối chứng minh hình thang đó có hai cạnh bên bằng nhau hoặc có hai đường chéo bằng nhau.
GV: Cho HS vẽ hình và ghi GT KL của bài toán.
GV: Cho HS dự đoán và đi đến kết luận tứ giác DECB là hình thang cân.
GV: Để CM DECB là hình thang cân ta có thể chứng minh như thế nào?
HS: Ta chứng minh hai đường chéo bằng nhau.
Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A. trên tia đối của tia AC lấy điểm D, trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho AD = AE. Tứ giác DECB là hình gì? Vì sao?
GT: ABC; AB = AC
 AD = AE
KL: Tứ giác DECB là hình gì?
CM: Ta có
AB = BC ( GT)
AD = AC ( GT)
DC = AD + AC
BE = AE + AB
DC = BE
DECB là hình thang cân vì có hai đường chéo bằng nhau
Hoạt động 2: Sử dụng đường trung bình của tam giác
Bài 2: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, AB = 4cm; CD = 10cm. AD = 5cm. trên tia đối của tia BD lấy điểm E sao cho BE = BD. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ E đến DC. Tính độ dài CH
GV: Yêu cầu HS vẽ hình và ghi tóm tắt bài toán.
GV: Kẻ BKDC ta tính được KC?
-Khi đó DK =?
-BK là đường gì của tam giác DEH? 
-Tính được KH ta tính được CH ?
HS: Làm theo sự gợi ý của GV
Bài 2: 
GT: ABCD là hình thang cân
 AB // CD
 BD = BE
 EH DC 
 AB = 4cm 
 CD = 10 cm
 AD = 5cm
KL: Tính độ dài CH
Giải:
Kẻ BK DC. Ta tính được
Nên DK = DC – KC
 = 10 – 3 = 7 cm
Ta lại có BK // EH ( DC)
 BD = BE ( GT)
BK là đường trung bình của tam giác DEH
KD = KH
KH = 7cm
CH = KH – KC = 7 – 3 = 4cm
Hoạt động 3: Sử dụng đường trung bình của hình thang
Bài 3: Cho hình thang ABCD ( AB//CD)
E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Đường thẳng EF cắt BD ở I, cắt AC ở K.
a) Chứng minh rằng AK = KC; BI = ID
b) Cho AB = 6cm, CD = 10cm. Tính các độ dài EI, KF, IK
GV: Hướng dẫn HS đi theo trình tự
EF//AB//CD => AK = KC => BI = ID
Bài 3:
GT: Hình thang ABCD
 ( AB //CD)
 AE = DE; BF = CF
 EF cắt BD tại I
 Cắt AC tại K
 AB = 6cm; CD = 10cm
KL: a/ AK = KC; BI = ID
 b/ Tính EI; KF; IK
Giải: 
a/ EF là đường trung bình của hình thang ABCD nên EF//AB//CD.
Tam giác ABC có BF = CF và FK //AB 
 Nên AK = KC
Tam giác ABD có AE = ED và EI//AB
Nên BI = ID
b/ EF = ( AB + CD):2
 = ( 6 + 10): 2
 = 8cm
 EI = AB:2= 6 : 2 = 3cm
 KF = AB:2= 6: 2 = 3cm
 IK = EF – AI – KF
 = 8 – 3 – 3
 = 2 cm
Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn học ở nhà
-Học và nắm chắc định nghĩa tính chất hình thang cân, đường trung bình của tam giác và của hình thang.
-Xem lại các bài tập đã làm.
-Vận dụng vào các bài tập trong SGK
Tuần: 6	NS: 29/09/2010
Tiết 9 +10	NG: 01/10/2010
ÔN TẬP CÁC HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ ( TT)
I/ MỤC TIÊU:
Củng cố cho HS nắm chắc bẩy hằng đẳng thức đáng nhớ
Biết vận dụng cả hai chiều của các hằng đẳng thức vào giải các loại bài tập.
Rèn kỹ năng vận dụng vào giải toán
II/ CHUẨN BỊ: 
GV: Soạn nội dung kiến thức cơ bản của bài học.
