Giáo án dạy học lớp 1 - Bài 51 đến 59 - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Trâm Anh

docx 48 trang Người đăng dothuong Lượt xem 337Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học lớp 1 - Bài 51 đến 59 - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Trâm Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy học lớp 1 - Bài 51 đến 59 - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Trâm Anh
Tuần 13
Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2016
BÀI 51 : ÔN TẬP
I.Mục tiêu
- Đọc được các vần có kết thúc bằng n, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.
- Viết được các vần, các từ ứng dụng từ 44 đến bài 51.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chia phần.
* Rèn kỹ năng sống
- HS có kỹ năng giao tiếp
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng ôn SGK/104, bảng phụ, tranh minh hoạ SGK.
HS : Ôn tập ở nhà, SGK, bảng con
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra - Đọc, viết : cuộn dây, ý muốn, con lươn.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn ôn tập 
 TIẾT 1
* HĐ 1: Ôn các vần vừa học 
- Tuần qua em đã được học những vần nào mới?
- GV treo bảng ôn tập
- Gọi HS lên bảng: GV đọc- HS chỉ chữ
- Gọi HS lên bảng chỉ chữ và đọc âm trên bảng ôn.
HĐ 2: Ghép âm thành vần 
- HS nối tiếp nhau ghép âm thành vần (ghép âm ở cột dọc với âm ở dòng ngang của bảng ôn)
- GV ghi vào bảng
- Gọi HS đọc
HĐ 3: Đọc từ ngữ ứng dụng
MT:HS đọc được từ ứng dụng
- GV treo bảng phụ ghi sẵn từ ứng dụng
- Gọi HS đọc 
- GV chỉnh sửa - giải nghĩa từ
HĐ 4: Tập viết từ ngữ ứng dụng
MT:HS viết đựợc từ ứng dụng
- GV viết mẫu- nêu quy trình viết
 TIẾT 2 - Luyện tập
HĐ 1: Luyện đọc
MT:Hs hiểu nội dung tranh và luyện đọc câu ứng dụng
- Gọi HS đọc lại bảng ôn, từ ngữ ứng dụng tiết 1
- Giới thiệu tranh, giảng nội dung tranh.
- Treo bảng phụ ghi câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Đọc bài SGK
- GV chỉnh sửa cho HS
HĐ 2: Luyện viết
MT:Hs luyện viết vần từ ứng dụng từ vừa đọc
- GV viết mẫu
- Luyện viết (Vở tập viết)
HĐ 3: Kể chuyện
- Nêu tên truyện kể hôm nay?
- GV kể diễn cảm chuyện.
- GV kể lần 2 kết hợp minh hoạ theo tranh
- HS tập kể theo nhóm 
- Tổ chức HS thi kể chuyện theo tranh- kể cả câu chuyện.
- Truyện có ý nghĩa gì
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét chung tiết học.
n
 a
an
ă
ăn
â
ân
o
on
ô
ôn
ơ
ơn
u
un
- HS đọc cá nhân, cả lớp
- HS đọc thầm
- HS đọc
- HS đọc từ ngữ ứng dụng
- HS theo dõi 
- HS viết bảng con
- HS đọc CN- ĐT
- Theo dõi
- HS đọc thầm
- HS đọc CN- ĐT- 
- HS viết bảng con
- HS viết vở tập viết 
- Chia phần
- HS theo dõi
- 4 HS tạo1 nhóm tập kể chuyện
- HS từng nhóm kể chuyện
*Ý nghĩa: Trong cuộc sống biết nhường nhịn nhau thì vẫn hơn.
Rút kinh ngiệm
.
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh : - Tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng 
 - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7 
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 7
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Các tranh giống SGK
 + Bộ thực hành toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :
+Sửa bài tập 4/ 51, 5 / 51 vở bài tập toán .
+Giáo viên treo tranh. Yêu cầu Học sinh nêu bài toán 
+2 em lên bảng giải đặt phép tính phù hợp với bài toán. Nhận xét, sửa sai cho học sinh .
+ Nhận xét bài cũ - Ktcb bài mới 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép cộng trong phạm vi 7.
Mt : Thành lập bảng cộng trong phạm vi 7 .
-Cho học sinh quan sát tranh và nêu bài toán 
- Sáu cộng một bằng mấy ? 
-Giáo viên ghi phép tính : 6 + 1 = 7 
-Giáo viên hỏi : Một cộng sáu bằng mấy ?
-Giáo viên ghi : 1 + 6 = 7 
Gọi học sinh đọc lại 
-Cho học sinh nhận xét : 6 + 1 = 7 
 1 + 6 = 7 
-Hỏi : Trong phép cộng nếu đổi vị trí các số thì kết quả như thế nào ? 
Dạy các phép tính : 5 + 2 = 7 , 2 + 5 = 7 
 4 + 3 = 7 , 3 + 4 = 7 
-Tiến hành như trên 
Hoạt động 2 : Học thuộc bảng cộng .
Mt : Học sinh thuộc được công thức cộng tại lớp .
 -Giáo viên cho học sinh đọc thuộc theo phương pháp xoá dần 
-Hỏi miệng : 5 + 2 = ? , 3 + 4 = ? , 6 + ? = 7 
 1 + ? = 7 , 2 + ? = 7 , 7 = 5 + ? , 7 = ? + ? 
-Học sinh xung phong đọc thuộc bảng cộng 
Hoạt động 3 : Thực hành 
Mt :Học sinh biết làm tính cộng trong phạm vi 7
-Cho học sinh mở SGK. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 : Tính theo cột dọc 
-Giáo viên lưu ý viết số thẳng cột 
Bài 2 : Tính : 7 + 0 = 1 + 6 = 3 + 4 = 
 0 + 7 = 6 + 1 = 4 + 3 = 
-Khi chữa bài giáo viên cần cho học sinh nhận xét từng cặp tính để củng cố tính giao hoán trong phép cộng 
Bài 3 : Hướng dẫn học sinh nêu cách làm 
-Tính : 5+1 +1 = ? 
-Cho học sinh tự làm bài và chữa bài 
Bài 4 : Nêu bài toán và viết phép tính phù hợp 
-Giáo viên cho học sinh nêu bài toán. Giáo viên chỉnh sửa từ, câu cho hoàn chỉnh.
-Cho học sinh tự đặt được nhiều bài toán khác nhau nhưng phép tính phải phù hợp với bài toán nêu ra 
-Gọi học sinh lên bảng ghi phép tính dưới tranh.Lớp dùng bảng con 
-Giáo viên uốn nắn, sửa sai cho học sinh
-Có 6 hình tam giác. Thêm 1 hình tam giác. Hỏi có tất cả mấy hình tam giác ?
 6 + 1 = 7 
-Học sinh lần lượt đọc lại phép tính . Tự điền số 7 vào phép tính trong SGK 
 1 + 6 = 7 
-Học sinh đọc phép tính : 1 + 6 = 7 và tự điền số 7 vào chỗ trống ở phép tính 1 + 6 = 
-Giống đều là phép cộng, đều có kết quả là 7, đều có các số 6 , 1 , 7 giống nhau. Khác nhau số 6 và số 1 đổi vị trí 
- không đổi 
-Học sinh đọc lại 2 phép tính 
-Học sinh đọc đt 6 lần 
-Học sinh trả lời nhanh 
- 5 em 
-Học sinh nêu yêu cầu và cách làm bài 
-Tự làm bài và chữa bài 
-Nêu yêu cầu, cách làm bài rồi tự làm bài và chữa bài 
-Học sinh nêu : 5 + 1 = 6 , lấy 6 cộng 1 bằng 7 .