HS: Ôn tập các kiến thức đã học
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Oån định tổ chức:
2.Ôn tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
GV: Gọi 4 HS lên bảng ghi bốn hằng đẳng thức và vận dụng vào việc khai triển biểu thức.
a/ ( 2x + y)3
b/ ( 3x – 2y)3
c/ 8 + x3
d/ 8x3 – y3
Hoạt động 2: Biểu diễn đa thức dưới dạng lập phương một tổng, một hiệu
GV: Cho HS xây dựng phương pháp giải
*Aùp dụng các 7 hẳng đẳng thức
Bài 1: Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng tổng hai bình phương
a/ x2 + 10x + 26 + y2 + 2y
 = x2 + 10x + 25 + 1 + y2 + 2y
 = (x2 + 2.5x + 25) + ( y2 + 2y +1 )
 = ( x+ 5)2 + ( y + 1)2
b/ x2 – 2xy + 2y2 + 2y + 1
 = (x2 – 2xy + y2 )+ ( y2 + 2y + 1)
 = ( x – y)2 + ( y + 1)2
Hoạt động 3: Rút gọn và tính giá trị của biểu thức
Bài 2: Rút gọn và tính giá trị của biểu thức.
a/ 4x2 – 28x + 49 với x = 4
b/ x3 – 9x2 + 27x – 27 với x = 5
GV: Cho HS tự làm sau đó lên bảng trình bày.
Bài 2:
a/ 4x2 – 28x + 49 = (2x)2 – 2.2x.7 + 72
 = ( 2x – 7)2
Với x = 4 ta có
( 2.4 – 7)2 = 1
b/ x3 – 9x2 + 27x – 27 = x3 –3.x2.3 + 3x.32 - 33
 = ( x – 3)3
Với x = 5 ta có: ( 5 – 2)3 = 8
Hoạt động 4: Tìm x, biết
Bài 3: Tìm x, biết:
a/ ( x- 3)2 – 4 = 0
b/ x2 – 2x = 24
c/ ( 2x–1)2 + ( x + 3)2 –5( x + 7)(x- 7) = 0
GV: Chú ý HS A2 = B => A = B
GV: Để vế trái xuất hiện hằng đẳng thức thì ta làm thế nào?
HS: Ta thêm 1 vào hai vế 
GV: Để tính được x thì trước tiên các em phảo làm gì?
HS: ta phải thu gọn biểu thức.
Bài 3:
a/ ( x- 3)2 – 4 = 0
ó ( x- 3)2 = 4
ó x- 3 = 2 hoặc x – 3 = -2
ó x = 5 hoặc x = 1
b/ x2 – 2x = 24 ó x2 – 2x + 1 = 25
 ó ( x- 1)2 = 25
 ó x- 1 = 5 hoặc x- 1 = -5
 ó x = 6 hoặc x = -4
c/ ( 2x–1)2 + ( x + 3)2 –5( x + 7)(x- 7) = 0
ó 4x2 – 4x + 1 + x2 + 6x + 9 – 5( x2 – 49) = 0
ó 5x2 + 2x + 1 – 5x2 + 245 = 0
ó 2x + 246 = 0 ó 2x = - 246
 ó x = - 123
Hoạt động 5: Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức
Bài 4: Tìm GTNN của biểu thức
a/ x2 – 20x + 101
b/ 4a2 + 4a + 2
GV: Để tìm GTNN của một biểu thức thì ta phải đưa biểu thức đó về dạng luôn lớn hơn hoặc bằng một số thực nào đó.
GV: Cho HS làm tương tự câu a
Bài 5: Tìm GTLN của biểu thức
a/ A = 4x – x2 +3
b/ B = x – x2 
GV: Để tìm GTLN của biểu thức thì ta đưa biểu thức đó về dạng nào?
HS: Ta đưa biểu thức đó về dạng luôn nhỏ hơn hoặc bằng một số thực nào đó.