-Viết 7 sau dấu = 
-4a) Có 6 con bướm thêm 1 con bướm. Hỏi có tất cả mấy con bướm ?
 6 + 1 = 7 
-4b) Có 4 con chim. 3 con chim bay đến nữa. Hỏi có tất cả mấy con chim ?
 4 + 3 = 7 
-2 em lên bảng 
-Cả lớp làm bảng con 
 4.Củng cố dặn dò : 
- Hôm nay em vừa học bài gì ? Đọc lại bảng cộng phạm vi 7 ( 5 em )
- Dặn học sinh về ôn lại bài và làm bài tập vào vở bài tập .
- Chuẩn bị trước bài hôm sau.
Rút kinh ngiệm
NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (T2)
I. Mục tiêu:
- Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.
- Nêu được: khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì.
- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
- Tôn kính và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
* Rèn kỹ năng sống
- Có kỹ năng tự kiềm chế, tự tin.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra 
2. Bài mới
* Khởi động:
- Cả lớp hát tập thể bài: "Lá cờ Việt Nam".
* HĐ 1: Tập chào cờ
MT:HS biết cách chào cờ
- GV làm mẫu.
- Mời 4 học sinh lên tập chào cờ trên bảng.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- GV hô cho cả lớp tập chào cờ.
* HĐ2: Thi chào cờ giữa các tổ
- GV phổ biến yêu cầu cuộc thi.
- Từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng.
- GV nhận xét và cho điểm từng tổ, tổ nào cao điểm nhất tổ đó thắng cuộc.
* HĐ 3: Vẽ và tô màu quốc kỳ.
GV cho HS vẽ và tô màu quốc kì: Vẽ và tô màu đúng đẹp, không qua thời gian quy định.
Kết luận chung: Trẻ em phải nghiêm trang khi chào cờ để tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với tổ quốc Việt Nam.
3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học
- HS hát
- HS tập theo hiệu lệnh hô của GV.
Tổ trưởng hô cho các bạn tập, các tổ thi nhau tâp.
- HS tô màu vào quốc kỳ.
- HS đọc đồng thanh câu thơ cuối bài.
Rút kinh ngiệm
...............
..
	Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2016
BÀI 52 : ong - ông
I. Mục tiêu 
- Đọc được: ong, ông, cái võng, dòng sông; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ong, ông, cái võng, dòng sông;
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Đá bóng.
* Rèn kỹ năng sống
- HS có kỹ năng giao tiếp, tự tin.
II. Chuẩn bị 
GV: Vật mẫu, bảng phụ câu ứng dụng, 
HS : SGK, bộ chữ thực hành Tiếng Việt...
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra : - Viết, đọc : cuồn cuộn, con vượn, thôn bản. 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b.Dạy vần 
 Tiết 1 
HĐ1: Giới thiệu vần mới 
MT:HS nhận diện được vần
* Dạy vần ong 
- Đọc mẫu
- HS cài và phân tích vần ong 
- Hướng dẫn HS đánh vần : o - ngờ - ong 
- Cho HS quan sát cái võng
- Hướng dẫn HS đánh vần và đọc từ khóa 
- Đọc theo sơ đồ
* Dạy vần ông ( tương tự )
- So sánh ong và ông
- Đọc cả bài trên bảng 
*Giải lao
HĐ 2: Hướng dẫn đọc từ ứng dụng 
MT:HS viết đựợc vần
GV ghi từ ứng dụng lên bảng, 
- GV đọc mẫu
- Giảng nội dung từ 
- Gọi HS đọc cả bài trên bảng 
HĐ3: Hướng dẫn viết 
MT:HS viết đựợc vần
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết 
* Trò chơi: Tìm nhanh, đúng tiếng, từ có chứa vần hôm nay học?
- Giải thích từ HS tìm được.
 Tiết 2 
HĐ1: Luyện đọc 
MT:Hs hiểu nội dung tranh và luyện đọc câu ứng dụng
a. Hướng dẫn HS đọc lại nội dung bài ở tiết1. 
b. Đọc câu ứng dụng 
- HS quan sát nhận xét bức tranh minh họa cho câu ứng dụng. 
- Treo bảng phụ ghi câu ứng dụng
- Tìm tiếng có vần vừa học? 
- Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng 
- Đọc cả bài trên bảng
HĐ 2: Luyện viết 
MT:Hs luyện viết vần từ ứng dụng từ vừa đọc
- Hướng dẫn HS viết bài trong vở tập viết.
- Quan sát, uốn nắn, chỉnh sửa 
- Chấm bài, nhận xét, chữa lỗi 
HĐ3: Luyện nói 
MT:HS luyện nói câu đơn giản theo chủ đề
- Nêu tên chủ đề luyện nói ? 
- HS quan sát tranh, nói trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý
+ Trong tranh vẽ gì ? 
+ Em thường xem bóng đá ở đâu?
+ Em thích cầu thủ nào nhất?
+ Em có thích đá bóng không? 
d. Đọc bài SGK 
3. Củng cố dặn dò
- Đọc bài và làm BT trong vở bài tập.
- HS đọc CN- ĐT 
- Cài, phân tích vần ong
- Đánh vần CN- ĐT- .
- Cài và phân tích tiếng võng
- Đánh vần CN- ĐT
- HS đọc theo sơ đồ trên bảng
- Giống nhau: kết thúc bằng ng.
- Khác nhau: ông bắt đầu bằng ô.
- HS đọc CN- ĐT
- Đọc thầm từ ứng dụng. 
HS quan sát, đọc thầm, tìm tiếng chứa vần ong, ông. 
- Đánh vần, đọc CN- ĐT
- HS viết bảng con
- HS nối tiếp nêu tiếng, từ có chứa vần vừa học.
- Đọc CN- ĐT - bài trên bảng
- HS đọc thầm
- HS chỉ bảng, đọc tiếng có vần mới .
 HS đọc trơn cả câu ứng dụng
- Đọc CN- ĐT
- HS đọc thầm, đọc cá nhân
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở tập viết.
 - Đá bóng
- Quan sát tranh, nói trong nhóm đôi. 
- Một số em nói trước lớp .
- Tranh vẽ các bạn đang đá bóng. 
Rút kinh ngiệm
...............
..
PHÉP TRỪ
TRONG PHẠM VI 7
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh : - Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ
 - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7 
 - Biết làm tính trừ trong phạm vi 7
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Các tranh mẫu vật như SGK ( 7 hình tam giác, 7 hình vuông, 7 hình tròn)
 + Bộ thực hành 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :
+Sửa bài tập 4a, b / 52 vở Bài tập toán .
+Học sinh nêu bài toán và phép tính phù hợp
+2 em lên bảng ghi phép tính .
+ Giáo viên nhận xét sửa bài chung.
+ Nhận xét bài cũ - Ktcb bài mới 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 7.
Mt : Thành lập bảng trừ trong phạm vi 7 .
-Học sinh quan sát tranh và nêu bài toán 
-Gọi học sinh lặp lại 
-Giáo viên nói : bảy bớt một còn sáu 
-Giáo viên ghi : 7 - 1 = 6 
-Cho học sinh viết kết quả vào phép tính trong SGK
-Hướng dẫn học sinh tự tìm kết quả của : 7 – 6 = 1 
-Gọi học sinh đọc lại 2 phép tính 
Hướng dẫn học sinh học phép trừ : 
 7 – 5 = 2 ; 7 – 2 = 5 ; 7 – 3 = 4 ; 7 – 4 = 3 
-Tiến hành tương tự như trên 
Hoạt động 2 : Học thuộc công thức .
Mt : Học sinh thuộc bảng trừ phạm vi 7 .