Bài 4: Tìm GTNN của biểu thức
a/ x2 – 20x + 101
ó (x2 – 20x + 100) + 1
ó ( x – 10)2 +1
Vì ( x – 10)2 0 nên ( x – 10)2 +1 0
Biểu thức đạt GTNN khi dấu = xảy ra tứ là khi x = 10 và biểu thức đạt giá trị bằng 1
b/ 4a2 + 4a + 2
ó ( 2a + 1)2 + 1
Vì ( 2a + 1)2 0 nên ( 2a + 1)2 + 1 1
Vậy biểu thức đạt GTNN bằng 1
Bài 5: 
a/ A = 4x – x2 +3
 A = 1 – ( x2 + 4x + 4)
 A = 1 – ( x + 2)2
Vì x+ 2 0 nên 1 – ( x + 2)2 1
Biểu thức đạt GTLN khi dấu = xảy ra khi đó biểu thức có GTLN bằng 1
b/ B = x – x2 
 B = 
 = 
Biểu thức đạt GTNN bằng ¼ 
Hoạt động 6: Củng cố – Hướng dẫn về nhà
-GV nhắc lại các dạng toán và phương pháp giải đã học.
-Qua mỗi dạng toán ta rút ra phương pháp giải chung.
-Về nhà học và vận dụng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
-Xem lại các dạng toán đã làm.
-Tiết sau ôn tập hình.
Tuần: 7	NS: 06/10/2010
Tiết 11 +12	NG: 08/10/2010
ÔN TẬP CÁC BÀI TOÁN VỀ ĐỐI XỨNG TRỤC
I/ MỤC TIÊU:
Củng cố cho HS nắm chắc định nghĩa, tính chất hình của hai điểm, hai hình đối xứng.
Biết vận dụng cả định nghĩa tính chất đối xứng vào giải các bài toán.
Rèn kỹ năng dựng hình,chứng minh cho HS
II/ CHUẨN BỊ: 
GV: Soạn nội dung kiến thức cơ bản của bài học.
HS: Ôn tập các kiến thức đã học
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Oån định tổ chức:
2.Ôn tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
GV: Hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng d khi nào?
HS: Khi d là đướng trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
GV: Trục đối xứng của hình thang cân đi qua đâu?
HS: Đi qua trung điểm hai đáy.
Hoạt động 2: Vẽ hình, nhận biết hai hình đối xứng với nhau qua một trục
*Phương pháp: Sử dụng định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một trục, hai hình đối xứng nhau qua một trục
GV: Cho HS vẽ hình và tóm tắt bài toán.
GV: Để chứng minh D và E đối xứng qua AM thì ta cần chứng minh điều gì?
HS: Ta chứng minh AM DE tại trung điểm
GV: Hướng dẫn HS chứng minh
Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm E, trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD = AE. Chứng minh rằng hai điểm D và E đối xứng nhau qua đường thẳng AM
Giải: 
ABC cân tại A. 
AM là trung tuyến
Am là đường phân giác
Mà ( đối đỉnh)
 ( đối đỉnh)
=> 
=> AM là đường phân giác của ADE
ADE cân tại A ( AD = AE)
AM là đường trung trực của ADE
AM DE tại trung điểm
D và E đối xứng nhau qua AM
Hoạt động 3: Sử dụng tính chất đối xứng để giải bài toán chứng minh
Bài 2: Cho hình thang vuông ABCD
 ( ), Gọi K là điểm đối xứng với C qua AD, I là giao điểm của BK và AD. Chứng minh rằng 
GV: Yêu cầu HS vẽ hình và ghi GT , KL của bài toán.
GV: Dẫn dắt HS theo trình tự sau:
<= <=KIC cân <= K và C đối xứng.
Bài 3: Cho tam giác ABC, gọi m là đường trung trực của BC. Vẽ điểm D đối xứng với A qua m.
a/ Tìm các đoạn thẳng đối xứng với AB, AC qua m.
b/ Xác định dạng tứ giác ABCD
GV: hai đoạn thẳng được gọi là đối xứng qua một đường thẳng khi nào?