 -Gọi học sinh đọc bảng trừ 
-Cho học sinh học thuộc. Giáo viên xoá dần để học sinh thuộc tại lớp 
-Gọi học sinh xung phong đọc thuộc bảng trừ
-Hỏi miệng : 7 – 3 = ? ; 7 – 6 = ? 
 7 – 5 = ? ; 7 - ? = 2 ; 7 - ? = 4 
Hoạt động 3 : Thực hành 
Mt :Học sinh biết làm tính trừ trong phạm vi 7
-Cho học sinh mở SGK. Hướng dẫn làm bài tập (miệng )
Bài 1 : Hướng dẫn học sinh vận dụng bảng trừ vừa học, thực hiện các phép tính trừ trong bài 
Bài 2 : Tính nhẩm 
-Cho học sinh tự làm bài và chữa bài 
Bài 3 : Tính 
-Hướng dẫn học sinh cách làm bài 
-Sửa bài trên bảng lớp 
Bài 4 : Quan sát tranh rồi nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
-Cho học sinh nêu nhiều cách khác nhau nhưng phép tính phải phù hợp với bài toán đã nêu 
-Cho 2 em lên bảng ghi 2 phép tính 
-Giáo viên sửa bài chung trên bảng lớp 
-Có 7 hình tam giác. Bớt 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác ?
” 7 hình tam giác bớt 1 hình tam giác còn 6 hình tam giác “
-Học sinh lần lượt lặp lại .
-Học sinh đọc lại phép tính 
-Học sinh ghi số 1 vào chỗ chấm 
- 10 em đọc : 7 – 6 = 1 , 7 – 1 = 6 
- 3 em đọc 
-Học sinh đọc đt nhiều lần 
-5 em đọc 
-Học sinh trả lời nhanh 
-Học sinh mở SGK
-Lần lượt từng em tính miệng nêu kết quả các bài tính 
-Học sinh làm bài tập 2 , 3 / 53 vở Btt 
-Cho học sinh tự sửa bài 
-Học sinh nêu được cách làm bài 
- 7 – 3 – 2 = lấy 7 – 3 = 4 
 Lấy 4 – 2 = 2 
-Học sinh làm vào vở Btt 
-4a) Trên đĩa có 7 quả cam. Hải lấy đi 2 quả . Hỏi trên đĩa còn lại mấy quả cam ?
 7 – 2 = 5 
-4b) Hải có 7 cái bong bóng, bị đứt dây bay đi 3 bong bóng. Hỏi còn lại bao nhiêu quả bóng ?
 7 – 3 = 4 
4.Củng cố dặn dò : 
- Gọi 3 em đọc lại bảng trừ trong phạm vi 7 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh tích cực hoạt động.
-Dặn học sinh ôn lại bảng cộng trừ phạm vi 7 . Làm bài tập ở vở Bài tập 
- Chuẩn bị trước bài hôm sau.
Rút kinh ngiệm
...............
..
CÁC QUY ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY VÀ GẤP HÌNH
I.Mục tiêu
- HS biết kí hiệu quy ước về gấp giấy
-Bước đầu gấp được giấy theo kí hiệu, quy ước
-GD HS tính cẩn thận khi gấp
II.Đồ dung dạy học
- Mẫu vẽ những kí hiệu quy ước về gấp hình
C/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Bài cũ
Xé 1 trong những sản phẩm mà em đẫ học
Nhận xét đánh giá
II/ Bài mới Giới thiệu bài
1. Giới thiệu về các đường gấp giấy
a, Kí hiệu đường giữa hình
 __
b, Kí hiệu đường dấu
c, Kí hiệu đường dấu gấp vào
d, Kí hiệu đường dấu gấp ngược ra
2.Củng cố dặn dò:
GVnhắc lại tên các kí hiệu
Dặn dò: HS nhớ được tên các kí hiệu về gấp giấy
 Nhận xét giờ học
2 HS thực hiện
- Theo dõi
-Vẽ vào vở
- Nhắc lại tên kí hiệu
- Vẽ vào vở
- Theo dõi
- Theo dõi
- Vẽ vào vở
- Nhắc lại tên kí hiệu
- Theo dõi
- Vẽ vào vở
- Nhắc lại tên các kí hiệu
Rút kinh ngiệm
...............
..
Thứ tư, ngày 15 tháng 11 năm 2016
RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN-TC VẬN ĐỘNG
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
Biết cách thực hiện tư thế đứng đưa một chân ra sau (mũi bàn chân chạm mặt đất), hai tay giơ cao thẳng hướng.
Làm wen với tư thế đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông. (đ. Tác đứng đưa chân sang ngang (chân nhấc khỏi mặt đất), hai tay chống hông, người giữ được thăng bằng.
Biết cách chơi trò chơi và chơi đúng theo luật của trò chơi (có thể còn chậm).
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm: Sân trường, 1 còi, 02 bóng
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
LVĐ
 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.
Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.
Khởi động:
Xoay cổ tay, chân, hông, gối 
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1 – 2.
6 – 8’
Lớp trưởng tập trung lớp thành 
 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số cho giáo viên.
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
 GV
Từ đội hình trên HS di chuyển đứng
 sole nhau và khởi động.
* * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
 II/ CƠ BẢN:
a. Ôn đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện
 Nhận xét
b. Học đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện
 Nhận xét
* Ôn phối hợp:Đứng đưa một chân ra trước(sau),hai tay chống hông
 Nhận xét
d. Trò chơi:Chuyền bóng tiếp sức
22 - 24’
Gv nêu nội dung ôn tập và hô nhịp 
cho hs tập.
* * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
GV wan sát và sửa sai ở hs
.
GV tên động tác, vừa làm 
mẫu vừa giải thích động tác cho hs tập theo.
* * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
-GV wan sát, nhắc nhở và sửa sai ở hs. 
-Hướng dẫn và tổ chức HS chơi.
-GV quan sát nhắc nhở HS đảm bảo an toàn.
-GV biểu dương đội thắng, khuyết khích đội 
thua chơi tốt hơn ở lần sau.
III/ KẾT THÚC:
Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và hát .
Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.
Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.
Xuống lớp.
6 – 8’
Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang, thả 
lỏng các cơ .
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
GV
Rút kinh ngiệm
...............
..
BÀI 53 : ăng - âng
I. Mục tiêu 
- Đọc được : ăng, âng, măng tre, nhà tầng; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ.
* Rèn kỹ năng sống
- HS có kỹ năng giao tiếp, tự tin.
II. Chuẩn bị 
 - GV: Vật mẫu, bảng phụ câu ứng dụng,  
 - HS : SGK, bộ chữ thực hành Tiếng Việt...
IV. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra - Viết, đọc : con ong, vòng tròn, công viên.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b.Dạy vần
HĐ1: Giới thiệu vần mới 
MT:HS nhận diện được vần 
* Dạy vần ăng 
- Đọc mẫu
- HS cài và phân tích vần ăng 
- Hướng dẫn HS đánh vần : á - ngờ - ăng 
- GV ghi bảng: măng
- Hướng dẫn HS đánh vần, đọc trơn
- Cho HS quan sát măng tre
- Chúng ta có từ khóa: măng tre (ghi bảng) 
- Hướng dẫn HS đánh vần và đọc từ khóa 
GV chỉnh sửa cách đánh vần, cách đọc cho HS. 
- Đọc theo sơ đồ
* Dạy vần âng ( tương tự )
- So sánh ăng và âng
- Đọc cả bài trên bảng 
HĐ 2: Hướng dẫn đọc từ ứng dụng 
MT:HS đọc được từ ứng dụng
GV ghi từ ứng dụng lên bảng
- Nêu cấu tạo một số tiếng, đọc đánh vần tiếng, đọc trơn cả từ.