HS: Khi mỗi điểm thuộc đoạn thẳng này đều đối xứng với một điểm thuộc đoạn thẳng kia qua đường thẳng.
Bài 2:
GT: Hình thang
 ABCD vuông
 DK = DC
 BK cắt AD tại I
KL: 
CM: K và C đối xứng nhau qua điểm D
ID là đường trung trực của KIC
KIC cân tại I
Mà ( đối đỉnh)
=> 
Bài 3: 
Giải: 
a/ DC đối xứng với AB qua m
 BD đối xứng với AC qua m
b/ Tứ giác ABCD là hình thang cân vì
 AD// BC và AC = BD
Hoạt động 4:Tìm trục đối xứng của một hình, hình có trục đối xứng.
*Phương pháp: Nhớ lại định nghĩa trục đối xứng của một hình, định lý về trục đối xứng của hình thang cân.
GV: Trục đối xứng của một hình là đường thẳng như thế nào?
HS: Là đường thẳng sao cho mọi điểm thuộc hình đó đều có điểm đối xứng cũng thuộc hình đó qua đường thẳng
Bài 4: Cho tam giác ABC cân tại B.
a/ Tìm trục đối xứng của tam giác đó.
Gọi trục đối xứng đó là d. kể tên hình đối xứng qua d của: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, cạnh AB, cạnh AC.
Giải:
a/ Trục đối xứng 
của tam giác ABC
là đường phân giác 
của góc B.
b/ Hình đối xứng của đình A là đỉnh C
 “ B “ B
 “ C “ C
 “ AB là cạnh CB
 “ AC “ AB
Hoạt động 5: Củng cố – Hướng dẫn học ở nhà
-GV nhấn mạnh nội dung chính của bài học.
Yêu cầu HS về nhà xem lại bài và các dạng bài tập đã làm.
-Tuần sau ôn tập Đại số
Ngày soạn: 30/9/2012
Ngày giảng:02/10/2012
BUỔI 7:
ÔN TẬP CÁC BÀI TOÁN VỀ PHÂN TÍCH 
ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Củng cố cho HS biết cáh phân tích đa thức thành nhân tử bẳng ba phương pháp: Đặt nhân tử chung; Nhóm hạng tử; Dùng hằng đẳng thức.
2. kĩ năng: - Rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp cả ba phương pháp.
3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, khoa học, vận dụng vào thực tế.
II/ CHUẨN BỊ: 
GV: Soạn nội dung kiến thức cơ bản của bài học.
HS: Ôn tập các kiến thức đã học
III/ PHƯƠNG PHÁP:
Đặt và giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp lấy thuyết trình làm công cụ, thực hành luyện tập. Hoạt động nhóm và cá nhân.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
Lớp 8B:............................. Lớp 8C:...............................
2.Kiểm tra bài cũ: Lồng vào ôn tập
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lý thuyết
GV: Đặt các câu hỏi ôn tập về lý thuyết cho HS trả lời.
?Ta có mấy phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
HS: Có ba phương pháp
Hoạt động 2: Phân tích đa thức thành nhân tử
Bài 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a/ 7x + 7y b/ 2x2y – 6xy2
c/ 3x( x -1) + 7x2(x-1)
d/ 3x(x – a) + 5a( a – x)
GV: Họi 4 HS lên bảng thực hiện
GV: Ta làm gì để xuất hiện nhân tử chung?
HS: Ta áp dụng quy tắc đổi dấu
Bài 2: Phân tích đa thức thành nhân tử
a/ x2 – 6xy + 9y2 b/ x3 – 64
c/ (2x + 1)2 – (x-1)2 d/ (x+5)2 – (x-7)2
GV: Ta áp dụng phương pháp nào để phân tích bài bày?
HS: Ta dùng hằng đẳng thức để phân tích.
Bài 3: Phân tích đa thức thành nhân tử
a/ x4 + x3

Tài liệu đính kèm:

  • docDAY_THEM_TOAN_8.doc