- GV đọc mẫu
- Giảng nội dung từ 
- Gọi HS đọc cả bài trên bảng 
HĐ3: Hướng dẫn viết 
MT:HS viết đựợc vần
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết 
* Trò chơi: Tìm nhanh, đúng tiếng, từ có chứa vần hôm nay học?
- Giải thích từ HS tìm được.
Tiết 2 - Luyện tập
HĐ1: Luyện đọc 
MT:Hs hiểu nội dung tranh và luyện đọc câu ứng dụng
a. Hướng dẫn HS đọc lại nội dung bài ở tiết1. 
b. Đọc câu ứng dụng 
- Treo bảng phụ ghi câu ứng dụng
- Tìm tiếng có vần vừa học? 
- Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng 
c. Đọc cả bài trên bảng
HĐ 2: Luyện viết 
MT:Hs luyện viết vần từ ứng dụng từ vừa đọc
- Hướng dẫn HS viết bài trong vở tập viết.
- Chấm bài, nhận xét, chữa lỗi 
HĐ3: Luyện nói 
MT:HS luyện nói câu đơn giản theo chủ đề
- Nêu tên chủ đề luyện nói ? 
-HS quan sát tranh, nói trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý
+ Trong tranh vẽ những ai ? 
+ Em bé trong tranh đang làm gì?
+ Bố mẹ em thường khuyên em điều gì?
+ Đứa con biết vâng lời cha mẹ thì được gọi là gì? 
* Đọc bài SGK
 3. Củng cố dặn dò 
- Đọc bài và làm BT trong vở bài tập.
- Theo dõi
- HS đọc CN- ĐT
- Cài, phân tích vần ăng
- Đánh vần CN- ĐT
- Cài và phân tích tiếng măng
- Đánh vần CN- ĐT
- Quan sát 
- Đánh vần, đọc, CN- ĐT- .
- HS đọc theo sơ đồ trên bảng
- Giống nhau: kết thúc bằng ng.
- Khác nhau: âng bắt đầu bằng â.
- HS đọc CN- ĐT
HS quan sát, đọc thầm, tìm tiếng chứa vần ăng, âng. 
- Đánh vần, đọc CN- ĐT
 HS theo dõi
- Đọc cá nhân- ĐT
- HS viết bảng con
- HS nối tiếp nêu tiếng, từ có chứa vần vừa học.
- Đọc CN - ĐT bài trên bảng
- HS quan sát nhận xét tranh minh họa 
- HS đọc thầm
- HS chỉ bảng, đọc tiếng có vần mới .
- HS đọc trơn cả câu ứng dụng
- Đọc CN- ĐT
- HS đọc thầm, đọc cá nhân
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở tập viết.
 - Vâng lời cha mẹ 
- Quan sát tranh, nói trong nhóm đôi. 
- Một số em nói trước lớp .
- Đứa con biết vâng lời cha mẹ được gọi là đứa con ngoan.
Rút kinh ngiệm
...............
..
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh củng cố về các phép tính cộng , trừ trong phạm vi 7 .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Tranh bài tập 5/ 71 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :
7 7 
0 7 
+ Gọi 3 lên bảng : 
 7 –5 = 7 - 5 - 2 = 
 7 –2 = 7 - 3 - 2 = 
+Nhận xét sửa sai chung 
+Nhận xét bài cũ. Ktcb bài mới 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Củng cố phép cộng trừ trong phạm vi 7.
Mt :Học sinh nhớ lại bảng cộng trừ trong phạm vi 7 .
-Gọi học sinh đọc bảng cộng trừ phạm vi 7 
-Giáo viên nhận xét – Ghi đ ? 
-Giới thiệu bài và ghi đầu bài .
Hoạt động 2 : Thực hành 
Mt : Củng cố về các phép tính cộng trừ phạm vi 7 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tuan_1314_lop_1.docx